Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Bà góa phụ Trình Minh Thế nói về TT Ngô Đình Diệm




Diem_dead453534534534534.jpg
Tam Đại Việt Gian Ngô Đình Diệm & Ngô Đình Nhu Đền Tội Nợ Máu Nhân Dân


Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế

    Ngày 3 tháng 5 năm 1955, ngày chồng tôi mất, Ông trung tá tham mưu trưởng Trương Lương Thiện có về Tây Ninh báo tin và chở tôi và mẹ chồng tôi về Saigòn. Về đến nơi, lúc thấy xác chồng tôi là 1giờ khuya. Khi ngồi bên xác chồng tôi, tôi mới phát hiện chồng tôi chết vì 2  viên đạn. Viên đạn thứ 1 từ ót trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ 2 từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách, lỗ tai còn ám khói đạn. Tôi có lấy khăn ước lau chùi nhưng không sạch được! Nhìn 2 vết đạn này, tôi nghĩ là chồng tôi bị ám sát chứ không chết trận được vì 2 lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiết đũa và không phá rộng. Từ lúc đó tôi luôn luôn ở bên xác chồng tôi, tôi không ngủ, không ăn uống gì được cho đến trưa ngày hôm sau là liệm xác. Sáng hôm sau thì ông Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đến. Tôi có nhìn thấy ông Diệm té xỉu trước mặt tôi. Sau khi ông Diệm về, có mấy người em chồng tôi và các anh em trong đoàn thể Liên Minh đến thăm xác. Tôi có chỉ cho tất cả mọi người thấy là chồng tôi chết vì hai viên đạn. Khi chết chồng tôi mặt quân phục kaki vàng và bộ đồ đẫm máu đỏ; người em gái thứ 5 của chồng tôi đã đem về Tây Ninh đốt. Chánh quyền Ngô Đình Diệm không giải thích gì về cái chết của Tướng Thế mà trái lại khi chôn cất chồng tôi xong thì có mấy người lạ mặt hăm he tôi không cho tôi nói là chồng tôi chết vì hai viên đạn, không cho nói gì về cái vụ của chồng tôi chết hết. Cho tới bây giờ thì cũng không có cái giấy xác nhận về cái chết của của chồng tôi, cái giấy khai tử tới nay bây giờ tôi cũng không có.

    Ông Tạ Thành Long nói là chồng tôi chết khi đi khám mặt trận, nhưng theo 2 viên đạn bắn vào đầu đó thì tôi nghĩ chồng tôi bị ám sát bằng súng kề vô đầu bắn chứ khôngphảii là tử trận.     

    Nhắc đến ông Văn Thành Cao, cựu Thiếu Tướng và ông Tạ Thành Long, cựu đại tá của QLVNCH thì bà Trịnh Minh Thế cho biết, bà đối với 2 vị sĩ quan cao cấp đó như là tất cả các anh em trong đoàn thể Liên Minh mà thôi. Mãi đến năm 1993, khi anh  em cựu chiến binh trong đoàn thể Cao Đài Liên Minh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập quân đội Cao Đài, Ban Tổ Chức gởi vé máy bay mời tôi qua tham dư…Trong Đại Hội, tôi có gặp các ông Văn Thành cao và Tạ Thành Long. Riêng ông Tạ Thành Long thì đó là lần đầu tiên từ lúc chồng tôi chết tôi mới gặp lại. Chú Long có mời tôi tôi về nhà vợ chồng chú tá túc trong những ngày đại hội. Thật ra tôicó nghi ngờ là những  người này có dính líu vào cái chết của chồng tôi, tôi nghi từ lâu rồi, nhưng chưa có bằng cớ rõ rệt nên tôi đối đãi mọi người như nhau. Từ khi nghe tin tức và tài liệu những người đó có dính líu đến cái chết của chồng tôi, thì tôi cắt đứt không liên lạc với những người đó nữa…


Trích Báo Saigon Nhỏ, số 437, tr 48, tháng 1/2007
NDVN, ngày 2/11/07   



Giải Tỏa Bí Mật Về Cái Chết Của 
Tướng Trịnh Minh Thế


(Tạp chí GÓP GIÓ, số 112, thứ ba, ngày7/2/03)


    LỜI TÒA SOẠN: Tướng Trịnh Minh Thế, Tư lịnh Lực Lượng Cao Đài Liên Minh bị giết vào lúc 6 giờ chiều ngày 3-5-1955, là một nghi án mà đã có một số tin tức loan khác nhau, như:

     1- Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm cho biết rằng tướng Trịnh Minh Thế đã trúng một viên đạn vào đầu, khi ông đi trên chiếc xe Jeep chạy trên cầu Tân Thuận, trong khi đang truy quét lực lượng Bình Xuyên.

    2- Theo ông Lê Trọng Văn, viết rằng cái chết của tướng Trịnh Minh Thế là do tướng Văn Thành Cao cho đàn em ngôi chung xe Jeep với tướng Thế , ha sát ông tại cầu Tân Thuận, theo mật lệnh của ông Ngô Đình Nhu.

    3- Theo một tài liệu bằng tiếng Pháp do ông Nhị Lang công bố trên báo chí, thủ phạm giết tướng Thế là Thiếu tá Tình báo Savani của Pháp, trả thù cho tướng Chanson. Thiếu tá Savani từ trên chiếc thuyền nhỏ của Pháp từ dưới sông bắn lên xe tướng Thế.

    Nhưng theo tài liệu do ông Trịnh Minh Sơn công bố trên tờ Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12-2002, dưới đây, cho biết thân phụ ông - tướng Trịnh Minh Thế đã bị giết tại Dinh Độc Lập rồi đem xác ông chở tới cầu Tân Thuận để đánh lạc hướng.

    Rõ ràng đây là một bằng chứng thật CHÍNH XÁC nhứt. Bởi vì là người trong gia đình mới có thể nhìn tận mắt có cả thảy HAI vết đạn bắn rất gần, một vào ót và một vào vào lỗ tai tướng Thế còn để lai ám khói trên vết thương, chứ không phải MỘT phát duy nhứt như tin công bố.

    Được biết khi hay tin chồng chết, bà Trịnh Minh Thế đã đến ôm xác chồng và khóc kể“Ông Nhu đã giết chồng tôi!”.

    Cũng vào thời gian đó có tin ông Nhu đã bí mật cho người tới hăm dọa gia đình tướng Thế buộc phải giữ im lặng. Tướng Thế sẽ được truy thăng Trung tướng, được hưởng một số tiền tử tuất để sinh sống, và các con sẽ được thâu vào trường Quốc Gia Nghĩa Tử ăn học tử tế. Phải chăng vì để bảo vệ sự an toàn cho gia đình, bắt buộc gia đình tướng Thế phải giữ bí mật cho tới bây giờ? GÓP GIÓ

Giải-tỏa bí mật về cái chết
của tướng Trịnh Minh Thế

    Trong mục này, Làng Văn số 231, BC viết rằng: “Tướng Trịnh Minh Thế tử trận đang khi điều quân tấn công lực lượng Bình-Xuyên bên kia cầu Tân-Thuận, đạn đạo phát xuất từ một giang-thuyền Pháp, do Bình-Xuyên điều khiển. Sau này có tin, tướng Thế bị Savani, sĩ quan Phòng Nhì Pháp ra lệnh ám sát để trả thù cho tướng Chanson.”

    Sau khi báo phát hành, thân nhân của tướng Thế, hiện sinh sống ở Canada, đã gửi thư cho BC, công bố bí mật về cái chế của tướng Thế, nội dung như sau. BC xin đăng tải nguyên văn như một sử liệu:

    “Brossard, ngày 12 Nov, 2002

    Kính thưa ông Bút Chì

   Nhân đọc thấy một độc giả thắc mắc về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế, và đã được ông trả lời trong mục giải đáp, Làng Văn số 231.

    Tôi xin tự giới thiệu là con trai út của cố Trung tướng Trịnh Minh Thế. Mẹ tôi là quả phụ Nguyễn Thị Kim, hiện đang sinh sống với tôi ở Canada. Nhờ ông Bút Chì đính chánh giùm một bí mật về cái chết của ba tôi, sau 47 năm mà gia đình tôi giữ im lặng.

    Sự thật là ba tôi bị ám sát, không chết trận như tin tức và lời đồn đãi

    Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng. Viên đạn thứ nhất dí sát vào ót, bắn trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ hai, phát ân huệ, cũng dí sát vào lỗ tai phải, bắn trổ ra bể tròng mắt trái, lỗ tai ám khói súng. Điều đó cho thấy, kẻ ra    tay là người thân cận, đứng sau lưng hoặc đứng kế bên. Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận.

    Từ ngày mất nước, ở hải ngoại có nhiều giả thuyết được đưa ra, nói về cái chết của ba tôi. Đề tài này thường một số người liên hệ tới cái chết mờ ám của ba tôi, khuê ra, tạo nhiều giả thuyết vô lý, vô căn cứ, ngụy tạo, hoặc đem viết sách hoặc đăng trên báo chí, để cố tình che đậy sự thật, tung hỏa mù đánh lừa dư luận để bưng bít tội ác năm xưa.

    Như ông Bút Chì đã thấy, qua nhiều sách báo và tài liệu, tất cả đều nói tướng Thế tử thương vì một viên đạn duy nhất; nhưng gia đình tôi và cả giòng họ Trịnh đều biết là ba tôi chết vì 2 viên đạn được bắn rất gần (dí sát và bóp cò). Chỉ cần chi tiết quan trọng đó thôi cũng đủ để tôi khỏi tốn công dẫn chứng dài dòng để đả phá các giả thuyết ngụy tao khác

    Sau cùng, để đính chánh trả lời trên báo, ông có thể tóm tắt: “Anh em ông Diệm Nhu ngày về chấp chánh bấp bênh nên đã chiêu dụ tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác để củng cố địa vị; sau đó chủ mưu hạ sát để trừ hậu hoạn”   

    Xin thành thật cám ơn ông”

    Trịnh Minh Sơn
    2810 Bourgogne
    BrossardQuebec J4Z  1T5
    Canada       


GÓP Ý CỦA ĐDTB:

    Trong cuốn “Phong Trào Kháng Chiến Trịnh Minh Thế” của ông Nhị Lang tên thật là Thái Lân, xuất bản 1984 nơi trang 328 – 329 viết như sau:

    “Tướng Thế mất đúng 7 giờ chiều ngày mồng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbin duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải, xuyên qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đi đâu mất.”. Điều này chứng tỏ điều ông Trịnh Minh Sơn đúng, bố ông bị bắn 2 phát. Đạn đi từ lỗ tai lên mắt viên đạn đó không chạm đến răng được và viên đạn đó không phải là súng Carbin mà là súng lục loại Rouleau. Phát bắn đầu tiên từ sau ót ra miệng bay đi hàm răng giả, Tướng Thế chưa chết, vì chưa vào óc. Người bắn phải cao hơn tướng Thế

   Ký giả Như Phong Lê Văn Tiến phỏng vấn ông Tô Bình Cầm em vợ của Tướng Thế, ông Cầm cho biết rằng: “Tướng Thế đã bi giết trong dinh Độc Lập, có thể ở dưới tầng hầm (basement), rồi ông Nhu cho đem qua cầu Tân Thuận Ông Cầm quả quyết tướng Thế không có ở trong xe, không lái xe và không đi đến Tân Thuận. Thi thể tướng Thế được đưa tới đó để giả như ông ta chết tại mặt trận.”

   Ký giả Như Phong Lê Văn Tiến phỏng vấn ông Tạ Thành Long là tùy viên của tướng Thế. Ông Long bác bỏ việc ông có liên hệ đến cái chết của tướng Thế và ám chỉ ông biết ai đứng đàng sau vụ hạ sát này, nhưng từ chối không cho biết chi tiết. Cuộc phỏng vấn này vào ngày 8-8-1999, mà bức thư của cựu trưởng phòng nhì Pháp là Savani đã được tạp chí Việt Nam Hải Ngoại của Luật sư Đinh Thạch Bích phổ biến từ lâu chứng tỏ là tài liệu giả mạo, vì Đại tá Tạ Thành Long không nhắc đến người Pháp giết và còn cho biết ai đứng đằng sau vụ hạ sát   

   Phóng Sự - Ký Sự của Tuổi Trẻ Cuối Tuần OnlinePhạm Xuân  Ẩn – Tên Người Như Cuộc Đời  của Nhà Văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, kỳ thứ 8, ngày 25/10/06, Phạm Xuân Ẩn đã cho biết: “…Người Sài Gòn ngày đó nhớ những biển lửa từ Tân Thuận đến Xóm Củi, và kể cho nhau nghe cái chết của tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Thế ở trong Tứ Liên rồi quay ra đi với Diệm. Chính Diệm - Nhu cho người giết Thế ngay chỗ cầu Tân Thuận…”, click đọc: PHẠM XUÂN ẨN – TÊN NGƯỜI NHƯ CUỘC ĐỜI -Nguyễn Thị Ngọc Hải

   *  Ông Lê Trọng Văn chưa bao giờ gặp Ông Trịnh Minh Sơn cho đến hiện nay, mong Ông Nguyễn Cần bút hiệu Tú Gàn đừng có viết Càn – viết Gàn nghe ông Tú Tàn, vì Lê Trọng Văn và Trịnh Minh Sơn đang sinh sống tại San Diego và QuebecCanada

Tạp chí GÓP GIÓ, ngày 7/2/03
ĐDTB, ngày 18/12/06

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét