Đại Tướng Cao Văn Viên
Dai Tuong Cao Văn Viên (1921-2008) là một trong 5 Đại tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng của quân lực này trong thời gian lâu nhất (1965-1975).
Cuộc đời binh nghiệp
Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1921 tại Lào. Năm 1949, ông tham gia quân đội Pháp và được đưa đi học khóa đào tạo sĩ quan người Việt tại trường Võ bị Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), tốt nghiệp với quân hàm Thiếu Úy. Sau khi tốt nghiệp, ông được điều về công tác tại bộ tham mưu quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1953, ông được nhận công tác chỉ huy của địa phương quân, khu vực Hưng Yên, lần lượt chỉ huy các tiểu đoàn 10, tiểu đoàn 56 thuộc vùng III.
Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông được điều về công tác tại Phòng 4 (Tiếp vận) thuộc Bộ Tổng tham mưu vừa được thành lập, hàm Thiếu tá. Năm 1956, ông được cử làm Tham mưu trưởng Biệt bộ Phủ Tổng thống, hàm Trung tá. Năm 1960, ông được thăng Đại tá, cử làm tư lệnh Lữ đoàn Dù thay Đại tá Nguyễn Chánh Thi vừa đào tẩu do đảo chính thất bại vào ngày 11 tháng 11 năm 1960.
Trong cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, kiên quyết không đứng về phe đảo chính do các tướng lĩnh Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim tiến hành. Vì vậy ông bị các tướng lĩnh tước quyền chỉ huy Lữ đoàn Dù. Tuy nhiên do sự can thiệp của tướng Tôn Thất Đính nên ông chỉ bị cách ly mà không rơi vào số phận bi thảm như các Đại tá Hồ Tấn Quyền và Lê Quang Tung.
Đầu năm 1964, tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc chỉnh lý để giành quyền lực. Để tranh thủ sự ủng hộ của các sĩ quan trẻ, tướng Nguyễn Khánh đã thăng ông lên quân hàm Chuẩn tướng (vừa được đặt ra) và bổ nhiệm ông vào chức vụ Tham mưu trưởng của Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 năm đó, ông được điều động vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III, hàm Thiếu tướng.
Sau cuộc chính biến của các tướng trẻ gạt bỏ tướng Nguyễn Khánh khỏi chính quyền, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng vào ngày 14 tháng 10 năm 1965, thay tướng Nguyễn Hữu Có (kiêm nhiệm). Năm 1967, khi tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong thời gian ngắn. Cũng trong năm này, ông được thăng quân hàm Đại tướng.
Trong suốt thời gian giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng, ông được đánh giá là một tướng lĩnh có tài và không liên quan đến các hoạt động chính trị. Tuy nhiên, ông cũng bị đánh giá là một người an phận và không muốn tạo trách nhiệm.
Hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của tướng Trần Văn Đôn viết: "Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!"
Trong hồi ký "Đôi dòng ghi nhớ" của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng Tổng tham mưu trưởng, cũng nhận xét là trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng, ông không thực sự làm hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, ít ra chiến trường, đặc biệt là vào những năm 1973-1975, ông chỉ còn chú trọng nhiều đến việc tập luyện yoga và thậm chí, đi học lấy bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn ngoài giờ làm việc.
Lý giải sự việc này, theo cuộc phỏng vấn của Lý Thanh Tâm tháng 12 năm 2004, ông cho rằng do Tổng thống Thiệu, với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, đã tập trung hết quyền binh trong tay, đã cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham mưu chỉ còn giữ vai trò tuân hành và thị chứng. Do đó, ông đã nhiều lần xin từ chức nhưng không được chấp thuận. Vì vậy ông chỉ có thể phản ứng bằng cách tiêu cực như trên.
Năm 1975, trước sức ép mãnh liệt của dư luận và áp lực quân sự của quân Cộng sản, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Cũng không lâu sau đó, tướng Cao Văn Viên cũng từ nhiệm vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, khi chưa có quyết định chính thức của tân tổng thống Trần Văn Hương. Ông giao việc xử lý thường vụ lại cho Trung tướng Đồng Văn Khuyên và lên máy bay di tản sang Mỹ.
Sau 1975, ông sống bình lặng tại Arlington, Virginia. Thời gian gần đây ông sống ở viện dưỡng lão. Ông mất vào rạng sáng ngày 22 tháng 1 năm 2008, hưởng thọ 87 tuổi (1921-2008)[1]
ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN
(1921-2008)
Trần Đông Phong
Kể từ khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, người nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu đời nhất,từ 1965 đến 1975, tưc là gần 10 năm, là Đại Tướng Cao Văn Viên, kế đó là Thống Tướng Lê Văn Tỵ, gần 8 năm, từ 1955 đến 1963, còn những vị khác thì thời gian họ nắm giữ chức vụ này rất ngắn ngủi, có người chỉ chừng vài năm, có người chỉ chừng vài tháng mà thôi. Tuy nhiên trong số những vị này, Đại Tướng Cao Văn Viên là người duy nhất đã nắm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng khi quân số của Quân Lực VNCH lên đến trên 1 triệu người cả nam lẫn nữ và vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, ông đã được Tổng Thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hòa do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nắm giữ.
Theo bản tiểu sử chính thức của Việt Tấn Xã (Who’s Who inVietnam, VNTTX Saigon, 1974,) ông Cao VănViên sinh tại Vientiane (Vạn Tượng,) thủ đô nước Lào ngày 11 tháng 12 năm 1921. Ông theo học trường trung học của người Pháp ở Vientiane và sau khi tốt nghiệp bằng Diplome (trung học Đệ Nhất cấp), ông đi làm công chức trong ngành Kho Bạc (ngân khố) tại thủ đô nước Lào. Ông không phải là một người tình nguyện gia nhập vào quân độïi khi còn ở tuổi đôi mươi như những vị sĩ quan khác mà chỉ gia nhập vào quân đội một cách bất đắc dĩ sau khi bị bắt cầm tù. Có nhiều người từng quen biết với Đại Tướng Cao VănViên cho biết rằng ông Cao Văn Viên trở về Việt Nam với ý định tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng lại bị quân đội Pháp bắt khi ông trên đường trở về Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 1940. Thấy ông nói tiếng Pháp thông thạo, quân Pháp bắt ông phải đi theo họ để làm thông ngôn (thông dịch viên) cho đến khi người Pháp mở lớp huấn luyện sĩ quan để phục vụ cho Vệ Binh Cộng Hòa ở Nam Việt (Gardes Républicaines du Sud Vietnam,) ông đã được gửi đi thụ huấn khóa này. Ông tốt nghiệp lớp Huấn Luyện Sĩ Quan tại Cap St Jacques (Vũng Tàu) vào năm 1949, lúc bấy giờ đã gần 30 tuổi, cùng một khóa với các ông Nguyễn Chánh Thi, sau này là Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, ông Nguyễn Hữu Hạnh, sau này là Chuẩn Tướng, được ông Dương Văn Minh bổ nhiệm làm Tổng Tham Mưu Phó QLVNCH vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì mọi người mới biết Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đã theo Cộng sản từ trước.
Theo ông Phạm Văn Liễu thì Tướng Cao Văn Viên đã từng giữ chức vụ chỉ huy những đơn vị tác chiến từ đầu thập niên 1950 tại Bắc Việt cùng với các sĩ quan sau này nắm giữ những chức vụ lãnh đạo trong guồng máy chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa như Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, Trung úy Trần Thiện Khiêm, Trung úy Tôn Thất Đính, Trung úy Đặng Văn Quang v.v. [1] Tướng Cao VănViên đã từng làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 10 ở Tiểu Khu Hưng Yên, (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng có một thời phục vụ tại tiểu khu này với ông Cao Văn Viên,) tiểu đoàn trưởng Tiểâu Đòan 56, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù, Tư Lệnh Quân Đoàn III trước khi được đề cử giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1965.
Ông cũng đã từng giữ chức vụ Tùy Viên Quân Sự tại Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Washington trong hai năm rồi sau đó được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu (CGS) của quân đội Hoa Kỳ tại Fort Leavenworth vào năm 1956-1957. Một trong những người bạn cùng khóa với ông tại Ft Leavenworth là Trung Tướng Harold G. Moore, người đã chỉ huy trận đánh Ia Drang vào năm 1965. Tướng Moore sau này là tác giả cuốn sách “We’re Soldier Once…and Young”[2] và cuốn sách này đã được quay thành phim rất ăn khách với tài tử nổi tiếng Mel Gibson đóng vai tướng Harold Moore, vớiù sự cộng tác của tài tử Đơn Dương ở Việt Nam. Cũng vì đóng phim này mà Đơn Dương bị chính quyền Cộng sảnViệt Nam gây ra rất nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự can thiệp tích cực của giới nghệ sĩ Hollywood cho nên Đơn Dương sau cùng mới được di dân sang sinh sống ở Hoa Kỳ.
Sau khi trở về nước, Trung Tá Cao Văn Viên được Tổng Thống Ngô Đình Diệm cử làm Tham Mưu Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ tại Phủ Tổng Thống và sau cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, Trung Tá Cao Văn Viên được cử giữ chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Ngày 3 tháng 3 năm 1964, Đại Tá Cao Văn Viên được vinh thăng Thiếu Tướng sau khi bị thương trong lúc đang chỉ huy Lữ Đoàn Nhảy Dù hành quân trong vùng biên giới Việt-Miên. [3] Ông là người sĩ quan cấp đại tá sau cùng được thăng lên chức vụ thiếu tướng 2-sao vì sau đó thì Thủ Tướng Nguyễn Khánh đã sửa đổi lại quy chế và cấp bậc trong quân đội, cho thiết lập thêm cấp bậc chuẩn tướng 1-sao giống như là Brigadier General trong quân đội Hoa Kỳ.
Sau khi được thăng lên thiếu tướng, Tướng Cao Văn Viên được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Đại Biểu Chính Phủ tại Vùng 3 ChiếnThuật ở Biên Hòa vào năm 1964. Một năm sau đó, vào ngày 14 tháng 10 năm 1965, ông lại được cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sang năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội nhưng sau khi Hiến Pháp VNCH được ban hành vào ngày 1 tháng 4 năm 1967 thì ông từ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng, chỉ còn giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho đến tháng 4 năm 1975.
Tướng Cao Văn Viên là người rất hiếu học. Trong thời gian phục vụ tại Phủ Tổng Thống, ông đã tự học và thi đậu cả hai bằng tú tài I và II, sau đó ông lại còn tiếp thục theo đuổi việc học tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và đã lấy được văn bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp.
Sau năm 1975, ông Cao Văn Viên cùng một số sĩ quan Việt Nam, Cam-Bốt và Lào được Trung Tâm Quân Sử của Lục Quân Hoa Kỳ mời cộng tác để viết lại về kinh nghiệm của họ trong cuộc chiến tranh Đông Dươngï và hai tác phẩm của ông đã được trung tâm này xuất bản trong bộ sách Indochina Monographs vào thập niên 1980, đó là cuốn “Leadership” xuất bản vào năm 1981 và “The Final Collapse” xuất bản vào năm 1983. Cuốn The Final Collapse đã được Nguyễn Kỳ Phong dịch ra Việt ngữ dưới tựa đề “Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hòa” xuất bản vào năm 2003. Ngoài ra ông đa õcùng với cựu Trung Tướng Đồng Văn Khuyên viết cuốn “Reflections on the Vietnam War” được xuất bản vào năm 1980.
Sau ngày di tản sang Hoa Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cư ngụ tại tiểu bang Virginia và ông sống một cuộc đời rất thầm lặng, ít liên lạc với bên ngoài cũng như là rất ít xuất hiện trước đám đông, kể cả những buổi họp mặt của các hội đoàn cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Bà Cao Văn Viên đã từ trần cách đây ít lâu và vì tình trạng sức khỏe trở nên rất suy yếu, trong những năm gần đây, ông Cao Văn Viên được đưa vào sống trong một nhà an dưỡng cho người cao niên tại niên tại Arlington thuộc vùng ngoại ô thủ đô Washington D.C.
Suýt Bị Phe Đảo Chánh 1-11-1963 Thủ Tiêu
Cuốn “The Final Collapse” do cựu Đại Tướng Cao Văn Viên viết từ thời 1976-1977 và đã được xuất bản vào năm 1983, tuy nhiên đến 20 năm sau cuốn sách này mới được dịch ra tiếng Việt với sự cho phép của tác giả. Trong bản dịch tiếng Việt nhan đề “Những Ngày Cuối của Việt Nam Cộng Hòa,” tác giả có viết thêm phần “lời bạt” vì tác giả “muốn có đôi lời để giải thích về một hai chú thích ở bản Anh ngữ…”
Về chuyện cuộc đảo chánh 1-11-1963, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết:
“Tiện đây, có mấy việc cũ cần được nêu lên cho chính xác:
“Trưa ngày 1-11-1963, khi trình diện Bộ Tổng Tham Mưu để nhận lệnh hành quân (lúc đó tác giả là đại tá tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù,) tác giả được đưa lên gặp Tướng Dương Văn Minh thay vì Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu trưởng Liên Quân như thường lệ.
“Tướng Minh hỏi: “Tụi “moi” đảo chánh, toa nghĩ sao?”
“Tác giả trả lời: “Đảo chánh là một quốc gia đại sự, sao tới giờ phút này trung tướng mới cho tôi hay?”
“Đó là nguyên văn câu hỏi và trả lời, không hơn không kém. Trong khi đó, một sĩ quan tùy viên của Tướng Minh chỉa súng “carbine” vào lưng tác giả. Vài phút sau, Đại Tá Đỗ Mậu, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, kêu tác giả lên đài phát thanh tuyên bố theo phe đảo chánh. Tác giả trả lời là không có gì để tuyên bố cả. Tác giả bị giam giữ tại Bộ Tổng Tham Mưu và chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc nhờ cảm tình của một số tướng tá theo phe đảo chánh và sự can thiệp của vợ mình.[4]
Vào buổi trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Cao VănViên không theo phe đảo chánh và“chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc” nhưng có một số sĩ quan khác lại không được may mắn như vậy.
Sáng ngày hôm đó, Đại Tá Cao Văn Viên cũng như tất cả các vị tư lệnh mọi quân binh chủng và giám đốc nha sở tại Sài Gòn đều được lệnh cuả Trung Tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VNCH, mời về họp tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Đúng 1 giờ 30 chiều, Trung Tướng Dương Văn Minh, nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Cách Mạng tuyên bố với tất cả sĩ quan hiện diện rằng Quân Đội đã đứng lên làm đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm. Tướng Minh hỏi từng người ai không theo “cách mạïng.” Đại Tá Cao Văn Viên và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt từø chối không theo và cả hai ông đều bị quân cảnh còng tay rồi nhốt trong một căn phòng tại Bộä Tổng Tham Mưu. Cùng bị nhốt chung với hai vị đại tá nói trên còn có Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân, Trung Tá Nguyễn Văn Thiện, Chỉ Huy trưởng Thiết Giáp và Đại Tá Trầân Văn Trung, Tùy viên Quân sự tại tòa Đại sứ Việt Nam tại Paris vưà mới về nuớc v.v.[5]
Tối hôm đó, Đại úy Nguyễn Văn Nhung, sĩ quan tùy viên của Dương Văn Minh, mang Đại Tá Lê Quang Tung và em trai cuả ông là Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt sang nghiã địa cuả Hội Bắc Việt Tương Tế cạnh Bộ Tổng Tham Mưu bắn chết. Không ai được biết một cách chính xác người nào đa õra lệnh xử tử hai vị sĩ quan này, nhưng chỉ trong vòng một ngày 2 tháng 11, viên sĩ quan tùy viên này của Tướng Dương Văn Minh đã giết chết 4 mạng người, nếu kể thêm cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Cho đến bây giờ, thân nhân cuả hai ông Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu cũng không thể nào tìm được di hài cuả họ mặc dù đã cố cất công hỏi thăm tìm kiếm từ năm 1963. Người duy nhất biết đích xác nơi chôn vùi hai vị sĩ quan này là Đại úy Nhung, nhưng ông này đã “dùng dây giày tự tử” sau cuộc chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964.
Một vị sĩ quan khác cũng cùng chung số phận với hai vị sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt này, đó là Đại Tá Hồ TấnQuyền, Tư Lệnh Hải Quân.
Sáng ngày 1 tháng 11, Đại Tá Hồ Tấn Quyền được một sĩ quan Hải Quân cũng là bạn cuả ông là Thiếu Tá Nguyễn Văn Lực mời đi Thủ Đức để ăn mừng sinh nhật cuả ông Quyền. Sau này có nhiều người thắc mắc tại sao Đại Tá Quyền lại đi Thủ Đức ăn sinh nhật vào buổi sáng ngày 1-11 vì trên nguyên tắc, ông là tư lệnh một quân chủng thì đã phải nhận được lệnh về dự phiên họp đặc biệt tại Bộ Tổng Tham Mưu vào trưa hôm đó, tại sao ông lại đi Thủ Đức vì một việc riêng cuả ông?
Một nguồn tin từ trước năm 1975 nói rằng theo cuộc điều tra của An Ninh Hải Quân sau này thì người tài xế lái chiếc xe traction cuả Đại Tá Quyền kể lại rằng dường như Đại Tá Quyền có vẻ không muốn đi nhưng hai người sĩ quan kia đi hai bên có vẻ như là ông bị kèm ở giưã. Trên xe, Đại Tá Quyền ngồi ở giưã, Thiếu Tá Nguyễn Văn Lực ngồi bên phải và Đại Úy Nguyễn Kim H.G. ngồi bên trái ở băng sau. Điều này cho thấy là ông Quyền bị áp lực cuả hai ông sĩ quan thuộc cấp vì theo lễ nghi quân cách thì vị tư lệnh bao giờ cũng phải ngồi ở vị trí bên phải chứ không ngồi ở giưã. Khi xe chạy qua vườn cao su Thủ Đức (lúc bấy giờ Xa lộ Biên Hoà đang được xây cất), người tài xế nghe có tiếng cãi cọ ở phía sau, rồi có tiếng súng nổ. Đại Tá Quyền là người khá to lớn, ông lại có võ nên cả hai vị sĩ quan kia phải khó khăn lắm mới hạ nỗi ông Quyền. Người tài xế được lệnh ngừng xe lại, hai người kia đẩy xác Đại Tá Quyền xuống rừng cao su rồi sau đó xe lại chạy về Bộ Tổng Tham Mưu. Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị đâm chết bằng nhiều lát dao, không biết rõ ai làøthủ phạm, tuy nhiên cả hai ông sĩ quan ngồi cùng ông Quyền ở sau chiếc xe traction đó sau này đều được thăng chức và không hề bị truy tố về tội sát nhân. Trung Tá Lực đã qua đời tại Pháp cách đây ít lâu, còn ông Nguyễn Kim H. G, thì vẫn còn sống tại Hoa Kỳ. Đại Táù Hồ Tấn Quyền nhất quyết không chịu theo phe đảo chánh do đó mà ông đã bị hạ sát.
Người viết được may mắn có quen biết với một vị sĩ quan hải quân, người này là bạn của Thiếu Tá Nguyễn Văn Lực. Trong một cuộc gặp gỡ gần đây tại Westminster, California, vị cựu đại tá Hải Quân này có kể cho người viết nghe những chi tiết về việc Tư Lệnh Hải Quân Hồ Tấn Quyền bị giết vào năm 1963 theo lời tường thuật của chính Trung Tá Lực (mới được thăng chức sau ngày đảo chánh) và những chi tiết này hoàn toàn không giống như nguồi tin vưà nói ở trên.
Trung Tá Lực cho biết rằng ông đã được “móc nối” về vụ đảo chánh và được lệnh phải tìm cách cô lập hoặc đưa Đại Tá Hồ Tấn Quyền ra khỏi Bộ Tư Lệnh Hải Quân vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 vì phe đảo chánh không muốn các đơn vị hải quân chống lại đảo chánh.
Sáng ngày hôm đó là ngày lễ Toussaint (Các Thánh) cho nên công chức và quân nhân được nghỉ nưả ngày, Đại Tá Quyền cùng Thiếu Tá Lực đi đánh quần vợt. Sau đó, Thiếu Tá Lực mời Đại Tá Quyền đi lên Thủ Đức nhậu để mừng sinh nhật của ông Quyền. Ông Quyền không muốn đi vì ông nói rằng chiều hôm đó ông phải vào trình diện Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Quyền vẫn không chịu đi nhưng vì ông Lực năn nỉ hết lời cho nên cuối cùng thì ông nhượng bộ nhưng đòi ông Lực phải về sớm. Ông Lực thường lái xe riêng, một chiếc xe hiệu Vauxhall của Anh, tuy nhiên lúc đó ông bảo người tài xế của Đại tá Quyền sang lái chiếc xe của ông và chính ông Lực thì lái chiếc xe “Traction” của ông Quyền. Đại Tá Quyền ngồi cạnh Thiếu Tá Lực ở băng trước, Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang ngồi đằng sau. Khi xe chạy lên tới vườn cao su Thủ Đức, Thiếu Tá Lực mới nói cho Đại tá Quyền rằng các tướng lãnh đang đảo chánh tại Sài Gòn và yêu cầu ông Quyền theo phe đảo chánh. Ông Quyền nghe nói như vậy thì giận lắm, ông từ chối không chịu theo đảo chánh, mặt ông đỏ rần lên và ra lệnh cho Thiếu Tá Lực phải quay xe trở lại Sài Gòn. Ông Lực không nghe lời, cứ lái xe chạy thẳng và lúc đó thì Đại Tá Quyền rút một con dao găm trong người đâm vào tay phải của ông Lực mấy nhát. Ông Lực phải cố gắng lắm mới giữ được chiếc xe khỏi bị lật và trong lúc đó thì Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang ở đằng sau rút khẩu súng lục Colt-12 bắn một phát vào sau gáy ông Quyền. Đại Tá Hồ Tấn Quyền chết ngay trên chiếc xe traction của ông. Sau đó hai ông Lực và Hương Giang ngừng xe trong rừng cao su, khiêng xác ông Quyền dấu vào sau cốp xe rồi lái thẳng về Bộ Tổng Tham Mưu trình diện các tướng lãnh.
Vị sĩ quan hải quân này cho người viết biết rằng ông gặp Trung Tá Nguyễn Văn Lực chỉ mấy ngày sau cuộc đảo chánh và thấy tay phải của ông Lực vẫn còn bị băng bó. Ông còn cho biết thêm rằng Trung Tá Lực có nói với ông nguyên văn như sau: “cả hai thằng chỉ được có ba trăm ngàn chứ mấy!” Sau đó ông Lực được thăng lên trung tá và được Hội Đồng Cách Mạng cử đi làm Tùy Viên Quân Lực tại Đại Hàn. Sang năm 1964, sau cuộc chỉnh lý thì ông Lực được lệnh phải về Sài Gòn trình diện. Khi ông Lực về đến Sài Gòn thì có người mách ông ta rằng có thể ông sẽ bị bắt, do đó ông đã đào ngũ và chạy sang Nam Vang rồi sang sinh sống ở Pháp. Cố Hải Quân Đại Tá Phạm Gia Luật có thời làm Tùy viên Hải Quân tại London có cho người viết biết rằng hồi đó ông vẫn thường sang Pháp chơi và vẫn đến thăm bạn cũ là cựu Trung Tá Nguyễn Văn Lực đang làm chủ một tiệm ăn nhỏ ở Paris. Ông Nguyễn Văn Lực đã qua đời tại Pháp.
Vị cựu đại tá hải quân này cũng cho biết Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang sau đó được thuyên chuyển về Thủy Quân Lục Chiến và có người kể lại rằng trong nhà ông ta có chưng hình của cố Đại tá Hồ Tấn Quyền trên bàn thờ vì ông bị hồn ma của Đại Tá Quyền về “phá” hoài. Cựu Đại Tá Nguyễn Kim Hương Giang hiện vẫn còn sống tại Hoa Kỳ. Người viết hỏi vị đại tá này có nên viết tắt tên của Đại úy H.G. hay không thì ông trả lời rằng không cần thiết vì trong Hải Quân ai cũng đều biết chuyện này. [6]
Cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ lúc đó là Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống chống lại phe đảo chánh có nói về hai viên sĩ quan Hải Quân này như sau:
“…Sau đó, Đại đội 3 đóng ở Sở Thú báo cáo bắt được một thiếu tá Hải Quân tên là Lực và một đại úy tên là Giang, họ tưởng quân của Lữ Đoàn là quân của phe đảo chánh nên nhờ báo cáo lên Tổng Tham Mưu là họ đã giết được Đại Tá Quyền, Tư Lệnh Hải Quân rồi. Đại đội 3 xin tôi quyết định về hai ông này. Tôi ra lệnh phải giam giữ hai ông cẩn thận để sau này Tổng Thống quyết định….
“Sau cách mạng, Thiếu Tá Lực được lên trung tá. Đại úy Giang, người cùng Thiếu tá Lực giết Đại Tá Quyền, sau cũng lên trung tá và anh cũng sang Mỹ tỵ nạn, cùng ở San Diego như tôi. Chúng tôi cũng đôi khi gặp nhau…” [7]
Trung Tướng Trần Văn Đôn cũng có nhắc đến chuyên Đại Tá Hồ tấn Quyền bị giết: “tại câu lạc bộ Tổng Tham Mưu, Trung Tướng Dương Văn Minh cho tôi biết tin Trung Tướng đã ra lệnh quân sĩ về thủ đô sớm hơn trù liệu vì Đại Tá Hồ Tấn Quyền đã bị giết sợ e đổ bể… Từ đó tôi ra lệnh không được cho bất cứ ai ra khỏi cổng Bộ Tổng Tham Mưu vì tôi sợ bị tiết lộ…”[8]
Trong ngày hôm đó, Đại Tá Cao Văn Viên may mắn chỉ bị còng tay nhưng không bị giết.
Sự may mắn đó có lẽ là nhờ ở sự can thiệp của một người bạn cũ thời cùng phục vụ tại Tiểu khu Hưng Yên ở Bắc Việt, lúc đó đang giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu: Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm. Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, một trong những người đã được chứng kiến từ đầu đến cuối mọi diễn tiến của cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 vì khi đó văn phòng của tướng Trần Thiện Khiêm là bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, có nói đến việc Đại Tá Cao Văn Viên bị bắt giữ như sau:
“Một lúc sau đó, tôi vào trình Thiếu Tướng Khiêm:
- Thưa Thiếu Tướng, tôi thấy giữ Đại Tá Viên (Đại Tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù), dưới phòng họp không tiện lắm. Xin Thiếu Tướng cho phép đưa Đại Tá Viên lên ngồi ở văn phòng tôi và tôi chịu trách nhiệm.
- Được rồi, chú đưa Đại Tá Viên lên phòng chú đi.”[9]
Như vậy có lẽ nhờ được ngồi trong văn phòng của Đại úy Phạm Bá Hoa ở ngay bên ngoài văn phòng của Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm và cũng nhờ tình bạn giữa Đại Tá Cao Văn Viên với Tướng Khiêm mà những tướng khác trong phe đảo chánh đã không giết ông như trường hợp Đại tá Lê Quang Tung. Về sau, khi Tướng Cao Văn Viên trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng, ông Phạm Bá Hoa được Tướng Viên giữ lại làm Chánh Văn phòng của ông cho đến khi được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Cần Thơ.
Một nhân vật nữa cũng bị còng tay nhưng may mắn không bị giết là Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. Theo cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, tham mưu trưởng của ông cho biết như sau: “Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống kể với tôi rằng khi ông đi họp ở Tổng Tham Mưu vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì bị Thiếu Tá Thiệt, Quân Cảnh, còng tay với nhiều sĩ quan cao cấp mà phía đảo chánh gọi là “người tin cậy của Tổng Thống Diệm.” Ông cằn nhằn Thiếu tá Thiệt: “Sao kỳ vậy anh Thiệt? Tôi là sĩ quan cao cấp được Tổng Tham Mưu mời họp mà anh lại còng tôi?” Thiếu tá Thiệt trả lời: “Thưa Trung Tá, tôi không dám, nhưng đây là lệnh của Đại Tá Quan.” Thật vậy, sau này tôi mới biết địa vị quan trọng của Đại Tá Nguyễn Văn Quan từ lúc tổ chức đảo chánh, rồi ông được coi như là phụ tá của Trung Tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu đảo chánh sau trở thành quốc trưởng.” [10]
Đại Tá Nguyễn Ngọc Khôi sau này có cho người viết biết rằng vào ngày hôm sau, 2 tháng 11 năm 1963, mấy vị sĩ quan bị bắt đước gặp Trung Tướng Dương Văn Minh và Trung Tá Khôi đã nói với Tướng Minh rằng các ông chỉ là những sĩ quan trong quân đội, mỗi người đảm trách một chức vu nào đó để thi hành nhiệm vụ mà Bộ Quốc Phòng giao phó chứ không có quyền chọn lựa gì cả. Ông hỏi Tướng Minh tại sao mà những sĩ quan phục vụ cho quân đội chứ không phải là Việt Cộng mà lại bị quân đội dưới quyền lãnh đạo của ông Minh còng tay? Ông Khôi cho biết thêm rằng sau đó ông Dương Văn Minh ra lệnh mở còng cho các sĩ quan đang bị giam giữ tại Bộ Tổng Tham Mưu như Đại Tá Huỳnh Ngọc Hiền, Đại tá Trần Văn Trung, Trung Tá Nguyễn Văn Thiện v.v. Tuy nhiên theo Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ thì sau ngày đảo chánh, Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi lại bị nhóm tướng lãnh “cách mạng” giam ở khám Chí Hòa (173).
Trong một cuộc tiếp xúc dành cho người viết tại tư gia của ông tại thành phố Garden Grove, California, cựu Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi cho biết rằng ông được Đại Uùy Phạm Bá Hoa, Chánh Văn Phòng của Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm gọi điện thoại mời lên họp tại Bộ TTM vào buổi trưa ngày 1 tháng 11 và sau khi ăn trưa tại câu lạc bộ sĩ quan thì tất cả các sĩ quan được mời sang Phòng Họp tại Tòa Nhà Chánh tức là Văn Phòng của Tổng Tham Mưu Trưởng. Vào khoảng hai ba giờ chiều gì đó thì Thiếu tá Thiệt đến gặp nhửng sĩ quan mà ông có tên trong một danh sách và còng tay họ lại. Đại Tá Khôi cho biết ông Thiệt căn cứ vào danh sách và có người thì bị còng riêng, có người thì bị còng chung với người khác. Đại tá Khôi phản đối và đòi được nói chuyên với Trung Tướng Dương Văn Minh. Đến chiều tối thì Tướng Minh vào phòng và khi thấy Đại Tá Khôi đang bị còng thì ông ra lệnh cho Thiếu tá Thiệt mở còng cho ông.
Đại Tá Khôi hỏi Tướng Minh là ông ta có nói cuyện với Tổng Thống Diệm hay không thì ông Minh nói rằng ông Diệm có nói chuyện với Thiếu Tướng Khiêm. Ông Minh nói thêm rằng “Tôi không có mang ơn nghĩa gì với gia đình họ Ngô và tôi sẵn lòng để cho họ ra đi. Nhưng mà họ còn ngoan cố, trốn ra khỏi Dinh Gia Long rồi tìm cách liên lạc với chỗ này chỗ nọ…Tôi sợ rằng tôi không còn có thể bảo đảm an ninh cho họ được nữa…”
Ông Khôi nói rằng tối hôm đó những sĩ quan bị bắt được ăn cơm mang cơm từ Câu Lạc bộ Sĩ quan sang rồi khoảng chừng lối 11 giờ thì ông Khôi cùng một số sĩ quan được đưa sang phòng khác và anh em Đại Tá Lê Quang Tung thì lại được đưa sang một phòng khác nữa. Đó là lần cuối cùng ông nhìn thấy hai vị sĩ quan này…Ngày hôm sau ông bị các tướng lãnh cách mạng nhốt vào khám Chí Hòa.
Cựu Đại Tá Nguyễn Ngọc Khôi có tiết lộ cho người viết một chi tiết quan trọng có liên quan đến kế hoạch chống đảo chánh của ông Ngô Đình Nhu. Ông Khôi nói với người viết rằng khoảng một vài hôm trước ngày cuộc đảo chánh diễn ra, ông Ngô Đình Nhu đã đưa ra một kế hoạch nhằmn bắt giữ một số tướng lãnh và sĩ quan bị nghi ngờ là có thể đang âm mưu đảo chánh. Theo kế hoạch này thì nếu có lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đơn vị được giao phó cho việc đi bắt này sẽ là Lực Lượng Đặc Biệt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê Quang Tung, một vị sĩ quan được xem như là người trung thành nhất với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Khôi nói rằng em trai của ông là Đại úy Nguyễn Ngọc Hạp, lúc bấy giờ là sĩ quan tùy viên của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã kể lại với ông rằng vào khoảng ngày 31 tháng 10 năm 1963, ông Nhu đã trình với Tổng Thống Ngô Đình Diệm yêu cầu thi hành kế hoạch bắt giữ các tướng lãnh nhưng Tổng Thống Diệm đã bác bỏ sự yêu cầu này vì ông cho rằng ông là vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội thì không thể nào ra lệnh bắt giữ các sĩ quan khi mà họ chưa có làm điều gì phạm pháp.[11]
Tổng Thống Diệm Có Ý Định “Ẩn Trốn” Trong Nhà Đại Tá Viên?
Khi xảy ra vụ đảo chánh 1-11-63, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng còn ở Hoa Kỳ, tuy nhiên trong cuốn “The Palace File,” ông có đề cập đến chuyện Đại Tá Cao Văn Viên hồi đó, vì theo ông thì cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã kể lại cho ông nghe khi ông phỏng vấn ông Thiệu ở Luân Đôn hồi năm1976.
TS Hưng viết rằng:
“Theo Tướng Tôn Thất Đính thì khi Đại Tá Cao Văn Viên từ chối không ủng hộ “cách mạng,” Tướng Dương Văn Minh ra lệnh thủ tiêu ông Viên, nhưng Tướng Đính đã cứu mạng ông Viên và nói với ông Minh rằng Đại Tá Viên sẽ không chống lại cuộc đảo chánh, nhờ vậy mà ông Viên chỉ bị nhốt tại Bộ Tổng Tham Mưu chứ không bị thủ tiêu. Ông Viên đã đồng ý để cho hai ông Diệm và Nhu đến ẩn trốn trong nhà ông, tuy nhiên, bà Cao Văn Viên, người vẫn thường đánh mạt chược với tướng Tôn Thất Đính, đã tiết lộ rằng chiều ngày 1-11-63, khi trong Dinh Gia Long gọi điện thoại cho bà thì bà cho họ biết rằng ông Viên đã bị bắt và nhà cuả bà đang bị canh chừng. Do đó, TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã đến nhà Mã Tuyên trong Chợ Lớn để tá túc.”[12]
Người viết có phối kiểm với Đại Tá Trần Văn Thăng, cựu Cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội, cựu Phó Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc gia về chuyện Đại Tá Cao Văn Viên bị nhốt ở Tổng Tham Mưu vào ngày đảo chánh 1-11-1963, Đại Tá Thăng lúc đó là Chánh Sở 3 An ninh Quân Đội dưới quyền của Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn III. Ông Thăng cho biết rằng người đã can thiệp với Trung Tướng Dương Văn Minh không nên thủ tiêu Đại Tá Cao Văn Viên hồi đảo chánh năm 1963 không phải là Trung Tướng Tôn Thất Đính vì lúc bấy giờ Tướng Đính đang chỉ huy và điều động các đơn vị đảo chánh tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ở đại lộ Lê Văn Duyệt. Người đã can thiệp cho Đại tá Cao Văn Viên chính là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, lúc bấy giờ đang giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/ Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà và ngày hôm đó ông đang ngồi ở Bộ Tổng Tham Mưu bên cạnh Trung Tướng Dương Văn Minh. Đại Tá Thăng nói thêm rằng: “Hơn nưã, Tướng Khiêm là bạn thân của Đại tá Cao Văn Viên.”[13]
Điều này rất đáng tin vì theo Đại Tá Phạm Bá Hoa thì “tôi quen biết chưa nhiều với Đại Tá Viên, nhưng theo bà Khiêm nói lại, theo đó thì Thiếu Tướng Khiêm, Thiếu Tướng Khánh và Đại tá Viên rất thân nhau, nhất là từ khi ba vị này còn là sĩ quan cấp úy và cùng chiến đấu ở mặt trận Na Sản trên đất Lào trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp. Và ba gia đình này cũng thân nhau vì có nhiều thời gian sống chung nhau ở Hà Nội trong khi các ông cùng ở mặt trận. Đó là nguyên nhân.” [14]
Tướng Cao Văn Viên cũng phủ nhận chuyện Tổng Thống Ngô Đình Diệm dự định đến “ẩn trốn” trong nhà của ông vào chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963 theo như lời ông Nguyễn Tiến Hưng thuật lại trong cuốn sách của ông. Một người bạn của Đại Tướng Cao Văn Viên có cho người viết biết về nội dung của cuộc điện đàm giưã Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bà Cao Văn Viên vào chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963 do chính Tướng Cao Văn Viên kể lại như sau:
“Khi nghe tiếng điện thoại reo, bà Cao Văn Viên nhắc điện thoại và nói “a-lô” thì từ đường dây bên kia có tiếng nói giọng Huế “Mụ Viên đó hỉ !” Nhận ra đó là giọng của ông Ngô Đình Diệm, bà Viên bèn chào: “kính chào Tổng Thống.” Ông Diệm hỏi: “Có Đại tá Viên ở nhà không?” Bà Viên nói rằng “Thưa Tổng Thống, nhà con đi họp trên Tổng Tham Mưu từ hồi sáng, hiện vẫn còn bị giữ trên đó chưa có về nhà.” Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói với bà Viên: “Nói với ông Viên tôi gởi lời thăm. Thôi chào Mụ Viên hỉ !”
Đại tướng Cao Văn Viên kể lại như thế và nói rằng nội dung cuộc điện đàm cuối cùng giưã Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bà Cao Văn Viên vào chiều 1 tháng 11 năm 1963 chỉ có như vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không hề nhờ bà Cao Văn Viên cho đến nhà ẩn náu như có người đã đồn đại hoặc đã viết vào sách báo. Đại Tướng Cao văn Viên nói với người bạn này rằng ông rất kính trọng và kính phục tư cách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi còn tại chức cũng như là trước khi từ giã cõi đời. [15]
Cuốn “The Final Collapse” do cựu Đại Tướng Cao Văn Viên viết từ thời 1976-1977 và đã được xuất bản vào năm 1983, tuy nhiên đến 20 năm sau cuốn sách này mới được Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt với sự cho phép của tác giả. Trong bản dịch tiếng Việt nhan đề “Những Ngày Cuối của Việt Nam Cộng Hòa,” tác giả có viết thêm phần “lời bạt” vì tác giả “muốn có đôi lời để giải thích về một hai chú thích ở bản Anh ngữ…”
Về chuyện cuộc đảo chánh 1-11-1963, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết:
“Tiện đây, có mấy việc cũ cần được nêu lên cho chính xác:
“Trưa ngày 1-11-1963, khi trình diện Bộ Tổng Tham Mưu để nhận lệnh hành quân (lúc đó tác giả là đại tá tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù,) tác giả được đưa lên gặp Tướng Dương Văn Minh thay vì Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu trưởng Liên Quân như thường lệ.
“Tướng Minh hỏi: “Tụi “moi” đảo chánh, toa nghĩ sao?”
“Tác giả trả lời: “Đảo chánh là một quốc gia đại sự, sao tới giờ phút này trung tướng mới cho tôi hay?”
“Đó là nguyên văn câu hỏi và trả lời, không hơn không kém. Trong khi đó, một sĩ quan tùy viên của Tướng Minh chỉa súng “carbine” vào lưng tác giả. Vài phút sau, Đại Tá Đỗ Mậu, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, kêu tác giả lên đài phát thanh tuyên bố theo phe đảo chánh. Tác giả trả lời là không có gì để tuyên bố cả. Tác giả bị giam giữ tại Bộ Tổng Tham Mưu và chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc nhờ cảm tình của một số tướng tá theo phe đảo chánh và sự can thiệp của vợ mình.
“Sáng ngày 2 tháng 11, 1963, tác giả được trả tự do ra về. Vợ tác giả thuật lại: sau khi cuộc đảo chánh bùng nổ, Tổng Thống Diệm điện thoại hỏi tác giả ở đâu. Sau khi biết tác giả lên Bộ Tổng Tham Mưu họp và có lẽ bị giam giữ ở đó, TT Diệm dặn người nhà liên lạc với tác giả và nói tác giả điện thoại thẳng cho ông. Chừng một tiếng sau, TT Diệm điện thoại một lần nưã. Khi được biết không còn hy vọng, TT Diệm không nói gì thêm và cũng không khi nào ngỏ ý đến nhà tác giả. Ngoài ra cũng không có ai mời TT Diệm đến nhà tác giả như tin đồn.” [16]
Trong một đoạn khác, cũng trong phần “Lời Bạt,” ông Cao Văn Viên nói rõ hơn là trong cuộc đảo chánh 1963, Tướng Dương Văn Minh có ý định giết ông: “Tác giả không hợp tác với Tướng Dương Văn Minh vì ông ta có ý định giết tác giả trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963…” [17]
Ông Cao Văn Viên sau đó có nói thêm rằng ông “thoát chết trong đường tơ kẻ tóc” vì vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đã bị còng tay tại Bộ Tổng Tham Mưu vì không chịu tham gia với phe đảo chánh.
Ba tháng sau, vào ngày 30 tháng 1 năm 1964, Tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo một cuộc đảo chánh không đổ máu lật đổ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của các tướng lãnh đạo cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim v.v. để lên cầm quyền. Lựïc lượng nòng cốt được sử dụng trong cuộc đảo chánh này, được mệnh danh là “Chỉnh Ly,ù” là Lữ Đoàn Nhảy Dù vẫn do Đại Tá Cao Văn Viên làm tư lệnh.
Không Ủng Hộ Đảo Chánh, Dù Là Đảo Chánh Ôn Hòa
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng thì sau khi chứng kiến hai tử thi cuả anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nằm trong chiếc thiết vận xa ở Bộ Tổng Tham Mưu năm 1963, cơn ác mộng triền miên cuả Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau này là nguy cơ bị ám sát hay đảo chánh. Ông Thiệu đã cho TS Nguyễn Tiến Hưng biết rằng khi từ Dinh Gia Long về đến Bộ Tổng Tham Mưu, ông ta thấy chiếc thiết vận xa đi đón TT Ngô Đình Diệm đang đậu ở trước sân và ông đã ra lệnh cho người tài xế mở cửa sau chiếc xe này. Khi được nhìn thấy xác cuả cố TT Diệm và ông Nhu đầy vết dao đâm chém và vết đạn nằm trên sàn xe đẩm máu, ông kinh hoàng và muốn xỉu. Ông giở nón và nghiêng mình trướùc hai xác chết. Tổng Thống Thiệu sau này nói rằng “nếu tôi tìm được Tổng Thống và bào đệ của ông ta trong Dinh Gia Long thì tôi đã có thể đưa hai ông về Bộ Tổng Tham Mưu trên một chiếc xe Jeep mui trần. Không có ai dám giết hai người đó giưã thanh thiên bạch nhật như vậy được.”[18]
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nói rằng cuộc đảo chánh 1963 cũng là một bài học thật đắng cay cho TT Nguyễn Văn Thiệu về tầm quan trọng của sự trung thành của giới sĩ quan dưới quyền ông. Có nhiều người đã phê bình gay gắt TT Thiệu cho rằng căn bản mà ông đã dựa vào đó để chọn Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội chỉ vì ông đánh giá cao sự trung thành của ông Cao Văn Viên đối với TT Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chánh 1963. Khi Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng phỏng vấn ông Thiệu tại London vào năm 1976, ông Thiệu đã bày tỏ với ông Hưng nỗi lo sợ của ông đối với việc người Mỹ có thể ám sát ông rồi đổ thưà cho Việt Cộng hoặc đảo chánh ông. Ông Thiệu biết rằng văn phòng của ông bị người Mỹ nghe lén và sống trong một tình trạng luôn luôn âu lo cho sinh mạng của ông. Ông Thiệu nói với ông Hưng rằng “ tôi chỉ có an tâm trên sân quần vợt, ngay khi mà tôi bỏ chiếc vợt xuống thì cái bóng ma đảo chánh lại trở về với tôi.”[19]
Chính vì vậy mà TT Thiệu đã chọn một vị tướng lãnh không có tham vọng chính trị, một vị tướng lãnh thuần tuý quân sự chỉ biết phục vụ cho quân đội mà thôi để đặt vào địa vị lãnh đạo quân đội. Người đó là Tướng Cao Văn Viên.
Trong hàng ngũ tướng lãnh Việt Nam, Đại Tướng Cao Văn Viên là người đã từng sống tại Hoa Kỳ lâu năm nhất, khoảng gần 4 năm kể cả thời gian làm tùy viên quân sự và theo học khoá CGS tại Fort Leavenworth. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân mà dường như ông có vẻ bị ảnh hưởng bởi truyền thống về vai trò cuả quân đội cuả người Mỹ, đó là quân đội chỉ có nhiệm vụ duy nhất là phục vụ quốc gia. Do đó, không những ông không ủng hộ cuộc đảo chánh khi còn là đại tá chỉ huy Lữ Đoàn Nhảy Dù mà sau này khi nắm giữ vai trò lãnh đạo toàn thể quân đội trên một triệu người, Đại Tướng Cao Văn Viên từ chối không chịu tham gia một âm mưu đảo chánh nào, dường như là đã có 3 lần âm mưu đảo chánh như vậy.[20]
Đầu năm 1975, nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến có tiết lộ vói người viết về một trong những âm mưu đảo chánh nhưng bất thành vì Đại Tướng Cao Văn Viên không chấp thuận tham gia. Theo nhà báo Như Phong thì cuối năm 1974 đầu năm 1975, tình hình chính trị và quân sự tại Việt Nam đang trên đà suy sụp, nhất là sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH, một số người đã quy trách TT Nguyễn Văn Thiệu phải chịu trách nhiệm về nguy cơ Miền Nam có thể đi đến chỗ sụp đổ và họ dự định làm một cuộäc “đảo chánh ôn hòa”ø để lật đổ ông Thiệu rồiø đưa Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Theo nhóm người này thì nếu cuộc đảo chánh thành công, chế độ hợp hiến VNCH vẫn tồn tại, Hiến pháp vẫn tồn tại, tuy nhiên với Cụ Trần Văn Hương làm tổng thống thì Cụ sẽ đứng trên chính trị, giao quyền cho một chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội, có nghiã là chịu trách nhiệm trước quốc dân và Cụ sẽ giao cho quân đội hoàn toàn trách nhiệm trong công cuộc chiến đấu chống Cộng sản.
Nhà báo Như Phong nói rằng hồi đó, tất cả bốn vị tư lệnh quân đoàn và vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH đều xuất thân từ binh chủng Nhảy Dù, đó là Đại Tướng CaoVăn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐI, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh QĐII, Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh QĐ III và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh QĐ IV và những người âm mưu tổ chức đảo chánh đã thuyết phục được đa số trong 4 vị tướng lãnh này. Theo kế hoạch cuả những người này thì 4 vị tư lệnh quân đoàn sẽ họp tại Bộ Tổng Tham Mưu dưới quyền chủ toạ cuả Đại Tướng Cao Văn Viên và họ sẽ mời TT Nguyễn văn Thiệu đến họp về tình hình quân sự rồi trong phiên họp này họ sẽ tuyên bố bất tín nhiệm ông Thiệu, đòi ông Thiệu từ chức hoặc là ép buộc ông Thiệu phải từ chức và sẽ mời Phó TT Trần Văn Hương lên thay thế.
Nhà báo Như Phong nói với người viết rằng kế hoạch này đã thất bại vì Đại Tướng Cao Văn Viên chủ trương quân đội không làm chính trị, ông từ chối không chịu tham gia đảo chánh, dù là đảo chánh “ôn hoà.”
Không Có Tham Vọng Chính Trị
Đối với Đại Tướng Cao Văn Viên, quân đội chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bảûo vệ hiến pháp và bảo vệ quốc gia. Đại sứ Bunker cho biết rằng “một bằng chứng cho hành động xây dựng của phiá quân đội đối với chính phủ mới là việc Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH đã ra lệnh cho Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị in cuốn Hiến Pháp 1967 với phần giải thích và phân phát cho mọi quân nhân các cấp trong quân đội với mục đích để cho mọi quân nhân có ý thức rộng rãi về bản Hiến pháp cũng như là các nghiã vụ của công dân, kể cả quân nhân trong quân lực.” [21]
Đại Tướng William C. Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nói về Đại Tướng Cao Văn Viên như sau : “tôi rất thán phục Đại Tướng Cao Văn Viên vì tính tình chân thật, trung tín, ít nói, thông minh, lịch duyệt như là một nhà ngoại giao… Lúc ông Diệm bị lật đổ, ông Viên là tư lệnh Nhảy Dù. Mặc dù bị đe doạ đến tính mạng, ông Viên vẫn một lòng trung thành với tổng thống nên không chịu tham gia đảo chánh. Do đó sau khi đảo chánh, ông bị cầm tù và lên án tử hình. Nhưng vì ảnh hưởng cuả ông quá mạnh nên cuối cùng được trả tự do và được trở lại nắm quyền…” [22]
Đại Tướng Cao Văn Viên không hề có tham vọng chính trị, tuy nhiên vào năm 1967 thì suýt nưã ông đã trở thành Quốc Trưởng nước Việt Nam Cộng Hòa. Theo cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ kể lại trong cuốn hồi ký của ông thì:
“ Vào năm 1967, sau khi ông Thiệu tuyên bố ông dự định sẽ ra tranh cử Tổng thống, nhiều tướng lãnh trong Quân ủy (tạm dịch chữ “politburo”của ông Kỳ) đã đến gặp riêng ông Thiệu và đòi ông ta đừng ra tranh cử. Họ nói với ông Thiệu rằng tôi đã giữ chức vụ tối cao đó trong một thời gian quá lâu để chứng tỏ rằng tôi biết làm việc và tôi có được sự hậu thuẫn sâu rộâng trong Quân Lực VNCH.
“Các tướng lãnh nói với ông Thiệu rằng:
-Ông hảy để cho ông Kỳ ra ứng cử tổng thống, lo làm chính trị và đương đầu với người Mỹ còn ông thì hảy về làm Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội.”
“ Ông Thiệu đã trả lời với các tướng lãnh rằng:
-Không! Nếu các anh không muốn cho tôi làm ứng cử viên đại diện cho quân đội thì tôi cũng chẳng cần đến quân đội nưã, tôi sẽ ra tranh cử một mình.”
“… Khi gần ngày hết hạn ghi danh ứng cử và công bố liên danh đại diện cho quân đội, tôi mời các tướng lãnh trong “quân ủy” họp lại. Tôi hỏi các tướng lãnh:
-Thời gian mà chúng ta cần để thuyết phục ông Thiệu đừng ra ứng cử đã qua rồi. Các anh muốn ai, ông Thiệu hay là tôi?”
-Chúng tôi muốn ông” các tướng đồng thanh trả lời.
-Được rồi, tôi chấp nhận,” tôi nói.
“Các tướng hỏi lại tôi:
-Ông làm thế nào để thực hiện việc đó?”
“Tôi trả lời:
-Dễ dàng thôi! Nếu mà ông Thiệu muốn có một cơ may hy vọng nào thì ông ta cần phải có sự ủng hộ của quân đội. Vậy thì chúng ta hảy cho ông ấy về hưu. Hảy để cho ông ta ra ứng cử với tư cách dân sự nếu ông ta muốn.”
“Tất cả mọi người gật đầu đồng ý.
“Tôi nói tiếp:
-Như vậy thì chức vụ quốc trưởng sẽ bỏ trống. Sự lưạ chọn hay nhất là Tướng Cao Văn Viên, ông Viên là người có cấp bậc cao và thâm niên nhất. Các anh có đồng ý không?”
“ Tướng Viên là Tổng Tham Mưu Trưởng và tất cả các vị Tư lệnh Vùng đều ủng hộ ông ta. Ông ta là người tốt, một quân nhân giỏi và ông ta là một trong những người ủng hộ tôi mạnh mẽ nhất…”[23]
Như vậy, theo sự tiết lộ của ông Kỳ thì hồi năm 1967, nếu mọi sự xảy ra đúng như cái “quân ủy” của ông đã quyết định với nhau, có lẽ ông Thiệu đã bị cho về hưu và ông Cao Văn Viên đã trở thành quốc trưởng và khi đã làm đến chức vụ quốc trưởng thì không ít thì nhiều, đó là một chức vụ chính trị. Ông Cao Văn Viên không thích làm chính trị và may thay mọi sự đã không xảy ra như ông Kỳ và phe của ông dự định, ông Nguyễn Văn Thiệu trở thành tổng thống và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã giữ Đại Tướng Cao Văn Viên ở lại chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH dù rằng theo ông Kỳ thì ông Viên là một trong những tướng lãnh ủng hộ ông mạnh nhất.
Theo cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, cựu chánh văn phòng cuả Tướng Cao Văn Viên đã viết trong cuốn Đôi Dòng Ghi Nhớ thì Tướng Cao Văn Viên thân với Tướng Nguyễn Cao Kỳ hơn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu vì ông đã được Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH khi ông làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức là thủ tướng. Ít lâu sau đó, vào năm 1966, ông lại được Tướng Kỳ cử làm Tổng Tưởng Quốc Phòng thay thế Trung Tướng Nguyễn Hữu Có và kiêm luôn chức Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCHù, tuy nhiên sau khi Hiến pháp được ban hành thì việc kiêm nhiệm đó không hợp hiến do đó ông rời Bộ Quốc Phòng chỉ giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và ở lại chức vụ đó cho đến năm 1975.
Tướng Cao Văn Viên Đã Xin Từ Chức Năm, Sáu Lần
Có nhiều người chê trách Đại Tướng Cao Văn Viên khi ông giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, họ nói rằng ông chỉ ngồi đó làm “hộp thơ” còn tất cả mọi sự điều động về quân sự đều do TT Nguyễn Văn Thiệu quyết định. Họ nói rằng ngay cả hai vụ triệt thoái Cao nguyên và Vùng I đều do ông Thiệu ra lệnh, Đại Tướng Cao Văn Viên không biết gì cả.
Qua lời kể lại cuả cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết rằng “trên thực tế, mỗi vị tư lệnh quân đoàn là một “hòn đảo độc lập” và TT Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn liên lạc trực tiếp với họ. Không có một guồng máy trung ương nào về việc dự thảo các kế hoạch chiến tranh một cách hữu hiệu tại Bộ Quốc Phòng.” [24]
Trong cuốn “The Final Collapse” cuả ông, Đại Tướng Cao Văn Viên nói rằng “tất cả những quyết định về quân sự đều do TT Thiệu quyết định, Bộ Tổng Tham Mưu là hoàn toàn chỉ có tính cách cố vấn mà thôi.”[25]
Có lẽ vì cảm thấy bất lực không thể làm gì khác hơn để cải thiện guồng máy quân đội, Đại Tướng Cao VănViên đã xin từ chức mấy lần:
“Trong những năm 1970 và 1971, tác giả đã đệ đơn xin TT Thiệu cho về hưu ít nhất là 3 lần. Lý do là vì tác giả đã ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưiidng quá lâu (trên 5 năm,) đã đủ thâm niên quân vụ cùng sức khoẻ kém (có kèm theo giấy bác sĩ chứng nhận.) Lý do tác giả hành động như vậy vì vào khoảng giưã năm 1970, sau một buổi họp với Đại Tướng Creighton Abrams (Tư Lệnh MACV,) ông ta cho biết theo tin tòa đại sứ Hoa Kỳ, TT Thiệu có ý định cho Trung tướng Đỗ Cao Trí thay thế tác giả. Chờ đợi mãi không thấy lệnh thay thế, tác giả cảm thấy mình không còn được “sủng ái” nên đã xin về hưu.” [26]
Đại Tá Phạm Bá Hoa, cựu chánh văn phòng cuả ĐT Cao Văn Viên cho biết rằng “Đại tướng xin từ chức mấy lần rồi mà Tổng Thống không chấp thuận, cho nên Đại tướng nói là Đại tướng không làm việc nưã cho đến khi được từ chức…” Đại Tá Hoa nói rằng đó là lời cuả bà Cao Văn Viên nói với ông ta nhân hôm sinh nhật cuả bà. Ông cũng cho biết thêm là từ năm 1972, Đại tướng Cao Văn Viên đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thống Thiệu tất cả là 4 lần nhưng đều bị ông Thiệu bác bỏ, do đó hàng ngày ông lái trực thăng từ tư dinh trong Chợ lớn lên Bộ Tổng Tham Mưu “làm việc tại văn phòng nhưng cũng không làm hết việc cuả văn phòng nưã chứ vì những nhu cầu quan trọng do các vị tư lệnh trình xin Tổng Tham Mưu theo hệ thống quân giai thì Đại Tướùng Viên bảo các vị đó xin lên tổng thống…”[27]
Ông Trần Văn Đôn cũng cho biết như vậy. Theo ông Đôn thì “đã nhiều lần ông Viên bày tỏ ý không muốn giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng nữa, xin từ chức hoài nhưng ông Thiệu không chấp nhận.”[28]
Trong một cuộc phỏng vấn thu hình dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh tại Virginia vào năm 2006, cựu Đại Tướng cao Văn Viên cho biết ông đã xin từ chức tất cả là 6 lần: “Trước khi cuộc hội đàm tại Paris tiến đến giai đoạn kết thúc vào năm 1973, tình hình quân sự càng thêm căng thẳng. Tổng Thống Thiệu, với tư cách là Tổng Tư Lệnh Tối Cao quân đội, tập trung heat quyền bính trong tay, cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại Dinh Độc Lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp về hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu lần hồi bị dồn vào vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc Phòng chỉ còn là “hộp thơ” giữa tổng thống và Bộ Tổng ThamMưu. Vì không có điều kiện làm việc được như trước, tôi đã năm, sáu lần xin từ chức. Ông Thiệu yêu cầu tôi nán lại đợi người thay thế nhưng ông lại không có quyết định, Tôi không có quyền bỏ ra đi một cách vô trách nhiệm…”[29]
Như vậy, theo Đại Tướng Cao Văn Viên thì tuy giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội nhưng quyền bính thì do Tổng Thống Thiệu hoàn toàn nắm giữ. Điều này cũng không có gì lạ vì ngay cả thượng cấp của ông là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Chính Phủ kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng và Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, Phó Thủ Tướng cũng không hề được biết gì nhiều hơn ông.
Trong bài “Mạn Đàm Với Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên” cuả Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh ngày 1 tháng 9 năm 2001 tại California, Bác sĩ Viên, cựu Phó Thủ Tướng trong chính phủ cuả Đại Tưóng Trần Thiện Khiêm đã kể lại rằng:
“Vụ Ban Mê Thuột làm tan hoang hết. Nội các không hề được hỏi ý kiến. Pas un mot (không mội lời.) Một ngày sau khi bỏ Pleiku, có nhóm hội đồng nội các. Sau chương trình nghị sự, Tổng trưởng Ngô Khắc Tĩnh dơ tay lên nói “thưa Thủ Tướng, tôi xin Thủ Tướng một đặc ân. Dầu sao chúng tôi cũng là nhân viên nội các, bà xã tôi vừa nghe tin mất Pleiku trên đài BBC và đài VOA mới nói lại cho tôi biết. Vậy xin Thủ Tướng nếu có tin gì thì xin thông báo cho chúng tôi, chớ không thì kỳ quá!” Lúc đó trên bàn chủ tọa, Thủ Tướng Khiêm quay qua tôi ngồi phiá bên trái, nó nhỏ “moa cũng vậy.” Tôi ngạc nhiên hỏi lại “Bộ nói giả ngộ hay sao? Anh là Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng, đại tướng 4 sao mà!.” Ông Khiêm gật đầu “thật chớ!” (nguyên văn.)
TS Lâm Lễ Trinh hỏi: “Không lẽ ông Thiệu lại quyết định một mình chuyện quá nghiêm trọng như vậy?” và BS Nguyễn Lưu Viên trả lời: “Tôi có nghe “hình như” Tổng Thống Thiệu có hội ý với hai tướng Cao Văn Viên và Phạm Văn Phú. Tuy nhiên sau tháng 4 năm 1975, tôi thoát được qua đảo Guam, có gặp một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng Tham Mưu, họ quả quyết ông Viên chỉ biết sau khi việc này xảy ra. Phủ Tổng Thống ra lệnh thẳng cho các tư lệnh vùng, không qua Tổng Tham Mưu, bằng một hệ thống trực tiếp. Vậy, ông Thiệu đã chỉ thị ngay cho Tướng Phú? Điểm này, nghĩ nên duyệt lại.” TS Trinh hỏi: “Tại sao Thủ Tướng Khiêm và anh không phản đối?” và BS Viên trả lời: “Phản đối cách nào và vì sao? Có biết đâu mà phản đối? Đây là vấn đề quân sự..”[30]
Trong cuộc tiếp xúc với Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu sĩ quan tuỳ viên và là người thân tín cuả Cố TT Trần Văn Hương trong những ngày cuối cùng, ông Nhựt cho biết là khoảng ngày 25 tháng 4 năm 1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú có cho người mang đến trình lên cho TT Hương một lá thư dày cộm. Ông Nhựt nói rằng TT Hương đã ra lệnh cất ngay lá thư này vào tủ sắt và trước khi bàn giao cho Dương Văn Minh, Cụ Hương đã ra lệnh đốt lá thư này đi. Đại úy Nhựt hỏi Cụ Hương sao Cụ không mở lá thơ xem Tưóng Phú nói gì về vụ triệt thoái Cao Nguyên nhưng Cụ Hương nhất định không đọc vì Cụ nói rằng Tướng Phạm văn Phú đang ở trong tình trạng bị điều tra về trách nhiệm cuả ông trong việc di tản Quân Đoàn II và Cụ đã bắt phải đốt lá thư cuối cùng cuả tướng Phú trước mặt Cụ. Đại Úy Nhựt nói rằng có lẽ trong lá thơ đó, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú có thể giải thích cho Cụ Hương về những lệnh mà ông nhận được từ TT Nguyễn Văn Thiệu và như vậy thì có thể làm sáng tỏ được nhiều ẩn khuất, tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương ra lệnh đốt đi mà không đọc, do đó cho đến giờ này chỉ còn có Đại Tướng Cao Văn Viên là người duy nhất còn sống và một ngày nào đó, có thể Đại Tướng sẽ bạch hoá vấn đề này.[31]
Vai Trò Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH
Khi nghe nói rằng một ông đại tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng một quân đội trên một triệu người mà những chuyện đại sự như là di tản Quân Đoàn II từ vùng Cao Nguyên vể miền đồng bằng hoặc Quân Đoàn I có giữ Huế hay không mà ông Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng không biết gì hết về kế họch triệt thoái và chuyện Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên, Phó Thủ tướng cũng cho biết rằng rằng chính cấp trên của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng cũng là một đại tướng 4-sao mà cũng không biết gì nốt thì điều kỳ quái đó không ai có thể tin được.
Trong suốt hơn 30 năm qua, cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sống rất thầm lặng tại Hoa Kỳ, ông không hề tiếp xúc với bất cứ cơ quan truyền thông nào và cũng không hề trả lời một cuộc phỏng vấn nào trên báo chí. Một vài chi tiết về ông là do một số người khác kể lại, chẳng hạn như Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên, một người bạn và cũng là phó thủ tướng trong nội các của ông một thời gian khá dài đã kể lại câu chuyện được ghi lại trong bài mạn đàm của Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh.
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cũng giữ thái độ im lặng, tuy nhiên khi cuốn The Final Collapse của ông được Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt và xuất bản vào năm 2003 thì ông Cao Văn Viên có viết thêm một đoạn gọi là “Lời Bạt” từ trang 255 đến trang 268 trong đó ông có tiết lộ một số chi tiết có liên quan đến một vài vấn đề chính trị và quân sự hồi trước năm 1975 và cũng có thêm một đôi điều để đính chính một vài điểm không đúng với sự thật về cá nhân ông và quân đội trong cuốn sách “The Palace File” của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Một trong những điều quan trọng trong phần này là vai trò của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ tháng 7 năm 1970 cho đến tháng 4 năm 1975.
Trong phần “Lời Bạt” cũng như là Phụ Bản A về “Vai Trò của Bộ Tổng Tham Mưu,” cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết rằng vào tháng 7 năm 1970, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành một sắc luật cải tổ các cơ cấu quốc phòng và quy định vai trò cùng trách nhiệm của Bộ Tổng Tham Mưu.
Theo Tướng Cao Văn Viên thì “Bộ Tổng Tham Mưu được định nghĩa là một ban tham mưu của liên quân chủng, tạm thời có cơ cấu giống như một bộ tư lệnh Lục Quân. Không Quân và Hải Quân có bộ tham mưu riêng của các quân chủng đó…Trên thực tế và bản chất, Bộ Tổng Tham Mưu là một bộ tham mưu của Lục Quân với thẩm quyền trên hai quân chủng kia…, chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng trưởng quốc phòng về vấn đề huấn luyện, tổ chức và sử dụng quân đội trong đường hướng do tổng thống định liệu.
“Nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham Mưu bao gồm:
-Tổ chức và phát triển quân lực. Sử dụng quân đội để bảo vệ quốc gia và bình định lãnh thổ.
-Thu thập, khai thác tin tứùc tình báo, phản gián có tích cách chiến lược và chiến thuật.
-Phát triển, bổ dụng, bảo trì và quản trị quân đội.
-Thiết lập cấp số quân đội quân đội và nhân viên dân chính cần thiết cho Bộ Tổng Tham MưuThiết lập kế hoạch tiếp vận, theo dõi và cung cấp vũ khí, quân nhu và quân dụng cho quân đội.
-Huấn luyện binh sĩ, nâng cao tinh thần và đời sống vật chất cho quân nhân các cấp.
-Nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến. Khi được chỉ định, soạn thảo kế hoạch hành quân hỗn hợp với các quốc gia đồng minh đang chiến đấu tại Việt Nam.
-Soạn thảo và ban hành luật pháp căn bản về vấn đề giam giữ và đối xử với tù binh chiến tranh.
“Với vai trò và nhiệm vụ được viết ra thành từng chi tiết nhỏ, chúng ta nhận thấy nhiệm vụ của Bộ TTM không liên quan gì đến những quyết định tối hậu của cuộc chiến, đó là trách nhiệm của tổng thống…Bốn quân đoàn, trên lý thuyết, nằm dưới quyền điều khiển của Bộ TTM, tuy nhiên về bản chất của cuộc chiến và cấp số của các cuộc hành quân cho nên trách nhiệm về hành quân được hoàn toàn ủy thác cho tư lệnh các quân đoàn/quân khu. Tư lệnh các quân khu có trách nhiệm về hành chánh, tư lệnh các quân đoàn/quân khu có quyền hành và trách nhiệm trong một khu vực rộng lớn, Bộ TTM ít khi xen vào kế hoạch hành quân hay quyết định của các quân đoàn, trừ trường hợp có hành quân hay thám thính vượt qua biên giới hay quân đoàn yêu cầu cho tăng viện các đơn vị tổng trừ bị dưới quyền của Bộ TTM. Vị tư lệnh quân đoàn là người cớ luôn thẩm quyền về kế hoạch bình định và phát triển ở trong vùng trách nhiệm nên họ có thẩm quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được chỉ định phân phối cho vùng và đặt các tỉnh trưởng dưới quyền kiểm soát của họ. Đây là một quyền hạn mà Bộ TTM không bao giờ có được. Quyền hạn của các tư lệnh quân đoàn rất lớn. Họ thường liên lạc thẳng với tổng thống để nhận và thi hành quân lệnh. Và họ cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng thống…” [32]
Như vậy, theo tinh thần của sắc luật về vai trò của Bộ TTM được Tổng Thống Thiệu ban hành vào tháng 7 năm 1970 thì không thấy nói gì đến quyền điều động các đại đơn vị tức là 4 quân đoàn. Đại Tướng Viên cho biết rằng: “Khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, quốc sách “4 Không” ra đời, lúc mà tất cả mọi hoat động quân sự có ảnh hưởng đến chính trị thì các buổi họp bất thường hay hàng tháng với các tư lệnh quân đoàn, quân khu cùng các tư lệnh quân binh chủng như Hải Quân, Không Quân v.v. được diễn ra trong Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ TTM như thường lệ. Những buổi họp này được đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống Thiệu với tư cách là Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, Tổng Thống Thiệu hoàn toàn lấy mọi quyết định và ra lệnh thẳng cho các nơi. Như vậy, Tổng Thống Thiệu đã đạt được quyền hành tuyệt đối, tập trung mọi quyền hành pháp, lập pháp và quân đội vào một mối duy nhất…” [33]
“…Khi Tổng Thống Thiệu thực sự là Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực VNCH thì Bộ TTM trở thành Bộ Tham Mưu của Tổng Thống. Ông Thiệu ra lệnh thẳng cho các tư lệnh quân đoàn, Không quân và Hải Quân cũng như là liên lạc thẳng với Tham Mưu Trưởng Liên quân của Bộ TTM. Hoa Kỳ biết chuyện này nên trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, Đại Tướng Weyand, đã khuyến cáo chính phủ (Việt Nam) nên dành nhiều quyền hành cho Bộ TTM hơn.” [34]
Để chứng minh cho những điều nói trên, Tướng Cao Văn Viên cho biết tại Cam Ranh, chính Tổng Thống Thiệu quyết định và ra lệnh trực tiếp cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú “tái phối trí lực lượng”:
“Đây là lệnh trực tiếp của Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú tái phối trí lực lượng cơ hữu (lực lượng của quân đoàn) để tái chiếm Ban Mê Thuột. Do đó không có lý do gì Bộ TTM gọi gọi Tướng Phú về Sài Gòn để thiết kế việc rút lui. Ty lệnh quân đoàn và bộ tham mưu phải có khả năng làm việc đó. Trong kế hoạch rút lui, chính Tướng Phú chọn đường Liên Tỉnh lộ 7B để có yếu tố bất ngờ vì các trục lộ khác đã bị địch quân chiếm giữ…” [35]
Về tình hình tại Quân Đoàn I ở miền Trung, Tướng Cao Văn Viên cho biết rằng Quân Đoàn I không báo cáo cho Bộ TTM biết về việc Sư Đoàn 1 Bộ Binh rút ra khỏi Huế về phía nam. Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ TTM biết được việc này qua một giới chức khác. Ông cũng cho biết thêm rằng việc các tướng lãnh thuộc Quân Đoàn I rút lui trên chiến hạm HQ-4 cũng không được báo cáo về Bộ TTM. Chuẩn Tướng Thọ biết được việc này là qua báo cáo của hệ thống truyền tin Hải Quân…
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên không phải là
một vị tướng lãnh bỏ chạy hay đào ngũ như dư luận đồn đại.
Theo Trần Văn Đôn trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” thì ngày 23 tháng 4, sau khi nội các Nguyễn Bá Cẩn từ chức, ông gặp Dương Văn Minh và ông Minh yêu cầu ông Đôn nói với Đại tướng Cao Văn Viên nên ngồi lại ghế Tổng Tham Mưu Trưởng. Ông Đôn đề nghị ông Minh đến thăm ĐT Cao Văn Viên để nói chuyện đó vì có lần ông Viên dọa“ tôi sẽ từ chức ngay. Tôi không thể nào làm việc với ông Dương Văn Minh.”[36]
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975, ông và Đại Tướng Cao Văn Viên vào gặp TT Trần Văn Hương để phúc trình về tình hình quân sự, TT Trần Văn Hương nói với hai ông là Cụ chia xẻ với số phận cuả anh em quân nhân tại chiến trường và sẵn sàng cùng chết với anh em chiến sĩ. Sau đó, TT Trần Văn Hương chỉ định Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH. Đại Tướng Cao Văn Viên nhận lời tuy nhiên ông đã khẩn khoản xin với TT Trần Văn Hương cho phép ông được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương nếu Cụ Hương phải bàn giao quyền hành lại cho Dương Văn Minh và lời yêu cầu của Đại Tướng Viên đã được TT Trần Văn Hương chấp thuận.
Trưa ngày 27 tháng 4, sau khi Cụ Hương họp để bàn về việc đề nghị với quốc hội giao quyền lại cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh và cũng theo ông Trần Văn Đôn thì “buổi họp chấm dứt lúc 12 giờ trưa. Sẵn dịp đó ông Viên xin ông Hương ký sắc lệnh cho mình được nghỉ dài hạn không lương kể từø ngày đó với lý do “không thể làm việc dưới quyền ông Minh.” Ông Hương chấp thuận lời yêu cầu của ông Viên.”[37]
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết: “Tối chủ nhật 27 tháng 4 năm 1975, sau khi Quốc Hội biểu quyết trao quyền lại cho ông Dương Văn Minh, vì thời gian quá gấp rút, theo hệ thống quân giai, tác giả “trình miệng” với Trung Tướng Trần Văn Đôn đang là Tổng Trưởng Quốc Phòng trong nội các của Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, trình lên TT Trần Văn Hương nguyện vọng được về hưu của tác giả đã xin từ 5 năm về trước. Tổng Thống Trần văn Hương biết rõ chuyện này nên đã ký sắc lệnh cho tác giả về hưu. Ông Nguyễn Thạch Vân, Phụ tá của Tổng Thống Hương, hiện đang sống bên Pháp, biết rõ chuyện này.” [38]
Đại Tướng Cao Văn Viên xác nhận chuyện này trong cuộc phỏng vấn dành cho Tiến sĩu Lâm Lễ Trinh vào năm 2006: “Tuy nhiên khi Tổng Thống Trần Văn Hương nhường ghế cho Tướng Dương Văn Minh tháng 4 năm 1975, tôi cương quyết xin giải ngũ vì tôi không phục ông Minh từ lâu, tôi từng là nạn nhân của ông Minh. Tổng Thống Hương chấp nhận đơn của tôi. Ngày 27 tháng 4 năm 1975, tôi rời Việt Nam trong tình trạng hợp lệ.”[39]
Cựu Đại úùy Nguyễn Văn Nhựt, tuỳ viên của TT Trần Văn Hương, cho người viết biết rằng TT Trần Văn Hương đã ký sắc lệnh này tối ngày 27 tháng 4 năm 1975 và đã cho nhân viên thuộc Phủ Tổng Thống mang tay vào Bộ Tổng Tham Mưu trao cho Đại Tướng Cao Văn Viên ngay trong đêm hôm đó.
Sáng ngày 28 tháng 4, trước khi TT Trần Văn Hương trao quyền cho Dương Văn Minh vào buổi chiều, ông Đôn đến văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng và gặp ông Cao Văn Viên để theo dõi tình hình quân sự. Ông Cao Văn Viên nhắc ông Đôn rằng ông đã được TT Trần Văn Hương cho nghỉ dài hạn và yêu cầu ông Đôn, với tư cách là Tổng Trưởng Quốc Phòng, chỉ định người thay thế. Ông Đôn nói rằng ngay lúc đó thì ông Minh gọi điện thoại đến và dặn ông Đôn cố giữ ông Viên ở lại chức Tổng Tham Mưu trưởng, đừng để cho ông Viên đi. Ông Đôn nói ông không biết xử sự ra sao vì nếu ông Tổng Tham Mưu trưởng chỉ đi vắng một thời gian thì ông có thể chỉ định một tướng lãnh khác xử lý thường vụ, tuy nhiên đằng này ôâng Viên nghỉ luôn thì việc đó phải do tổng thống, tổng tư lệnh tối cao quân đội chỉ định. Ông Đôn còn cho biết thêm rằng chiều hôm đó, ông Dương Văn Minh lại gọi cho ông ở Bộ Quốc Phòng và dặn ông hủy bỏ sắc lệnh mà TT Trần Văn Hương đã ký cho phép ông Cao Văn Viên được nghỉ dài hạn: “về lại văn phòng, tôi nhận được điện thoại của ông Minh dặn hủy bỏ sắc lệnh mà ông Hương đã ký cho phép ông Viên nghỉ dài hạn không lương, nhưng sắc lệnh đó ông Hương đã gởi thẳng cho ông Viên rồi, lúc đó ông Hương chưa trao lại quyền tổng thống cho ông Minh.”[40]
Đây là một chuyện thật khôi hài vì ông Trần Văn Đôn chỉ là Xử lý Thường vụ Tổng trưởng Quốc Phòng thì làm sao mà ông ta lại có đủ thẩm quyền để huỷ bỏ một sắc lệnh do tổng thống đã ký? Lúc đó thì Cụ Hương chưa bàn giao và ông Minh cũng chưa có trở thành tổng thống cho nên cái sắc lệnh do Cụ ký vẫn có giá trị. TT Trần Văn Hương là người luôn luôn giữ chữ tín, trọng nguyên tắc và cẩn thận, Cụ biết rằng việc Đại Tướng Cao Văn Viên xin Cụ nghỉ dài hạn vì không thể phục vụ dưới quyền Dương Văn Minh là chính đáng và đã được Cụ chấp thuận, do đó Cụ đã ký sắc lệnh và cho người mang trao tận tay cho ông Viên trước khi bàn giao cho Dương Văn Minh vào buổi tối ngày 27 tháng 4 năm 1975.[41] Nhờ sự thông cảm của Cụ Trần Văn Hương, Đại Tướng Cao Văn Viên đã được mãn nguyện vì ông không thể nào phục vụ dưới quyền một người đã từng ra lệnh còng tay ông, đã từng nhốt ông và đã từng có ý định muốn thủ tiêu ông chỉ vì ông là một quân nhân, một quân nhân thuần tuý chỉ biết trung thành với “Quốc Gia, Danh Dự và Trách Nhiệm,” chỉ biết phục vụ Quốc Gia, phục vụ chính phủ hợp hiến hợp pháp, chứ không phục vụ cho một cá nhân hay một phe phái nào. Ông Cao Văn Viên đã giải thích nguyên nhân tại sao ông nhất quyết không phục vụ dưới quyền Dương Văn Minh như sau: “Tác giả không hợp tác với Tướng Minh vì ông ta có ý định giết tác giả trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963. Tác giả cũng không thể phục vụ cho một chính phủ liên hiệp và lý do quyết định nhất là đã ở chức vụ này quá lâu (gần 10 năm,) sức khoẻ kém và đã xin về hưu 3 lần rồi…” [42]
Đại úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu tuỳ viên cuả TT Trần Văn Hương tiết lộ với người viết rằng khi Cụ Hương chỉ định ĐT Cao Văn Viên làm Tổng Tư Lệnh thì ĐT Viên có ngỏ lời yêu cầu với Cụ Hương xin cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Phó Tổng Tư Lệnh nhưng TT Trần Văn Hương không trả lời. Ông Nhựt nói rằng sau đó, ĐT Cao Văn Viên có gởi đến Phủ Tổng Thống một văn thư chính thức đề nghị cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Phó Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH nhưng TT Trần Văn Hương cũng lại để sang một bên trên bàn viết. Ông Nhựt cho biết sau khi Cụ Hương ký sắc lệnh cho phép ĐT Cao Văn Viên được nghỉ giải hạn không lương vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, ông đã lấy hồ sơ về đề nghị của Tổng Tư Lệnh xin bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Phó Tổng Tư Lệnh QLVNCH đặt ngay ngắn trước mặt Cụ Hương nhưng Cụ Hương nói với ông Nhựt rằng Tướng Ngô Quang Trưởng đang ở trong tình trạng bị điều tra về trách nhiệm cuả ông ta ở Quân Đoàn I, do đó dù rằng Cụ rất có cảm tình với TT Ngô Quang Trưởng nhưng Cụ không thể nào bổ nhiệm ông Trưởng thay thế cho ĐT Cao Văn Viên được.
Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên được TT Trần Văn Hương ký sắc lệnh cho phép được nghỉ dài hạn không lương ngày 27 tháng 4 năm 1975, vị tướng lãnh cao cấp nhất tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, do đó trên nguyên tắc Tướng Khuyên là Xử Lý Thường Vụ chức vụ này. Theo Frank Snepp thì vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, “Tướng Nguyễn Cao Kỳ đi lang thang trong hành lang vắng vẻ của Bộ Tổng Tham Mưu để tìm tướng Đồng Văn Khuyên nhưng ông Khuyên đã biến mất.”[43]
Đại Tá Phạm Bá Hoa, cựu Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận dưới quyền Trung tướng Đồng Văn Khuyên, đã kể lại sự ra đi không một lờøi giả biệt với ông như sau:
“…Trung Tướng Khuyên đi thẳng lên xe Jeep, ông nhìn thẳng phía trước và im lặng trong khoảng 5 phút. Chưa bao giờ tôi thấy thái độ của ông như vậy, và tôi nghĩ: “phải chăng giờ thứ 25 bắt đầu từ đây?” Ông không nói một tiếng nào trong khoảng thời gian đó, sau cùng ông ra hiệu bằng tay và anh hạ sĩ quan tài xế cho xe lăn bánh. Tôi đứng thẳng người đưa tay lên trán chào ông, rồi khoa tay từ biệt để ông hiểu rằng tôi biết chuyện gì đang xảy ra…Tôi không chút phiền muộn nào đối với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cho dù ông đã không một lời từ biệt tôi, một lần từ biệt với biết bao hiểm nguy cho kẻ ở lẫn người đi! Lúc đó là 11 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975…”[44]
Theo ông Trần Văn Đôn thì “8 giờ 15 sáng ngày 29-4-1975, tôi đến Tổng Tham Mưu, nhưng vừa tới cổng thì viên sĩ quan ở cổng chận tôi lại không cho vô vì bên trong đang bị pháo kích. Gần 20 phút sau, tôi vô văn phòng Trung tướng Đồng Văn Khuyên mà Đại Tướng Cao Văn Viên đề cử Xử lý Thường Vụ Tổng Tham Mưu Trưởng kiêm Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tôi mơi ù biết ông Viên đã ra khỏi nước bằng chiếc trực thăng riêng đến cơ quan DAO là cơ quan lo việc tản cư của Mỹ, từ đó chở qua Bangkok, xong lấy phi cơ bay thẳng qua Mỹ. Ông Viên đi ngày 28 tháng 4 sau khi đã sắp xếp nội bộ Tổng Tham Mưu xong. Họ có sắp xếp trước, nếu không thì đâu có đi dễ dàng như vậy. Lúc đi ra khỏi nước ông Viên mặc quần jeans, sơ mi thường. Đến Bangkok, ông lấy vé phi cơ dân sự bay thẳng đến Hoa Thịnh Đốn như một du khách chứ không qua các thủ tục như các người tỵ nạn khác.”[45]
Cũng theo lời ông Đôn, ngay sau đó ông gọi điện thoại để báo cáo tình hình bi đát cho Dương Văn Minh và yêu cầu ông Minh chỉ định gấp cho một Tổng Tham Mưu trưởng mới và đề nghị nên cử Trung Tướng Vĩnh Lộc hay Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Ông Minh đã chỉ định Trung Tướng Vĩnh Lộc vào chức vụ này. Như vậy, Trung Tướng Vĩnh Lộc là vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH nhưng ông cũng đã rời khỏi Việt Nam vào tối 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thực ra thì dù ông Minh có muốn bổ nhiệm Trung tướng Trưởng làm Tổng Tham Mưu Trưởng thì cũng đã quá trể vì ông Trưởng đã rời Việt Nam theo trực thăng cuả Tướng Nguyễn Cao Kỳ, phi cơ này đáp xuống hàng không mẫu hạm Midway cuả Hải Quân Hoa Kỳ vào lúc 1 giờ 12 chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975 và sau đó hai ông được đưa sang chiến hạm Blue Ridge.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông Cao Văn Viên đã không dự lễ “trao quyền tổng thống” cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập vì vào buổi chiều ngày hôm đó ông không còn là Tổng Tư Lệnh hay là Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH nưã, ông chỉ là một thường dân mà thôi. Theo ông Trần Văn Đôn thì người đại diện cho Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tại lễ nhậm chức của ông Dương Văn Minh là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Có nhiều người mến phục Đại Tướng Dương Văn Minh và họ xem ông ta như là một bậc anh hùng. Ông Minh đã được ca tụng là anh hùng đến hai lần trong đời của ông: lần đầu tiên ông được xưng tụng là “Anh hùng Rừng Sát” sau khi ông chỉ huy cuộc hành quân tiêu diệt Bình Xuyên tại Rừøng Sát vào năm 1955 và lần thứ hai ông được xưng tụng là “Anh hùng Cách Mạng” sau khi ông lãnh đạo cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, đã giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Tuy nhiên cũng có một số người không những không xem ông Dương Văn Minh như là một bậc anh hùng, trái lại họ không phục ông Minh dù rằng ông Minh đã từng giữ những chức vụ như Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, Quốc Trưởng và… Tổng Thống “trao quyền.”
Một trong những người đó là Đại Tướng Cao Văn Viên.
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên nhất quyết không chịu phục vụ dưới quyền cựu Đại Tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chánh năm 1963, người đã ra lệnh còng tay ông và suýt nưã thì ông cũng bị thủ tiêu và khi ông Dương Văn Minh nhậm chức “tổng thống” vào giờ chót, ngày chót của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, ông đã không phải mặc quân phục trình diện trước ông tân tổng thống mà ông không phục vì ông cương quyết không nhận bất cứ chức vụ nào dưới quyền ông Dương Văn Minh. Theo ông Trần Văn Đôn thì cũng vào ngày ông Dương Văn Minh được TT Trần Văn Hương “trao quyền” tổng thống tại Dinh Độc Lập thì ông Cao VănViên đã để lại bản sao sắc lệnh cuả Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương, cho phép ông được nghỉ dài hạn không lương kể từ ngày 27 tháng 4 năm 1975 trên bàn giấy của ông rồi ra phi trường bay sang Bangkok, từ đó ông lên phi cơ thương mại bay thẳng sang Hoa Kỳ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có một số dư luận đưa ra những sự đồn đại không những chẳng có mấy tốt đẹp mà lại còn có tính cách nhục mạ vị tướng lãnh cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ nói rằng Đại Tướng Cao Văn Viên đã “hèn nhát bỏ chạy ra ngoại quốc sau khi để lại trên bàn giấy lá đơn xin từ chức dưới tấm bảng 4-sao của ông.”
Điều này hoàn toàn không đúng sự thật.
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên không phải là một vị tướng lãnh bỏ chạy hay đào ngũ như dư luận đồn đại.
Ngược lại, vào cuối tháng 4 năm 1975, mọi quân nhân từ cấp tướng lãnh, các sĩ quan cấp tá, cấp úy, các hạ sĩ quan và anh chị em chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã di tản trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (trong số đó có cả người viết bài này đã may mắn nhảy lên được một chiếc xà lan của Hoa Kỳ rời khỏi Kho 5 ở Khánh Hội vào lúc 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975,) tức là trước ngày Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tất cả những người đó đều đã rời bỏ nhiệm sở một cách “bất hợp pháp” vì họ không hề nhận được lệnh hay sự cho phép của cấp chỉ huy trực tiếp để rời khỏi đơn vị, chỉ riêng có một mình cựu Đai Tướng Cao Văn Viên là đã ra đi một cách hợp pháp vì ông là người quân nhân duy nhất, vị tướng lãnh duy nhất đã được chính vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực tức là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà ký sắc lệnh chính thức cho phép nghỉ dài hạn không lương (một hình thức gần như được giải ngũ trong quân đội) và do đó, không còn có trách nhiệm gì nưã trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khi ông rời Việt Nam vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, không đầy một ngày trướùc khi “Tổng Thống” Dương Văn Minh ra lệnh cho toàn thể các đơn vị trong QLVNCH buông súng đầu hàng quân đội Cộng sản Bắc Việt.
*
* *
Ttrong phần kết luận của bài phỏng vấn vị Đại Tướng khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cách đây gần hai năm trước khi ông từ giã cõi đời, Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh có nói:
“Đại Tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức những người từng biết đến ông- thân hữu, bạn đồng đội cũng như những kẻ bất đồng ý kiến với ông- hình ảnh của lòng chung thủy, “trước sau như một,” không a dua, không phản trace, từ tốn khi phê bình, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh. Ông không bon chen trên chính trường, không đạp lên xác đồng đội để tiến thân. Ông là một vị tướng lãnh phi chính trị bị thời thế cuốn hút vào chính trường gió tanh mưa máu…”[46]
Đại Tướng CaoVăn Viên, vị tướng lãnh đã từng lãnh đạo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong gần 10 năm sau cùng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do, dân chủ và no ấm cho mấy chục triệu nhân dân miền Nam để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng sản Bắc Việt đã từ giã đồng đội, từ giã cõi đời vào hồi 6 giờ 15 sáng ngày thứ ba 22 tháng 1 năm 2008 tại Fairfax, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 87 tuổi..
Đại Tướng Cao Văn Viên đã ra người thiên cổ.
Khi nói về những người chiến sĩ già đã ra đi về miền miên viễn, Thống Tướng Douglas MacArthur, một đại danh tướng của quân đội Hoa Kỳ từng nói một câu bất hủ:
“Những người lính gìà không bao giờ chết, họ chỉ tàn úa mà thôi!”
Tất cả mọi cựu quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xin thành kính nghiêng mình trước sự ra đi của vị anh cả một thời của họ trong quân đội.
Đại Tướng Cao Văn Viên không chết, ông chỉ tàn úa với thời gian.
Trần Đông Phong
Trung Tuong Nguyen Van Hieu
Đời Binh Nghiệp Trung Tướng Nguyen Van Hiếu
10/4/1975 Truy thăng Trung Tướng
08/4/1975 Bị thảm sát tại bản doanh Bộ tư lệnh QĐ3
Năm Chức Vụ Trực Thuộc
03/04/75 Thiếu tướng Tư lệnh phó QĐ3 Tướng Nguyễn Văn Toàn
02/04/75 Thiếu tướng Tư lệnh Mặt
Trận Tiền Phương QĐ3 Tướng Nguyễn Văn Toàn
01/02/75 Thiếu tướng Tư lệnh phó QĐ3 Tướng Nguyễn Văn Toàn
23/10/74 Thiếu tướng Tư lệnh phó QĐ3 Tướng Dư Quốc Đống
29/10/73 Thiếu tướng Tư lệnh phó QĐ3 Tướng Phạm Quốc Thuần
01/02/72 Thứ trưởng Đặc trách Bài trừ
Tham nhũng Phó Tổng thống Trần Văn Hương
09/06/71 Thiếu tướng Tư lệnh phó QĐ1 Tướng Hoàng Xuân Lăm
27/02/71 Thiếu tướng Tư lệnh SĐ5 Tướng Nguyễn Văn Minh
14/08/69 Thiếu tướng Tư lệnh SĐ5 Tướng Đỗ Cao Trí
01/11/68 Thiếu tướng Tư lệnh SĐ22 Tướng Lữ Lan
25/02/68 Chuẩn tướng Tư lệnh SĐ22 Tướng Lữ Lan
01/11/67 Chuẩn tướng Tư lệnh SĐ22 Tướng Vĩnh Lộc
23/06/66 Đại tá Tư lệnh SĐ22 Tướng Vĩnh Lộc
20/06/65 Đại tá Tham mưu trưởng QĐ2 Tướng Vĩnh Lộc
24/10/64 Đại tá Tham mưu trưởng QĐ2 Tướng Nguyễn Hữu Có
10/09/64 Đại tá Tư lệnh SĐ22 Tướng Nguyễn Hữu Có
07/09/64 Đại tá Tư lệnh SĐ22 Tướng Đỗ Cao Trí
12/12/63 Đại tá Tham mưu trưởng QĐ2 Tướng Đỗ Cao Trí
22/11/63 Đại tá Quyền Tư Lệnh SĐ1 Tướng Đỗ Cao Trí
11/06/63 Trung tá Tham mưu trưởng SĐ1 Tướng Đỗ Cao Trí
15/05/63 Thiếu tá Tham mưu trưởng SĐ1 Tướng Đỗ Cao Trí
10/05/63 Tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy và Tham mưu Cao cấp, Ft Leavenworth, KS
01/08/62 Thiếu tá Trưởng P3 QĐ1 Tướng Lê Văn Nghiêm
15/08/57 Thiếu tá Pḥng 3 QĐ1 Tướng Trần Văn Đôn
01/08/54 Đại úy Pḥng 3/TTM, Chợ Quán Đại tá Trần Văn Đôn
01/01/53 Trung úy Pḥng 3/TTM, Chợ Quán Đại tá Trần Văn Đôn
01/07/51 Tốt nghiệp Khóa 3 Vơ Bị Liên Quân Đà-Lạt
Dai Ta Ho Ngoc Can
Dai Ta Hồ Ngọc Cẩn (24 tháng 3 năm 1938 - 14 tháng 8 năm 1975) là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng biệt động quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 bộ binh. Chức vụ cuối cùng lúc bị phía cộng sản bắt là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện (tỉnh lị là Vị Thanh nay là tỉnh lị tỉnh Hậu Giang). Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.
Thiếu thời
Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại miền tây. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc gia Việt Nam. Thuở nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường thiếu sinh quân. Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 trường thiếu sinh quân như sau:
Trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu, ở Gia Định
Trường thiếu sinh quân đệ nhị quân khu ở Huế
Trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu ở Hà Nội
Trường thiếu sinh quân Móng Cái dành cho sắc dân Nùng
Trường thiếu sinh quân đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột
Trường thiếu sinh quân Đà Lạt của quân đội Pháp
Trường thiếu sinh quân Đông Dương của quân đội Pháp, ở Vũng Tàu
Ông được thu nhận vào lớp nhì trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho.
Khi Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường đệ nhất quân khu ở Mỹ Tho. Niên học 1954-1955, trường bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Ông học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào mà ông lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của ông được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của ông chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi.
Binh nghiệp
Năm 17 tuổi ông được gửi lên học tại Liên trường võ khoa Thủ Đức, về vũ khí, niên khóa 1955-1956. Sau ba tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.
Theo quy chế dành cho các thiếu sinh quân thời đó, một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau ông là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.
Chiến tranh tại miền Nam tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, bộ quốc phòng cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt. Ông được nhập học và tốt nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt với cấp bậc chuẩn úy.
Sau khi ra trường, ông theo học một khóa huấn luyện biệt động quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 42 biệt động quân "Cọp ba đầu rằn". Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mau (An Xuyên). Nhờ tài chỉ huy thiên bẩm và chiến đấu gan dạ nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận lên đến trung úy và được bổ nhiệm làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 42.
Cuối năm 1966, ông từ biệt tiểu đoàn 42 biệt động quân đi làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Suốt năm 1967, ông với tiểu đoàn 1 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh vùng sông Hậu. Sau trận tổng công kích Mậu Thân, ông được thăng thiếu tá. Năm 1968, ông là người có nhiều huy chương nhất quân đội.
Năm 1970, ông được thăng trung tá và rời tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 15 thuộc sư đoàn 9 bộ binh. Năm 1972, ông được lệnh mang trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An Lộc. Cuối năm 1973, ông được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện.
Trận chiến cuối cùng
Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.
Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị quân cộng sản tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".
Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về ... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.
NGUYEN HUY HUNG
Chuan Tuong Tran Van Hai
Chuan Tuong Tran Van Hai
Chuẩn Tướng Trần văn Hai Cuộc Đời Binh Nghiệp
Chuẩn tướng Trần Văn Hai sanh năm 1929 tại Cần Thơ. Ông tốt nghiệp Khoá 7 Sĩ Quan Hiện Dịch, tình nguyện về binh chủng Nhảy Dù và phục vụ tại chiến trường miền Bắc cho tới khi đất nước chia đôi.
Sau khi trở về miền Nam, ông phục vụ tại nhiều đơn vị khác nhau tại miền Trung cho tới khi được gởi sang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp tại Hoa Kỳ năm 1960. Lúc đó ông mang cấp bậc đại uý.
Trở về nước, ông tình nguyện sang phục vụ tại binh chủng Biệt Động Quân vừa mới được thành lập và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng trung tâm huấn luyện Dục Mỹ của binh chủng này. Cho tới ngày nay, các cố vấn Hoa Kỳ vẫn còn dùng tên gọi Hai Highway khi nhắc tới ông bởi vì trong thời gian này, ông thường lái chiếc xe ủi đất để làm nền cho các cấu trúc sau này. Sau khi trung tâm huấn luyện đã hoàn thành, ông là người đề xướng ra Khoa Huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy, đào tạo biết bao cán bộ cho tất cả các đại đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Đến cuối năm 1963, ông được vinh thăng Thiếu tá và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ. Cho tới năm 1965 thì được bổ nhiệm vào chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên. Trong thời gian tại chức, ông đã chỉ huy các lực lượng Quân Cán Chính trong tỉnh bẻ gẫy những cuộc tấn công của Việt Cộng xuất phát từ mật khu Vũng Rô của chúng. Quân đội ta nhiều khi còn tổ chức những cuộc hành quân vào tận sào huyệt này. Đầu năm 1966, phu nhơn của Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 là nữ ca sĩ Minh Hiếu tới Phú Yên có việc riêng và lệnh của tướng Vĩnh Lộc là phải đón tiếp chu đáo. Thiếu tá Hai lúc đó đã được thăng cấp Trung tá, quyết định dùng tiền riêng thuê xe dân sự đưa đón thay vì dùng công xa. Vì chuyện này mà Trung tá Hai mất chức tỉnh trưởng với lý do 'không hoàn tất chu đáo nhiệm vụ'. Ngày ông ra phi trường đi đáo nhậm đơn vị mới, quân dân cán chính ra tiễn đưa rất đông. Không ít người đã nhỏ lệ. Năm 1969, Đại tá Trần Văn Hai trở lại Phú Yên để xem xét việc thực thi một số kế hoạch trong Chiến dịch Phượng Hoàng, đã đem theo rất nhiều quà để tặng dân chúng. Ông được quân dân tiếp đón như một người ruột thịt khiến cho một trong những người tháp tùng ông lúc đó là Trung tá Lê Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt Khu 2 đã ngạc nhiên. Và sau này có thuật lại trong cuốn hồi ký 'Cảnh Sát Hoá, Quốc Sách Yểu Tử Của Việt Nam Cộng Hoà' rằng chắc hẳn là trong thời gian làm tỉnh trưởng Phú Yên, tướng Hai đã đối xử với dân chúng tốt hết mực nên mới được quí trọng làm vậy.
Sau khi mất chức tỉnh trưởng Phú Yên, Trung tá Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ huy Trưởng Biệt Động Quân. Và trong biến cố Tết Mậu Thân, ông đã chứng tỏ tài chỉ huycủa mình. Liên đoàn 5 Biệt Động Quân là đơn vị đã phản công tiêu diệt địch ngay trong những giờ giao tranh đầu tiên tại Thị Nghè - Hàng Xanh và sau đó, phụ trách mặt trận Chợ Lớn và Phú Thọ. Ông đã nhiều lần có mặt ngay tại tuyến đầu, chỉ cách nơi giao tranh khoảng 50 thước đặng thị sát mặt trận, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp.
Tháng 5 năm 1968, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bị trọng thương tại mặt trận Thị Nghè. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký đã sắc lệnh bổ nhiệm Đại tá Trần Văn Hai thay thế. Cho tới nay, nhiều người vẫn còn ngộ nhận rằng bởi Thủ tướng Trần Văn Hương là một người trong thân tộc đề nghị nên Đại tá Hai mới có được chức vụ này. Kỳ trung, cụ Trần Văn Hương quê quán Vĩnh Long trong khi Đại tá Hai quê quán Cần Thơ. Hơn nữa, Thủ tướng Chánh Phủ lúc đó là Luật sư Nguyễn Văn Lộc. Cụ Trần Văn Hương tới cuối năm đó mới làm thủ tướng.
Trong thời gian giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đại tá Hai đã điều hợp tất cả các đơn vị một cách rất xuất sắc trong chiến dịch Phượng Hoàng khiến cho các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng bị thiệt hại nặng nề và tê liệt. Tuy vậy, giới truyền thông Tây phương đã xuyên tạc nhiều về chiến dịch này gây nhiều bất lợi cho Việt Nam Cộng Hoà. Quí bạn đọc nào muốn biết thêm về chiến dịch Phượng Hoàng, xin tìm đọc cuốn 'Vietnam: the Conflict and Controversy' của Paul Elliot xuất bản tại Luân Đôn năm 1996 hoặc cuốn 'The Team' của Ian McNeil do University of Queensland Press xuất bản năm 1984.
Tướng Trần Văn Hai tuẫn tiết đã đúng 30 năm và khi nhắc tới ông, chúng ta không quên những thiệt thòi mà ông đã cam chịu trong những ngày phục vụ đất nước. Tuy vậy, cũng phải công tâm mà nói, ông không phải là một cấp chỉ huy có tài dùng người. Khi về chỉ huy ngành cảnh sát, ông có đem theo một số thuộc cấp mà ông một lòng tin tưởng. Một số sĩ quan khi sang làm việc với tướng Hai trong ngành cảnh sát, thấy không thích hợp trong vai trò mới đã xin trở về binh chủng Biệt Động Quân. Cũng cần nói thêm ở đây là tuy giữ chức vụ cao cấp nhứt trong ngành cảnh sát, tướng Hai vẫn thường xuyên ghé thăm các thuộc cấp cũ, một điều mà những ai ở vào vị trí của ông rất ít khi làm.
Năm 1970, tướng Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc Chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44. Năm 1971, ông trở về binh chủng Biệt Động Quân để một lần nữa giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng nhưng chỉ được một năm thì Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt tung ra chiến dịch Xuân - Hè 1972 mà người Mỹ gọi là The Easter Offensive và chúng ta thường gọi là Muà Hè Đỏ Lửa với ba mặt trận chánh là Trị Thiên, Kontum và An Lộc.
Tại mặt trận Kontum, địch tạm chiếm ưu thế trong những ngày đầu. Bộ Tư lịnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh bị chúng tràn ngập, Đại tá Tư lịnh Lê Đức Đạt bị mất tích. Tại phía Bắc Kontum, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù chịu trách nhiệm ngăn chặn Cộng quân tại Tân Cảnh. Sau khi Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù rút khỏi Charlie (Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh ngày 12 tháng 4 tại đây) thì áp lực địch nặng hơn, nên Liên đoàn 6 Biệt Động Quân từ vùng 3 được gởi ra tăng cường cho trận tuyến này. Tại thị xã Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá chỉ huy Sư đoàn 23 Bộ Binh cùng các lực lượng tại đây chống lại vòng vây của địch ngày càng xiết chặt. Trong tình thế đó, Tư lịnh Phó Quân Đoàn I và Quân khu 1 là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn được bổ nhiệm làm Tư lịnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 thay thế Thiếu tướng Ngô Dzu. Đồng thời Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lịnh Phó Hành Quân của Quân đoàn. T ướng Hai đã đích thân có mặt tại chiến trường để chỉ huy 10 tiểu đoàn Biệt Động Quân tái chiếm đèo Chu Pao, khai thông Quốc lộ 14 lên tiếp tay cho các lực lượng bạn giải toả Kontum. Chính trong thời gian này đã xảy ra mấy chuyện đáng tiếc.
Quí bạn đọc nào thuộc binh chủng Nhảy Dù có tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 đều còn nhớ Đại tá Kỵ binh Nguyễn Trọng Luật và Trung tá Kỵ binh Nguyễn Đức Dung. Sau này, Đại tá Nguyễn Trọng Luật giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kiêm Tiểu khu Trưởng Darlac và bị địch bắt sáng ngày 11 tháng 3 năm 1975. Tại mặt trận Kontum nói trên, những báo cáo của Trung tá Dung về tình hình mặt trận lại được tướng Toàn một mực tin tưởng gây nhiều tai hại. Sau trận này, Trung tá Dung vinh thăng Đại tá, giữ chức vụ Tư lịnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh và ít lâu sau, giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Pleiku thay thế Đại tá Trương Sơn Ba tức Yaba đắc cử vào Thượng Nghị Viện. Tuy nhiên, khi giữ chức vụ Tỉnh trưởng, Đại tá Dung được tiếng là làm việc khá đàng hoàng. Nhưng bây giờ xin mời bạn đọc trở lại mặt trận Kontum.
Sau khi các lực lượng Biệt Động Quân đã đẩy lui được Cộng Quân, khai thông Quốc lộ 14 lên Kontum thì Chuẩn tướng Hai cho một số đơn vị Biệt Động Quân tiếp tục khai thông quốc lộ đồng thời một số truy kích tàn quân Việt Cộng. Mọi việc đang diễn tiến tốt đẹp thì Thiếu tướng Toàn gọi máy xuống mạt sát tướng Hai mà theo lời các nhơn chứng thì Quế Tướng công có chửi thề trong lúc điện đàm.
Lệnh của tướng Toàn lúc đó là bằng mọi cách mọi tiến về Kontum trong thời gian ngắn nhứt để giải vây cho Đại tá Kỵ binh Lý Tòng Bá cùng Bộ Tư lịnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu Kontum và do đó, bỏ mặc cho đám tàn quân Việt Cộng đang tháo chạy vô rừng. Chính điều này đã cho phép đám tàn quân đó lấy thêm quân đặng tái tổ chức đội hình rồi tấn công quấy nhiễu gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng bạn sau đó. Sau khi Kontum được giải vây, Đại tá Lý Tòng Bá được vinh thăng Chuẩn tướng trong lúc Chuẩn tướng Hai bị Thiếu tướng Toàn khiển phạt 40 ngày trọng cấm xin gia tăng đồng thời cách chức và gởi trả về Bộ Tổng Tham mưu.
Trở lại Sài Gòn, Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn Kiêm Chỉ huy Trưởng Huấn khu Lam Sơn. Xin nói rõ hơn là Huấn khu Lam Sơn nằm trong quận Ninh Hoà thuộc tỉnh Khánh Hoà. Huấn khu này gồm có Trường Pháo Binh, Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ và Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn là nơi tổ chức các khoá huấn luyện cho Hạ sĩ quan Trừ bị và Tân binh quân dịch.
Mãi tới đầu năm 1974, khi Tư lịnh Sư đoàn 7 Bộ Binh là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lịnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 thì Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm thay thế tướng Nguyễn Khoa Nam, chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ Binh đặt căn cứ tại Đồng Tâm trong tỉnh Định Tường.
.......
* Ghi chú: (Tướng Hai đã tự sát khi miền Nam bị rơi vào tay quân CS Bắc Việt ngày 30-4-1975. )
Thieu Tuong Pham Van Phu
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (1929-1975) là Tư Lệnh Quân Đoàn II Vùng II Chiến Thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Ông sinh năm 1929 tại Hà Đông.
Năm 1953, Phạm Văn Phú tốt nghiệp học viện Võ Bị Liên Quân Đà Lạt khóa 6, sau đó phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù của quân đội Liên Hiệp Pháp.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Pháp và bị Việt Minh bắt giam cùng với Bréchignac, Botella, Clédic, Mackowiak và nhiều quân nhân khác. [1]
Sau Hiệp định Geneve, ông được trao trả và phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .
Năm 1962, Phạm Văn Phú thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt.
Năm 1964, Phạm Văn Phú được thăng Trung Tá và giữ chức Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt.
Năm 1966, được thăng cấp Đại Tá, giữ chức Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 2 Bộ Binh sau đó làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh .
Năm 1968, Phạm Văn Phú được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 và năm 1969 được thăng cấp Chuẩn Tướng .
Năm 1970, ông giữ chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh .
Năm 1971, ông được thăng Thiếu Tướng .
Năm 1974, Phạm Văn Phú giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II Vùng II Chiến Thuật.
Giữa tháng 4 năm 1975, trong khi ông lâm bệnh, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đổ hết trách nhiệm về việc thất thủ ở Cao Nguyên lên vai tướng Phú.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Phú tự sát bằng cách uống một liều thuốc cực mạnh và chết vào trưa ngày 30 tháng 4, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng .
Thieu Tuong Nguyen Khoa Nam
Thieu Tuong Nguyen Khoa Nam
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Nguyễn Khoa Nam, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1927 tại Đà Nẵng. Năm 1953 ông nhập ngũ Khóa III Thủ Đức và gia nhập binh chủng Nhảy dù vào tháng 10 cùng năm.
Từ 1955-1964, Nguyễn Khoa Nam mang lon đại úy.
Năm 1965 ông lên thiếu tá, giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù.
Năm 1967, Nguyễn Khoa Nam thăng cấp trung tá và được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng của Lữ đoàn 3 Nhảy dù. Cuối năm này ông được thăng đại tá.
Năm 1969 ông được cử giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh, kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang. Tháng 11 cùng năm ông được thăng chuẩn tướng.
Năm 1972 ông được thăng thiếu tướng.
Tháng 11 năm 1974, Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ông tự sát vào khoảng rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975.
Nguyễn Khoa Nam được xem là một người sống nội tâm, kín đáo, giản dị; một Phật tử thuần thành; một quân nhân thuần túy không xen vào chính trị, không bị tai tiếng tham nhũng và được binh sĩ yêu mến.
Hồi Ký:
Thương tiếc viết về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam
--------------------------------------------------------------------------------
Cuối tháng 3 năm 1998, anh Thời cựu SVSQ khóa III Thủ Ðức đến nhà tôi mượn tấm ảnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam và tặng tôi một số đặc san NKN do các anh đồng khoa ấn hành từ mấy năm nay. Anh Thời đã yêu cầu tôi viết vài hàng về anh Nam, người anh ruột của tôi. Tôi xúc động vô cùng ! Từ mấy năm nay, tôi không muốn viết về anh Nam nữa, tôi muốn để cho tâm tư lắng xuống và nỗi buồn chia cắt ruột thịt sẽ vơi theo thời gian, nhưng với anh Thời và cũng như tất cả các anh cựu khóa III Thủ Ðức, tôi không thể từ chối được vì các anh là bạn của anh tôi. Ðến giờ phút này, các anh đã ngoài 70, còn ngồi lại với nhau để viết cho nhau và cho các chiến hữu QLVNCH những tâm tình, những kinh nghiệm, đó là điều đáng quý. Tôi kính trọng các anh là ở chổ đó. Những gì tôi viết ở đây về Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là của chính tôi biết, những gì do anh em sĩ quan hay bạn kể lại, nhất là suốt 12 năm trong lao tù Cộng sản, có lẽ tôi muốn kể ra. Thời gian Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam ở trong quân ngũ, từ 1953 đến 1975, tôi rất ít biết vì anh em tôi phải xa nhau, mỗi người một lãnh vực, mỗi người một hoàn cảnh.
1. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Thành phố Tourane (Ðà Nẵng) ngày 23 tháng 9 dl năm 1927.
Gia đình chúng tôi có nhiều anh em nhưng các anh lớn đều mất sớm, đến năm 1975, chúng tôi còn một bà chị là Nguyễn Khoa Diệu Khâm, năm nay 82 tuổi đang ở Sàigòn. Anh Nam và tôi là em út. Anh Nam lớn hơn tôi 8 tuổi, đúng hơn là 7 năm, 7 tháng. Ông thân sinh chúng tôi trước là Thanh Tra Học Chánh tại Ðà Nẵng thường gọi là Cụ Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941 và về nghỉ hưu tại Huế. Mẹ chúng tôi là bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lúy Vương.
2. Anh Nam học Tiểu học tại Trường Ecole des Garcons thành phố Ðà Nẵng, từ năm 1933 đến năm 1939 ra Huế tiếp tục học Lycée Khải Ðịnh và ở nội trú. Anh đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Ðến năm 1946, chiến tranh bùng nổ, cả gia đình chúng tôi phải tản cư, lúc bấy giờ anh đã 19 tuổi, định theo kháng chiến trong hàng ngũ Thanh Niên Tiền Phong nhưng Mẹ tôi giữ lại. Năm 1947, hồi cư, anh Nam tiếp tục học lớp Ðệ Nhị Toán nhưng sau đó theo học lớp Hành Chánh tại Huế, năm 1951 anh giữ chức chủ sự Tài Chánh cho đến năm 1953 thì được gọi nhập ngũ Khóa III Thủ Ðức. Lúc đó tôi có giấy gọi vì đã đủ 18 tuổi được miễn vì còn vài tháng nữa tôi phải thi Tú Tài 2.
3. Tháng 9 năm 1953, tôi vào Sàigòn theo học Faculté des Sciences (Université de Saigon) thì gặp anh Nam, chủ nhật nào hai anh em chúng tôi cũng gặp nhau, chiều Chủ Nhật, tôi đưa anh lên nhà thương Grall, ở đó có xe của quân trường chở về Thủ Ðức.
Tháng 10 năm 1953, anh ra trường tình nguyện vào binh chủng Nhảy Dù, đi học chuyên nghiệp rồi theo đơn vị ra Bắc luôn, tôi không hề hay biết gì cả (lúc này cha mẹ tôi mất rồi nên anh làm theo ý thích của mình). Mãi đến khi nhận được thư anh từ một KBC ngoài Bắc, tôi mới biết anh ở trong đơn vị Nhảy Dù đang hành quân ngoài đó.
Tôi không có ý kiến gì vì biết tính anh tôi khi quyết định rồi thi không thay đổi được.
Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Genève, anh theo đơn vị vào Sàigòn, tôi đến thăm thấy anh mang lon Trung Uùy. Tôi có hỏi anh năm nay 27 tuổi rồi, hòa bình rồi, có tính chuyện vợ con không? Anh cười và nói "Mình nhảy dù, lấy ai thì người đó dễ trở thành quả phụ, tội lắm". Tôi biết anh không muốn lấy vợ. Về sau này, bà con, cô bác làm mai mối cho anh nhiều nơi xứng đáng, rồi anh cũng lờ đi.
Năm 1955, anh làm Ðại Ðội Trưởng thuộc TÐ7ND và hành quân đánh Bình Xuyên tại Sàigòn. Sau đó anh được thăng Ðại Úy và Sư Ðoàn Dù cử anh đi học kỹ thuật ở PAU (Pháp) khoảng 8 tháng. Lúc này anh có mua được một căn phố nhỏ, một phòng ngủ, một phòng khách ở Cư Xá Nhảy Dù trước Trường Ðua Phú Thọ. Anh vẫn ở căn nhà này, không sửa sang cho đến 30-4-75. Thật ra thì ít khi về đây phần lớn thời gian ở trong đơn vị, và lại về nhà một mình cũng buồn lắm, có lẽ ở đơn vị vui hơn. Tháng 5 năm 1975, tôi có xuống thăm căn nhà này nhưng thấy hai thằng quân quản đứng đó nên tôi bỏ đi luôn.
Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Ðại Ðội Trưởng kỹ thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang Ðại úy từ 1955-1964, qua đầu năm 1965 anh giữ chức Tiểu Ðoàn trưởng TÐ5ND, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá.
Từ lúc nắm TÐ5ND, anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TÐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Ðoàn 22 Bộ binh tổ chức anh có về thăm gia đình tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có thì giờ rảnh là về nhà tôi tấm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng trường Trung học Ðệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi.
Ðây là lúc anh em chúng tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói: "Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy bạn phải hy sinh, tội quá, vợ con họ ở nhà chắc đau khổ lắm. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ". Lần đó, anh được ân thưởng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Sau đó tháng 5 năm 1966, TÐ5ND đi Huế về vụ Phật Giáo, cũng là điều bất đắc dĩ.
Năm 1967, thăng cấp Trung Tá và được bổ nhiệm làm Lữ Ðoàn Trưởng LÐ3ND. Lữ Ðoàn được nổi danh với trận đánh đồi Ngok Van ở Kontum. Cuối năm 1967, anh được thăng cấp Ðại Tá với Ðệ Tam Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Năm 1968, LÐ3ND về Sàigòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven đô Ðô Thành Sàigòn Chợ Lớn.
Năm 1969, được cử giữ chức Tư Lệnh SÐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận. Ðến tháng 10 năm 1971 được thăng chức Chuẩn Tướng thực thụ.
- Năm 1972, được thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức.
- Tháng 10 năm 1973 được thăng cấp Thiếu Tướng thực thụ.
Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Vùng IV Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh Sĩ Quan Tùy Viên của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lên Sàigòn tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng nữa đêm 30-4-75 rạng 1-5-75. Ông ngồi trên chiếc ghế bành, mặc quân phục đại lễ với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngã sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40.000$ tiền Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số Chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Ðội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.
Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1975, chị tôi là bà Diệu Khâm và cô con gái xuống Cần Thơ làm mộ bia Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước từ Sàigòn về Cần Thơ xin hốt cốt lúc này tôi (Phước) đang ở tù tại trại Nam Hà - Ba Sao). Khi hài cốt được đưa lên, nhà tôi thấy còn nguyên bộ xương, đặc biệt hàm răng còn rất tốt chưa trám và hư hỏng cái nào, một thẻ bài quân nhân có tên Nguyễn Khoa Nam, một quyển kinh Phật đựng trong bao nylon và một khẩu Browning, bộ xương đã được thiêu liền khi đó, khi thiêu xong tro hài cốt được gia đình đựng trong bình sứ, đem về Sàigòn ngay hôm đó.
Vài ngày sau lễ phục tang được tổ chức tại Chùa Già Lam với sự tham dự đông đủ thân nhân và bà con nội ngoại. Hiện nay tro hài cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được đặt thờ tại chùa Già Lam, đường Lê Quang Ðịnh, quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Ðịnh.
Nếu nói về con người của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là một chuyện rất khó vì anh em tôi tuổi cách xa nhau.
Trong gia đình, Tướng Nguyễn Khoa Nam là một người ít nói, thích sống riêng một mình, nhiều lúc có tâm sự gì cũng không nói với ai nên có vẻ khó hiểu.
Thời kỳ còn làm công chức cũng như khi nắm quyền chỉ huy trong quân đội, tôi thấy Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sốt sắng với mọi người nhưng lạnh nhạt với bà con thân thuộc, nhiều bà con đã chê trách khi cần nhờ vả việc gì.
Tôi nghĩ Thiếu Tướng Nam có tình cảm nhưng tình cảm san sẻ đồng đều cho mọi người nhất là những người nghèo khổ như gia đình binh sĩ. Bà con đến nhờ vả việc gì, ông không tiếp. Là một quân nhân thuần túy. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không muốn chính trị, tôn giáo xen vào quân đội. Hồi còn làm Tư Lệnh SÐ7BB, có một lần một vị Thượng Tọa đến nhờ một việc mà Thiếu Tướng Nam không tiếp, các Cha, các Thầy cũng vậy thôi.
Thiếu Tướng Nam là một nghệ sĩ; hồi nhỏ, lúc còn học ở bậc Trung học, đã là một Họa sĩ. Năm 1945, tranh vẽ đã được trưng bầy ở Triển lãm, trong các năm tản cư 1946-1947 suốt ngày ông say mê bên khung vải, tranh vẽ đủ loại sơn dầu, sơn bột, chì. Cũng là một người có khiếu về âm nhạc và có trình độ ký âm khá.
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam từ nhỏ luôn luôn thích sống cô đơn, thấm nhuần tư tưởng Khổng giáo và Phật giáo, ông luôn luôn lầm bầm "Sắc Sắc, Không Không", làm việc có trách nhiệm và chịu khó học hỏi.
Hồi Ký:
Những Kỷ Niệm Gia Ðình Với Tướng Nguyễn Khoa Nam
Nguyễn Thái Dương
--------------------------------------------------------------------------------
Rời quê hương đã 25 năm mà hình ảnh cậu tôi thỉnh thoảng vẩn hiện về trong giấc ngủ chập chờn. Những ký ức về cậu tôi như là một bức tranh chấm phá. Cậu như là một thế giới riêng đối với tất cả mọi người.
Còn nhớ lúc tôi khoảng 6,7 tuổi, gia đình ông ngoại chúng tôi ở bến đò Chợ Dinh. Nhà trên dành cho ông ngoại còn tất cả ở những căn nhà dưới. Gần đó là chùa Bà La của dòng họ Nguyễn Khoa. Là cháu ngoại đầu tiên, được ông ngoại cưng nhất. Thỉnh thoảng ông bảo mẹ tôi đưa lên nhà trên để ông cho ăn vài món dành cho ông. Cạnh nhà là một cây mộc lan rất lớn, đến mùa cả trăm cánh hoa nở ra thơm ngát cả vườn. Sau nhà là một vườn cam quít rồi đến một thửa đất rộng trồng bắp, sắn, rau cải tùy mùa. Cạnh sông là một nhà chòi cao mà trong những trưa hè nóng nực, mấy cậu cháu chúng tôi thường leo lên ngủ trưa để hưởng gió mát từ sông thổi vào.
Vào khoảng năm 51, chúng tôi dọn lên nhà số 64 đường Gia Hội, sau này đổi tên là đường Chi Lăng, ngay lối đi vào đường Trung Bộ. Cậu lúc này đã đi làm việc trong thành nội. Cậu giống như một ông công tử đất Thần Kinh, luôn luôn mặc đồ bộ màu trắng và đặt cơm từ nhà hàng Morin. Cũng giống như ông ngoại, thỉnh thoảng cậu gọi tôi vào cho thưởng thức vài món ăn Tây. Trong vòng gia đình, ngoài cậu còn có anh Hiệp và anh Cẩm. Anh Hiệp là con bác Kinh, người anh kết nghỉa với ông già tôi. Anh Cẩm là chồng chị Yến, con của cậu Sỉ. Anh Hiệp đi Thiết Giáp, anh Cẩm chọn Pháo Binh. Sau này, cả ba đều trở thành những tướng lảnh của QLVNCH.
Mãn khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, cậu tình nguyện gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Vài người trong gia đình nói rằng đúng ra cậu là một nghệ sỉ hơn là quân nhân. Cậu có khiếu về hội họa, vẻ truyền thần và phong cảnh rất xuất sắc. Cậu cũng có khiếu về âm nhạc và giỏi về ngoại ngử, cả Anh và Pháp. Nghe nói cậu có yêu một người đẹp nhưng về sau người này đi Pháp lấy chồng bác sỉ, từ đó cậu không lập gia đình với ai cả. Trong tranh vẻ của cậu có phảng phất hình bóng của cô này. Có lẻ đây cũng là một vài huyền thoại trong cuộc đời của cậu.
Trong khoảng thời gian cuối 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước, cậu chỉ huy một đơn vị nhảy dù tham dự các cuộc hành quân ở Bắc Việt và trở về Nam sau hiệp định Genẽve.
Năm 62, sau khi tốt nghiệp trường Sỉ Quan Hải Quân Nha Trang, lên thăm cậu tại Sài Gòn, cậu nói: "Ðúng ra ngành Bác Sỉ thích hợp với mi hơn, để cậu nói với ông Quyền xem ông có thể giúp mi đi học Quân Y được không?" Cậu thường dùng chử "mi" của người Huế khi gọi tôi. Cậu là bạn học của HQ Ðại Tá Hồ Tấn Quyền lúc đó là Tư Lệnh Hải Quân. Tôi cũng chẳng để ý đến chuyện này cho lắm. Sau đó Ðại Tá Quyền là người đầu tiên bị đàn em sát hại trong cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vào cuối năm 63.
Cậu ở trong cấp bậc Ðại Úy khá lâu. Vài người nói rằng là Sĩ Quan Nhảy Dù mà cậu rất ít nói, cũng không ăn nhậu với bạn đồng ngũ nên đôi khi bị hiểu lầm từ cấp chỉ huy cũng như bạn bè.
Ðến năm 66, hai cậu cháu có cơ hội gặp nhau ở Ðà Nẵng lúc cậu chỉ huy Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù đang hành quân tại Quảng Ngãi.
Sau trận chiến thắng lẫy lừng của Lử Ðoàn 3 Nhảy Dù tại đồi Ngọc Văn, Kontum mà các anh em nhảy dù nói đùa là đồi Ngóc Văng, cậu được Tổng Thống Thiệu cho lựa chọn một trong 3 chức vụ: Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia hay Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh. Cậu nói rằng Sư Ðoàn 1 của Thiếu Tướng Trưởng quá xuất sắc, không thể làm hơn đưọc, vả lại ở Huế nhiều bà con quá còn ngành Cảnh Sát thì không thích hợp với mình. Với Sư Ðoàn 7 mình có nhiều cơ hội hơn. Cậu đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh kể từ 1969.
Hai vợ chồng tôi có xuống thăm cậu ở Ðồng Tâm vào đầu năm 70, cậu bảo ra ngoài dinh Tư Lệnh tại Mỷ Tho mà ở. Ông Thượng Sĩ quản gia mừng rỡ khi có khách: "Ông Tướng ít khi tiếp bà con, thỉnh thoảng mới ra Mỹ Tho một lần".
Cuối năm 1971, tôi được thuyên chuyển về chỉ huy Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm Hải Quân trong nhiệm vụ yểm trợ cho hai Trung Ðoàn 11, 12 Bộ Binh hoạt động trong khu vực Mỹ Tho và Kiến Hoà sau hơn một năm chỉ huy Liên Ðoàn 3 Thủy Bộ yểm trợ cho Trung Ðoàn 32 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh trong chiến dịch U Minh. Cậu do dự khá lâu vì không muốn tôi ở gần cậu. Thỉnh thoảng, cậu gọi tôi qua phòng hành quân Sư Ðoàn vào buổi tối. Hai cậu cháu có dịp nói chuyện gia đình cũng như những lời chỉ bảo. Cậu thuờng dặn dò: "Mi còn trẻ, ở đơn vị chiến đấu nhiều, tương lai tốt, đừng để dính vào những chuyện rắc rối".
Một câu nói mà tôi vẩn còn nhớ mãi đến ngày hôm nay. Khi nói chuyện về tham nhũng, cậu trầm ngâm nói: "Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, mình không tham nhũng không có nghĩa là đàn em mình không tham nhũng, nhưng họ chỉ làm ăn vừa đủ sống. Nếu mình tham nhũng thì họ phải ăn gấp ba: một cho họ, một cho mình, một cho xếp mình. Bổn phận của cấp chỉ huy là phải giữ mình trong sạch". Tôi nhớ lại thời gian còn hành quân ở Cà Mâu, trong một lần mời Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh và Ðại Tá Thiều dùng cơm ở Bộ Chỉ Huy Liên Ðoàn, hai ông thầy tranh luận về vấn đề tham nhủng. Phó Ðề Ðốc Minh cho rằng miền Nam không thắng được Cộng Sản là vì tham nhủng. Ông chỉ cần độ mười ngàn người trong sạch cùng lý tưởng là có thể đánh bức được Cộng Sản. Ðại tá Thiều cưòi trả lời nhẹ nhàng: "Bạn nói đúng trên lý thuyết. Trong thời chiến tranh, chỉ sống nhờ ngoại viện, một người lính hay cảnh sát lương chỉ đủ sống mươi ngày. Nếu không kiếm chác thêm để nuôi vợ con thì họ đói hết chẳng còn ai để đánh Cộng Sản". Tôi chỉ biết ngồi cười không góp ý kiến. Cả hai ông thầy đều đúng trong một vài khía cạnh nào đó.
Thỉnh thoảng nhận được trợ cấp từ Phủ Tổng Thống, cậu chia hết cho các Trung Ðoàn. Trong những lần hành quân phối hợp, vài vị Trung Ðoàn Trưởng nói đùa rằng tiền ông Tưóng cho ít quá, không biết thế nào chia cho đàn em.
Cậu ở trong một trailer đơn giản do Quân Lực Mỹ để lại và hầu như ăn chay trường. Hàng tháng cậu đều gởi tiền về cho mẹ tôi. Thỉnh thoảng bà già vợ xuống Ðồng Tâm thăm chúng tôi, bà thường nấu đồ chay mời cậu. Cậu thường nói: "Mình ăn chay để đở chết lính".
Cũng trong thời gian này, có dự tính giới thiệu một người bà con của bà Tổng Thống cho cậu. Tôi hỏi cậu chuyện này. Cậu cười: "Làm bà con với Tổng Thống thì khó làm việc lắm".
Có vài điều mà khi còn ở Việt Nam, tôi không muốn chia xẻ với cấp chỉ huy. Mỗi lần có đoàn công voa Cửa Tiểu - Nam Vang là có lệnh điều động từ phòng hành quân Sư Ðoàn qua Kiến Hòa phối hợp với Trung Ðoàn 12, bỏ trống sông Tiền Giang cho dến khi đoàn công voa đi qua khỏi khu vực hoạt động của Sư Ðoàn. Cậu chỉ nói thoáng qua về những hoạt động tình báo chiến lược có từ thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm với sự phối hợp của Trung Hoa Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan. Những hoạt động này đòi hỏi ngân sách riêng không thể phổ biến đưọc.
Ðây là khoảng thời gian thoải mái nhất trong đời binh nghiệp. Sự liên hệ với cậu đã giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, giữ được sự trong sạch của mình mà không đụng chạm đến chuyện người khác. Tuy nhiên, đến cuối năm 72, một sỉ quan đàn em có gốc gác ở Mỷ Tho gặp tôi ngỏ ý hoán chuyển về Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm tại Bến Lức. Thấy mình ở chức vụ cũng khá lâu, tôi nói cho cậu biết ý định của mình. Cậu chỉ mỉm cưòi không nói năng gì hết. Tôi về Hạm Ðội thay vì Liên Ðoàn Ðặc Nhiệm tại Bến Lức do trục trặc kỷ thuật tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Rời Mỷ Tho được mấy tháng là xảy ra vụ còi hụ Long An mà báo chí thời đó có cơ hội tấn công chính quyền về vấn đề tham nhũng và buôn lậu. Vài anh em trong Hải Quân nói đùa rằng tôi đẻ bọc điều, vụ gì cũng tai qua nạn khỏi nhưng họ không biết rằng những chịu đựng mà tôi phải vượt qua vì đưòng binh nghiệp của mình. Vài lần nói chuyện phiếm với anh em: "Trong thời tao loạn, khôn cũng chết, dại cũng chết, biết nhiều khi cũng ngất ngư".
Về Hạm Ðội được gần một năm thì lại được biệt phái ra Ðà Nẵng cùng với HQ Ðại Tá Hà Văn Ngạc vì tình hình sôi động tại Hoàng Sa. Sau khi Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm, tôi được chuyển qua làm Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội I Duyên Phòng. Có vài nguồn tin nói rằng Hải Ðội sẽ là đơn vị đầu tiên đưọc trang bị các PTF nhưng sau đó mọi chuyện im luôn. Cậu vẫn tiếp tục dặn dò: "Mi ráng cẩn thận, Ðà Nẳng không khác gì Vũng Tàu, Mỷ Tho đâu". Vụ buôn lậu Mỹ Khê xảy ra sau đó, lại một lần lao đao.
Cuối năm 74, được tin cậu đuợc bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Ðoàn IV kiêm Vùng 4 Chiến Thuật trong khi ở Vùng 1 những biến chuyển dồn dập báo hiệu ngày tàn của cuộc chiến càng ngày càng đến gần. Tôi qua năn nỉ riêng Ðại Tá Thiều cho sửa tất cả các chiến đĩnh của Hải Ðội.
Ðà Nẵng hỗn loạn trong trong những ngày cuối tháng 3 và sau cơn mưa pháo vào Tiên Sa đêm 29, Quân Ðoàn I cũng như Vùng I Duyên Hải xem như tan hàng. Trong những ngày cuối cùng ở Vũng Tàu sau khi di tản từ Ðà Nẵng và Cam Ranh, với tâm lý hoang mang và chán nản đến cùng cực, tôi cố gắng liên lạc lần cuối với cậu xem cậu có đồng ý để tôi về Cần Thơ không. Cậu chỉ cho một Sỉ Quan nhắn tôi cứ ở Vũng Tàu. Có lẻ cậu đã nhìn đưọc ngày tàn của cuộc chiến và những điều bất hạnh sẽ giáng lên đầu quân dân miền Nam.
Qua Hoa Kỳ đang ở trại tỵ nạn thì những người qua sau cho biết cậu đã tự sát để khỏi đầu hàng địch quân. Cậu cũng như vài Tướng Lảnh khác của miền Nam đã chọn cái chết để giữ tròn khí tiết của người tướng không còn giữ được thành. Dù rằng với một Quân Ðoàn IV đang còn nguyên vẹn, cậu đã không ra lệnh tử chiến để cứu sanh mạng của hàng trăm ngàn quân dân vô tội.
Trong thời gian về Việt Nam làm việc cho một dự án tài trợ ngắn hạn, tôi thường lên chùa Già Lam ở Gò Vấp thắp vài nén hương trước bàn thờ thân phụ tôi và cậu. Nhìn nét mặt nghiêm trang của cậu trong bộ quân phục Nhảy Dù, những kỷ niệm gia đình lại hiện về trong tâm tưởng. Cậu vẫn sống mãi trong lòng quê hương và dân tộc.
Nguyễn Thái Dương
30/4/2000
Là người Việt Nam hải ngoại, chắc có ít ai chưa nghe đến tên Nguyễn Khoa Nam. Nếu bạn là một
người quân nhân cũ, hẳn đã nghe nhiều về người anh hùng đã hiến dâng cuộc đời cho Tổ Quốc.
Nếu bạn chưa từng nghe, nhất là các bạn trẻ, thì tôi hy vọng bạn sẽ dừng lại đây trong giây lát để
chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của người dũng tướng nàỵ
Nói về Nguyễn Khoa Nam, chúng ta không thể không nhắc đến sự khác biệt giữa ông và những
kẻ cùng thờị Binh sĩ kính trọng ông, đồng bào quý mến ông, và ngay cả báo chí thiên tả thời bấy
giờ cũng phải công nhận Nguyễn Khoa Nam là một vị tướng thanh liêm, có đức có tài .Sống
được như vậy không phải là dễ trong cái thời mua quan bán tước của chính quyền Thiệu -
Khiêm. Theo các anh em của Gia Đình Mũ Đỏ, ông là người rất điềm đạm, ít nóị Ông không có gia
đình; tình cảm của ông là tình cảm đã dành cho quê hương, quân đội và anh em chiến sĩ. Đó là
một người quân nhân thuần túỵ
Tôi sẽ không nhắc đến các chiến công của Nguyễn Khoa Nam ở đây, vì trong gần 20 năm dài,
chiến trường nào mà không có hình dáng người lính nhảy dù Việt Nam.
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên,
sinh tại thành phố Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 1927.
Thân sinh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là Thanh Tra Học Chánh Đà Nẵng Thái Thường
Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941, và bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lúy Vương.
Nội tổ của ông là Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng, người đã có công mở mang bờ cõi cho chúa
Nguyễn trong những ngày Nam Tiến.
Ông học Tiểu Học tại trường Ecole des Garcons Đà Nẵng (1933 - 1939), sau ra Huế tiếp tục học ở
Lycee Khải Đi.nh. Ông đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến
năm 1947, Nguyễn Khoa Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán, rồi theo học lớp Hành Chánh tại Huế.
Vốn dòng võ tướng nhưng ông không tình nguyện theo con đường quân bi..
Đến năm 1953, ông nhập ngũ theo lệnh động viên, vào Khóa III tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ
Đức. Tháng 10 năm 1953, Nguyễn Khoa Nam ra trường và tình nguyện vào binh chủng Nhảy Dù
rồi được điều động ra Bắc.
Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Geneve, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam theo đơn vị trở về Saigon.
Năm 1955, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam làm Đại Đội Trưởng, thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù trong
cuộc hành quân đánh Bình Xuyên tại Saigon. Sau đó ông được thăng Đại Úy và được cử đi học
kỹ thuật ở Pháp trong 8 tháng.
Năm 1956, Đại Úy Nguyễn Khoa Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù tại trại
Hoàng Hoa Thám.
Tháng 1 năm 1957, sau một khóa tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông trở về phục vụ tại Phòng 3 (Kế Hoạch
Hành Quân) Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Năm 1960, ông được chuyển về làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.
Năm 1963, ông được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.
Năm 1964, Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.
Năm 1965, ông được bổ nhiệm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Đến cuối năm này, vì
nhu cầu chiến trường, Lũ Đoàn Nhảy Dù được tổ chức lại thành Sư Đoàn Nhảy Dù.
Năm 1967, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù,
nổi danh với trận đánh tại đồi 1418, Kontum. Đến cuối năm 1967, ông được thăng cấp Đại Tá và
trao tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (VNCH) và Silver Star (chính phủ Hoa Kỳ trao
tặng).
Năm 1969, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được Bộ Quốc Phòng thuyên chuyển ra khỏi Sư Đoàn
Nhảy Dù, để giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang.
Tháng 11 năm 1969, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận.
Đến tháng 10 năm 1971, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được thăng hàm Chuẩn Tướng.
Tháng 10 năm 1973, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.
Tháng 11 năm 1974, là một vị sĩ quan có khả năng và uy tín hàng đầu trong quân lực, Thiếu
Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật.
Tháng 4 năm 1975, khi miền Nam đang trong cơn rối loạn trước đà tiến công ồ ạt của Cộng Sản,
các đại đơn vị truyến trước bị tan hàng hay trở nên vô hiệụ Các tướng lãnh thì lo chạy giữ thân,
bỏ mặc binh sĩ và đồng bào mà họ có trách nhiệm bảo vê.. Trong khi đó tất cả các lực lượng
Cộng quân tại vùng IV đều bị chống chế không giở trò gì được. Tình hình ở miền Tây thật yên
tĩnh, như không có chuyện gì xảy ra trong khi Vùng I, II, III đều bị xích xe tăng Cộng Sản tràn ngập.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Saigon đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi để
cho các sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền giải tán theo lệnh của chính phủ, khoảng nửa đêm 30
tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tự sát. Bác sĩ
Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu đã tẩm liệm và đưa di hài Thiếu Tướng ra an
táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.
Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước đến Cần Thơ mang di hài Thiếu
Tướng Nguyễn Khoa Nam về hỏa táng. Hiện nay tro cốt của Thiếu Tướng dược lưu tại chùa Già
Lam, đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét