Duy văn
Từ
ngữ “ Nhạc Sến” tôi đã nghe người ta nói lúc tôi vừa lên 15 tuổi, khi đi dự một
buổi ca nhạc do Liên trường Trung học Toàn tỉnh Tây Ninh tổ chức và sau này
trong các show ca nhạc ở Saigon mà tôi có dịp tham dự cũng đều nghe từ ngữ này
họ noí vơí nhau trong giơí nghe nhạc trước năm 1975. Thật sự vào thơì điểm này,
tôi nghe là nghe chứ không thắc mắc và không rãnh để mà tìm hiểu để làm gì!
Mãi
sau khi tôi trưởng thành và học nhạc,biết sử dụng một vài nhạc cụ, biết hát
“tài tử” thì tôi lại muốn tìm hiểu thế nào gọi là nhạc “sến”, bởi vốn dĩ tôi
rất thích hát những nhạc phẩm có tính trữ tình hoặc tình cảm quê hương mà các ca sĩ như: Duy Khánh, Phương Dung , Giao Linh, Hương
Lan…..thường hát trong những chương trình ca nhạc trên Đài Phát Thanh Saigon
hoặc Đài Phát Thanh Quân Đội cuả Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng thời gian này, tôi cũng
không thể thực hiện được sự “ muốn tìm hiểu” cuả tôi về nhạc “ Sến” ! Đến khi
ra hải ngoại có điều kiện gần guĩ vơí ca
nhạc . Tôi lại nghe các nhạc công chơi cho các vũ trường noí nhiều về sự phân biệt giữa nhạc “ Sến” và
nhạc “ Sang” . Có người mở “ lò” dạy nhạc để phân biệt giữa nhạc “ Sến” và “
Sang” cho các học viên lớp nhạc cuả họ. Trong số những nhạc công cũng như những
học viên có những bạn bè cuả tôi, vì thế tôi có hứa vơí họ là sẽ tìm hiểu cặn
kẽ về thế nào là nhạc “Sến” và nhạc “ Sang” , mục đích là giúp cho họ tường tận
hơn về hai từ ngữ này.
Vậy
nhạc “ Sến” là gi?
Theo
một số nhà nghiên cứu nhạc: nhạc “ Sến” là nhạc u buồn , sầu não, vơí lời nhạc
có vẽ bình dân , thường được các ca sĩ “ giọng Nam và Trung” thực hiện hay noí
khác hơn là trình bày. ……
Nhưng
với nhà báo Hà Đình Nguyên thì nhạc phẩm có lơì nhạc u buồn, trữ tình,bình dân
là nhạc “ Sến” là không thuyết phục được ngươì hiểu nhạc
“ Chưa có
một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại
"sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu
như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu
boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được
hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...). Vậy thì "sến" là gì?
Theo ý
kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen
(trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở
miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ".
"Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở
đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây
hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc
hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến.
Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam . Dạo đó, nước máy chưa được đưa
tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine)
để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten".
Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những
câu đại loại như: "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng
biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải
anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường
về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ
hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh
nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái
hát thì... đó là “nhạc sến”!
Hãy tạm
bằng lòng "nhạc sến" là như vậy, nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm
"nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân
này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn
lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn
Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều
(Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc
Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế
Mỹ)...
"Tạm
bằng lòng" như đã nói ở trên nhưng cũng còn có khá nhiều người "không
bằng lòng chút nào" - họ là những người làm ra bài hát (nhạc sĩ) và những
người hát (không cứ gì phải là ca sĩ). Nhạc sĩ sừng sộ: "Nhạc của tui được
rộng rãi quần chúng hát. Lên non, xuống biển, len lỏi vào tận hang cùng ngõ
hẹp, sức "công phá" như... sóng thần! Thử hỏi "nhạc hàn lâm"
đã có sức hấp dẫn như thế chưa? Mục đích của âm nhạc là tạo được sự đồng cảm ở
mọi tâm hồn, nhạc của tui đã đạt được điều đó và còn... hơn thế nữa! Thế thì
sao lại gọi là “nhạc sến” ?". Người hát thì cải chính: "Sến thế nào
được. Đó là loại nhạc dễ nghe, dễ hát và nhất là hợp với tâm trạng (tùy thời
điểm) của tôi. Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc
cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ
đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”.
Dịch
Giả Nhật Chiêu thì nhận định:"Tôi nghĩ nhạc sến là một bộ phận cơ bản
trong đời sống âm nhạc dành cho đối tượng thưởng thức bình dân, không thể
thiếu. Không chỉ VN mà rất nhiều nước đều có loại hình giải trí dành riêng cho
đối tượng đông đảo này. Trong rất nhiều "tình huống" cuộc sống, tình
cờ "lạc vào" tôi lại thấy nhiều ca từ của nhạc sến rất có lý (!). Sự
thật là chưa có ai buồn nghe nhạc sến mà chết cả nhưng đã có nhiều trường hợp
thưởng thức "văn hóa" cao cấp lại tự tử ví dụ như trường hợp tác phẩm
Những nỗi đau của chàng Goet-thơ của Gớt. Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng
như mặc áo chim cò, không hại ai".
Còn Họa sĩ Trịnh Cung quan niệm: "Trong tranh vẫn có "sến” chứ! Ví dụ như tranh của
họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tròn, mặc áo bà ba đội
khăn hoặc nón rất Sài Gòn. Nói chung là bình dân. Nhưng chân dung các nhà văn
như Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long... của ông thì vẫn đầy cá tính. Nhiều người nhớ
! “Nhạc sến” thường tập trung vào điệu boléro. Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn
điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn.
Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được
biết đến từ “nhạc sến”. Nói không quá, “nhạc sến” rất đặc trưng cho đời sống
thị dân”.
Vơí Nguyễn Ngọc Tài thì lại có khác, ông
nhận định một cách tổng quan hơn
về nhạc“Sến”: “Vợ chồng có thể phân loại ra hai thành phần: tương cận hoặc tương phản. Chúng tôi thuộc vào loại
thứ nhì: tình Bắc duyên Nam . Nàng thích đọc sách,
tôi thích xem phim.Nàng hiền từ, tôi nóng tính. Ngày xưa Trung học
tôi học trường Việt, nàng học trường Tây. Tôi ở Bàn Cờ gần nhà thương Từ Dũ,
nàng ở SàiGòn gần nhà hàng Văn Cảnh. Sự khác biệt này nó lan rộng đến cả lãnh
vực âm nhạc. Tuy rằng phần đông chúng tôi thích cùng một loại nhạc như nhạc
Pháp, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Nhật Trường….thế nhưng có những
bài thuộc loại nhạc Sến nàng không bao giờ nghe. Đã thuấn nhầm văn hóa khách
sáo Bắc Kỳ Đệ Ngũ Đẳng Huyền Đai nên khi tôi nghe vài bản nhạc không phải loại nàng
nghe thì thay vì than phiền lớn tiếng, nàng chỉ cần nhìn tôi với một ánh mắt
khinh bỉ phớt tỉnh Ăng-Lê là tôi biết ngay nàng dùng quyền phủ quyết của Hội
viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gián tiếp cho tôi biết là đừng nên nghe.
Nhạc Sến là gì? Thế nào là nhạc Sến? Chính tôi cũng ù ù cạc cạc không biết chữ nhạc Sến từ đâu đến, vì
thế tôi muốn để một vài thì giờ vào bảo tàng viện Việt Nam tìm trống đồng Ngọc
Lũ ở cạnh nhà Chế Linh để tìm hiểu nguyên do tại sao người ta gọi là nhạc Sến, như thế nào thì
gọi là nhạc Sến, và tại sao có người không thích nhạc Sến, chẳng lẽ nó có ảnh
hưởng ghê gớm đến sức khỏe về chiều của mình?
Theo site http://www.thivien.net/ :
“Khoảng
thập niên 1960, các rạp ciné ở Sài Gòn, Huế và các thành thị miền Nam thay nhau
chiếu một bộ phim rất ăn khách: Anh em nhà Karamazov, chuyển thể từ tiểu thuyết
cùng tên của Fyodor
Dostoyevsky. Trong phim có cảnh một vũ nữ hộp đêm vừa múa vừa hát
bài Mambo Italiano - y phục nghèo nàn, thân hình bốc lửa, tóctai xõa xượi, gào thét và rên rỉ, quằn
quại và khiêu khích... nói chung là quậy tới bến. Diễn viên đóng vai vũ nữ ấy
là Maria Schell trước đó chưa hề nổi tiếng nhưng nhờ màn múa đầy ấn tượng này,
tên cô được quảng cáo ngang hàng với nam diễn viên Yul Brynner, tài tử thượng
thặng của Hollywood. Phim chiếu loanh quanh các rạp, cả tháng chưa hết người
xem. Lúc này
bắt đầu xuất hiện những người ái mộ Maria Schell.
Theo đạo diễn Lê Văn Duy: Thực ra nữ ngôi sao điện ảnh người Thụy Sĩ, gốc Áo Maria Schell này rất nổi tiếng. Maria Schell là ngôi sao điện ảnh quốc tế, sinh năm 1926 tên thật là Marghrette Schell-Noe đóng phim từ 1942 - 1985 với trên 30 bộ phim lớn. Maria Schell đã cộng tác với rất nhiều đạo diễn lừng danh thế giới từ các nước Anh, Pháp, Ý, Đức và Áo như Astruc và Chenal, Clément, Brooks, Daves, Cooper, Mann, Visconti, Chabrol, Guitry... trong đó có thể kể những bộ phim lớn nổi tiếng như Napoléon, Gervaise, Anh em nhà Karamazov, Con đường về hướng tây, Kẻ sát nhân thích âm nhạc, Trong lớp bụi mặt trời, Hồ sơ Odessa, Trưởng giả điên, Khách đến từ Sans-Souci... Maria Schell có người em trai rất nổi tiếng là diễn viên kiêm đạo diễn Maximiliam Schell, đoạt giải Oscar trong bộ phim Xử án ở Nuremberg, phim cũng đã chiếu ở Sài Gòn thập niên 1960. Như vậy việc chọn từ “sến” không hề xuất phát từ một diễn viên điện ảnh tầm thường mà là việc gọi trại tên từ một ngôi sao điện ảnh quốc tế Maria Schell theo giọng hài biếm. Còn vì sao lại chọn tên Maria? Dạo ấy các trường đại học Sài Gòn còn dạy tiếng Pháp nên giới báo chí Sài Gòn đã chọn cái tên Maria vốn là tên một cô gái Pháp rất phổ cập ở nước này.
Trẻ em đường phố tập tành nhún nhảy bài Mambo Italiano. Các cô gái đợt sóng mới lăng-xê kiểu tóc xõa xượi, mắt xanh Bel, phô trương thân hình... Trên sân khấu phòng trà mọc lên những ngôi sao ca nhạc gào thét, quằn quại như con thanh xà, bạch xà. Từ Mari Sến thoạt tiên được dùng như một biến âm của Maria Schell để chỉ dạng biến thái này trong sinh hoạt của giới trẻ. Dầu không giống Maria Schell cho lắm, nhưng các Sến cũng tạo được một sức hấp dẫn nhất định. Có bài thơ làm chứng như sau:
Em phải là người em Sến không
Sao môi em đỏ, ngực em phồng
Thân hình ngào ngạt mùi son phấn
Anh muốn gì em, em biết không?
Theo giáo sư, nhà ngôn ngữ
học Cao Xuân Hạo: "Theo
tôi, gốc của từ "sến" phải bắt đầu từ chữ "sen" trong nghĩa
con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc
vào những năm 1930 - 1945; có thể xem là thời của Lý Toét và Xã Xệ, của văn
chương Tự Lực Văn Đoàn. Từ "sen" đọc trại thành "sến" bởi
sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp
hèn, ít có giá trị. Bàn
riêng về chữ "sến" trong "nhạc sến", tôi nghĩ nghĩa gốc
cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm.
Giáo sư Cao Xuân Hạo cho
rằng từ sến xuất xứ ở từ con sen. Cách giải mã ấy có vẻ hợp từ nguyên
(étymologic) nhưng không hợp thực tế. Thực tế là ở miền Nam, rất hiếm người
dùng từ con sen để gọi các “ôsin”. Còn ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì sau 1954, các con sen, con nụ
đã được giải phóng. Dầu
trong sến có một phần chất sen nhưng xuất xứ của từ này rất sang: Sến đến Việt Nam từ Hollywood qua con đường nghệ thuật thứ bảy. Ai
đó chế ra từ Mari Sến khá thông minh dí dỏm, hẳn từ trong tiềm thức đã có động
cơ phản kháng tích cực, chống lại những thứ đua đòi, thời thượng, lai căng vọng
ngoại và rẻ tiền. Âu cũng là bản năng gốc để bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo tồn
văn hóa dân tộc. Trong ý nghĩa đó, từ Mari Sến ban đầu, không hề có mục đích
miệt thị, đả kích những người đi ở đợ hoặc tầng lớp bình dân lao động.
Chỉ một thời gian ngắn, từ
Mari Sến (hoặc ngắn gọn là sến) trở nên thông dụng để nói về người (cả nam lẫn
nữ) về âm nhạc, phim ảnh, hội hoạ, thời trang... và cả ngôn ngữ văn học, cung
cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày.
Đấy là lời bàn của http://www.thivien.net/ về nhạc Sến. Tôi vào Youtube tìm video
ca sĩ hát những bài nhạc Sến như Phố đêm, Phận gái thuyền quyên, Lời kẻ đăng
trình, Nhớ người yêu, Duyên kiếp...hoặc những bài tương tự như vậy thì
phần đông là do ca sĩ người Nam hay Trung hát:
Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Đình, Mạnh Quỳnh, Duy Khánh, Chế Linh, Quang Linh, Thế
Sơn, Đàm Vĩnh Hưng, Đặng Thế Luân, Quang Lê, Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Phương
Hồng Quế, Sơn Tuyền, Như Quỳnh, Phương Dung, Hương Lan, Phi Nhung, Băng Tâm, Mỹ
Huyền…
Ngược lại, tìm ca sĩ hát những bài hát của Phạm Duy, Ngô Thụy
Miên, Từ Công Phụng, Đức Huy… thì ca sĩ phần đông là người Bắc: Vũ Khanh, Elvis
Phương (trường hợp ngoại lệ hiếm có), Sĩ Phú, Duy Quang, Duy Trác, Tuấn Anh,
Đức Huy, Tuấn Ngọc, Bằng Kiều, Nguyên Khang, Khánh Ly, Ý Lan, Ngọc Lan, Lệ Thu,
Ái Vân, Thanh Lan, Thu Phương, Khánh
Hà, Thái Hiền, Lưu Bích…
Không cần là nhà bác học đại tài được trao giải thưởng Nobel của
Thụy Điển, chỉ cần dựa vào hai dữ kiện trên một người có thể phân tích ngay
nhạc mà người ta cho là nhạc Sến có những đặc tính như sau:
-Ca sĩ, và nhạc sĩ viết/hát những bản nhạc này đều là người Nam .
-Lời nhạc mộc mạc, đơn sơ, không bóng bẩy (“Em
ơi nếu mộng không thành thì sao?” Lam
Phương)
-Điệu nhạc u buồn, có vẻ rên rỉ, và tương đối
dễ hát.
-Nhiều bài được vọng cổ khai thác trong tân cổ giao duyên.
Theo thiển ý của tôi thì bài nhạc tự nó không
sến, chỉ vì người hát mà nó trở thành sến. Thí dụ như bài Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình
Chương, người Bắc:
Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Âu yếm nhìn tôi không nói năng
Bây giờ chúng ta nhắm mắt tưởng tượng một ca sĩNam Kỳ hát :
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại
Âu yếm nhìn tôi không nói năng
Bây giờ chúng ta nhắm mắt tưởng tượng một ca sĩ
Chưa gặp em, tui dzẩn nghỉ
rằng, có nàng thiếu nử đẹp như trăng…
Bảo đảm bài hát hay đến đâu người nghe cũng cảm thấy sến, phần lớn
là vì phát âm không chính xác.
Về phương diện phát âm không chuẩn thì người Bắc có một lợi điểm
vì chính họ cũng phát âm vài chữ sai nhưng người Việt -Bắc hay Nam- lại cho là hay và êm tai, không
gọi là sến. Hãy nghe cùng lời nhạc trên với một ca sĩ Bắc Kỳ hát:
Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ
dzằng, có nàng thiếu nữ đẹp như chăng…
Người Bắc nào cũng đọc âm “r” sai thành “dz”,
“rằng” sai thành “dzằng”, và “tr” sai thành “ch”, “trực” sai thành “chực”. Ca
sĩ Tuấn Ngọc, khác với người Bắc bình thường, hát vần tr “trên”, “trăng”,
“trúc”, “trước”… thành vần “ch” rất nặng: chên,chăng, chúc, chước…, vì thế mỗi lần tôi nghe Tuấn Ngọc hát
thì cảm thấy khó chịu vô cùng. Ấy thế mà vợ tôi người Nam nghe
thấy hay, không có gì là sến!
Theo lời bình luận trên của http://www.thivien.net/ thì họ không biết ai đã dùng chữ nhạc Sến để
ám chỉ loại nhạc tôi vừa mô tả bên trên. Tôi nghĩ người viết bài đó lịch sự nên không
dám nói thẳng. Tôi là người điếc không sợ
súng nên dám quả quyết là những người miền Bắc (sau 54 vào Sàigòn) không thích
nhạc phẩm do người Nam sáng tác, không thích ca sĩ người miền Nam hát, sợ cạnh
tranh với nhạc…tiền chiến của nhạc sĩ người miền Bắc viết nên họ đặt ra danh từ
nhạc Sến với ám chỉ chê bai.
Nói có sách, mách có chứng, tôi xin trưng dẫn
một thí dụ rõ ràng: Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan người Bắc làm bài thơ Mầu Tím Hoa
Sim rất nổi tiếng nói về một cô gái lấy chồng đi lính, chồng không chết mà cô
ta chết. Bài thơ này được hai ca sĩ phổ nhạc: một là do nhạc sĩ Dzũng Chinh,
nguời Nam, tựa đề Những Đồi Hoa Sim, và một là do Phạm Duy, người Bắc, tựa đề
Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà.
Bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (giọng nhạc lên
xuống, nhanh chậm, cầu kỳ hơn Ngã Bẩy SàiGòn) của Phạm Duy chỉ có Elvis Phương,
Vũ Khanh, Duy Quang hát, trong khi bài Những Đồi Hoa Sim chỉ có ca sĩ người Nam trình
bày: Phương Dung, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Như Quỳnh. Hỏi mười người Bắc
thì chín người sẽ nói là bài Những Đồi Hoa Sim là nhạc Sến.
Nếu người Bắc cho rằng lời nhạc bình dị là một yếu tố biến một bài
nhạc thành nhạc Sến, tôi cực lực phản đối, khiếu nại đến Tối Cao Pháp Viện Hoa
Kỳ. Tôi trưng dẫn thí dụ bài Nhớ Người Yêu: “Ước gì mình đừng ngăn cách, Ước gì nhà mình
chung vách, Hai đứa mình thức trắng đêm nay.” (câu cuối
cùng được đổi lại rất thịnh
hành: “Anh khoét tường anh đến với em”). Tôi bảo đảm anh nhạc sĩ Bắc, Trung, Nam, Tây, Tầu nào
cũng đều ước ao em ở gần nhà để mình khoét tường đến thăm. Cái khác biệt là người Nam nói huỵch
tẹc ý nghĩ của mình, trong khi Bắc Kỳ thì khách sáo, trong lòng thì muốn
lắm đấy nhưng ngoài mặt giả vờ “em chả, em chả…”, không dám viết thật sự ý nghĩ
của mình qua lời nhạc.
Tuy tôi là người Bắc nhưng
thơ tôi viết không thuộc loại “lên mây”, nhẹ nhàng, bóng gió. Ngược lại, thơ tôi bình dị, đơn sơ, chất phác, rất giống như lời
của những bài nhạc Sến. Nếu tôi là người Nam, là nhạc sĩ phổ chính thơ của tôi
thành nhạc thì bảo đảm người Bắc sẽ phân loại nhạc của tôi thuộc loại nhạc Sến.
Nhưng tôi là người Bắc, thành ra thơ tôi có phổ nhạc Sến đến đâu người Bắc cũng
không bao giờ gọi là Sến. Tôi muốn chứng minh điều đó bằng cách bây giờ sẽ học
nhạc cấp tốc để phổ vài câu thơ thành nhạc:
Cầu Bông có một đống sình,
Nơi
mười năm trước chúng mình quen nhau.
..............
Tình chỉ đẹp khi còn dang
dở,
Tình
mất vui khi đã trọn câu thề.
Anh yêu em, em làm khó dễ trăm bề,
Tối nay ân ái, em sẽ chết
về tay anh.
..............
Thương em mấy núi cũng
trèo,
Nhưng nếu em mập quá, thì
khỏi trèo em ơi.
..............
Ước sao ăn ở một nhà,
Em lo dọn dẹp, anh bỏ nhà đi chơi.
..............
Trăng rằm mười tám trăng lu,
Lấy chồng thợ máy, con cu
cũng dính dầu.
Khi
n ói v ề
âm nh ạc đ ặc bi ệt nh ận đ ịnh v ề nh ạc “ S ến” hay nh ạc “ Sang” nh à th ơ Đ ổ Trung Qu ân g ởi ý ngh ĩ cu ả m ình qua c âu chuy ện “
Sang Hay S ến “ nh ư sau:
"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú
sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng.
Tôi, người viết xem chừng đề tài hấp dẫn nên cũng đề nghị thẳng thừng theo kiểu
"những nốt nhạc vui": "Mời bạn nói". Và tôi đã lắng nghe.
Ra là thế ! Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có
một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý
cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại
mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến"
là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê
hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one,
vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao: "thà
như thế, thà rằng như thế...", "không yêu hết tình còn
nghĩa...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến".
Vậy là rõ! Chỉ mới 2 thập niên thôi, Phượng
hồng của Vũ Hoàng từng làm thổn thức bao nhiêu thế hệ nay đã trung niên. Hóa ra
vụ "nhát gái" có vô khối người giống như gã nhà thơ họ Đỗ. Người bạn
U60 của tôi gầm lên: "Nó dám nói thế à? Âm nhạc của tụi nó nghe tai này
lọt qua tai kia, có ai nhớ nổi một câu không chứ?...". Tôi can rằng đừng
nổi nóng, thế hệ khác nhau là tất yếu. Cũng nên lắng nghe ý kiến khác với mình
chứ. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có buồn không? Tôi thì không, tôi cần nghe ý kiến của
những 8X hôm nay.
Sến hay sang ?
Vậy, các bạn trẻ. Tôi tạm tiếp nhận những ca
khúc sôi động, tưng bừng hôm nay của các bạn là sang nhé. Tôi chỉ kể một câu
chuyện cũ, chuyện của một người đã từng có thời tuổi trẻ.
Thuở ấy, tôi nghe Phạm Duy, Trịnh Công Sơn,
Ngô Thụy Miên... tôi cũng đã từng cười vào những bài hát boléro: "Mưa ướt
lạnh trong đêm... Đứng bên thềm ga vắng… hắt hiu ngọn đèn vàng em tiễn
anh…". Tôi từng bĩu môi: "Gác lạnh về khuya cơn gió lùa… trăng gầy
nghiêng bóng cài song thưa… nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt… gác trọ buồn đơn côi,
phố nhỏ vắng thêm một người…" và tất nhiên sẽ lắc đầu khi nghe: "đời
tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn…", "anh nghèo nên không nhẫn kim
cương, tặng em nhẫn cỏ bình thường…". Và thêm nữa, một ca khúc không sang
dù chưa chắc sến: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào... tình mẹ êm
ái như đồng lúa chiều rì rào… lời ru man mác êm như sáo diều rì rào… tiếng ru
êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên…" vân vân và vân vân... - những ca
khúc lời lẽ không ẩn dụ tượng trưng, không triết học cao siêu chỉ được xếp vào
loại bình dân hay gọi là sến cũng được.
Ta hãy thử làm một sự sắp xếp nho nhỏ: đặt
những ca từ sến ấy bên cạnh những ca từ được gọi là sang.
Quả thật, thế giới trong thời đại ta đang
sống đã trở nên nhỏ hẹp, đời sống sôi động, nhịp sống nhanh, tiện nghi, phương
tiện vật chất nhiều. Cách sống, cách nghĩ cũng đã khác thì âm nhạc chẳng cần
phải cứ là boléro, thành ngữ chỉ nhạc sến mới là sến. Ngay đến: "Trả lại
em yêu khung trời đại học...", "Em tan trường về… anh theo Ngọ về...
chân anh nặng nề, lòng anh nức nở…", rồi: "Gửi gió cho mây ngàn bay…
gửi bướm đa tình về hoa…" và "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn
tiếng tơ" trong cách suy nghĩ nhanh gọn lẹ, hiệu quả hoặc không hiệu quả
của số đông nhạc sĩ trẻ, một bộ phận người nghe trẻ thì hôm nay, những Phạm
Duy, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn - Từ Linh,... đều thành sến tất tần tật chứ còn
gì nữa.
Bao nhiêu thập niên trôi qua, người ta
thường quan niệm sến là dùng cho bình dân, là nông thôn, là ngoại ô đèn vàng
hiu hắt... Thật vậy không? Đúng thế không? Người viết không dám kết luận, chỉ
thấy rằng có vô khối người "con nhà giàu học giỏi" hẳn hoi, có bằng
cấp hẳn hoi, ở ngay giữa lòng thành phố rực sáng hẳn hoi, cứ bật karaoke lên là
nhạc sến đấy thôi! Mà "sến" không chừng đã trở thành "sang"
mất rồi. Ai dám bảo chỉ dành cho người bình dân nữa nào.
Vơí
nhà thơ Hà Đình Huy từ ngữ “ Sến” nó đã có gần một thế kỹ nay, và cứ theo traò
lưu tiến hoá cuả từng thơì đại và từng điạ phương mà thay đổi cách d ùng. . Như nhận định cuả các nhà
nghiên cứu “ Sến” nói nhaị ra từ chữ “
Sen” là ngươì ở đợ ( osin) trong miền Nam . Và “ Sến” cũng có thể noí lâý
theo sự tích cuả nữ ngôi sao điện ảnh người Thụy
Sĩ, gốc Áo Maria Schell rất nổi tiếng.
Cũng
có nhiều nhà nghiên cứu về âm nhạc noí thẳng ra là nhạc “ Sến” là do sự phân
biệt “ cạnh tranh” cuả nhạc sĩ gốc ngừơi Bắc ( di cư vào miền Nam năm 1954) với nhạc sĩ gốc người miền Nam . Có sự canh
tranh như vậy là vì các ông nhạc sĩ gốc miền Bắc di cư vào Nam sợ rằng cái loại
nhạc bình dân “ nghĩ sao viết vậy “ và lời nhạc thật quá “ước át” cuả nhạc sĩ
gốc miền Nam đã được công chúng thích và hát rất phổ thông,( nơi nào cũng
hát) nên e rằng nhạc “ tiền chiến”
cuả các nhạc sĩ miền Bắc di cư 1954)
không có chỗ đứng nên có lời phiếm vẽ . Và từ ngữ nhạc “ Sến” đã lan tràn trong
dân gian .
Tóm
lại, “Sến” có nghiã là thấp , hạ đẳng - Nhạc “ Sến” là loại nhạc có những lơì
bình dân u sầu, buồn bã - đặc tính được giới bình dân thực dụng. Nhưng cho tơí
nay, lằn ranh phân biệt giữa nhạc “ Sến” và nhạc “ Sang” cũng chưa có kết luận
rõ ràng. Sự nhập nhằng này không biết keó dài đến bao lâu các nhà nghiện cứu về
nhạc mơí đồng thuận để có được mẫu số chung cho vấn đề này.
Theo
tôi ngươì soạn bài này, nhạc “ Sang” hay “ Sến” là do ngươì hát chứ không phải
tự nó “ Sến” hay “ Sang” duy lời trong bản nhạc nêú quá b ình d ân , diễn tả một cách bộc trực ( nghĩ sao viết vậy) không
có những từ ngữ cao xa , triết lý trừu tượng ….chen lẫn thì nhạc phẩm đó dòng
nhạc đó trở nên phổ thông đ úng
từ gọi chứ không nên dùng từ ngữ “ Sến” có vẽ “ phân bi ệt” và đố kỵ không lịch
lãm.
Duy
Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét