Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

ĐIỂM SÁCH: QUÊ NAM MỘT CÕI

Nguyễn Tường Lâm



Hình như Hồ Trường An, đằng sau tâm hồn chân chính của một nhà chuyên viết bút khảo là tất cả những giao tiếp, những biểu tượng hiển thị có tính lệch lạc , không trong sáng trên quan điểm nhận định về tác phẩm hay tác giả. Nó lẩn khuất đâu đó một cảm tính cục bộ, chủ quan sau những việc tâng bốc các tác giả thuộc thế hệ đi sau, và cố nâng  thế hệ cầm bút này trong quỹ đạo của ông lên ngang hàng với lớp nhà văn thành danh đi trước, bằng phương thức so sánh vàø chỉ trích các nhà văn đã thành danh , rằng họ không có chút nghệ thuật miêu tả nào trong tác phẩm của họ.

Đọc qua rất nhiều sách bút khảo của nhà văn Hồ Trường An, khởi đầu từ cuốn “ Giai Thoại Hồng” xuất bản năm 1989 đến “ Giai Thoại Văn Chương” xuất bản năm 2006. Người đọc cho rằng nhà văn Hồ Trường An còn có tính trung thực của một nhà nhận định  về thơ – văn, bởi tâm hồn của ông vẫn chưa đục có lẽ vì ít khi có những cuộc giao tiếp bằng những ngôn từ  kích động và tâng bốc bên tai, nên sự lệch lạc đã ít thấy xảy ra . Tuy nhiên kể từ quyển “ Quê Nam Một Cõi” ra đời vào năm 2007,  người ta thấy tính trung thực ở ông không còn nữa, mà nó đã biến tính . Sự biến tính một cách lạ lùng và đã tạo cho những người trong giới làm văn học nghi hoặc về giá trị chính xác những bài bút khảo của ông!
Trong quyển “ Quê Nam Một Cõi” ông viết nhận định về 13 tác giả trong số này có những tác giả hiện nay không còn trên trần thế như: Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam, Xuân Vũ …, còn lại là các tác giả thuộc thế hệ sinh vào những thập niên 30 đến 50 , hiện đang sống nơi hải ngoại như Phương Triều, Tiểu Thu, Hoàng Xuyên Anh, Dư Thị Diễm Buồn, Ngọc An, và Vũ Nam…

Trong số những tác giả còn sống trên cõi trần và còn đang ngụp lặn trong thơ  - văn như  Hoàng Xuyên Anh, Dư Thị Diễm Buồn, Ngọc An  và Vũ Nam …mà Hồ Trường An khi nhận định về văn thơ của họ, ông lại đưa họ ngang hàng với những nhà văn , nhà thơ lớn của Pháp và Hoa Kỳ, hoặc những cây cổ thu trong làng văn học Việt Nam, như  Sơn Nam Hồ Biểu Chánh …  Đó là một điều nghịch lý.Có lẽ hơn ai hết Hồ Trường An khi viết sẽ thấy điều mâu thuẩn này: một sự tỉ sánh đáng lẽ không thể xảy ra đối với một nhà viết bút khảo tên tuổi như ông.
Cái nghịch lý đầu tiên nằm ở chỗ : một câu chuyện tưởng rằng ai ai cũng biết , chỉ có Hồ Trường An làkhông biết. Khi có người đưa cho thi sĩ Hoàng Xuyên Anh một bản in về niêm, luật của thơ Đường khi nghiên cứu và so sánh các niêm luật trong bản với các  bài thơ Đường mà HXA đã sáng tác, nhà thơ bèn  thốt lên rằng: “trời ơi niêm luật của thơ Đường như đám rừng , tôi không thể nào biết được, và nếu như vậy là những bài thơ của tôi làm trước đây đã hỏng hết rồi” . Thi sĩ Hoàng Xuyên Anh đã thú nhận  như thế  mà Nhà văn Hồ Trường An  dám nhận định về việc sáng tác thơ Đường của Hoàng  Xuyên Anh như sau: “ Ở cái thế hệ của Hoàng Xuyên Anh, thử hỏi có mấy ai làm thơ Đường Luật vững vàng niêm luật như Hoàng Xuyên Anh?” ( tr 313). Và Hồ Trường An cũng chưa dừng lại với cái nhìn có vẻ chủ quan của mình, về khả năng thi phú của Thi sĩ Hoàng Xuyên Anh, ông lại tiếp tục đưa người thi sĩ này như là một vị thánh nữ trong thánh điện của cõi thơ nguy nga. Hồ Trường An viết: “ Trên bước đường hành hương đưa về thế giới thi ca, chị đi chậm rãi, ai hô hào cổ võ cái đổi mới, cái trào lưu tiếp diễn không ngừng của thi ca thì mặc ai. Chị có cõi thơ nguy nga và tráng lệ riêng, như một tòa thánh điện được kiến trúc đồ sộ dành cho một vị thánh nữ giữ ngôi vị chưởng môn coi sóc”. Khi đọc qua phần nhận định của Hồ Trường An , một nhà thơ lão thành chuyên viết thể thơ Đường Luật trong 50 mươi nămqua hiện ngụ tại San Jose   nói: “ nhà văn Hồ Trường An viết về HXA như thế này, thật quá cảm tính  chứ không có chút nào trên quan điểm phê bình trung thực , và từ quyển bút khảo ( Quê Nam Một Cõi) có lẽ không còn ai tin được vào khả năng nhận định của ông là chính xác nữa. Ngòi bút của ông sẽ bị cùn, bởi nhiều cảm tính phát sinh gần đây.”
Đối với nhà thơ Ngọc An , ông đã không hết lời ca tụng  toàn thể thơ của nhà thơ này “ là một thế giới trử tình” và ông nói thêm: “ Dường như chị sinh ra để làm loại thơ này”…. Hồ Trường An  đã đi quá xa trong thế giới cảm tính và tâng bốc về khía cạnh văn thơ, ông đóng vai của một thầy cúng trong những bộ lạc thiểu số trên miền cao nguyên Việt Nam, tòan quyền quyết định và ban phát cho bất cứ ai, trong điều kiện lạc hậu. Đôi khi ông trở thành một nhà tướng số nhìn ảnh người thôi mà thấy được tâm hồn bên trong của người khác. “ Tôi chưa hề diện kiến Ngọc An, chỉ được ngắm chân dung chị qua nhiều tấm ảnh, đặc  biệt là hai tấm ảnh in trên bìa trước và bìa sau quyển “ Từ Miền Biển Sóng” . Ở tấm ảnh in bìa trước, chị có mái tóc cắt ngắn chảy bảy ba  như mái tóc nữ thần điện ảnhGreta Garbo vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Chị mặc áo ngắn tay và chiếc maxi jupe màu đen đứng bên ghềnh đá ven biển gợn sóng màu xanh thẳm. Nét mặt chị buồn bã đăm chiêu. Ở tấm ảnh in trên bìa sau, chị có mái tóc rối rắm một cách nghệ thuật. Chị mặc áo hở cổ màu đen hình tròn màu lam ngọc , khóac bên ngòai chiếc áo veste màu đỏ của hoa phượng vỹ, hoa vông đồng. Cặp môi chị tô son màu hồng rực rỡ. Miệng chị vẫn khép kín nụ cười. Dưới đôi chân mày cong như viền trăng mỏng, cặp mắt của chị cũng lộ vẻ đăm chiêu, như chìm đắm vào giấc mộng xa xăm, như không còn liên hệ với thực tại trong cuộc sống. Đây là chân dung của nhà thơ nữ kiều diễm không tuổi tác và có thể là người đẹp gợi hứng cho các thi nhân (une inspiratrice) như bà Récamier dưới triều đại Hoàng Đế Nả- phá- luân Đệ nhất”. (tr 538). Thật là sự đoán mò quá quắc! Và là sự nâng bi quá trớn.
Thực tế có đúng như vậy không, dù đó chỉ là cái nhìn theo kiểu của Hồ Trường An? Từ một nhà viết bút khảo, như vai trò của một thầy cúng, ông đổi nghề trở thành nhà tướng số chuyên bói ảnh, để bắt hình dong, không cần phải gặp đối tượng để coi mặt coi mày mà phán đóan được bên trong quả thật là tài ba hơn người xưa. Vì người xưa phải xem tận mặt mới bắt được hình dong , thế mà đôi khi còn đóan sai bét . Hồ Trường An không cần , chỉ nhìn ảnh  là đủ đóan ra cuộc đời của người rồi. Thật là nhà tướng số vĩ đại của thế kỷ 21.
Một điều , trong giới nhận định văn học không nên sai phạm , vì nhiều lý do tế nhị , đó là việc dùng tỉ sánh nhân vật để tạo sự nổi bật trong văn chương .  Hồ Trường An muốn đưa Vũ Nam một nhà văn thế hệ sau , hiện đang lặn ngụp trong vườn văn thơ hải ngoại lên một chỗ đứng cao hơn trong giới cầm bút. Ông đã dùng phương pháp so sánh , bằng cách là chê bai những nhà văn đàn anh đã thành danh với thái độ khinh rẻ thậm tệ, cốt ý để làm nổi bật nhân vật Vũ Nam mà ông đang lăng xê. Ông viết:
“ Trong tác phẩm “ Một Đêm Ở Genève” Vũ Nam tuy không chăm chút ở nghệ thuật miêu tả( tả cảnh, tả người, tả vật, tả tâm trạng nhân vật) nhưng anh đã không bỏ xót vấn đề này. Có nhiều nhà văn mang tiếngđã thành danh ( như Nguyễn Xuân Hoàng) hay nhà văn lớn ( như Nguyễn Mộng Giác) mà lại viết những truyện ngắn cóc cần miêu tả. Trong truyện ngắn “ Một Người Ngồi Trong Ghế Bành” , anh Hoàng không dựng được khung cảnh xung quanh chiếc ghế bành. Trong truyện ngắn “ Giếng Ước”, anh Giác kể chuyện tuồn tuột ở quán nước về đứa con gái của ông ta. Như thế, hai ông rơi vào cái lối làm văn chương bằng cách kể chuyện mà Nguyễn Ngọc Ngạn , Võ Kỳ Điền đã từng làm” (tr 401).
Thử hỏi các bậc trí giả, những người đã từng viết biên khảo, bút khảo …nghĩ gì về lối viết bút khảo chuyên ca tụng của Hồ Trường An?
Hồ Trường An cứ tưởng mình như là một phù thủy văn chương, có sức hiểu biết sâu rộng và biến hóa mọi người trong quỹ đạo của ông, từ một người vô danh trở thành một người nổi tiếng , từ một kẻ bé lùn trở thành người không lồ trong những truyện thần thoại , nên ông cảm thấy khoái  cảm và kiêu ngạo trong lãnh vực bút khảo và tiến mãi trên con đường một chiều. Ông không thèm hiểu thế nào là ranh giới mà các nhà văn , nhà thơ xưa bao thời gian vẫn đứng như một thần tượng trong lòng người đọc, và ngược lại một số tác giả mới hiện nay không thể có một vị thế như vậy được.

Ông là người sáng tạo ra những dòng bút khảo với nhiều tác giả , nhưng lại là người chơi trò chơi của người sáng tạo, cuối cùng lại hình thành một quan niệm, một ý tưởng riêng tư  của vai trò một quân vương có toàn  quyền ban phát ân sũng cho thần dân trong hoàng thành của mình. Ông quên rằng cuộc đời là một ván cờ, và văn chương hóa ra cũng chẳng khác  Thực chất, đọc qua 13 tác giả ông viết về họ, người đọc không tìm thấy những điểm nào ông phê bình một cách trung thực . Hầu hết ông nhận định một chiều , có đôi lúc vinh danh quá trớn về những cái mà đáng lẽ ra ông không cần phải tâng bốc. Ông nắm độc quyền sáng tạo trong ngòi bút của ông, nhưng nhận định theo kiểu này thì  sự sáng tạo của ông sẽ mất giá trị bởi cách sô “ kiến thức” , lắp ghép nhiều mảng gượng  gạo nếu không muốn nói là trơ trẻn. Trong hầu hết bài viết của ông ( đối với các nhà văn , nhà thơ thế hệ đi sau), ông cố tình đưa ra nhiều nhân vật có tầm cỡ trong văn học , cả Âu lẫn Á để cố so sánh về cái hay, cái tuyệt  nhà thơ, văn ông nhận định. Đó cũng là một cách kích thích độc giả, nhưng điều đó cũng tạo cho độc giả lòng chán ghét và khinh thường người viết.
Chẳng có trò chơi nào không nghiêm túc, và không có sự nghiêm túc giá trị nếu người viết không “ cao cờ”. Quan niệm văn chương là cuộc chơi cần được hiểu một cách nghiêm túc, cũng chính từ đó…
Nếu Hồ Trường An là một tài tử, người đọc không thể thắc mắc vì ông muốn làm nhẹ nhàng cuộc sống trong đời thi ca của bao tác giả, ông muốn cùng họ đi trên con đường bằng phẳng không xuống dốc, luôn đem sự vừa lòng cho mọi người. Đằng này, ông là một nhà nhận định thi văn. Cái nghiệp này không thể cho phép ông lơ là hay vì cảm tính. Trong vai trò nhận định thi văn cần phải có một phong cách, cũng ngầm ý mtự nhắc: viết cũng là một cách “luyện cờ”, muốn thành một nhà nhận định “ cao cờ” ắt cần tạo những cuộc chơi cần có phong cách và nghiêm túc, phải đứng trên quan điểm phê bình khách quan. Và muốn người đọc tôn quí mình , chính Hồ Trường An bản thân ông nên tránh những mâu thuẫn  nội tại . Những nghề nghiệp của ông không nên chồng lên nhau, hoặc đi song song nhau, những thế giới khác nhau trong một thế giới. Hơn nữa ông cần xác định chính mình với nghề gì trong lúc viết bút khảo. Không thể là một kẻ khác nhà nhận định thì mới mong tránh khỏi nghịch lý và sự phán xét của độc giả.

NGUYỄN TƯỜNG LÂM






GIẢ TÌNH NHÂN


Duy Văn

Lời tác giả: Đây là những công tác thật được tác giả kể lại một cách trung thực . Nhưng vì lý do tế nhị, những địa danh, tên tuổi nhân vật trong chuyện có thay đổi .
Buổi chiều Sàigòn cuối Đông năm 1989 thật nhộn nhịp. Từng đòan người và đủ các loại xe tấp nập trên những đại lộ, đông nhất là khu trung tâm thành phố, bởi nơi đây có chợ Hoa và các cửa hàng để mọi người mua sắm. Duy thả bộ ngang qua tòa Đô Chánh cũ tiến về hướng rạp Rex, định xem có phim nào hay để gởi mình vào ấy một xuất cho thư giản đầu óc sau những ngày làm việc vất vã. Vừa gần đến rạp, Duy chợt thấy một phụ nữ dáng gầy gầy cầm một cái xách tay lớn hơi khác lạ với những cái xách tay bán trong các cửa hàng quốc doanh trong thời bao cấp của chế độ “Xã Hội Chủ Nghĩa”. Vì khoảng cách còn xa để nhận diện được nhau, nên Duy không nhìn ra loại xách tay của người phụ nữ đang có là của nước nào sản xuất, nhưng một điều chắc không phải sản phẩm của các nước Cộng sản.
Người phụ nữ đi như chạy về hướng trạm xe buýt trên đường Lê Lợi. Nhìn dáng đi của người này Huy chợt nhớ đến Loan một người bạn đồng nghiệp với mình, có lần theo lệnh của cấp trên, hai đứa trong nhiệm vụ phá vở một cụm tình báo của Cộng sản xâm nhập vào trường đại học Luật khoa Sàigòn, mục đích theo dõi bắt và sát hại những giáo sư có tinh thần quốc gia.
Không bỏ lỡ cơ hội, Duy thay đổi ý định vào xem phim và quyết theo dõi tìm hiểu về người phụ nữ vừa đi vừa chạy này. Đến trạm xe buýt, người phụ nữ không ngồi trên băng chờ xe như bao nhiều hành khách khác mà đứng lẫn khuất vào trong đoàn người, hai tay ôm tròn cái xách trước ngực. Xe buýt đến. Mọi người lên xe, Duy cũng lên xe và ngồi băng phía sau người phụ nữ. Xe thắng gấp vì phải nhường đường cho một chiếc xe gắn máy do người say rượu quẹo trái luật. Hành khách trên xe chao đảo có khuynh hướng lao người về phía trước phòng lái. Thân người của Duy như bị bứng ra khỏi chổ ngồi và đẩy về phía trước, Duy cố vịn thanh xà ngang trước mặt, để tạo sự thăng bằng, nhưng không cản nổi lực đẩy, tay của Duy đã tuột khỏi xà ngang chạm vào phía sau gáy và phần vai của người phụ nữ .Chiếc túi xách trên tay của người phụ nữ rơi xuống sàn xe và lăn tuột về phía sau chỗ Duy ngồi. Duy nhặt chiếc xách tay đưa lại cho người phụ nữ kèm theo lời xin lỗi. Người phụ nữ nhìn Duy trân trân và quay mặt về phía khác làm cho Duy lúng túng không biết người có chấp nhận sự xin lỗi của Duy không? Lòng Duy cảm thấy khó chịu về việc đụng chạm trước đó.
Nhìn khuôn mặt của người phụ nữ Duy không thể nào nghĩ ai khác ngoài Loan. Duy khẳng định với chính mình. Vì thế Duy quyết định hỏi chuyện. Xe ngừng ở trạm Chợ Lớn, người phụ nữ xuống xe làm ý định của Duy hỏng vở. Nhưng vốn bản tính lì lợm, Duy lại quyết bám mục tiêu, Duy nhảy xuống xe khi xe sắp sửa lăn bánh. Người tài xế xe buýt chửi toan lên bằng những danh từ tục tỉu về hành động phóng xuống xe của Duy. Rồi việc gì cũng qua. Xe chạy.
Duy theo chân người phụ nữ đến một góc của chợ Bình Tây. Người phụ nữ rẽ vào hàng bán trái cây và đang lựa mua một số trái Thanh long. Duy vừa trờ tới, người phụ nữ như đã biết mình bị theo dõi, nên vội vã trả tiền, tiếp tục len lõi vào trong đám đông người về hướng nhà lồng chợ. Nhưng Duy đã xuất hiện đứng sờ sờ trước mặt. Trong ngạc nhiên, người phụ nữ ngẩng cao mặt và hỏi:
-Ông làm gì thế ? Duy ấp úng.
-Dạ thưa tôi không làm gì cả. Tôi thấy chị giống một người bạn trước đây tôi đã quen.
Người phụ nữ nhìn Duy từ đầu đến chân và nói. Người yêu của anh ? Dạ thưa không!
-Chỉ là bạn thôi.
-Bạn thôi! Nhưng sao anh lại nhớ nhau dai thế ? Người phụ nữ hỏi.
-Vâng, chỉ là bạn. Nhưng đây là người bạn đặc biệt .Duy trả lời.
Miệng người phụ nữ the the giọng cổ như nói một điều gì không rõ! Sau đó chị bổng nói to: có phải anh là Duy không?
-Vâng tôi là Duy đây. Còn  chị có phải Loan không ? Đúng rồi, tôi là Loan của 18 năm về trước với hổn danh “Loan mắt nhung Luật khoa Sàigòn”. Hơn 2 tiếng đồng hồ, ngồi trên xe buýt, tôi thật hồi họp, vì đã biết có người theo dõi, nên cố tìm mọi cách phản tình báo để biết nguyên do, nhưng không ngờ là anh.
-Nghiệp vụ của chị vẫn còn nhạy bén đấy chứ !.Còn tôi thì bị “cháy” rồi! Cớ đời gì làm tình báo theo dõi người ta lại để cho người ta phát hiện! Duy nói trong dè biểu nghề nghiệp. Chị Loan nhún vai và cười như không đồng tình với câu nói của tôi.
Cả hai chúng tôi rời khỏi nhà lồng chợ Bình Tây vào trong một quán nước kế bên đường, chủ quán là người thân của chị.Theo lời chị nói.

Qua trao đổi. Duy được biết chị vẫn chưa lập gia đình, bởi cái chết của Trung Úy Tuấn Biệt Động Quân, người chồng sắp cưới của chị năm nào đã làm cho tâm hồn chị đau khổ, nên chán nản sống một thân đến giờ.
Theo lời tâm sự của chị. Năm 1972, chị khóc tiễn biệt Trung Úy Tuấn khi chị tròn 22 tuổi, đang học năm thứ hai đại học Luật Sàigòn. Trung Úy Tuấn cùng quê với chị ở Mỹ Tho. Hai người quen nhau từ còn là học sinh trung học Nguyễn Đình Chiểu. Sau Tết Mậu Thân, với khẩu hiệu “ Tổ Quốc Lâm Nguy” của chính phủ miền Nam. Hàng hàng lớp lớp thanh niên hưởng ứng theo lệnh tổng động viên của chính quyền ban ra .Cùng với những người trai thời chiến khác Tuấn xếp bút xếp bút nghiên vào quân ngũ .Anh vào khóa 3/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường phục vụ dưới cờ binh chủng Biệt Động Quân. Đơn vị của Tuấn trấn đóng các vùng biên giới của quân Khu 2 và 3.
Vào tháng 3 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt tung nhiều trận đánh lớn, vào các quân khu của Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt quân khu 1, 2 và 3 nhằm tạo áp lực quân sự để hậu thuẩn nước cờ chính trị của chúng tại Hội Đàm Ba Lê .

Tại quân khu 3. Căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân, được Việt cộng đánh giá cao về mặt chiến lược và xem như là cái gai chọc vào hai bàn chân của chúng, nếu không hạ được vị trí này chúng sẽ không thể tiến xa hơn theo kế hoạch của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương đề ra là tạo một vùng “giải phóng” để cho nhóm cái gọi là “ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” phô trương thanh thế với quốc tế. Cho nên Trung Uơng Cục Miền Nam của Việt Cộng tại Mõ Vẹt ( Ba Thu) đã nhận lệnh của Bắc Bộ phủ Hà Nội là bằng giá nào cũng phải triệt hạ cho bằng được căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân, dù phải nướng hàng vạn binh lính “cáo Hồ” và bọn Việt cộng miền Nam ! Theo kế hoạch, Cộng sản Bắc Việt đã dùng toàn bộ công trường 7 và một trung đòan pháo cùng với vài tiểu đoàn Việt cộng địa phương. Với chiến thuật cổ điển “ Tiền pháo hậu xung” và chiến thuật “đào hầm” dùng đặc công đánh bọc phá nhằm tiêu diệt căn cứ này.
( Quân cộng sản Bắc Việt áp dụng lại chiến thuật đánh Pháp ở trận Điện Biên Phủ .Họ dùng lực lượng thanh niên xung phong hoặc, hoặc nhân công phục vụ chiến trường, đào một đường hầm từ trong rừng hoặc trong những cánh đồng hay một ngôi nhà nào đó thông vào trong trại lính và quân của họ theo đường hầm đó vào dùng đặc công đánh phá bộ chỉ huy đầu nảo của quân đối phương)
Mỗi ngày cộng quân pháo kích hàng ngàn quả pháo đủ loại vào trong căn cứ Tống Lê Chân, sau đó dùng chiến thuật biển người xung phong để đánh vào căn cứ do tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân Biên Phòng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng. Chỉ huy tiểu đòan này là Thiếu Tá Ngôn đã phản công mãnh liệt chống trả từng đợt xung phong của cộng quân. Nhờ pháo binh và phi cơ yểm trợ và nhờ sự đồng tâm tiêu diệt kẻ thù của quân nhân các cấp. Sau 3 tháng chiến đấu trong tình trạng khó khăn về mọi mặt. Cuối cùng theo lênh cấp trên Tiểu Đòan bắt buộc phải mở đường máu rút lui bỏ căn cứ .Tiểu đòan 39 Biệt Động Quân đã gây tổn thất nặng cho cộng quân. Theo báo chí thời đó tường thuật : Sau khi chiếm được căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân cộng quân đã nướng hết gần một trung đoàn. Thiệt hại về tiểu đòan 39 Biệt Động Quân cũng không ít. Trung Úy Tuấn đã làm xong nhiệm vụ của một người trai thời chiến một cách hào hùng, sau khi “ chia nhau” hạ 3 tên bộ đội cộng sản định bắt anh bằng một quả lựu đạn M26.
Sau sự hy sinh của Trung Úy Tuấn, chị thật đau buồn cho số phận của mình. Nhưng chị tự nhũ, nếu cứ vì tình cảm bi lụy sẽ không giải quyết được gì cho bản thân và những mơ ước cống hiến cho đất nước. Chị không tiếp tục việc học sau lần thi khảo thí lên năm thứ ba ban tư pháp trường Luật Khoa Sàigòn mà chị đang theo.
Chị về Mỹ Tho, thăm Ba Mẹ các anh chị em của chị và đặc biệt thăm lại mộ phần của Trung úy Tuấn. Vã lại chị cũng muốn hít thở những không khí đồng nội trong lành để nhớ lại thuở còn là cô học sinh nhỏ trường làng mỗi ngày hai buổi đi bộ đến trường tung tăng cùng hoa bướm. Cũng như tìm lại những dư hương của tháng ngày yêu đương nồng ấm bên người yêu.
Sau một năm đầm ấm, hạnh phúc quanh những người thân, cùng tìm lại những kỷ niệm xa xưa của những ngày thơ mộng. Chị trở lại thủ đô.

Mùa Đông khí hậu Sàigòn không lạnh như Mỹ Tho, có lẽ hơi lạnh bị chắn khuất bởi những tòa nhà cao tầng bao bọc chung quanh trung tâm thành phố. Tuy nhiên về chiều, khi mặt trời đi ngủ, một vài vị trí trong thành phố có vẽ lạnh hơn. Bến Bạch Đằng về đêm khách dạ du phải khoát trên mình một áo len chống lạnh.
Đi lại trên những đại lộ đầy những đèn hiệu quảng cáo đủ màu sắc và các thương hiệu sầm uất, cùng với những con hẽm nhỏ một năm trước đây là những ngõ tắt đưa chị đến trường Luật. Tâm hồn chị trở nên thư thái và như cảm nhận một điều gì đó thay đổi cho chuyến trở lại thủ đô lần này.
Qua một tuần lễ nghĩ tại nhà của người cô họ, chỉ có xem ti vi và nghe radio. Phần lớn những tin tức chị nghe và thấy là những tin nóng bỏng từ các chiến trường. Những cảnh tàn ác của Việt cộng nằm vùng, giết hại dân lành v.v… làm chị phải suy nghĩ, nên đóng góp chút ít gì cho đất nước.
Với một đêm trằn trọc không ngũ đến sáng. Chị quyết định gia nhập vào ngành Nữ Quân Nhân để được chiến đấu bảo vệ dân lành. Đến Trường Nữ Quân Nhân, chị trình tất cả giấy tờ tùy thân cho người nữ hạ sĩ quan tuyển mộ để xin ghi danh gia nhập. Xem qua giấy tờ, người hạ sĩ quan từ chối cho rằng, chị thuộc thành phần tài nguyên quốc gia nên không thể gia nhập vào khóa A tân binh được. Nếu muốn phục vụ, nên ghi danh vào khóa Sĩ Quan Nữ Quân Nhân. Chị đồng ý gia nhập vào khóa Sĩ quan. Nhưng đến giai đọan khám sức khỏe nhập ngũ, chị bị loại vì lý do sức khỏe kém. Thế thì mộng “được chiến đấu bảo vệ dân lành” bị tan vỡ.
Không được vào khóa sĩ quan Nữ Quân Nhân, chị rất buồn định tìm việc làm để giải khuây, đồng thời có một ít tiền nuôi sống bản thân và giúp đở gia đình. Suốt một tuần đọc báo tìm việc, nộp đơn vào một vài cơ quan. Nhưng cả tháng trời chẳng thấy ai kêu gọi phỏng vấn. Chị chán nản định trở về quê làm quản lý nhà máy xay lúa cho Ba chị.
Tình cờ một buổi trưa, tại một quán nước gần nhà của bà cô họ, anh lính Thủy Quân Lục Chiến vừa uống nước xong trả tiền rời khỏi quán để quên lại tờ báo Quật Cường. Chị gọi người lính để đưa lại tờ báo đã bỏ quên, nhưng người lính đã vội nhanh lên xe máy phóng đi.
Đọc qua trang tìm việc, chị thấy công ty Z của Mỹ cần người biết chút ít tiếng Anh để làm thư ký. Liên lạc qua số điện thoại trên báo chị tìm địa chỉ đến xin việc làm.
Tại Văn phòng X trên đường Nguyễn Kim, cô gái hoa ngàn đồng nội của tỉnh Định Tường với chiếc áo dài trắng trinh nguyên thời sinh viên ngày nào. Nay trong chiếc áo dài màu cúc vàng sặc sở đã làm cho biết bao nhiêu người hiếu kỳ phải để mắt nhìn chị và thầm ru hồn vào lời thơ của thi sĩ Nguyên Sa. “Áo nàng vàng anh về mơ hoa cúc. Áo nàng xanh anh đếm lá sân trường….”
Đậu bài text 50 câu hỏi về trí thông minh và phong cách ứng xử .Chị được nhận vào công ty. Tuy nhiên để làm việc tốt chị phải qua một giai đọan huấn luyện.

Hàng ngày chị đến văn phòng học, nhưng không thấy dạy về nghiệp vụ tiếp tân hay sổ sách phần vụ cho một thư ký mà học toàn là những kiến thức căn bản về tình báo, và phản tình báo …
Bởi quá đổi ngạc nhiên. Hỏi giảng viên, chị mới hiểu ra rằng chị đang học lớp căn bản tình báo do Cục Trung Ương Tình Báo hướng dẫn.
(Vào thập niên 70, vì nhu cầu công tác, Cơ quan tình báo Miền Nam Việt Nam tuyển mộ nhân viên khế ước qua hình thức mẫu rao vặt tìm việc của những hãng thầu hay công ty Mỹ. Mục đích để bảo mật và giữ kín tông tích. Sau khi một người được tuyển vào công ty hay hãng thầu và biết mình không phải làm công việc thuần túy cho hãng hay công ty, mà làm công việc của một tình báo viên. Người đó có quyền không hợp tác. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, phần lớn ai đã được nhận vào điều cũng vui vẻ nhận việc, không bao giờ từ chối.)
Học xong lớp căn bản theo dõi (giám thị) chị làm việc tại A 17 thuộc Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương. (A 17 là bộ phận đặc trách Sinh Viên - Học Sinh vụ của Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương Việt Nam Cộng Hòa trên toàn quốc. Người viết bài này trước đây từng làm tại bộ phận này với vai trò của một Tổng Thư Ký Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Saigon)
Hơn một tiếng đồng hồ, chị và Duy hàn uyên, Duy mới biết được một phần đời của chị có những nỗi đau tình yêu như không thể xóa nhòa và ở chị cũng có tấm lòng yêu tổ quốc như bao người, sẵn sàng chiến đấu chống lại bọn cộng sản vô thần.
Duy nhớ lại vào năm 1973, để phá vở một tổ chức tình báo của việt cộng chuyên trí vận, bắt cóc hay thủ tiêu các giáo sư và giảng viên có tinh thần quốc gia trong đại học Luật Khoa Sàigòn. Nha Nội Chính ( E4) thuộc khối Cảnh Sát Đặc Biệt (N.Đ.B) của Việt Nam Cộng Hòa (giống như F.B.I của Mỹ và S.E.D của Pháp và K.G.B của Liên Bang Sô Viết) mở đầu mối và phân công Duy điều nghiên để phá vỡ tổ chức này của Việt cộng. Công việc tuy chỉ gọi là “phá vở” nhưng rất phức tạp. Bởi vì trước năm 1972, sau vụ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật. Cở sở tình báo Việt cộng hầu như đã có mặt và ăn sâu vào trong các đại học miền Nam, đặc biệt là các đại học tuyển sinh qua hình thức ghi danh mà không qua thi tuyển như: Luật Khoa, Văn Khoa và Khoa Học. Trong các đại học này, các cơ sở tình báo việt cộng được che chở bởi một số vị giáo sư có uy tín nhưng khuynh tả, trong tổ chức mà chính quyền VNCH gọi là thành phần thứ ba. Ngoài ra, cơ sở tình báo Việt cộng còn có sự trợ giúp nghiệp vụ bởi Ban Trí Vận thành ủy Saigon – Gia Định.
Ngày Z, tại một phòng nhỏ bên trái phòng khách của Tổng Hội Sinh Viên Sàigòn (cũng là phòng nghĩ của Duy) được tin của mật báo viên Hồng Anh cho biết có một cặp tình nhân đang ngồi gần giáo sư VT trong lúc ông xem phim cùng vợ trong rạp Rex. Cử chỉ của cặp tình nhân này có vẽ không để ý gì đến phim ảnh, ngược lại chỉ thường để ý đến cử chỉ của vợ chồng giáo sư VT. (Giáo sư VT dạy môn công pháp quốc tế, ông là người đã từng lên án việt cộng vi phạm hiệp định đình chiến dịp Tết Mậu Thân và tấn công vào các đô thị miền nam giết hại dân lành) Ban Trí vận Thành Ủy Sàigòn – Gia Định đã có truyền đơn hăm dọa khủng bố ông. Nhưng ông vẫn không sợ hải mà còn viết bài đăng báo ngoại quốc tố cáo hành động hèn hạ này của Việt cộng. Nên Việt cộng muốn trừ khử ông. Cụm tình báo C21 Trung ương Cục Miền Nam điểu khiển đưa hai nam nữ điệp viên trẻ thuộc phân cục tình báo Gia Định đảm trách kế họach thực hiện hành động này.
Qua điện đàm, Duy bảo Hồng Anh bám chặt mục tiêu và nhận diện rõ ràng khuôn mặt từng người. Cố làm theo lời chỉ bảo của Duy, nhưng Hồng Anh cũng cho biết cặp tình nhân này dường như đã phát giác ra cô. Cô cho biết những hàng ghế gần cuối rạp phần lớn đã trám đầy những cặp tình nhân, họ lợi dụng cơ hội tối nhiều hơn sáng này để âu yếm. Lại nữa đây là xuất hát về đêm, một mình cô lẽ loi trong môi trường này, nên có thể là mục tiêu tốt cho bọn tình báo địch khả nghi. Nghe qua, Duy bảo cô cố bám chặt mục tiêu và ráng đợi chờ Duy sẽ có kế họach giải tỏa tinh thần cho cô. Duy trình lên cấp trên và xin tiếp ứng cho Duy một nữ nhân viên tình báo để Duy thực hiện kế họach giám thị.
-Sĩ quan điều họp nói: Nữ Thiên Nga được không?
- Duy trả lời: Thiên Nga hay bên nào cũng được miễn là nữ và có khá tốt về nghiệp vụ khoa giám thị.
Mười phút sau, người sĩ quan điều họp nói, bên Thiên Nga không còn nữ nào rỗi rãnh cho anh cả. Nhưng tôi sẽ cho anh một nữ bên A 17 anh có đồng ý không?
-Được. Bao lâu họ đến ? Tôi cần gấp, vì xuất hát sắp hết.
- Năm phút nữa .
- Vâng . Chào thẩm quyền.
Một cô gái trẻ mãnh khảnh có đôi mắt đen láy, đến Tổng Hội Sinh Viên tìm Duy. Chúng tôi đã nhận diện nhau qua trao đổi mật khẩu và biết cô có tên thật là Loan với bí số nghiệp vụ Z12. Hỏi qua tuổi tác biết Loan lớn hơn Duy 2 tuổi. Duy xin được gọi Loan bằng chi.
Màn kịch “ tình nhân” được diễn ra bởi Duy và chị Loan. Vào rạp chiếu phim chúng tôi ngồi phía sau mục tiêu. Vị trí chúng tôi ngồi cách vợ chồng giáo sư VT một hàng ghế. Sở dĩ chúng tôi chọn vị trí như thế để dễ quan sát 2 mục tiêu cùng một lúc. Trên màn ảnh một cặp tình nhân đang âu yếm ngoài một công viên có nhiều cây rợp mát. Liếc nhìn chung quanh mọi cặp tình nhân cũng đang mơn trớn nhau bằng ngôn ngữ đôi tay và miệng. Không ngoại lệ, Duy cũng kéo chị Loan vào lòng .Đầu chị đặt trên ngực Duy, nhưng đôi mắt của chị vẫn hướng về phía mục tiêu. Mắt Duy cũng thế.
Hơi thở của chị Loan dồn dập và tim đập nhanh. Duy hỏi khẻ chị Loan tại sao thế ? Chị chỉ cười thẹn mà không nói.
Lợi dụng đọan phim có phần sáng, đánh tan cái tối trong phòng, Duy đứng dậy giả vờ đi vào phòng vệ sinh để cố ý nhìn thật kỷ mặt của mục tiêu. Vì thế Duy đã nhận diện được mục tiêu là hai sinh viên đang học trong trường Luật.

Giữa phim thật hấp dẫn, và hồi họp. Phim chiếu vụ cướp và bắt cóc con tin tại một ngân hàng lớn kéo dài hai ngày trời. Cuộc đấu trí giữa cảnh sát và nhóm tội phạm diễn ra căng thẳng, hồi hộp nhưng kết thúc lại không ai ngờ tới. Tất cả đều có bằng chứng ngoại phạm.
Đầu đuôi câu chuyện bắt đầu từ lúc bốn kẻ tội phạm mặc đồ thợ sơn tiến vào sảnh ngân hàng Manhattan Trust, một chi nhánh quan trọng của một thể chế tài chính quốc tế lớn. Chỉ trong vài giây, những tên cướp ngân hàng đã biến nơi đó thành pháo đài với 50 con tin vô tội. Sở cảnh sát New York cử thám tử Keith Frazier và Bill Mithchell tới hiện trường để thương thuyết với tay cầm đầu Dalton Russell nhằm đảm bảo sự an nguy cho các con tin. Nhưng có điều kỳ lạ, dường như bọn tội phạm táo tợn này luôn đi trước cảnh sát một bước và che giấu âm mưu thực sự của vụ này. Frazier dần đoán ra mục tiêu cuối cùng của bọn chúng không phải là tiền.

Trong khi đó Arthur Case, ông chủ ngân hàng bị hại, không muốn cảnh sát can thiệp sâu mà cầu cứu Madeline White, một nữ luật sư, đàm phán với tên tội phạm. Phải chăng ông ta sợ “cháy nhà ra mặt chuột”? Nhưng cô luật sư này lại có đủ bản lĩnh để chơi trên cơ kẻ bắt cóc con tin. Bản thân ngài thanh tra Keith Frazier còn đang gặp rắc rối trong vụ án trước, làm thế nào để anh xoay sở khi phát hiện ra đây là điệp vụ kép với chỉ một manh mối?
Kết thúc bộ phim, thám tử Frazier đi vào căn hộ của mình, cậu em trai của bạn gái anh nằm vật vờ trên ghế, tay ôm một chai rượu hình quả bom. Chi tiết này gợi nhớ đến bộ phim trước của đạo diễn Spike Lee Bamboozled có nội dung về một loại rượu tên là “Da Bomb” được đóng trong chai có hình dáng tương tự như một quả bom.

Đèn rạp bật sáng, mọi người ra về, vợ chồng giáo sư VT lần lượt đứng lên rời khỏi chổ ngồi. Chúng tôi thấy mục tiêu cũng đứng lên và nhanh chân ra trước hướng cửa chính của rạp chiếu phim. Chị Loan và Duy cũng bám theo. Đến cửa, chúng tôi thấy mục tiêu dõi mắt nhìn theo vợ chồng giáo sư VT đi ra bãi xe gắn máy. Trong lúc cô gái liếc mắt quan sát mọi người đang đứng xung quanh, thì người thanh niên tiến chân theo sau vợ chồng giáo sư VT. Duy và chị Loan tay đang trong tay. Duy buông tay chị Loan ra và dặn : Nhớ bám chặt cô gái này nhé chị Loan. Duy theo gã thanh niên ra bãi đậu xe. Gã thanh niên đến chiếc xe gắn máy Honda 67, dỡ yên xe lên như lấy một vật gì bỏ vào túi áo khoác và dẫn xe theo sau vợ chồng giáo sư VT. Trả tiền cho người giữ xe máy xong vợ chồng giáo sư VT định mở máy xe chạy về đường Lê Lợi, nhưng gặp một người bạn, nên chần chờ vài phút nói chuyện qua lại bên ngoài khu giữ xe. Trong khi đó gã thanh niên cũng đã làm xong bổn phận của người gởi xe. Dẫn xe ra ngoài. Nhưng hắn có vẽ lung túng, vì mục tiêu của hắn ta đang theo dõi là vợ chồng giáo sư VT không di chuyển. Để không bị mọi người chú ý, hắn dẫn xe đến gần mục tiêu và đốt thuốc hút giả như chờ đợi ai vậy!. Trong lúc Duy đang bám chặt gã thanh niên, chị Loan cho Duy biết (dĩ nhiên qua điện đàm) cô gái đang tiếp xúc với một người đàn ông lái xe tắc xi . Đồng lúc Duy nhận tín hiệu từ sĩ quan điều họp là phải phá vở đầu mối ngay trước 12 giờ đêm, nếu không vợ chồng giáo sư VT có thể bị nạn. Qua thoại đàm Duy bảo chị Loan chuẩn bị xử dụng vũ khí và để ý thật kỷ gã tài xế xe tắc xi đang nói chuyện với cô gái.
Xe máy vợ chồng giáo sư chạy ngang trước cửa rạp hát hướng về đường Lê Thánh Tôn. Gã thanh niên tốc xe theo. Trong cùng lúc cô gái lên tắc xi cũng về hướng đường đó.Duy chạy ngang rước chị Loan và tăng tốc độ theo phía sau mục tiêu.
10 giờ đêm, thành phố Saigòn vẫn còn náo nhiệt, các toán cảnh sát tuần lưu vẫn còn kiểm tra trên đường phố rất khó cho đối phương hành động. Duy đoán nếu bọn chúng hành động phải chờ qua 10 giờ, và Duy cho sự tiên đoán của mình là đúng nên tự tin hơn để có đủ thời gian đối phó.
Đến đèn đỏ, chị Loan lên thay Duy lái xe. Duy bảo chị Loan lái nên giữ khoảng cách cho đều để dễ bề xử lý súng ngắn khi đụng chuyện. Duy móc khẩu súng P.38 nòng ngắn từ trong bụng ra sọt vào túi quần lên vồ sẳn sàng nhả đạn khi cần.
Đọan ngã tư Hai Bà Trưng và Điện Biên Phủ tiến về hướng ngã tư Hàng Xanh ngoại ô thành phố, đèn đường thưa, người đi đường vắng. Chị Loan cho xe tiến gần song song với xe của vợ chồng giáo sư (vì khỏang đường này chỉ có 2 lane). Chiếc xe tắc xi từ phía sau trườn tới như muốn hút vào cạnh sườn phải của xe máy vợ chồng giáo sư VT, trong khi chiếc xe máy của gả thanh niên cũng đang trờ tới như trợ lực cho chiếc tắc xi .Trong máy điện đàm của Duy, người sĩ quan điều hợp bảo: “phải dứt điểm mục tiêu” . Điểm cuối cùng là tại ngã tư Hàng xanh.
Tới trạm biến điện đối diện quán Mì Cây Nhãn trên đường Điện Biên Phủ, chiếc tắc xi bị nổ lốp tạo một tiếng nổ lớn, xe chao đảo lết một khoảng rồi lủi vào lề. Xe máy của gả thanh niên thế vào vị trí của xe tắc xi , cùng lúc một xe máy khác do một người trung niên từ phía sau lao tới thay vào vị trí xe của gã thanh niên. Duy cảm thấy không ổn và quyết định ra tay bắt gả thanh niên bằng phương thức đụng xe. Duy báo chi tiết cho cảnh sát tỉnh Gia Định và xin trợ lực, đồng thời bảo chị Loan cho xe chạy gần sát phía sau, xe của mục tiêu. Khi xe cảnh sát vừa đến. Chi Loan cho xe vào sát hông trái xe của gả thanh niên, và canh độ khoảng cách chính xác, để khi tăng tốc độ vượt qua mặt, để xe chúng tôi có thể kéo theo xe của mục tiêu. Tiếng máy xe của chúng tôi nổ gầm, chiếc xe máy vọt lên phía trước như con ngựa đua. Hai xe máy vướn vào nhau rồi ngã ầm xuống mặt đường. Duy, chị Loan và gả thanh niên không một ai bị thương nặng, chỉ trầy trụa sơ sài. Vì khi hai xe dính vào nhau tốc độ giảm đến mức thấp nhất nên mức độ thương tích không đáng kể. Cảnh sát đến lập biên bản giải cả hai phía đem về trụ sở.
Đến phòng Cảnh Sát giao thông của Ty Cảnh Sát Gia Định. Duy và chị Loan được tách rời ra khỏi gả thanh niên và ra về, còn gả thanh niên bị giữ lại qua đêm. Hôm đó, dù trời đã khuya, cả hai chúng tôi mệt mỏi và đau nhức bởi những vết trầy trên tay và chân, nhưng Duy và chị Loan vẫn đèo nhau ra bến Bạch Đằng tìm nhai vài con khô mực chấm tương đen, món hải sản mà Duy vốn thích, đồng thời tìm hương vị đêm của sông nước thị thành.
Hôm sau, vào đơn vị. sĩ quan điều hợp cho biết cô gái và người tài xế cũng đã bị bắt và hiện giao cho Trung Tâm Thẩm Vấn, nếu Duy muốn khai thác đương sự hãy liên lạc với trung tâm.
Cảnh Sát Gia Định cũng cho Duy biết: gã trung niên và vợ chồng giáo sư VT cũng đã bị Cảnh Sát Tuần Lưu xa lộ tạm giữ. Vợ chồng giáo sư VT được cảnh sát bảo vệ về nhà ngay trong đêm, còn gả trung niên hiện đang giao cho F đặc biệt xử lý.

Tổng hợp tin thẩm vấn. Chúng tôi biết được gả thanh niên là một tên đặc công tình báo đội lốt sinh viên. Hắn được lệnh bắt cóc hai vợ chồng giáo sư VT, lúc giáo sư vừa đến cổng nhà. Vì thế chúng mang theo chiếc tắc xi để tống hai vợ chống vị giáo sư vào trong xe mà không ai có thể biết được.Đó là phương án 1. Phương án 2, nếu như không thể bắt cóc được thì phải hạ sát hai vợ chồng vị giáo sư này trên đọan đường vắng nhất.
Nhân số thực hiện hành động cho công tác này, gồm 4 nhân viên của phân cục tình báo Gia Định thuộc cụm tình báo C21 Việt cộng. Gả thanh niên trẻ và cô gái là 2 nhân viên trực vụ chính, còn gã tài xế và tên trung niên là hai nhân vật phụ trợ lực.


VÔ HIỆU HÓA CỤM TÌNH BÁO MANG ÁM SỐ C21

Bắt được những người định thực hiện công việc bắt cóc hoặc sát hại giáo sư VT xong, nhưng chưa phá vở được đầu mối chính là cụm tình báo C21 của cộng sản đó là một điều trăn trở vô cùng của Trưởng cơ quan GF, Thiếu Tá N.
Một tuần sau khi triệt hạ 4 nhân viên tình báo Việt cộng trong phân cục Gia Định, Thiếu Tá N gọi Duy vào văn phòng làm việc của ông .Người chỉ huy vui vẻ cho biết: việc làm của Duy và chị Loan vừa qua được cấp trên khen thưởng và ông đã đề nghị ban phát huy chương bội tinh. Nhưng cấp trên nói đó chỉ là bước đầu. Cần đi một bước hai nữa là: phải vô hiệu hóa cụm tình báo C21, điều này có nghĩa là phải bắt gọn toàn bộ ban lãnh đạo là những cán bộ nồng cốt của cụm C21. Đó cũng là mong muốn của D1 ( Chuẩn Tướng T) .Anh có thể làm được điều này? Thiếu Tá N hỏi?
-Dạ thưa thiếu Tá tôi tuân lệnh.
-Anh có thích cô Loan bên A 17 làm việc với anh?
- Duy ấp úng…
- Được nếu anh cần vì nhu cầu công tác, tôi sẽ trình với cấp trên xin cô ấy biệt phái sang đây làm việc với anh.
- Duy vui ra mặt.
- Thiếu Tá N vừa cười vừa nói: Tôi biết anh mà!
Duy chào Thiếu Tá N  ra về nghĩ ngơi để chuẩn bị công tác mới. Hôm sau Duy mời chị Loan ăn nhà hàng seafood trong vùng Chợ Lớn. Duy cho chị biết: Duy và chi sắp sửa làm việc chung trong một công tác mới. Chị tỏ vẽ ngạc nhiên và nói: lần công tác trước đây Loan chỉ tăng cường cho anh, theo nhu cầu công tác, chứ Loan không thuộc quân số của đơn vị anh!
-Vâng, chị nói đúng. Nhưng trong tương lai chị sẽ thuộc về đơn vị của Duy. Cấp trên của Duy sẽ xin chị hẳn về bên này. Nếu được thế, chị có vui không. Duy hỏi?
- Chị Loan cũng ấp úng …và hỏi ngược lại Duy. Loan vẫn là người tình của anh trong công tác mới?
- Không hẳn thế, nhưng … làm người tình tâm hồn chi có hạnh phúc không ? Mặt chị Loan đỏ hồng sau câu hỏi của Duy. Chị quay mặt nơi khác để cố tránh những cái nhìn can đảm nhưng dò xét của Duy. Duy cầm tay chị để vào lòng bàn tay của mình và nói: Bàn tay của chị ấm quá! Chị Loan không phản ứng nhưng nhìn Duy thẹn thùng nói: “ Cái anh này!”, rồi đưa mắt vào màn ảnh truyền hình khi đang chiếu cặp tài tử Alen Delon và Bebe đang hôn nhau trong phim Adieux à L’été.
Với hành động trên, Duy không biết chị có cảm nhận gì không ? Chứ Duy cảm thấy nắm tay có nghĩa là một tình yêu nữa bắt đầu…. Khi hai cực nam và bắc chạm vào nhau, sẽ nãy sinh ra những giòng điện tình ái...nắm tay là một nghệ thuật...có nhiều người thích được người khác nắm tay, có nhiều người nắm tay phải chọn lựa người. Đối với người Duy yêu, Duy thích nhất là nắm tay người đó.
Đầu năm 1973, tình hình chiến sự từ các quân khu có những sự việc làm bất lợi cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cộng sản miền Bắc đã tung bộ đội chính quy vào áp lực quân sự trên các quân khu 1 và 2 cùng một vài nơi trên lãnh thổ quân khu 3.
Tại thủ đô Sàigòn, phong trào chống chính phủ do những tổ chức cộng sản trá hình như linh mục Trần Hữu Thanh, Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên … tạo những cuộc biểu tình làm cho không khí chính trị thủ đô vào thời điểm này trở nên nặng nề.
Tiếp tay với các nhóm cộng sản trá hình để làm cho bộ mặt thủ đô Sàigòn thêm nặng nề hơn. Cục tình báo C21 đã chỉ thị và bật đèn xanh cho các thám tử của họ tấn công đồng lọat vào các đại học để “ xây dựng cũng cố và quật khởi” phong trào sinh viên học sinh mà trước đây đã bị đã bị chính quyền miền Nam đập tan.
Cuối tháng 3 năm 1973, bước đầu Cụm tình báo C21 cho tổ chức sinh họat ngày truyền thống kỷ niệm Trần Văn Ơn và kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ .Đến đầu năm 1974 cộng sản đẩy mạnh phong trào sinh viên cụ thể là biểu tình khu vưc chợ Bến Thành đòi trả tự do cho Huỳnh Tấn Mẫm và các sinh viên khác. Nhóm sinh viên“ xung kích” của cộng sản dùng cả bom xăng và lựu đạn khói gây rối làm náo động khu vự trung tâm thành phố. Đồng lọat cộng sản cho thành lập “phong trào bảo vệ quyền lợi sinh viên học sinh” họat động vào các trọng điểm như Đại Học xá Minh Mạng, Đại Học Vạn Hạnh, Đại Học Hòa Hảo và các Đại Học khác. Cộng sản còn lập ra một ủy ban gọi là “Ủy Ban Hành Động Công Bằng Xã Hội” tập họp gồm các sinh viên học sinh các tôn giáo . Ủy ban này phối họp với Phong Trào Bảo Vệ Quyền Lợi Sinh Viên Học Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1974 vịn cớ ngày “hy sinh của sinh viên Quách Thị Trang” để xuống đường. Mặt khác cộng sản còn dùng các sinh viên của các tôn giáo mít tinh tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế chống bắt lính và đòi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
Những truyền đơn chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa,đòi Tổng Thống Thiệu từ chức được bí mật rãi đầy trong các đại học Văn Khoa, Khoa Học, đặc biệt là Đại Học Luật Khoa.
Tại trung tâm dự bị đại học trên đường Trần Hoàng Quân quận 10, trong vòng một tuần lễ có 3 vụ rãi truyền đơn. Những vụ rãi truyền đơn thường thấy vào những giờ học của giáo sư Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Độ.
Qua sự nghiên cứu của cấp trên, để ngăn chặn và vô hiệu hóa các vụ rãi truyền đơn là phải phá vỡ tận gốc cụm tình báo C21.
Thiếu Tá N, trưởng cơ quan GF gọi Duy vào văn phòng, cố vấn cho Duy thực hiện kế họach và hướng dẫn Duy đến gặp D1( D1 là Bí số của Chuẩn Tướng HTT, Trưởng Khối Đặc Biệt BTL/CSQG). Sau khi trình bày kế họach công tác. D1 nói : tôi kỳ vọng vào anh và Thiếu Tá N. Khi ra khỏi văn phòng của D1, Duy cảm thấy lo lắng, mặc dù từ khi xa rời quân trường Mẹ là Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia và sau khi tốt nghiệp Á khoa khóa 3 Cán Bộ Điều Khiển ở trường Tình Báo Trung Ương, cũng như có thời gian làm việc với vai trò một trưởng đầu Ngành Đặc Biệt của một quận hẻo lánh của tỉnh Tây Ninh. Duy đã có dịp thử lòng can đảm của mình đối với những công tác nguy hiểm, nhưng thành thật mà nói lòng Duy chưa có sự hồi họp nào như lần nhận công tác này.
Thiếu Tá N, nhìn vẽ mặt đăm chiêu của Duy, ông hỏi.
-Anh làm sao thế?
- Thưa Thiếu Tá, tôi hơi lo lắng…
- Anh sợ không hoàn thành công tác?
- Dạ thưa…
-Tôi hiểu anh. Tôi sẽ sát cánh cùng anh. Tôi tin anh là người thông minh và sẽ chiến thắng.
Về đến văn phòng của Thiếu Tá N, Duy đã thấy chị Loan ở đó. Chị mặc chiếc quần Jean Mỹ với chiếc sơ mi trắng dài tay, tóc xõa thẳng dài đến tận mông và má dậm thêm một ít phấn hồng ngọai làm cho khuôn mặt chi đẹp hẳn ra trông giống như
“ Nữ Hoàng Sân Khấu Cải Lương” Thanh Nga trong phim “Xa lộ không Đèn”. Nhìn chị lòng Duy bổng rộn ràng và chợt nhớ đến bài thơ “ Yêu Nhau Cỡi Áo Cho Nhau” của Thái Sơn.
Hồn ta một cõi đam mê
Tóc mây sợi nhỏ vương thề tình em
Em thơ ngây dệt mộng lòng
Thiên thai một chốn lãng du cuộc tình.

Tiếp thu lời dặn của người chỉ huy, Duy và chị Loan nhập cuộc. Ngày 25 tháng 01 năm 1974, Theo tin của một cảm tình viên là một sinh viên cùng quê của chị Loan. Chúng tôi biết được tác giả của các vụ rãi truyền đơn trong trung tâm dự bị đại học trên đường Trần Hoàng Quân là do tên Khắc Tân một sinh viên năm thứ hai cầm đầu. Tên này thường có mặt trong giờ dạy của giáo sư Vũ Văn Mẫu cùng với một nữ sinh viên tên Dương thị Quỳnh. Hai sinh viên này lợi dụng giờ giáo sư Mẫu vì ông là người có chân trong thành phần thứ ba ( đó là một nhóm khuynh tả không ưa chính phủ. Nói theo từ ngữ tâm lý chiến thì nhóm nay là nhóm :ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản) . Ông thường có cảm tình với những sinh viên có khuynh hướng thiên tả, ưa quậy chống phá chính quyền. Cục tình báo C21 việt cộng điều nghiên và khai thác triệt để, những lớp học nào có giờ của giáo sư Mẫu thì cho người của họ hành động .
Với sự yểm trợ của cấp trên, Duy quyết định xâm nhập vào toán rãi truyền đơn của tên Khắc Tân. Qua nhiều ngày tiếp cận mục tiêu, chị Loan và Duy biết được quán tính của Khắc Tân mỗi sáng thường ngồi hút thuốc và uống nước ngọt tại vĩa hè trước hàng rào trường Nam Sinh Mù. (đối diện Trung Tâm Dự Bị Đại Học ) Chị Loan đến ngồi gần bàn của hắn, gọi một chai nước ngọt uống và lấy tự điển làm bộ tra từ, nhưng bên trong quyển tự điển là một máy camera technical color được thiết kế kỹ thuật riêng biệt dành cho công tác thu hình tình báo. Hắn hút chưa hết nửa điếu thuốc chị Loan đã lấy xong hình của hắn vào máy. Chị cất quyển tự điển vào cặp sách, vừa uống nước vừa nói chuyện với cô bán hàng. Thỉnh thoảng, chị nhìn hắn và cười đưa tình. Không mấy chốc hai người đã quen nhau. Hai người bạn mới thăm hỏi nhau về gia đình, nguyên quán…và đôi khi bàn về khía cạnh thời sự . Lãnh vực này, tên Khắc Tân có vẻ tâm đắc nên nói tương đối nhiều, trong khi đó chị Loan chỉ có nhiệm vụ là vuốt theo quan niệm của hắn. Hắn cho rằng sinh viên cần phải yêu nước, và nếu như vậy là phải đứng lên lật đổ chính quyền do tổng thống Nguyễn văn Thiệu cầm đầu, và phải đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam, để lập một chính phủ mới hợp hiến công bằng hơn. Theo hắn có một chính phủ như thế chỉ có người cộng sản mới thực hiện được. Hắn thao thao bất tuyệt, mà hắn không biết rằng những lời nói của hắn đã lọt trủm vào trong các băng nhựa của chiếc máy thu băng đặc biệt hiệu sony của Nhật nằm trong chiếc áo nịch nhũ hoa của chị Loan. Đôi khi chị Loan ca tụng sự hiểu biết về nhận định của hắn làm hắn trở nên tự đắc. Hắn nói liên tằng không mõi mệt mãi đến khi bạn hắn Dương thị Quỳnh đến, hắn mới thôi.
Hắn và Quỳnh từ giả chị Loan và hứa sẽ gặp lại một nơi khác trong thành phố. Chúng tôi báo cáo sự việc về sĩ quan điều hợp cùng với những chứng liệu đã thu thập.Phân tích chớp nhóang tình hình Thiếu Tá N chỉ thị: Duy cần phải xâm nhập nhanh vào tổ chức, để làm cái nhân cho các tế bào để tế bào phát triển, còn chị Loan là những bó li be gổ tiếp nhận sự sống từ nhân làm cho thân cây được vững và phát triển. Chúng tôi hiểu ý vị chỉ huy và khai triển chỉ thị.
Tại một quán kem trên đường Nguyễn Trung Trực thuộc quận nhất, Khắc Tân và Dương thị Quỳnh gặp chị Loan. Chị giới thiệu Duy với hai người. Khắc Tân bắt tay Duy và nói: trông anh khỏe, rắn chắc quá! Chắc anh không phải là người của thành phố Sàigòn ? Vâng tôi là người ở tỉnh quê, nên có vẽ thô kịch. Cám ơn anh đã có lời khen . Mọi người ăn kem và uống nước lọc. Trong khi uống nước và nói chuyện Khắc Tân nói với chị Loan. Qua một thời gian quen biết, tôi nghĩ Loan là người tốt có thể họp tác với chúng tôi về nhiều công việc cần thiết, nhất là những việc có liên hệ đến tình hình thời cuộc hiện nay. Khắc Tân nhìn Duy và quay nói nhỏ với chị Loan cùng với Dương Thị Quỳnh. Duy cảm thấy khó chịu với thái độ này của Khắc Tân, nhưng cố nén lòng. Duy không hiểu nội dung Khắc Tân nói gì! Nhưng chị Loan nói: tôi cam đoan với Khắc Tân, Duy sẽ làm được.Hắn là kẻ nhà quê mà! Cái khó của hắn bây giờ là không có tiền mướn nhà để tiếp tục học Luật ở thành phố Sàigòn này !. Gia đình của hắn nghèo lắm. Loan biết điều này rất rõ.
-Anh có yêu tổ quốc Việt Nam không? Khắc Tân hỏi Duy.
- Tổ quốc ai mà không yêu. Duy trả lời.
- Anh có dám dấn thân để làm một hành động gì đó cho tổ quốc không?
- Tôi sẵn sàng đi vào quân đội cầm súng để bảo vệ đất nước, hay làm một việc gì đó khi đất nước cần. Trước mắt tôi là cố học để tốt nghiệp và sẽ trở thành một người trí thức hữu dụng. Khắc Tân cười nhếch môi và nói: Anh sẽ thực hiện được gì anh muốn. Chúng ta sẽ thực hiện được. Bây giờ chúng ta sẽ là những đôi bạn cùng nhau thực hiện mơ ước. Tôi sẽ gặp lại anh. Khắc Tân và Quỳnh ra khỏi cửa quán kem, trong khi Duy dõi mắt theo họ cho đến khi hai người khuất vào dòng người đông đúc .
Duy nhìn chị Loan cả hai đều nhìn nhau không nói, nhưng ngầm hiểu nhau, bước đầu của kế họach tương đối thành công. Duy nắm lấy tay chị Loan rời quán kem.
Ngày X, tại quán Bún Ốc trên đường Hồng Thập Tự. Khắc Tân gặp Duy và Chị Loan mà theo lời nói của Khắc Tân đây lần gặp cuối để sau đó là hành động. Lần gặp này, ngoài Khắc Tân ra còn có một sinh viên khác nữa, Khắc Tân gọi sinh viên này là Hoàng Dũng. Trông Hoàng Dũng. Duy thấy như là đã gặp nơi nào một lần rồi. Hoàng Dũng bắt tay Duy và nói nhờ anh Tân tôi mới biết được anh. Tôi nghe anh Tân nói nhiều về hoàn cảnh của anh, nên định gặp anh để giúp anh. Khắc Tân đã nói gì về tôi. Duy hỏi?
-Anh ấy nói anh có tư tưởng tốt yêu quê hương đất nước, anh là một sinh viên nghèo đang khó khăn về nơi ăn chốn ở để học hành. Có đúng không?
- Vâng tôi ở tỉnh về đây học. Sau một năm ba tôi mất do bom mìn chiến tranh khi ông đốn gổ trong rừng, gia đình tôi bị khủng hỏang kinh tế, cuộc sống hàng ngày mẹ tôi phải gồng gánh tất cả nên không thể cung cấp chu toàn cho sự ăn học của tôi. Tôi có dạy kèm một vài em học sinh kiếm tiền phụ vào việc thuê nhà để được tiếp tục việc học, nhưng không đủ chi phí.
- Anh có muốn vào sinh họat với nhóm chúng tôi không? Vào nhóm này, anh sẽ được làm những công việc nhẹ nhưng có tiền, anh khỏi phải dạy kèm trẻ em mà thù lao thì chẳng có bao nhiêu! Hoàng Dũng nói.
- Vâng xin các anh giúp đở tôi. Duy nói.
- Được. Tôi sẽ gặp anh lại, bây giờ tôi và anh Tân có việc phải đi.
Tại căn nhà mang số K trên đường Nguyễn Trãi Hoàng Dũng gặp Duy. Anh dài dòng về hiện tình thời sự và giới thiệu “ Phong Trào Bảo Vệ Quyền Lợi Sinh Viên Học Sinh” với Duy. Hoàng Dũng cũng nói rõ: vào Phong Trào này khi làm tốt Duy sẽ được một số tiền hàng tháng là 10 ngàn đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa.
- Công việc của Phong Trào là như thế nào ? Và làm tốt thì là sao? Duy Hỏi.
- Hòang Dũng : Công việc của Phong Trào đơn giản bước đầu là rãi truyền đơn chống chế độ Cộng Hòa và đòi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức…Làm tốt những việc như thế tổ chức sẽ đánh giá cao về chất lượng công tác. Anh sẽ được trọng thưởng.

Ngày L, tại Trung Tâm Dự Bị Đại Học Trần Hoàng Quân, hàng ngàn tờ truyền đơn nội dung chống Chế độ VNCH và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bay đầy lớp Cổ Luật của giáo sư Vũ Văn Mẫu do Duy thực hiện. Để tránh sự chú ý của sinh viên khác .Theo lời hướng dẫn của Hoàng Dũng Duy mang truyền đơn bỏ vào cặp sách (truyền đơn được in khổ nhỏ để dễ bảo mật).Khi gần đến giờ ra về, chuyển những bó truyền đơn ( đã mở sẵn ) xuống ghế và ngồi lên, sau đó đứng lên đi ra nhanh khỏi vị trí. Những lá truyền đơn bay lên tung tóe bởi hàng chục chiếc quạt máy gắn trên trần nhà.)
Việc làm thử thách lần đầu đã trót lọt, Duy báo cáo sự việc về cơ quan đồng thời nhận chỉ thị mới . Về phía Phong Trào. Hoàng Dũng nhiệt liệt khen ngợi Duy và hứa giúp cho Duy nhà ở để học hành đồng thời làm việc cho Phong Trào.
Cũng tại căn nhà mang số K, sau này mới biết là nhà của dân biểu Nguyễn Văn B trong Hạ Nghị Viện của VNCH.
Hoàng Dũng sắp xếp cho Duy một căn phòng nhỏ vừa đủ để chiếc giường và một bàn học. Thế là Duy được thưởng số tiền 10 ngàn đồng và có chỗ cư ngụ. Lòng Duy mừng nhưng cũng rất hồi họp. Vì đây là một công tác tương đối nguy hiểm. Nhưng nếu không phải Duy chắc khó người nào làm nổi, theo sự ước đoán của Thiếu Tá N cấp chỉ huy của Duy.
Qua công tác rãi truyền đơn trong khu Đại Học Dự Bị, Duy phát giác thêm 4 sinh viên nữa cũng làm công tác này. Họ phần lớn là sinh viên theo học năm thứ nhất .
Một ngày nọ, Hoàng Dũng gọi Duy đến một căn nhà mang số E trên đường Nguyễn Cư Trinh. Đến nơi Duy đã thấy có Khắc Tân, Dương Thị Quỳnh và 4 sinh viên cùng rãi truyền đơn với Duy ở Trung Tâm Dự Bị thời gian vừa qua. Mọi người đều chờ Hoàng Dũng đến. Lần này, Hoàng Dũng đến với một người thanh niên khỏang 32 tuổi có nước da ngăm đen. Dũng gọi người thanh niên này là anh Ba và giới thiệu cùng mọi người.
Anh Ba bắt tay từng người và nói với những người có mặt : “Lãnh đạo Phong Trào Bảo Vệ Sinh Viên Học Sinh muốn có cuộc đấu tranh quật khởi, phối họp với các phong trào khác để xuống đường rầm rộ yểm trợ cho “quân giải phóng” ngoài chiến trường. Và Phong Trào Bảo Vệ Sinh Viên Học Sinh là nòng cốt trong công cuộc tranh đấu. Vì thế để chuẩn bị tốt cho cuộc tranh đấu các anh chị sau đây cần phải dự khóa học tập để sau này là cán bộ nòng cốt cho Phong Trào” .Hai người được chon dự khóa học trong đó có Duy.
Duy báo cáo sự việc lên Thiếu Tá N, kế họach được điều nghiên và cơ quan phản gián E 2 cũng đã nhập cuộc để hổ trợ cho Duy.

Gần ba tuần lễ không gặp chị Loan lòng Duy cảm thấy buồn. Thăm hỏi được biết chị Loan đang được cấp trên điều về phòng tổng họp tin tức để ghi nhận sự kiện đầu mối của Duy, nhưng ban ngày vẫn đến lớp bình thường, và cũng vẫn bám chặt Khắc Tân cùng Dương Thị Quỳnh.
Kể từ được Hoàng Dũng cho ở trong nhà đường Nguyễn Trãi quận 5, Duy giống như con chim bị nhốt vào lồng dường như là mọi sự sinh họat của Duy đều có người theo dõi.
Buổi chiều ngày L, Hoàng Dũng qua phòng của Duy cho biết ngày T, sẽ đưa Duy đến một địa điểm bí mật để học tập. Khóa học tập này kéo dài khỏang 3 tuần cho nên Duy cần chuẩn bị tư tưởng.
Buổi trưa ngày T, Duy được người chạy Honda ôm đưa đến một ngôi nhà trong xã Bình Phước Quận Hóc Môn giáp ranh quận Thủ Đức. Nơi đây Duy được chủ nhà cho ăn một bửa cơm và nghĩ tạm vài giờ chờ đêm xuống lên đường. Chủ nhà là một người đàn bà trung niên nói với Duy: cháu làm công tác tốt nên “ Phong Trào ” đã chú ý và đề bạc cháu, ráng cố gắng học tập để giúp nước sau này.
Khoảng 8 giờ đêm, bà đưa Duy qua hai ruộng mía đến một chiếc xuồng câu đậu ven con rạch. Bà bảo xuống xuồng câu, trên đó có sẳn một người thanh niên đang chờ sẵn để đưa Duy đi. Trời càng về đêm càng tối lạ thường, Duy chỉ nghe tiếng nói của người đàn bà chào gả thanh niên ra về dù bà chỉ đứng trên bờ con rạch cách chiếc xuồng câu vài mét. Thỉnh thoảng Duy nghe văng vẳng tiếng chó sủa vang trong xóm xa quanh con rạch. Gã thanh niên đưa cho Duy một bó câu cấm và bảo: Duy đóng vai như là một người đi câu đêm, để qua mắt an ninh xóm ấp tuần tiểu khi gặp.
Xuồng câu ra giữa dòng rạch thẳng hướng về miệt Lái Thiêu. Trời hừng sáng, xuồng câu đến điểm H. Gả Thanh niên và Duy vào một căn chòi. Gả ra lệnh cho Duy ngồi trên chiếc sạp gổ và lấy khăn đen bịt hai mắt của Duy lại và nói với Duy. Đây là lệnh trên anh cần phải thi hành. Trong lòng Duy không đồng ý cách hành xử như thế nhưng vì nhiệm vụ phải cắn răng nhịn chịu.
Từ khi bị bịt mắt Duy giống như người mù, đành phải chịu theo sự hướng dẫn của bọn họ. Tuy không thấy đường, như đầu óc của Duy đoán được là mình bị họ dẫn đi trên một bờ ruộng lúa và những gò đất cao khô.
Ước khỏang một giờ đồng hồ đi đường. Duy được tháo bịt mắt ra thì thấy mình đang ngồi trong một căn hầm. Phòng học là một sàn nhà bằng đất phía trên căn hầm. Duy biết như thế là do người hướng dẫn nói. Thật sự Duy cũng chưa từng thấy bao giờ, vì mỗi khi lên lớp những học viên đều bị bịt mắt. Học viên chỉ dùng tai mình để nghe lời giảng hoặc hướng dẫn của giảng viên mà thôi. Sau khi học xong học viên được hướng dẫn về hầm, khi đó mới được mở mắt ra.
Ba tuần lễ bị hành hạ thể xác khổ cực như thế. Đến lớp thì lại bị “ hiếp dâm “ lỗ tai, vì chỉ nghe toàn là những câu “chuyện chống Mỹ – Ngụy” hoặc những bài học tranh đấu nhằm phá rối nền an ninh của chế độ VNCH, mà Phong Trào Sinh Viên Học Sinh thành thị là mũi xung kích.
Có ba giảng viên phụ trách khóa học. Duy không được nhìn mặt những giảng viên này, nhưng qua giọng nói của một giảng viên dạy về môn “ phương cách vận động kết họp các phong trào Sinh Viên tôn giáo” Duy đã biết được một người đã từng gặp Duy tại căn nhà trên mang số E trên đường Nguyễn Cư Trinh. Đó là anh Ba người mà Hoàng Dũng giới thiệu với Duy.

Sau khi nhận báo cáo mật về nội dung khóa học, chương trình hành động của Phong Trào từ Duy, Thiếu tá N, quyết định đưa 2 tóan xung kích gồm 6 người là những sĩ quan trẻ có võ thuật đóng vai sinh viên vào trận để yểm trợ cho Duy, để phòng những bất trắc có thể xảy ra. Các toán này luôn đặt dưới sự điều động của Duy .Chị Loan cũng được bố trí trở lại với phần nhiệm như là người bạn tình của Duy. Chị và Duy xuất hiện thường xuyên câu lạc bộ sinh viên
Có chị Loan Duy cảm thấy sự cô đơn lẫn mất, tâm hồn phấn chấn cường độ làm việc được tăng cao.
Bên Phong Trào cũng không bỏ cơ hội tiến hành những kế họach đã được cụm tình báo C21 chỉ thị.
Cuối tháng 10 năm 1974, với sự xuất hiện của anh Ba một cán bộ tình báo của Cụm cũng là giảng viên môn “ Phương Thức Vận Động..” trong khóa học mà Duy đã biết được thông qua tiếng nói.
Đại Học Luật Khoa dường như không tuần nào được yên ổn vào thời điểm này. Không cảnh sinh viên cướp microphone để tuyên truyền cho cộng sản thì có màn hăm dọa Ban Đại Diện Sinh Viên v.v
Chiều ngày Y tháng 10 năm 1974, Hoàng Dũng cho người nhắn Duy đến trình diện anh Ba tại một quán cà phê cạnh hồ con Rùa. Duy nhận lệnh từ anh Ba là phải có kế họach cho pháo đại nổ vào phòng Hành Chánh của trường Luật đồng thời vận động Sinh Viên tiến chiếm văn phòng Ban Đại Diện Sinh Viên, cùng lúc 10 ngàn truyền đơn chống chính quyền, chống chiến tranh đòi tổng Thống Nguyễn văn Thiệu từ chức phải được rãi khắp trong khuôn viên trường Luật trong tuần lễ sau cùng của tháng 10. Duy nhận lệnh, nhưng lòng thật lo lắng vì biết luôn có người theo dõi và sẵn sàng thủ tiêu Duy khi bị bại lộ.

Theo kế họach,họach định. Khoảng 12 giờ trưa ngày H, khi sinh viên hết giờ ra về và khi có tiếng pháo nổ trên lầu 2 thì thành phần sinh viên điều khiển những quả pháo đại khổng lồ sẽ cho nổ tung văn phòng Hành Chánh.
Sau khi sắp đặt kế họach trình cho anh Ba đồng thời cũng báo cáo về cho Thiếu Tá N, trưởng cơ quan GF. Để có phương pháp đối phó hữu hiệu. Duy đích thân đến gặp riêng vị chỉ huy này bàn thảo kế sách . Duy cũng đã được gặp D1(Chuẩn Tướng HTT) và ông đã quyết định cho phá vỡ đầu mối, để bắt gọn các nhân viên và cán bộ cụm tình báo C21. Ông đoán rằng: nếu không phá vỡ đầu mối trước 12 giờ ngày H tuần lễ chót của tháng 10, e rằng tông tích của Duy bị lộ, như thế sẽ nguy hại cho chiến lược lâu dài trong đại học.
Một kế họach phá vỡ đầu mối được Thiếu Tá N trình lên D1 đã được chấp thuận.
Thành phần: chính là Duy và các anh em trong đoàn đặc nhiệm. Thành phần ngoai vi: Một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến của quận 5. Toán cảnh sát sắc phục có phương tiện là công xa…
11 giờ trưa ngày H như đã định, sinh viên lần lượt ra về anh Ba đến gần Duy nói nhỏ: Duy cẩn thận nhé. Bọn cảnh sát chìm trà trộn trong này nhiều lắm nhé! Ráng cố gắng thành công Phong Trào sẽ tưởng thưởng cho Duy. Anh Ba còn nói thêm, không biết sao hôm nay Cảnh Sát Đồ Bông nó lãng vảng gần khu vực này nhiều quá!
- Dạ em cố gắng, anh yên tâm. Duy nói.
11 giờ 30 phút sinh viên ra về càng đông. Duy và anh Ba đứng trong một góc để điều khiển kế họach. Trong khi đó Duy cũng đã bố trí nhân viên trong Đoàn Đặc Nhiệm đứng lẫn lộn vào các sinh viên trước lối ra vào cửa trường để ra dấu hiệu cho các nhân viên sắc phục đến bắt những sinh viên là nhân viên tình báo trong cụm tình báo C21.
Cứ mỗi cái gãy đầu hay gãy tai của anh em trong Đoàn Đặc Nhiệm thì lại có một tên tình báo viên hay cán bộ Cụm tình báo C21 bị nhân viên công lực của ta tạm giữ. Gần 12 giờ anh Ba nóng ruột quay hỏi Duy: liệu kế họach được thực hiện tốt? Vâng thưa anh có thể thực hiện được, ngọai trừ các toán xung kích hành động chậm trể. Duy nói với anh Ba: hay là anh Ba và Duy ra phía cổng trường để quan sát rõ hơn. Anh Ba đồng ý! Vừa đi gần đến cổng, Duy thấy một nhân viên trong Đoàn Đặc Nhiệm đưa tay trái lên gãy vành tai phải của anh, liền ngay sau đó hai anh Cảnh Sát mặc sắc phục đến còng tay của Duy và anh Ba tống lên công xa đưa về bót Cảnh sát Quận 5 nhốt ở đó.Duy nhìn anh Ba và ngược lại anh Ba nhìn Duy trong nỗi tuyệt vọng.
Vào phòng điều tra của Ty Cảnh Sát Quận 5. Duy bị thẩm vấn viên tra tấn thẳng tay . Anh Ba cũng thế. Mặt của Duy bị sưng vù bởi cú đấm của anh Trung Sĩ T thẩm vấn viên . Sau màn dàn chào phòng thẩm vấn của Ty Cảnh Sát Quận 5. Anh Ba và Duy được tách rời ra. Một thẩm vấn viên khác đến đưa anh Ba qua một phòng khác . Riêng Duy vẫn bị giữ lại và sẵn sàng chờ nhận tiếp những cú đấm sấm sét không thương tiếc của Trung Sĩ T.
Bị đau, nhưng Duy không một lời tiếc lộ tông tích mình là ai! Trung Sĩ T bắt Duy hai tay chống lên tường và khám xét. Móc hết giấy tờ trong người của Duy.
Duy không biết ông tìm cái gì từ một chiến hữu của ông, khi cái công việc ông đang làm để hang tháng ông có tiền nuôi sống bản thân và gia đình là do người chiến hữu vừa bị ông tra tấn đem đến.
Điện thoại reo, ông không thèm bắt ông chỉ cấm đầu vào cái mớ giấy tờ là những thẻ sinh viên và những giấy hoãn dịch sức khỏe hoặc học vấn trong cái bốp ông vừa lấy được từ túi quần của Duy. Xem chừng ấy giấy tờ, có lẽ không thỏa mãn tính chuyên nghiệp của ông, nên ông bảo Duy cỡi hết hai chiếc giày để ông tìm chứng tích. Khi Duy cởi xong hai chiếc giày đưa cho ông. Ông thấy dưới lớp vãi lụa dùng lót chân có một tấm card. Ông vội mừng và quay sang hỏi Duy: Cái thứ gì anh để trong này? Duy không trả lời câu hỏi của ông mà nhìn thẳng vào mặt của Trung Sĩ T. Duy thấy sắc mặt của ông biến đổi lạ thường. Ông đến gần Duy dịu giọng hỏi: Anh là người của mình à ?
-Vâng. Anh đừng lo ngại. Việc anh anh cứ làm. Tôi chỉ trách anh là anh quá hăng say tìm hiểu về cái bóp của tôi mà anh quên nghe những cú phone từ mọi nơi gọi đến can thiệp cho tôi, đôi khi trong đó có cú phone của Chuẩn Tướng Phụ Tá Tư Lệnh Đặc Biệt.
-Trung Sĩ T, ra vẽ bối rối. Ông liên lạc với Thiếu Tá Hữu Trưởng F Đặc Biệt người chỉ huy của ông.
Sau cú phonre liên lạc của Trung Sĩ T. Thiếu Tá Hữu xuống gặp Duy tại phòng thẩm vấn tỏ vẽ hối tiếc và xin lỗi Duy. Đích thân ông đưa Duy khám sức khỏe và dùng bửa với ông.
Duy đã được Thiếu Tá N, trưởng cơ quan GF đề bạc với cấp trên ân thưởng Đệ Tam Đẳng Chiến Công Bội Tinh.
Thế là Cụm tình báo C21 đã bị sa lưới với 20 nhân viên trong đó có bốn cán bộ trung và cao cấp. Anh Ba là cán bộ tình báo nòng cốt của C21 vai trò như là một phái khiển tất cả các mạng lưới gián điệp trong các đại học miền Nam. Hoàng Dũng là Phó Chủ Tịch Phong Trào Bảo Vệ Sinh Viên Học Sinh, Khắc Tân là Tổng Thư Ký Phong Trào Sinh Viên các Tôn Giáo và Dương Thị Quỳnh cán bộ trí vận.
Sau công tác vô hiệu hóa cụm tình báo C21, Duy không còn làm việc với Thiếu Tá N và Đoàn Đặc nhiệm nữa. Cấp trên biệt phái Duy sang Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương nhận công tác mới.Duy cũng được biết vị chỉ huy khả kính, Thiếu Tá N cũng không còn là trưởng cơ quan GF, ông cũng được cấp trên điều sang cơ quan khác.

Duy Văn

( số sau: Người Tình của  Nữ Biệt Động Thành)




Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014


ĐẢNG TA THẮNG " NGỤY" 

NHƯNG SỢ VIỆT NAM CỘNG HÒA


Đỉnh Sơn Trà (Danlambao)




 - Trước 1975, dù rằng chẳng mấy khi phải nghe hoặc dùng đến chữ “ngụy” nhưng mỗi lần nghe hoặc đọc phải chữ đó thì cũng có thể hiểu được với cái nghĩa nôm na là “giả mạo”, hoặc có trường hợp là “không chính thống”. Nhưng sau 1975 hì hầu hết những gì ở miền Nam Việt Nam đều bị cho là “ngụy”: chính quyền ngụy, lính ngụy, gia đình ngụy, nhạc ngụy, sách vở ngụy, văn hóa Mỹ - Ngụy, v.v... Trong khi chính bản thân mình lại đã từng sống trong cái xã hội toàn là “ngụy” đó chứ chẳng phải là bị tuyên truyền hoặc nghe ai đó nói lại cho nghe. Điều đặc biệt hơn nữa là ngay cả cha mình cũng là một con người bằng xương bằng thịt mà cũng bị gọi là “ngụy”. Hết biết! Thành thử bây giờ mà có ai đó hỏi tôi “Ngụy nghĩa là gì? “ thì tôi cũng... anh rê o ngo anh rê ngong nặng ngọng! Dù có biết cũng phải thành không biết, bởi người dân, nhất là những thế hệ sinh từ thập niên 1970 trở về sau, đã quen với chữ “Ngụy” theo cách dùng của người Cộng Sản, mình trả lời dù có đúng cũng có thể có phần nào đó ngược lại với những gì họ đang có sẵn hoặc đã quen nghe.

Đến nay nữa là đã 40 năm kể từ ngày Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, trên mạng có vẻ nhộn nhịp với những tin tức sẽ có những buổi lễ tưởng niệm đánh dấu sự kiện đau buồn này của dân tộc Việt. Tôi đã cố gắng tìm xem có ai đó dùng từ Ngụy khi viết hoặc đề cập đến sự kiện này đối với 74 người lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã xả thân trong trận chiến đó hay không, nhưng hoàn toàn chưa gặp. Đâu đó cũng có gặp một vài nhân vật của hàng lãnh đạo đảng CSVN có đề cập tới sự kiện đó nhưng không thấy dùng chữ Ngụy mà cũng chẳng thấy nhân vật nào đủ “can đảm” để dùng đến danh từ Việt Nam Cộng Hòa.

Nếu Chính phủ VNCH là Ngụy thì đồng nghĩa với việc CSVN không thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Nếu điều này trở thành hiện thực thì đảng CSVN sẽ bị toàn dân Việt Nam “tru di tam tộc”. Còn ngược lại thì những người CSVN không thể nào còn có thể mở miệng gọi Chính phủ VNCH trước đây là Ngụy được nữa. Thực tế cho thấy là với tinh thần quốc gia và dân tộc người Việt Nam không ai chấp nhận để mất quần đảo Hoàng Sa của mình mà bằng mọi giá sẽ phải lấy lại, trong khi đảng CSVN đã thể hiện sự bất lực hoàn toàn ở vấn đề này.
Theo tin tức loan truyền trên mạng thì ngày 19/01/2014 này sẽ có những buổi lễ diễn ra ở Sài Gòn và Hà Nội để tưởng niệm và vinh danh những người lính Ngụy đã bỏ mình vì Tổ Quốc. Điều đáng nói là những người ở Hà Nội là những người chưa từng là công dân của Chính phủ Ngụy của miền Nam.

Thêm vào đó, hình ảnh về chiến trận Hoàng Sa năm 1974 cho thấy những người lính Ngụy đã hoàn toàn chủ động và quyết định cái chết của mình cho giang sơn Tổ Quốc - họ đánh tới cùng, biết là tàu sẽ chìm, biết là sẽ chết nhưng họ không rời tàu và sắn sàng đến với cái chết v.v... Cái chết của họ cho thấy hoàn toàn xứng đáng và mang trọn cái nghĩa của hai chữ Oanh Liệt. 

Còn một đoạn tài liệu về cuộc tấn công xâm lược của Trung Cộng vào đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988 đã làm người coi không thể nào tránh khỏi những cảm giác đau xót, ngậm ngùi, uất hận bởi cái chết của những người lính dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN đó có cái gì đó rất là mập mờ, oan uổng và vô nghĩa. Những người lính như là những tấm bia giữa một bãi trống hoang, hoàn toàn không có một sự che chắn, không có một điều kiện để chủ động tiến thoái hoặc khả năng chống trả nào, để bọn lính Trung Cộng tha hồ bắn và nhìn từng con ngươi Việt Nam gục xuống giữa trùng dương. Đau đớn hơn nữa là những người lính Việt Nam đó bị lệnh cấm, không được bắn trả lại. Không có một hình ảnh nào để nói lên rằng họ chiến đấu để bảo vệ cái gì cả. Và càng không thể nào cho đó là một trận đánh. Họ như là những con vật bị trói chân rồi đem quăng ra đó để tế cho Thiên triều của đảng CSVN. Coi đoạn phim đó tôi chi có một cảm giác rất là đau đớn và oan uổng cho những người con của Việt Nam đã bị giết tươi một cách rất là oan uổng trên bãi Gạc Ma năm 1988.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=munnVp7dUoU
Tôi tin rằng sự kiện này đã nằm trong những mưu đồ và thỏa hiệp giữa đảng CSVN và đảng Cộng Sản Thiên triều của họ.
Ngày nay càng nhiều người Việt Nam, mặc dù có người chưa từng là công dân của Việt Nam Cộng Hòa bao giờ, biết được những sự thật về Hoàng Sa và những người lính VNCH đã xả thân ở Hoàng Sa năm 1974 như thế nào, thì đảng CSVN tuy đã huênh hoang là chiến thắng càng cảm thấy sợ và không dám nhắc đến bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa.

Rất nhiều lý do, không có gì là khó hiểu cả!

MỘT ĐỒNG BẠC

Leo Tolstoy
 
Tolstoy mặc dù là người rất nổi tiếng, xuất thân quý tộc nhưng lại thích sống với những người bình dân, kết bạn với những người nghèo và không bao giờ ông ra vẻ hợm hĩnh.
Một lần ông đi du lịch xa, trên đường đi ngang một ga tàu hỏa. Ông muốn đi dạo trong khu sân ga này nên đi dọc theo hành lang nhà ga. Lúc đó một chuyến tàu hỏa đang khởi động, hú còi báo hiệu. Tolstoy đang bước chậm rãi , thình lình một người phụ nữ la toáng lên từ cửa tàu: "Này bác kia ơi, bác mau đưa giúp cho tôi chiếc giỏ trong phòng chờ, tôi quên lấy ra".
Thì ra người phụ nữ này thấy Tolstoy ăn mặc xuềnh xoàng, lại lấm lem bụi đường nên tưởng ông là phu khuân vác của bến tàu.
Tolstoy vội chạy vào phòng chờ lấy cái túi đưa cho người phụ nữ. Người phụ nữ tỏ vẻ biết ơn nói: "Ôi cảm ơn!" rồi dúi vào tay Tolstoy một đồng, "Cái này để thưởng cho bác!"
Tolstoy nhận đồng bạc, nhìn rồi cho vào túi.
Tình cờ, người hành khách ngồi cạnh người phụ nữ lại nhận ra "cái ông khuân vác" đầy bụi bặm này chính là Tolstoy, nên đã quát người đàn bà: "Này chị, chị có biết chị vừa thưởng tiền cho ai không? Đó là Leo Tolstoy đấy!"
"Ôi lạy chúa!", người phụ nữ thảng thốt, "Tôi đã làm gì thế này?" Bà vội giải thích với Tolstoy "Ôi , thưa ông Tolstoy, xin ông đừng để bụng chuyện vừa rồi, xin ông trả lại đồng bạc ấy cho tôi. Làm sao tôi có thể đưa tiền như thế cho ông được? Thành thật xin lỗi ông! Tôi không biết mình đã làm gì nữa".
"Thưa bà, tại sao bà lại xúc động đến thế? . Tolstoy bình tĩnh nói, "Bà có làm việc gì xấu đâu? Đồng bạc này là công của tôi nên tôi phải nhận nó!"
Tiếng còi tàu lại hú vang lần nữa và chiếc tàu bắt đầu xình xịch khởi hành, mang theo người đàn bà vẫn chưa hết bàng hoàng.
Tolstoy mỉm cười nhìn theo con tàu xa dần rồi ông lại tiếp tục cuộc hành trình của mình.