Đại Tướng Đổ Cao Trí
Hai Vị Tướng Tác Chiến Giỏi
Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh
Những vị Tướng lớn chỉ huy quân đội lớn. Lịch sử đã chứng minh như vậy. Nhưng tại Việt Nam Cộng Hòa, quân lực bị sa lầy trong tham nhũng, đố kỵ, và chính trị hóa quá mạnh, nên những vị Tướng có tài muốn nổi cũng không được. Trong lúc lực lượng Mỹ rút bỏ lại những khoảng trống quá lớn, trên chiến trường, nước nhà đã nẩy sinh ra hai vị Tướng tài giỏi làm nâng cao tinh thần quân đội có thể lấp vào chỗ trống trên.
Bấy giờ, Cơ Quan Viện Trợ Mỹ MACV đã đưa ra bản tường trình có tính cách phê bình các vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn. Điều nghịch lý ở đây là một vị Tướng nổi danh về tài hành binh bố trận, được binh sĩ trung thành, lại bị đe dọa chính trị, trong một nước đầy cuộc đảo chánh quân sự. Một nhà quan sát Mỹ ở Sài Gòn hồi đó đã giải thích: "Đây là một quốc gia không cho phép ai được làm anh hùng quá lâu. Nhưng người ta vẫn xài anh hùng nhất thời."
Lúc đó QLVNCH có hai anh hùng tài ba trên chiến trường (không phải anh hùng chính trị), đã vượt trội và lãnh trọng trách chỉ huy Quân Đoàn III và IV ngay sau vụ Tổng Phản Công Tết Mậu Thân 1968. Đó là Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Hai ông đã chứng tỏ là những vị Tướng có tầm nhìn chiến lược sắc bén và có tài điều quân trận địa chiến. Trong lần chấn chỉnh sau vụ Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã loại những sĩ quan trung thành với PTT Nguyễn Cao Kỳ, và giao cho Tướng Trí và Tướng Thanh đảm nhận chức Tư Lệnh hai Vùng Chiến Thuật đông dân và nhiều yếu tố tế nhị chính trị nhất.
Tướng Nguyễn Viết Thanh nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, một đơn vị nổi danh cách tiêu cực là "Sư Đoàn Tìm và Tránh Địch", tuy trội hơn hai Sư Đoàn 9 và 21 của Quân Đoàn IV đương thời. Tướng Thanh được Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ ở Việt Nam, ca ngợi như là một Tướng tài giỏi của QLVNCH, ông e ngại sự quan tâm của ông và các Cố Vấn Mỹ sẽ biến Tướng Thanh trở thành đối thủ của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ở Thủ Đô Sài Gòn. Tuy nhiên, Tổng Thống Thiệu không những công nhận tài ba và đức độ của Tướng Thanh mà ông cũng an tâm vì biết vị Tướng này không có tham vọng chính trị nào khác, nên ông đã mạnh mẽ nâng đỡ hết lòng.
Tướng Thanh được thuộc cấp thương mến hết mực đến nỗi trong kỳ Tết Mậu Thân, ông suýt mất mạng nếu không được quân sĩ yêu mến. Ông và gia đình bị kẹt trong lòng địch, nhưng nhờ binh sĩ trung thành nên cả nhà được thoát hiểm. Vị Tướng Cố Vấn Quân Đoàn IV đã kể chuyện Tướng Thanh được ái mộ như thế nào: Trong một dịp, lúc đó Tướng Thanh còn làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần thơ, ông cùng vị Tướng Cố Vấn bay lên Bản Doanh BTL Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Mỹ Tho. Hai vị Tướng ăn cơm trưa một cách kín đáo trong một nhà hàng ở Thị Xã; người ta xầm xì rỉ tai và mọi người cuối cùng rồi cũng hay tin. Dân chúng và binh sĩ ùn ùn kéo đến chào mừng vị Tư Lệnh cũ của họ. Trong suốt cả tiếng đồng hồ, Tướng Thanh phải gật đầu, bắt tay liên tục cả trăm người. Nên biết rằng ít có vị Tướng Lãnh, sĩ quan cao cấp có sự gần gũi hòa đồng thân thiện với lính và dân ở miền quê như Tướng Thanh. Ông là một trong những vị Tướng thanh liêm trong sạch "Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng" được lưu danh muôn thuở.
Tại Quân Đoàn III, Tướng Đỗ Cao Trí đã chỉnh đốn lại khả năng tác chiến của ba Sư Đoàn 5, 18 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Ông có bản lãnh hoàn thành những việc dù khó khăn cách mấy. Thoát chết ba lần ám sát. Không ai dám làm phật lòng chính phủ và Bộ TTM Sài Gòn, nhưng Tướng Trí đã dám thay thế hai vị Tư Lệnh bất tài và là tay chân thân tín của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng ông không gặp phản ứng nào của dinh Độc Lập. Tướng Trí hứa sẽ biến ba sư đoàn bộ binh yếu kém thành tinh nhuệ trong vòng 2 năm, và ông đã giữ đúng lời hứa.
Tướng Trí và Tướng Thanh đã cùng các sư đoàn thuộc quyền đã được thử lửa một trận đánh lớn, với cuộc hành quân phối hợp đổ bộ vào Campuchia tháng 5/1970. Tổng Thống đã cử Tướng Trí làm Tư Lệnh cuộc hành quân càn quét cục R, căn cứ an toàn của VC ở vùng Mỏ Vẹt, và cử Tướng Thanh chỉ huy bốn lực lượng đặc nhiệm Bộ Binh, Thiết Giáp của Quân Đoàn IV đánh từ dưới thốc lên (từ Nam lên Bắc) để bắt tay với lực lượng của Tướng Trí.
Trong ngày đầu tiên của cuộc hành quân, Tướng Thanh bay lên chiến trường chỉ huy và điều động các đơn vị trực thuộc. Khi bay sâu vào nội địa Campuchia khoảng 10 dặm, chiếc trực thăng của ông đụng vào một chiếc Cobra. Tai nạn thật khủng khiếp, không một ai sống sót! Cái chết của Tướng Thanh là một cái tang lớn cho QLVNCH, một màu tang chế phủ lên cuộc hành quân! Để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân vị Tướng tài ba, quân nhân thuộc cấp đã hết lòng chiến đấu để đem lại chiến thắng dâng lên hương hồn vị chỉ huy tài đức vẹn toàn.
Trong khi tin tức chiến thắng lớn lao của QLVNCH bay về Sài Gòn tới tấp, cái chết của Tướng Nguyễn Viết Thanh làm mọi người luyến tiếc. Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, chu đáo, và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động lòng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đã dùng chiến thuật "Diều hâu" và "Nhị thức chiến xa bộ binh" phối hợp một cách thần kỳ nên đã gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô to: "Nhanh lên! Tiến nhanh lên các em!"
Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang "Cáp Duồn" chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một tiểu đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (vì trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống thì chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm "Can" chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến anh Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật mình vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đã tạc tượng Tướng Trí thờ cúng ơn cứu mạng).
Đối với một người tài ba và khát khao chỉ huy lập chiến tích oai hùng như Tướng Trí, xá gì chiếc trực thăng an toàn hay không, xá gì chiến trường hung hiểm ra sao, Tướng Westmoreland đã cảm phục tài ba và lòng can đảm này nên ông đã viết: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một Tướng Patton của Việt Nam." Tuy nhiên, cái tài của Tướng Trí đã làm nhiều Tướng Lãnh khác ghen tị, họ đã nêu ra những hành động của ông trong trận đánh đồn điền cao su Chup ở Cam Bốt; bắt bẻ ông đã nhảy xuống hồ bơi tắm chơi trong lúc cuộc giao trang đang hồi dữ dội nhất. Họ rêu rao rằng: "Tướng Trí chỉ muốn tạo tiếng tăm anh hùng cho riêng mình, chứ không đếm xỉa đến lợi ích quân sự." Ngoài ra lối sống xa hoa ngang tàng và giàu có của ông đã gây ganh ghét và nghi ngờ ở Sài Gòn. Hai Thượng Nghị Sĩ Nam Việt Nam đã gọi là "vụ tham nhũng trắng trợn", khi tố cáo ông có chân trong đường giây buôn lậu tiền. Vụ tham nhũng này tung ra cùng lúc với những tin chiến thắng của Tướng Trí bay về thủ đô Sài Gòn. Mặc dù đời sống cá nhân bị tai tiếng, Tướng Trí vẫn nổi danh như cồn, ông là vị Tướng Lãnh chiến trường tài giỏi nhất QLVNCH. Ngay cả sau cuộc hành quân Campuchia kết thúc. Dưới sự chỉ huy của ông, QLVNCH đã liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân vượt biên triệt hạ sào huyệt an toàn của địch, khiến chúng chạy xất bất sang bang.
Trong lúc Tướng Trí hăng hái với kế hoạch tấn công của QLVNCH, ông có ý định đưa quân sĩ QĐ III lên Kratie để bắt tay với cánh quân ở đây thì bị tử nạn phi cơ trực thăng cuối tháng 2/1971. Trên máy bay còn có ký giả Pháp nổi tiếng là Francois Sully.
Chuẩn Tướng Mỹ George Wear đã ghi lại: "Khi quân sĩ VNCH được cấp chỉ huy giỏi sẽ chiến đấu xuất sắc không thua bất cứ quân đội nào khác. Họ chỉ cần những vị chỉ huy hết lòng với họ, chiếm được lòng tin của họ, và làm cho họ dám chết vì chính nghĩa." Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh là hai vị chỉ huy có được tư cách và tài ba đó.
David Fulghum, Terrence Mailand
South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.
Boston Publishing Company
chuyển ngữ: Trương Dưỡng
Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929–1971) là Tư lệnh Quân đoàn 3, Vùng 3 chiến thuật, được đánh giá là vị tướng chiến trường tài giỏi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
[SỬA]
THÂN THẾ VÀ BƯỚC VÀO BINH NGHIỆP
Đỗ Cao Trí sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929 tại làng Bình Trước, Biên Hòa, cháu của một vị quan lại triều Nguyễn và là con của một điền chủ giàu có[cần dẫn nguồn]. Sau khi tốt nghiệp trung học với bằng Baccalauréat Part II (Tú Tài phần hai) tại trường Petrus Ký Saigon, gia nhập quân đội Pháp vào năm 1947 và được cử theo học khóa đào tạo sĩ quan Đỗ Hữu Vị tại tỉnh Biên Hòa. Năm 1948, ông tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ trong quân đội Pháp, sau đó được gởi sang Pháp theo học trường đào tạo Sĩ quan Thiết giáp Saumur và trường Sĩ quan Nhảy dù Pau ở Pháp. Năm 1949 ông tốt nghiệp và trở về nước.
Sau khi về nước, với sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam, Ðại đội 1 Nhảy dù Phòng vệ Bắc Việt được thành lập, ông được chuyển sang giữ chức vụ Trung đội trưởng, với cấp bậc Trung úy. Năm 1953, ông tham dự khóa học Chỉ huy và Tham mưu tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông được thăng chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Việt Nam 19 (BVN 19), với cấp bậcĐại úy, và là một trong những tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.
[SỬA]
PHỤC VỤ TRONG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA
Sau khi thất trận Điện Biên Phủ, quân đội Pháp phải rút khỏi Việt Nam theo những điều khoản của Hiệp định Genève, 1954. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, quân đội Pháp bàn giao lại Liên đoàn 3 Nhảy dù lại cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, tuy nhiên bộ chỉ huy tạm thời vẫn là người Pháp. Khi đó, ông đang là Tiều đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy dù với cấp bậc Thiếu tá. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, Bộ chỉ huy Liên đoàn Nhảy Dù được chính thức thành lập, ông được cử giữ chức Chỉ huy trưởng với cấp bậc Trung tá. Tháng 11 năm 1955 ông được thăngĐại tá. Quân đội Quốc gia Việt Nam cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Vì thế, ông nghiệm nhiên trở thành chỉ huy trưởng đầu tiên của Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc chưa đầy 30 tuổi.
Tháng 9 năm 1956, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Đệ tam Quân khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Yên,Bình Định). Năm 1958, ông được chuyển sang giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, dưới quyền Trung tướng Trần Văn Đôn.
Cuối năm 1958, ông sang Mỹ theo học tại Trường Chỉ huy & Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1959, ông trở về nước, tiếp tục giữ chức vụ Tham mưu trưởng.
Năm 1961, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Nha Trang. Tháng 7 năm 1963, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Tháng 9 năm 1963, ông được đề cử làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, kiêm nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1.
[SỬA]
TƯỚNG QUÂN NGOÀI VÒNG CHÍNH TRỊ
Tuy không tham gia vào Cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 2 tháng 11 năm 1963, ông vẫn được các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính thăng cấp Trung tướng và được chính thức giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1 Chiến thuật.
Không lâu sau đó, tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "chỉnh lý" và lên nắm quyền. Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2, thay cho tướng Nguyễn Khánh.
Tuy nhiên, ngày 14 tháng 9 năm 1964, ông bị giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2 vì bị nghi ngờ có liên quan đến cuộc chính biến do Trung tướng Dương Văn Đức cầm đầu nổ ra trước đó một ngày. Trong suốt gần một năm, ông không được phân công vào bất kỳ chức vụ quan trọng nào. Đến tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đại Hàn.
[SỬA]
TRỞ LẠI QUÂN ĐỘI
Trong kế hoạch loại trừ thế lực của các tướng lĩnh ủng hộ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, tháng 8 năm 1968, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu hồi và bổ nhiệm tướng Đỗ Cao Trí thay Trung tướng Lê Nguyên Khang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Vùng 3, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Việc lựa chọn tướng Trí là một sự thỏa hiệp vì ông là một tướng lĩnh có uy tín nhưng không tham gia phe phái nào. Chính sự độc lập này đã đưa ông trở lại với binh nghiệp, đồng thời cũng không chịu ảnh hưởng của tổng thống khi thực hiện các kế hoạch tái tổ chức lại binh lực dưới quyền để nâng cao sức chiến đấu, kể cả việc cách chức hai tư lệnh sư đoàn là người thân tín của Tổng thốngNguyễn Văn Thiệu.
Ngày 23 tháng 2 năm 1971 ông tử nạn phi cơ trực thăng[1] khi đang thị sát chiến trường Campuchia, sau đó được truy phong Đại tướng. (Có tin đồn rằng ông bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực của chính quyền Sài Gòn)[2]. Cái chết của Đỗ Cao Trí để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài.
Đỗ Cao Trí được đánh giá là tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam." Tuy nhiên ông bị phê phán bởi lối sống xa hoa, ngang tàng và bị tai tiếng tham nhũng.
[SỬA]
CHÚ THÍCH
- ^ Tử nạn cùng tướng Trí là phóng viên chiến trường người Pháp Francois Sully, viết cho báo New York Time.
TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ SINH NGÀY 20-11-1929, TẠI LÀNG BÌNH TƯỚC BIÊN HÒA. TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC VỚI BẰNG CẮP BACCALAURÉAT PART II(TÚ TÀI PHẦN HAI) TẠI TRƯỜNG PETRUS KÝ SÀIGÒN. ÔNG LÀ CHÁU CỦA MỘT VỊ QUAN LẠI TRIỀU NGUYỄN VÀ LÀ CON CỦA MỘT ĐIỀN CHỦ GIÀU CÓ, TƯỚNG TRÍ GIA NHẬP QUÂN ĐỘI NĂM 1947 VÀ THỤ HUẤN KHÓA ĐÀO TẠO SĨ QUAN ĐỖ HỮU VỊ TẠI TỈNH BIÊN HÒA VÀO NĂM 1948. SAU ĐÓ ÔNG ĐƯỢC GỞI SANG AUVOUR, PHÁP THEO HỌC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SQ THIẾT GIÁP VÀ TRƯỜNG SQ NHẢY DÙ. TRONG NĂM 1953 ÔNG THAM DỰ KHÓA HỌC CHỈ HUY VÀ THAM MƯU TẠI HÀ NỘI
Ông là một trong những Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, và là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên binh chủng Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Hòa, khi Quân đội Pháp chính thức bàn giao Liên Đoàn 3 Nhảy Dù (G.A.P 3: Groupement Aéroportés Parachutiste No.3) tại Nha Trang lại cho Quân đội Quốc Qia Việt Nam vào ngày 29 tháng 9/1954. Lúc bấy giờ ông còn mang cấp Thiếu Tá mới 25 tuổi và đang chỉ huy Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù.
Sau một thời gian chuyển tiếp của giai đoạn hình thành, đến ngày 1 tháng 5/1955, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù VNCH chính thức thành lập theo bảng cấp số của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam . Ông là Chỉ Huy Trưởng của Liên Đoàn với cấp bậc Trung Tá. Ông được thăng cấp Ðại Tá sau chiến dịch Hoàng Diệu hành quân phá tan cơ sở của lực lượng Bình Xuyên tại Khu Rừng Sát vào tháng 11 năm 1955 lúc mới 26 tuổi.
Ngày 1 tháng 9 năm 1956, Đại Tá Đỗ Cao Trí được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định). Đến năm 1961, quân khu này sát nhập với Đệ Tứ Quân Khu để trở thành Vùng 2 Chiến Thuật. Năm 1958, ông giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 1 mà Tư Lệnh Quân Đoàn lúc bấy giờ là Trung Tướng Trần Văn Đôn.
Trong năm 1958 - 1959 ông sang Mỹ du học tại Trường Command and General Staff College, Forth Leavenworth, Kansas Hoa Kỳ..Trong cùng thời gian nầy Ông cũng tốt nghiệp luôn khóa Air-Ground Operations School tại Fort Kisler, thuộc Tiểu Bang Washington state.
Khi về Việt Nam, từ 1961 đến 1963, ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, được thăng Thiếu Tướng vào tháng 7 năm 1963. Tháng 9 năm 1963 được đề cử làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ binh kiêm nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và bắt đầu nổi tiếng điều quân khiển tướng nghiêm minh tài giỏi. Ông vận dụng nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy một cách tuyệt vời. Những đơn vị nào do Ông chỉ huy cũng đều có kỷ luật, thiện chiến và lập nhiều chiến công to lớn. Quân cộng sản rất sợ Ông. Chúng tìm cách cho tay sai len lỏi trong hàng ngũ Quốc Gia dèm pha hạ bệ Ông, nhưng vô ích, Quân Lực chúng ta vẫn kính trọng Ông. Ông vẫn cùng với ba quân xông pha trận mạc bảo vệ phần Lảnh Thổ Quốc Gia..
Ngày 2 tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1 tháng 11 năm 1963), ông được thăng Trung Tướng và chính thức giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Vùng 1 Chiến Thuật. Ông là Trung Tướng trẻ nhất ( 34tuổi ) của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bắt đầu từ tháng 1 năm 1964 đến tháng 9 năm 1964, ông được điều về giữ chức Tư lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng 2 Chiến Thuật. Trong thới gian nầy ông đã tổ chức hành quân phá nát mật khu Đổ Xá của Cộng Sản .
Đến tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Hàn Dân Quốc.
Là Đại Sứ VNCH ở Nam Triều Tiên, Ông tình nguyện xin trở về nước sau Tết Mậu Thân được tái ngũ ra mặt trận ngày 5/8/68, Ông thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Lúc bấy giờ quân địch ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Quân chánh quy cộng sản Bắc Việt xuất hiện ngay trong các trung tâm thành phố lớn như Sài-Gòn, Chợ Lớn, Biên Hòa v.v... và Quân Đội Mỹ phải rút quân từng phần theo Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Tổng Thống Richard Nixon vì áp lực chống chiến tranh của nhân dân Mỹ.
Trung Tướng Đỗ Cao Trí với tài thao lược xuất chúng, chỉ trong một thời gian ngắn, vừa bình định xong lãnh thổ đem lại an ninh ở nông thôn, vừa mở các cuộc hành quân tấn công liên tục các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt: Công Trường 5, 7, 9, và các Trung Đoàn Địa Phương Việt Cộng ở các tỉnh Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Long và Phước Long, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề buộc chúng phải rút chạy qua trú ẩn trên lãnh thổ Campuchia.
Ông đã nâng cao khả năng chiến đấu của các sư đoàn dưới quyền, thẳng tay thay thế các vị Tư lệnh Sư Đoàn kém tài dù là người thân tín của Tổng ThốngNguyễn Văn Thiệu. Trung Tướng Đỗ Cao Trí là một tài năng kiệt xuất của Quân Lực VNCH. Thật hiếm có một Tướng Lãnh nào của chúng ta vừa có mưu lược vừa có dũng khí như Tướng Trí. Ông luôn chủ động tấn công địch quân đúng vào chỗ bất ngờ nhứt và luôn xuất hiện ở điểm nóng nhứt trên chiến trường. Nếu Pháp có De Lattre De Tassigny, Mỹ có Patton, Đức có Rommel, thì VNCH chúng ta có Đỗ Cao Trí.
Kể từ tháng 3-1970, Ông đưa chiến tranh ra khỏi lãnh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông mở cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 42", phối hợp với Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ, lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt-Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục "R" và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt lên tận Đông Bắc Campuchia ở Dambe và Chlong.
Thừa thắng xông lên, ngày 18/2/1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động LLXKQĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải co về thế thủ.
Trong khi tin tức chiến thắng lớn lao của QLVNCH bay về Sài Gòn tới tấp Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, kín đáo, (phóng đồ hành quân do chính ông vẻ và mang tay đến tận tay các đơn vị trưởng trong vùng hành quân ) và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động lòng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đã dùng chiến thuật "Diều hâu" và "Nhị thức bộ binh thiết giáp" một cách thần kỳ nên đã gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô to: "Xung phong! Tiến nhanh lên các em!"
Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang "Cáp Duồn" chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một Tiểu Đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (vì trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống thì chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm "Can" chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật mình vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đã tạc tượng Tướng Trí tế sống ơn cứu mạng).
Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Ông là phá nát căn cứ địa Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam . Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời LLXKQĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với SÐND ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông đã đưa đơn vị cầu cống vào Dambe chuẩn bị bắt cầu ở Chlong yểm trợ LLXKQĐIII vượt sông.
Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của LĐ3KB tháng 1-1971, Tướng Trí tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân Đội và Tổ Quốc.
.
Sáng ngày 23-2-1971 như thường lệ, Ông lên trực thăng chỉ huy bay sang Campuchia. Trực thăng vừa cất cánh bay lên hướng Bắc được vài phút thì phát nổ.Tất cả đều tử vong. Ngoài đoàn tùy tùng gồm có Trung Tá Châu Truyền Tin, Trung Tá Sỹ Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn, Đại Úy Tuấn Sĩ Quan Tùy Viên, còn có nhà báo Mỹ gốc Pháp nổi tiếng Francois Sully và Đại Úy Thành Pilot.
Tin Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử trận làm xúc động dư luận trong nước và thế giới. Báo Times và Newsweek loan tin ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của Ông.Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu truy thăng Ông lên cấp Đại Tướng. Đại Tướng Creighton Abrams nghiêng mình trước linh cửu Ông.
Trong quân đội, Trung Tướng Đỗ Cao Trí thuộc lớp tướng lãnh đàn anh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. ôngđược đánh giá là vị Tướng Lảnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam." "Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt, Ông này đúng là vị Anh hùng”, một người Mỹ quen biết Trung Tướng Đỗ Cao Trí nhiều năm phát biểu như vậy. “Ngay cả thời kỳ không phải là một tướng lãnh, ông luôn xông thẳng vào cuộc chiến.”
Trong những năm tồi bại trước đây của QLVNCH, tính xông xáo khiến ông thuộc hạng ngoại lệ. Nay khi quân đội bắt đầu khá thiện chiến, ông là một tiêu biểu của tinh thần năng nổ của toàn quân. Trong tư cách tư lệnh của Hành Quân Toàn Thắng 1970, trong đó không quân và thiết giáp QLVNCH tiến sâu vào vùng Mỏ Vẹt và sâu hơn thế nữa, Tướng Trí tiến bước khai hỏa xa hơn như chưa từng bao giờ. Một phóng viên tháp tùng ông trong một chuyến đột phá mới đây lấy làm ngạc nhiên khi Tướng Trí ra lệnh cho trực thăng đáp xuống ngay giữa một cuộc đụng độ, và rồi bất kể hỏa lực liên thanh và hỏa tiễn của địch quân, ông tiến bước tới một chiến xa và thôi thúc viên tài xế tỏ vẻ dụt dè miễn cưỡng tấn công. Ông hét lớn tiếng, “Tiến mau lên, các em! Tiến, tiến !”
Vào tuổi 40, cao 5 ft. 6 in., Tướng Trí có một dáng vẻ nhanh nhẹn không mảy may thua sút lối chỉ huy của ông. Thêm vào bộ đồ trận hóa trang cây lá rừng, Tướng Trí còn đội một chiếc mũ baseball đen có gắn ba sao, đeo choàng vai một khẩu súng lục Smith & Wesson .38, ngậm một ống điếu xì gà đầu bọc da, và nghênh ngang kẹp nách một cây gậy tướng. “Tôi xử dụng cây gậy này để phát đít Việt Cộng,”Tướng Trí nhe răng cười toe toét nói vậy.
Ông lấy làm khoái trí với hình tượng liều lĩnh của mình, nhưng ông cũng quả thật là một viên sĩ quan đã từng biểu dương những chiến tích ngoại hạng trong và ngoài chiến trường. Cháu của một viên quan lại và con của một điền chủ giàu có, Tướng Trí gia nhập quân đội Pháp năm 1947 và thụ huấn quân trường tại Hà Nội. Từ khi nắm quyền chỉ huy lần đầu trong tư cách một viên sĩ quan dù, ông đã thoát chết qua ba vụ mưu toan ám sát, khiến cho ông tự tin vào số mạng bất tử ngoài chiến trận của mình.
Hầu hết các trận đánh tiên khởi của ông mang tính cách chính trị. Ông bắt đầu nổi tiếng vào giữa năm 1950 khi ông mang lon trung tá chỉ huy một đơn vị dù tại Sài Gòn. Khi nghe tin có ba vị tướng lãnh chống lại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Trung Tá Trí điện thoại và đưa ra một tối hậu thư hỗn xược: “nửa tiếng đồng hồ, nếu không tôi sẽ phá hủy dinh thự và tiêu diệt mọi thứ trong đó.” Một trong số tướng lãnh là Tướng Nguyễn Văn Vỹ, đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng.
“Tôi khoái chiến đấu,” Tướng Trí nói. Trong nỗ lực chiến đấu tuần qua, Tướng Trí đã bay hơn 250 miles, từ bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ở Biên Hòa tới đồn điền cao su rộng lớn Chup. Đối với Tướng Trí, ngày làm việc chấm dứt vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, khi ông trở về ngôi biệt thự khang trang trang bị một hồ tắm tại Biên Hòa, cách Sài Gòn 15 miles, để thư giãn với vợ và sáu người con. Ngày hôm sau vào lúc 7 giờ rưỡi sáng, ông đáp trực thăng trực chỉ tới văn phòng làm việc - nhưng trong những ngày mới đây văn phòng của ông lại là một mảnh đất đang tranh chấp thuộc lãnh thổ Căm Bốt và công việc của ông, theo lời ông, “là một cuộc săn đuổi quần thảo giữa các lực lượng của ông và quân Cộng Sản.”
Time Magazine
Monday, June 08, 1970.
Monday, June 08, 1970.
Dưới đây là tiểu sử Tướng Đỗ Cao Trí theo Quân Sử Hà Nội.
Tướng Đỗ Cao Trí. Đại tướng Đỗ Cao Trí (1929–1971) là Tư lệnh Quân đoàn 3, Vùng 3 chiến thuật, được đánh giá là vị tướng lĩnh chiến trường tài giỏi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Đỗ Cao Trí sinh ngày 20 tháng 11 năm 1929.Năm 1948 ông tốt nghiệp khóa đào tạo Sĩ quan Quân đội Quốc gia Việt Nam tại Biên Hòa. Chỉ huy tiểu đoàn BVN 19 vài năm sau đó, ông đã là một trong những tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.Năm 1949 ông tốt nghiệp Trường Nhảy dù Pau ở Pháp. Khi Ðại Ðội 1 Nhảy Dù Phòng Vệ Bắc Việt được thành lập cũng trong năm 1949 ông là một trong các trung đội trưởng, mang cấp bậc Trung Úy.Ông trở thành chỉ huy trưởng đầu tiên của Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa khi Liên đoàn 3 Nhảy Dù được quân đội Pháp chính thức bàn giao lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào ngày 29 tháng 9 năm 1954. Ông Đỗ Cao Trí mang cấp thiếu tá, chỉ huy trưởng một tiểu đoàn Nhảy Dù vào lúc bấy giờ. Ngày 1 tháng 5 1955 Bộ chỉ huy Liên đoàn Nhảy Dù được chính thức thành lập, ông được cữ giữ chức chỉ huy Liên đoàn, cấp bậc trung tá. Tháng 11 năm 1955 ông được thăng Đại tá, lúc chưa đầy 26 tuổi.Tháng 9 năm 1956, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Đệ tam Quân khu vừa mới thành lập (gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định).Năm 1958, ông giữ chức tham mưu trưởng Quân đoàn 1.Năm 1959 tốt nhiệp Trường Chỉ huy & Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth Kansas . U.S.ATừ 1961 đến 1963, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chỉ huy trưởng Trường Hạ sĩ quan Nha Trang, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh.Tháng 7 năm 1963 Đỗ Cao Trí được thăng Thiếu tướng.Tháng 9 năm 1963 ông được cử kiêm nhiệm xử lý thường vụ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1.Ngày 2 tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đỗ Cao Trí được thăng Trung tướng và được chính thức giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Vùng 1 Chiến thuật.Từ tháng 1 năm 1964 đến tháng 9 năm 1964, ông giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 2 và Vùng 2.Tháng 8 năm 1965, ông bị giải ngũ và được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Hàn.Tháng 8 năm 1968, Đỗ Cao Trí tái ngũ và thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Vùng 3 kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Ông đã nâng cao khả năng chiến đấu của các sư đoàn dưới quyền, thẳng tay thay thế hai vị Tư lệnh kém tài và cũng là người thân tín của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.Ngày 23 tháng 2 năm 1971 ông tử nạn phi cơ trực thăng khi đang thị sát chiến trường Campuchia, sau đó được truy phong Đại tướng. (ông bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực của chính quyền Sài Gòn để củng cố ngôi vị TT Thiệu).. Cái chết của Đỗ Cao Trí để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài.Đỗ Cao Trí được đánh giá là tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: “Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (Tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam.”
" Đại Tướng Đỗ Cao Trí là tấm gương chiến đấu sống động nhất cho tuổi trẻ Việt Nam. Ngày nay, sách báo thế giới tự do vẫn ca ngợi Ông là một Anh Hùng Dân Tộc của VNCH. Đại Tướng sống, chiến đấu và hy sinh đúng với danh ngôn của người xưa:
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu.
Dân tộc Việt Nam mất đi một Lãnh Tụ Quân Sự vĩ đại, Quân Lực VNCH mất đi một Tướng Lãnh kiệt xuất. "
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi.
Nguyen Hung Kiet
Tài liệu Tham khảo :
- Newyork Time
- Quan su Ha noi
- Trung Tướng Ðỗ Cao Trí Và Lực Lượng Quân Ðoàn 3 Tại Cam Bốt của -Vương Hồng Anh trên trang nhà www.vietnam.ictglobal.net.
- Hai Danh Tướng Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh của David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.Boston Publishing Company
- Chuan Tuong Tran Quang Khoi
Đại Tướng Đổ Cao Trí
Đại Tướng và Tôi
Nguyễn Trọng Hoàn
1. Lý do tôi phải mào đầu dài dòng để kể câu chuyện này, như sau:
Sau khi Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã, cả nước Nam tan rã, chúng ta phải sống tha phương nơi đất khách quê người. Vì nơi dung thân là nước Mỹ, giầu có, nên tấm thân của mình, của gia đình mình, trông lên những người bản xứ thì chẳng bằng ai, nhưng trông xuống những đồng bào của mình đang còn ở quê nhà, thì quả một trời một vực! Tuy vậy, đối với một số người thì là một sự đổi đời, còn với nhưng người khác, niềm hoài vọng ngày trở về cố hương xa lắc cứ dần dần bị xói mòn, riêng những người lính trận chúng tôi. . . Mời bạn đọc tiếp:
Bản thân tôi thì không ra gì, dở chàng dở đục, nhưng bạn bè tôi, nhìn ngang nhìn ngửa đứa nào cũng nổi tiếng. Ngày trước, chúng nổi tiếng trên chiến trường, qua Mỹ chúng nổi tiếng bằng cái nghề tay trái: Làm báo viết văn! Tôi thích mang những sở trường của họ ra khoe với những người lạ, làm cứ như những ưu điểm của họ có thể lấp trống giùm cho tôi những nhược điểm của bản thân mình
Ðại tướng Ðỗ Cao Trí lẽ dĩ nhiên không nằm trong trường hợp trên, vì nếu như bây giờ, ai người ta cũng có thể gọi bằng thằng, càng gọi khỏe càng lộ chất “ Ông” trong người mình ra. Thì ngày xưa, cái móng tay của ông ấy tôi cũng không bằng, huống chi nói là bạn với bè?
Có điều, một vị tướng ngày xưa, thì thiếu gì thuộc hạ. Tôi có may mắn là thuộc hạ của ông Ðại tướng tài ba và nhiều tai tiếng này. . .
Sau tết Mậu Thân, Việt cộng ngậm ngùi suy ngẫm học thuyết quân sự cũ rích: Tiến công và nổi dậy! Ðó là sở trường mà chúng gọi là tổng công kích.
Công là đánh tới. Kích là bẩy lên, hay xúi giục ai nổi lên. Thành phần chủ lực ở ngoài tấn công vào. Ðám nằm vùng xúi dân nổi loạn. Khốn thay cho Việt cộng trong cuộc tấn công này, bộ đội chủ lực thì xâm nhập vào được nhưng chẳng có ma nào xúi được dân nổi lên cả, ngay cả những người dẫn đường cũng lặn luôn. Nên bọn cán ngố cứ như con dế bị ngắt mất cọng râu. Thế là làm mồi cho quân ta mà thôi!
Nhân đây, tôi cũng xin mở một dấu hỏi to tướng, về âm mưu “ Thay ngựa giữa dòng” của người Mỹ. Họ đã biết trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy của Việt cộng, nhưng họ lờ đi “ Ðể xem mày ( VNCH) có chống cự nổi không, còn sức chống, tao giúp tiếp, dở quá, bỏ luôn.” Một bằng chứng là khoảng 26, 27 tháng Chạp là các cố vấn Mỹ ở các tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị biệt lập đã cuốn gói trở về “ hậu phương” rồi!
Thế rồi, thiên bất dung gian, kẻ gian đại bại. Ngay sau đó, trong khi ông Hồ mang cái hận ngàn thu ấy xuống âm ty địa phủ thì đám cán bộ mang tàn quân lết bên Căm Bốt để cùng nhau hát bài : “ Dậy mà đi!”
Tôi tham gia cuộc hành quân Toàn-thắng của Sư đoàn 25 BB, mục đích để tiêu diệt nốt đám tàn quân ấy! Chiến đoàn tôi mang tên 333 từ hướng mật khu Ba Thu, đánh xuôi xuống vùng Mõm Chó, Chi Phu. Bravet rồi theo quốc lộ 1 thọc thẳng lên Svayrieng ( Xoài Riêng). Trận này, diễn tiến như thế nào, tôi sẽ kể sau.
2. Mẫu giáo :
Tôi có một thói quen. mỗi khi sắp tham dự vào một cuộc hành quân xa, tôi thường xin về Sài Gòn một thoáng để thăm mẹ . Phần nghĩ đến một thời gian dài sắp tới phải nhá cái khẩu phần C. chết tiệt. Phải về với mẹ để được ăn một món gì cho khoái khẩu. Phần vì tôi luôn đeo đẳng cái cảm giác, sự sống của những người lính trận chỉ đếm bằng từng ngày một. . . “ Mình không về gặp bả, ngộ có gì. . .”
Tôi lại không bao giờ dám nói với mẹ là mình sắp đi xa:"Con hành quân ở vùng ven biên ấy mà, tạt về thăm đẻ một chút thôi rồi con phải đi liền!"
“ Một chút” của tôi thường bị kéo dài bởi nồi canh cua rau đay nấu với mướp hương hoặc những miếng thịt heo cháy cạnh mà chỉ tự tay mẹ làm thì mới vừa miệng tôi thôi. . .
Làn này, chính cậu “ Tà loọc” đã làm hại tôi:
- Bà có hộp dầu ông hổ nào không, con xin cho Trung úy một hộp? Ở Miên nghe nói mùa này là mùa gió chướng, Trung úy lậi chỉ hợp với loại dầu này!
Mẹ tôi ngừng têm trầu:
- Lại đi đánh nhau tận bên Miên cơ à?
Tôi thấy mẹ tôi lấy khăn lau nước mắt. Ăn cơm xong, mẹ ra đi văng ngồi nhai trầu, giọng bà như muốn khóc:
- Ðánh nhau như vậy đủ rồi, hay để đẻ nói với chú Hạ ( thông gia nhà tôi), nói với bác Thuần xin cho con về văn phòng?
Biết sẽ phải nghe điệp khúc ấy, tôi đứng dậy vuông vai, lấy chiếc áo trận, vừa mặc vừa nói như hát vọng cổ:
- Mẹ ơi! Mai kia mốt nọ yên giặc con cũng trở . . . Dzề!.
Mẹ tôi chì chiết:
- Con người ta, cha mẹ bảo sao nghe vậy, chúng nó ăn trắng mặc trơn, nhơn nhơn ăn học. . . Còn cái thứ con nhà này. . . Ngu như bò!
Mẹ tôi đưa hộp dầu ông hổ cho chú lính, mẹ nói:
- Ở Miên họ hay dùng bùa ngải lắm đấy! Lại hay “thư” nữa đấy! Có người bụng cứ trướng lên, mổ ra một đống toàn răng với tóc không đấy nghe con! Con gái của họ, không phải như gái bên mình , đá gà đá vịt vào rồi không thích thì bỏ đâu đấy! Ðừng dại nghe con..
Khác với những lần trước, mẹ tôi đưa tôi ra tận cổng, hành động này của mẹ khiến tôi vừa xúc động vừa lo lắng. Mẹ tôi chỉ vào chiếc balô căng đầy mà chú lính đang để vào băng sau xe jeep:
- Mẹ có cho mang cho con một cỗ bài chắn, đóng quân ở đâu, trong lúc rảnh rỗi, thày trò rủ nhau đánh cò con cho vui, nhớ đừng đi lang thang nghe con.
Hai mẹ con đang bịn rịn thì Hương phóng xe tới. Mặt cô đỏ au. Mẹ tôi giữ ý, chỉ Hương:
- Thôi cô cậu giã từ rồi lên đường cho sớm, mẹ vào..
Hương cầm lấy hai cánh tay tôi, chân dậm dậm xuống đất:
- Em vừa lên hậu cứ kiếm anh, anh sắp đi Miên hả?
Tôi cười:
- Việc binh cốt ở thần tốc và bất ngờ, anh chưa xuất phát mà ngã ba Ông Tạ đã biết, Hàng Xanh đã biết thì còn đánh đấm cái mẹ gì nữa?
Hương đưa ngón tay dí vào môi tôi:
- Sao lại nói tục với em? Hôm nọ hứa cái gì nào? Em có tin mừng mới phải lên báo cho anh chứ bộ!
Tôi sướng run lên, tôi biết ngay cái tin đó là gì rồi, nhưng cũng giả vờ hỏi:
- Tin gì vậy?
Nàng lại ghé sát vào má tôi, mái tóc có mùi bồ kết làm tôi ngây ngất:
- Em “ Có” rồi. Hú vía, hú vía! Mà này, anh qua bên Miên, ăn bánh trả tiền nhe! Con gái Miên ghê lắm đấy!
3. Ngày N. . .
Lần đầu tiên từ khi tôi ra trường, tôi được “ đối đáp” với một vị Tướng, mà lại là vị tướng nổi danh mới oách chứ:
Trung tướng Ðỗ Cao Trí ngoái cổ lại hàng ghế phía sau hỏi to:
- Ông nào là Ðại đội trưởng Trinh sát đâu?
Tôi đứng bật dậy như lò xo bung:
- Có mặt.
- Nãy giờ ông có nghe kỹ diễn tiến của ngày N và N+1 không?
- Nghe rõ!
Ông Tướng đứng dậy, đưa tay ra hiệu cho Ðại tá Lều Thọ Cường, Chiến đoàn trưởng chiến đoàn 333, đưa que chỉ bảng cho ông.
Bây giờ tôi mới nhìn thấy rất rõ ngoại mạo một ông Tướng khét tiếng này. Vầng trán cao xám ngoét, đôi mắt sáng, đỏ au như mắt cá chầy ( Người ta bảo con mắt ổng có cô hồn đấy! Nhất tướng công thành vạn cốt khô mà!) Phần từ đầu tới thắt lưng, tướng pháp không chê vào đâu được, nhưng từ thắt lưng xuống tới đôi giầy “ Máp”, giống như củ khoai lang cắt đôi, dựng ngược, từ từ teo tóp. . . Tôi bỗng rùng mình, chua chát nghĩ đến chiếc bóng chênh vênh của Kinh Kha bên dòng Dịch Thủy:
Gió hiu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê.
Tráng sĩ một đi không trở về!
Tướng Trì xòe nguyên bàn tay mum múp trên tấm bản đồ không ảnh, kéo một đường dài từ Gò Dầu Hạ, dọc theo quốc lộ 1 lên tận Svayrieng:
( Ôi! Những ai từng “ đi” nhận lệnh hành quân, còn nhớ chăng cái cảm giác xương sống lành lạnh, mỗi khi thấy ông đơn vị trưởng của mình xòe tay trên một tấm bản đồ 1/25.000 trong đó một ô vuông nhỏ xíu nhưng ngoài thực tế là một cánh đồng bát ngàn, đi mù con mắt mà vẫn không tới ?)
- Ông Chuyên, cho các mục tiêu vừa thuyết trình, giạt ra xa quốc lộ 1 chừng một cây số...
Bỗng ông ngừng lại:
- Ông Cường, thằng Tiểu đoàn 1 của ông đến đâu rồi?
Ðại tá Cường, rập hai chân lại trong một cữ chỉ vừa nghiêm trang, vừa như lấp ló có tin vui:
- Thưa Trung tướng, thằng 1 của tôi vừa làm chủ Chi-Phu.
- Tốt, như thế này nhá: Ông Cường cho Bộ chỉ huy Chiến đoàn của ông, dời từ đây lên Chi-Phu. Tôi nhắc các ông từ bây giờ bọn cố vấn Mỹ không theo mình vào Miên nữa đâu đấy!
Ông nhìn mấy cố vấn Mỹ, rồi bảo người thông dịch viên:
- Dịch nguyên văn cho “chúng nó” nghe câu này: “ Phải tập đánh độc lập đi, dựa mãi vào mãi thằng Mỹ mai kia mốt nọ, chúng qua cổng rút cầu thì sao?”
Ông lại xòe bàn tay ra, dùng ngón trỏ và ngón giữa căng theo quốc lộ 1, rồi ông dùng que chỉ bảng chỉ ngay vào mặt Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư lệnh sư đoàn 25, gốc pháo binh:
- Ông Thịnh, từ đây lên Xoài Riêng còn trong tầm bắn tác xạ của Tiểu đoàn 252 Pháo binh không?
Tôi thích thú nhìn tướng Thịnh, ông Tướng có mấy sợi lông tài trên nốt ruồi đen, trên khuôn mặt to đen lạnh lùng như ông thần đất, mà mọi khi chúng tôi rất hãi, cũng phải đứng bật lên :
- Thưa, tới!
Bất ngờ tướng Trí chỉ ngay vào tôi:
- Trung úy Hoàn, mở sổ tay ra.
Tôi rụng rời. . . Trong cái nóng hầm hập của phòng hành quân tạm, mọi người đổ dồn về phía tôi, một sĩ quan có cấp bậc nhỏ nhất, lại được tướng Trí nhớ tên. Tôi đỏ mặt, tính háo danh, và sự sung sướng lấn át hết cảm giác sợ hãi. Tự tin hơn là tôi đã chuẩn bị một quyển sổ tay, mà những sĩ quan nào, hơn một lần bị “ ông Tướng sổ tay” hạch hỏi vì: “ Là cấp chỉ huy mà không có quyển các-nê-đờ-nốt là một sĩ quan tồi. . .”
Tôi cầm quyển sổ tay. A! Có một điểm đầu tiên rồi đấy! Tôi thấy Tướng Trí cười:
- Quân số hành quân của ông bao nhiêu?
- Trình Trung tướng: 102. sĩ quan 9. Hạ Sĩ quan 15, binh sĩ. . .
Tướng Trí hét lên:
- Sao nhiều thế, sao sĩ quan nhiều thế, hạ sĩ quan ít thế? Bịa hả?
Ðại tá Cường đỡ cho tôi:
- Thi hành khẩu lệnh của Trung tướng trước đây, quân số các đơn vị Trinh sát phải luôn luôn bổ sung đầy đủ. Sĩ quan nhiều vì trong Trung đội viễn thám, mỗi Toán viễn thám phải có một sĩ quan trưởng toán. . .
Tướng Trí ngắt lời:
- Tôi biết rồi.
Rồi ông lại dùng que thuyết trình chỉ xuống phía dưới, giọng ông chắc nịch:
- Tất cả mở sổ tay ra.
Như cái máy, Tướng, Tá phía dưới đồng loạt để tay lên túi áo trận.
Tướng Trí đọc chính tả:
- Viết đi: Sức mạnh của một đơn vị bộ binh chiến đấu ( phẩy) không phải ở lớp Sĩ quan chuyên chỉ tay năm ngón (phẩy) mà nằm trong lớp Hạ sĩ quan cốt cán( chấm) Tóm lại, bộ binh là hoàng hậu của chiến trường ( phẩy) mà chiến trường thắng hay bại tùy thuộc vào cấp bậc từ Hạ sĩ nhất đến Thượng sĩ nhất, viết rõ chưa? ( Chấm hết)
Rồi ông lại chỉ vào mặt tôi:
- Trung Úy lên đây.
Con người nhỏ con kia sao toát ra cái uy quyền lạ kỳ. Tôi đã vào sinh ra tử nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi lúng túng đến như thế. Tôi ríu tíu đỡ cây que chỉ bảng:
- Trung úy chỉ cho tôi xem đâu là Quốc lộ 1. Tốt. Ðâu là cây cầu chính vào thành phố. Tốt. . . Trung úy có thể chiếm thành phố này chỉ với một mình đại đội của Trung úy được không?
Cả sống lưng của tôi như bị điện giật. . . Một đại đội Trinh sát với một nhúm người như thế này, làm sao đây?
Tính háo danh của tôi lại bật dậy:
- Ðược, thưa Trung Tướng.
- Tốt, thế mới là trinh sát chứ! Như thế này nhá. Ông Cường cho . . .
. . . Máu háo thắng cùng niềm kiêu hãnh cứ dâng lên từng đợt trong con người phàm của tôi cho đến khi tôi tập họp đại đội dưới một thửa ruộng khô vừa xong mùa gặt. Tôi huênh hoang khoe:
- Ðích thân Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn vừa chỉ thị, một mình Ðại đội ta sẽ chiếm Tòa thị sảnh Svâyriêng !
Từ sĩ quan cho tới lính mặt mày nhớn nhác. Có nhiều người nhẩy lên vì thích thú. Có người dơ cao khẩu M16 hét lên:
- Chơi luôn!
Có vài nét mặt đăm chiêu của sĩ quan, tôi lờ đi, nói lớn, ngất ngất hào khí:
- Mọi người có nửa tiếng để sắp xếp lại quân trang quân dụng, bỏ lại hết thực phẩm, quân trang nặng nề. Tóm lại chỉ mang súng đạn cá nhân. Hai Trung đội trưởng trinh sát và Trung đội trưởng viễn thám ra đây nhận lệnh.
Lệnh có gì đâu, nhưng nghe xong, mặt ai cũng như chàm đổ. . .
Sau đấy khoảng hơn một tiếng. Hơn 10 chiếc xe vận tải dân sự từ Gò Dầu Hạ trở về Miên, bị chúng tôi trưng dụng. Trung đội trưởng kè súng vào hông người tài xế Miên, còn lính nằm ở phía sau. Ðạn lên nòng, xe cứ thế mà chạy. Trên quốc lộ phía bên Miên ngày ấy, cứ vài cây số lại có một cái bàn đặt ngay quốc lộ để đơn vị Miên nào đóng gần quốc lộ . . . thâu tiền mãi lộ!
Ðoàn xe của Ðại đội cứ thế mà chạy, qua trạm, chạy luôn, khiến những người lính Miên trên các trạm ấy xả súng vào đoàn xe, cũng may không có ai bị thương.
Tôi ngồi ngay xe thứ 2, xe trước tôi là Toán viễn thám 1 của Chuẩn úy Cừu.
Bỗng tôi thấy đoàn xe chạy chậm lại, cái dốc cầu vào thị xã cong cong làm tôi không quan sát được chiếc xe phía trước.
Có tiếng thằng Một:
- Hải Ðiểu, đây Một.
Tôi chụp máy:
- Tôi nghe đây!
Tiếng của Cừu gấp gáp:
- Trình Thẩm quyền trên đường tụi Miên giăng concertina nhiều quá, có cả mấy con ngựa gỗ nữa. . .
Một tràng súng xé không gian, tiếp theo là những tràng súng khác thi nhau vãi vào đoàn xe.
Tôi hét to trong máy:
- Cho xuống xe ngay, xung phong! Cả đại đội sẽ yểm trợ cho ông, chiếm ngay cái bốt canh kia kìa!
Một chiếc trực thăng xà ngay xuống, tôi thấy rõ Tướng Trí đội nón đỏ đang quần quần ngay trên cái đồn tôi vừa ra lệnh cho Cừu chiếm. Chiếc trực thăng đảo một vòng rồi bay lơ lửng ngay trên đồn Miên. Tôi vừa hô xung phong vừa kinh ngạc nhìn lên thấy Tướng Trí đã ngồi vào vị trí của người xạ thủ đại liên. Ông xoay họng súng vào phía lô cốt, một tay khoác khóac như cổ động cho đám quân dưới đất. Có tiếng hét của Cừu:
- Tụi nó bắn lên máy bay của ông Tướng kìa.
Một khẩu đại liên phòng không từ một cái đồn nhỏ bên phải cầu đang khạc hung hãn lên hông bên kia của chiếc máy bay. Chiếc trực thăng chao nghiêng. . .
Tôi kéo trung sĩ Thuận trong toán Viễn thám , chỉ tay về hướng ổ đại bác phòng không:
- Cậu dẫn toán men theo bên này cầu, diệt phứt cái lô cốt kia đi cho tôi.
Thuận nhận lệnh, anh dẫn toán chạy lên, vừa dùng súng M97 hướng mũi trực xạ, một tiếng nổ làm bật tung khẩu súng phòng không, đồng thời biến mất những tên lính Miên, xạ thủ của khẩu phòng không ấy. .
Chiếc trực thăng chở Tướng Trí lại vòng tới, lần này ông lại bay thấp hơn, ông biến thành xạ thủ của chiếc “ gunship”, chĩa những lằn đạn về phía đồn chính.
Bỗng mọi người dưới đất xanh mặt khi chiếc máy bay rung lên, như con rồng chuyển mình, bốc lên cao. Một cái nón đỏ, đúng là nón của ông Tướng bay vụt ra, xoay vòng vòng như chiếc lá rồi bay vút về phía cây cầu. . .
Những người lính trinh sát vừa hò hét vừa tiến lên, đen kịt thành cầu, những tiếng la phát ra từ những trái tim nóng hổi:
- Việt Nam, Việt Nam!
Tôi kéo chú hiệu thính viên lao tới, hai mắt tôi rưng rưng. . .
Thuận hớn hở chạy về phía tôi giơ cao chiếc mũ đỏ có ba ngôi sao gắn chéo. Người ta bảo nóng giận thì mất khôn, nhưng vui mừng quá cũng mất khôn luôn, với lại tính háo danh nằm sẵn trong tôi, nó sai bàn tay tôi, ném cái mũ sắt đang đội, lấy cái nón đỏ đội vào đầu. Lại nghĩ: “ Có ngày “mày” cũng được “ nằm” vào đầu tao thôi!”
Tôi vừa đắc chí vừa chạy tới, chạy một quãng thì hiệu thính viên đưa cho tôi chiếc combiné:
- Mặt Trời gập Trung úy.
Tôi nghe tiếng Tướng Trí.
- Ðừng bắn, đừng bắn nữa, chúng nó từ chân cầu đang phất cờ trắng kia kìa.
Một hàng dài lính Miên, có cả đàn bà, con nít đang cầm những mảnh khăn trắng giơ cao trên đầu. Tôi vừa ra lệnh ngừng bắn thì hiệu thính viên lại đưa ống nghe cho tôi:
Tiếng tướng Trí:
- Tốt lắm, để một toán nhỏ lại giữ đầu cầu thôi, còn cậu tiếp tục đi.
Như những con gà chọi đang say đấu, chúng tôi lao cả đoàn xe về phía trung tâm thành phố. Dưới đường người ta vẫn thong thả đi lại, những người lính Miên vẫn đeo súng lơ ngơ ngắm phố. Chắc không có một ai hiểu việc gì đang sắp xẩy ra với họ.
Tiếng Cừu báo qua máy:
- Trình Thẩm quyền mục tiêu kia rồi
“Băng ga lo” hoành tráng, nơi tôi phải chiếm, đang ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ, mục tiêu diễm lệ của tôi kia rồi!
Xe của Cừu húc đổ ngay con ngưạ gỗ, tiếp theo xe của tôi và các xe sau trờ tối. . .
Cừu đưa khẩu colt vào ngay ngực tên lính gác, qua một người lính gốc Miên thông dịch.
- Văn phòng Tỉnh trưởng đâu?
Tên lính đưa tay chỉ về phía cổng lớn nơi có hai con ngựa đá rất to. Cả đại đội lại lao về phía đó. Chẳng có đội hình gì cả. Khi Ban chỉ huy của tôi chạy vào trong đại sảnh thì một cảnh tượng vừa tức cười, vừa thống khoái hiện ra trước mặt: Trung úy đại đội phó Trần Như Xuyên đang ghìm khẩu súng M16 về hướng những người mặc toàn lễ phục đang chắp tay lậy như tế sao!
Té ra tại đây đang diễn ra buổi đại tiệc!
Tiếng người thông dịch:
- Trong các ông, ai là Tỉnh trưởng?
Một người chắp tay xá xá. Bỗng có tiếng lao xao phía sau tôi. Có người lính hét to:
- Sao sẹt! Sao sẹt kìa!
- Vào hàng, Phắc!
Tướng Trí xông thẳng đến tôi, ông đến trước tôi khoảng ba bước, ông rập hai chân vào nhau rồi đứng nghiêm chào tôi. Tất cả quan quân mặt ai cũng xanh như tầu lá! Chết mẹ tôi rồi! Cái nón đỏ có hàng lon Trung tướng tôi đang đội trên đầu, chỉ đem cho tôi cái thích thú phù du, nhưng sẽ là một thảm họa khôn lường cho tôi.
Tôi vừa sợ hãi vừa xấu hổ , đưa tay lên đầu, giật ngay cái mũ xuống rồi bằng hai tay, trịnh trọng đưa trả nón, y như kẻ bại trận dâng cây kiếm quy hàng.
Tướng Trí, chìa cả hai tay lấy chiềc nón đỏ. . . Mọi người chờ con thịnh nộ của ông Tướng Sấm Sét. . .
Ông cúi xuống gỡ ba ngôi sao ra cười hiền từ:
- Giữ giùm cậu ba ngôi sao này, còn tặng cậu cái mũ làm kỷ niệm, làm kỷ niệm thôi nhé ! Coi chừng quân cảnh bắt về tội tiếm phục quân hiệu đấy.
Mặt tôi nóng ran lên như người lên cơn sốt.
Tướng Trí đến ngay trước viên Tỉnh trưởng Miên, tính võ biền cố hữu của ông biến mất và y như một chánh khách chuyên nghiệp, ông dơ tay, bắt tay viên Tỉnh trưởng. Ông nói một tràng tiếng Pháp, tôi nghe lỏm bõm, hình như ông ra lệnh cho viên Tỉnh trưởng phải kêu gọi các lực lượng dưới quyền quy hàng, bằng cách ra lệnh cho các đơn vị ấy, tháo hết các cơ bẩm của các loại súng rồi cho chở lên các bộ chỉ huy liên hệ.
. . Rồi y như ông chủ, chính tay ông khui whisky:
- Vào đây, Ðại đội trinh sát vào đây, các chú khá lắm, “moi” phải khao các “toi” một chầu mới được. Tôi bước ra trước, nhưng ông làm tôi quê hết sức khi ông hỏi lớn:
- Chú lính nào ít thâm niên nhất, cấp bậc nhỏ nhất vào đây.
Rồi cũng y như khi lúc xung phong, chẳng kể quan lính, mạnh ai nấy ùa tới vây quanh ông y như một người thân. Chính tay ông rót cho mỗi người một ly ruợu nhỏ.
Bỗng tướng Trí lấy tay đập vào trán:
- Chú nào bắn trái M79 trúng ổ đại liên cứu “ moi” thế?
Tôi chỉ vào viên Trung sĩ viễn thám:
- Trình Trung tướng, Toán phó viễn thám, Trung sĩ Thuận !
- Thấy “moi” nói có đúng không? Nhớ đấy ! Hạ sĩ quan mới là lực lượng nòng cốt của quân đội!
Ông rút trong túi ra quyển sổ tay, nhìn chăm chăm vào bảng tên của Thuận, ghi xong ông hất hàm hỏi:
- Trung sĩ nhất bao lâu rồi?
Thuận hớn hở trả lới:
- Thưa Trung tướng, gần hai năm.
Tướng Trí nghiêm nghị:
- Cho cậu lên Thượng sĩ.
Rồi ông quay lại phía tôi, nhắc lại điệp khúc:
- Phải nằm lòng, Hạ sĩ quan mới là nòng cốt. . .
Lần này không thấy ông bắt ai ghi vào sổ tay cả.
Một cuộc hành quân bằng trực thăng vận. Trung Tướng Đỗ Cao Trí thăm đơn vị pháo đội 155 ly.
4. Cô gái Miên.
Sau khi chiếm xong dinh Tỉnh trưởng, Ðại đội Trinh sát của tôi, được lệnh kéo trở ngược lại Bravét, một thị trấn nằm giữa Chi-Pu và Svrâyriêng, vừa đóng chốt, vừa giữ an ninh cho một toán công binh chiến đấu làm cầu. Ðây là một cây cầu nhỏ nhưng rất quan trọng về mặt chiến lược đã bị quân lính của Si- Ha-Núc phá sập khi họ rút lui về Nam Vang. . .
Buổi chiều, tôi dẫn các Trung đội trưởng đi tìm chỗ đóng quân. Ðến cây cầu đang xây, tôi nói với Ðại đội phó Xuyên:
- Cái thằng Trưởng toán công binh này, giờ này không đến nhận lệnh đóng quân là làm sao? Chúng nó làm gì mà túm quanh căn nhà sàn kia thế? Thôi ta vào đấy xem sao?
Vừa thấy chúng tôi đến. Toán người đứng xung quanh nhà sàn bỗng bỏ chạy. Biết có việc gì không ổn, toán sĩ quan đi theo tôi chạy đến. Tôi vừa bước lên chân cầu thang đã nghe thấy tiếng quát của Xuyên:
- Sĩ quan mà khốn nạn vậy à ?
Trước mặt tôi là một người con gái Miên thân thể lõa lồ, nằm tênh hênh, bất động giữa sàn nhà, một toán 5, 6 người lính đang lui cui mặc đồ. Tôi hoa mắt lên vì giận, khẩu súng colt 45 run run chĩa vào một người, có lẽ là sĩ quan đang nghênh ngang đứng trước Xuyên:
- Ông cấp bậc gì?
- Chuẩn úy!
- Mấy người hiếp dâm người phụ nữ này?
- Bẩy người.
- Tại sao ông làm cái việc vô lại này?
- Xa vợ lâu ngày, kẹt quá ông ơi!
Bỗng tôi nghe thấy người phụ nữ rên:
- “ Miên tê! Miên tê” ( Trời ơi, trời ơi).
Cô cong người lên, thở hắt ra , hai bàn chân rung rung, rồi xụi lơ. Hành động cuối cùng của một sinh vật trước khi lìa đời.
Cơn giận như một nồi áp suất quá tải, bật tung, tôi nã luôn hai phát vào đôi chân đang giạng ra như thách thức của viên sĩ quan, mà ngay chiều hôm ấy, tôi biết anh ta là em của một ông Chuẩn tướng Chỉ huy trưởng của một Cục. . .
5. Phúc hữu trùng lai!
Sáu tháng sau, tôi dời Ðại đội trinh sát để sang Tiểu đoàn 2, người ta bảo, đi kèm với một sự may mắn thường là một tai nạn . . .
Hai viên đạn súng colt hôm ấy, có một viên trúng bắp vế của viên sĩ quan nọ, và viên đạn này đã đưa tôi đến cái ngưỡng cửa của Quân lao Gò Vấp
Tôi sẽ phải về trình diện phòng dự thẩm 1 ở bến Bạch Ðằng, nới có cái một ông Ðại tá tên X. chẳng tha một ai khi phải trình diện ông ta. . .
Ðại tá Lều Thọ Cường bắt tay tôi như bắt tay một thuộc cấp lần chót. Tôi leo lên trực thăng, rồi nhìn xuống bến phà Neak-Luông. Nơi đóng quân của đơn vị tôi, nước sông cuồn cuộn đục ngầu, phẫn nộ. . . Bỗng lòng tôi chùng hẳn xuống. Tại sao cuộc đời lại có thể bất công thế nhỉ? . . .
Tôi vừa xuống máy bay tại sân bay Trảng Lớn, thì gập máy bay của Trung tướng Ðỗ Cao Trí cùng sĩ quan tham mưu của ông cũng vừa đáp xuống. Tôi đang tính né qua cái cái hunger để tránh mặt ông thì có một Ðại tá cầm tấm bản đồ vẫy tôi:
- Ðại úy, đến trình diện Trung tướng.
Tướng Trí hỏi tôi:
- Cậu đi phép hả?
Tôi chưa kịp trả lời thì ông đã móc quyển sổ tay ra. Nhưng tôi vội nói:
- Trình Trung tướng, tôi không về phép.
Tướng Trí tròn mắt:
- Dù hả, oai nhỉ, dù bằng máy bay cơ à?
Giọng tôi bi ai:
- Trình Trung tướng lần này tôi về Sài Gòn để ra Tòa án binh!
- A! Cái vụ cậu nện cái thằng sĩ quan hiếp dâm chứ gì. Sao không bắn què cả hai chân nó luôn cho rồi? Quân đoàn đã có văn thư gửi Nha quân pháp về vụ này rồi ! Khỏi, khỏi, cho cậu về thăm cha mẹ, thăm bồ bịch 48 tiếng rồi trở lại mặt trận giết giặc cho tốt. . .
Không để tôi cám ơn, ông bỏ đi ngay.
Tôi đứng như trời trồng, giữa trùng vây của bụi, khói và nóng, thế mà người tôi mát lạnh, nhẹ tênh, tôi có cảm giác như đang đi vào cổng nhà Hương. Có giàn hoa thiên lý ngan ngát. Có nếp nhăn áo lụa vàng dậy muộn. Có hương bồ kết thoang thoảng quyện theo bước chân chim. . .
6. Người đi, đi mãi. . .
Một tháng sau, Tiểu đoàn tôi đang hành quân tại Kăm Pông Trapeck, vùng biên giới phía Ðông nam căn cứ Thiện Ngôn, trên một ngọn đồi trọc, một người lính hiệu thính viên chỉ về phía Trảng Lớn la to:
- Một em gẫy cánh rồi!
Tôi ngoảnh lại, một khối đỏ như một quả cầu, đang ôm một chiếc trực thăng xoay vòng vòng rồi đâm nhào xuống đất.
Ngay tối hôm ấy, tôi được biết chiếc máy bay ấy đã chở cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí về miền đất không bao giờ có tiếng súng trận nữa.
Tôi bước ra ngoài lều vải, chòm sao Hiệp sĩ đêm nay có cái đầu bị mây đen che khuất, có thanh gươm mờ nhạt, nhấp nháy như muốn khóc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét