Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Covid-19 làm thay đổi cuộc sống


image

Cũng như Cái chết Đen lây lan theo các tuyến đường thương mại dọc theo xương sống của lục địa Á-Âu hồi Thế kỷ 14, Covid-19 xuất hiện ở Trung cộng và lây lan cực nhanh chóng dọc theo Con đường Tơ lụa hiện đại: các đường bay xuyên lục địa.

 

Mặc dù virus corona có thể không gây tổn thương đến sức khỏe con người toàn cầu một cách thảm khốc như bệnh dịch hạch hồi Thế kỷ 14, nhưng đại dịch mới nhất này chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới.

 

Bệnh tật thì không phân biệt đối tượng lây nhiễm - bất kể giàu nghèo - và những tác động mà nó gây ra là công bằng giữa những người có đặc quyền và người yếm thế trong xã hội.

 

Việc phong tỏa quốc tế và tạm ngưng các hoạt động dân sự, thương mại trên toàn quốc ở các nước đã phản ánh cách thức mà các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của chúng ta vận hành, và buộc chúng ta phải bắt đầu thảo luận trên toàn cầu về cách chúng cần được thay đổi.


image

  

Covid-19 đã cho thấy những nền tảng bấp bênh mà dựa vào đó chúng ta xây dựng những gì mà chúng ta xem là hiển nhiên trong thế giới phát triển, từ bản chất đan xen phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu hóa và cơ sở hạ tầng chế tạo, cho đến việc chuyển hàng kịp thời cho các siêu thị, cũng như sự tương phản rõ rệt giữa các hệ thống y tế nhà nước và những hệ thống y tế do bảo hiểm tư nhân chi trả.

 

Các bệnh dịch trước đây như Cái chết Đen hay đại dịch cúm hồi năm 1918 đã có tác động lớn cho thế giới sau đó.

 

Hậu quả của đại dịch virus corona này cũng sẽ chứng kiến vô số những thay đổi, từ những điều chỉnh cá nhân đến thay đổi toàn cầu.

 

Nhưng những thay đổi nào trong số này sẽ có tác động lâu dài và những gì mà chúng ta có thể không bao giờ thấy nữa? 

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần xem xét cách chúng ta đã bắt đầu thích nghi.


Cuộc sống cá nhân thay đổi


image

  

Có thể tất cả chúng ta đều trải nghiệm việc phong tỏa như một cú sốc đối với hệ thống, cho dù điều đó khiến chúng ta cảm thấy cô đơn, thờ ơ hay lo lắng hay bị gia đình ở bên cạnh liên tục làm xao lãng công việc, hoặc tất cả những điều trên cùng một lúc.

 

Là những cá nhân, chúng ta đều phải thay đổi - cả thay đổi lớn và nhỏ - trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 

Mặc dù cách xa nhau về khoảng cách vật lý, internet và mạng xã hội đã cho phép chúng ta đến nhà của nhau trong những tuần qua.

 

Các mối quan hệ xã hội đối với nhiều người dường như không phải chịu hậu quả. Chúng cũng cho phép chúng ta khám phá những mối quan tâm và sở thích mà trước đây chúng ta chưa từng có - như những người tìm đến mạng xã hội để giải đáp những bí ẩn trong đời thực tại nhà.


image

  

Trong khi gây gián đoạn mạnh và vô cùng khốn khổ, các cuộc khủng hoảng lúc nào cũng nuôi dưỡng sự xuất hiện của mục đích chung to lớn, tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo và ngẫu hứng.


Và mạng xã hội đã mở ra những ô cửa nhỏ để thấy cách những người khác phản ứng và tìm ra cơ chế đối phó của họ như thế nào.

 

Sự khan hiếm các mặt hàng phổ biến, hoặc khó khăn trong đến tiệm mua hàng hoặc đặt được dịch vụ giao hàng, hoặc có lẽ chỉ việc nhiều người trong chúng ta có nhiều thời gian hơn để làm việc trong những ngày này đã giải phóng tinh thần sáng tạo và nghị lực bên trong mỗi người vốn có thể được chia sẻ rộng rãi trên mạng.

 

Điều này đã thể hiện theo những cách khác nhau.


image

  

Nhiều người trong chúng ta hiện đang bỏ nhiều thời gian hơn và suy tính nhiều hơn để nấu nướng.

 

Không chỉ là chọn thức ăn làm sẵn để hâm lại bằng lò vi sóng ở siêu thị mini trên đường về nhà sau giờ làm, mà thực sự là tự nấu cho mình ăn - lựa chọn công thức cẩn thận, cắt và trộn các nguyên liệu, xay gia vị - có sự thích thú trong quá trình nấu nướng.

 

Thậm chí có những người thử nghiệm tạo và duy trì văn hóa bánh mì bột chua - đóng vai trò nhà vi sinh vật nguyên thủy để chọn ra sự kết hợp đúng các vi sinh vật để thực hiện một biến đổi kỳ diệu cho bạn: chỉ dùng bột thường và nước mà biến nó thành ổ bánh mì nở ra trong lò.


image


Nhiều người nữa cũng đang chuyển sang trồng một số loại trái cây và rau củ cho mình trong vườn nhà, hoặc thậm chí chỉ một vài loại rau thơm trong một hộp nhỏ trên bậu cửa sổ trong đô thị.

 

Các bậc phụ huynh đã bị dính vào các bài tập nghệ thuật, thủ công hoặc làm cách món đồ khác nhau trong khi dạy học cho con cái ở nhà.

 

Nhiều người trong chúng ta, theo những cách nhỏ bé của mình, đã kết nối lại với một thứ vốn đang ngày càng mất đi trong cuộc sống hiện đại bận tối mắt tối mũi của chúng ta. Họ tự làm mọi thứ cho mình từ con số không, và nhận ra việc đó khiến cho họ cảm thấy mãn nguyện và viên mãn một cách sâu sắc đến mức nào.


image

  

Một trong những chất xúc tác chính cho việc này là số lượng các công ty ồ ạt chuyển sang làm việc tại nhà và số người mất việc vì cửa hàng hoặc công ty của họ đóng cửa, tuy chỉ là đóng cửa tạm thời.


Những người có thể tiếp tục được hưởng lợi từ thời gian mà họ có thêm ở nhà sẽ là những người mà công việc của họ thay đổi đến mức không thể đảo lại.

Điều này nhiều khả năng sẽ tạo thuận lợi cho nhân viên văn phòng hơn là cho nhân viên ngành dịch vụ, và như vậy có nghĩa là không phải ai cũng sẽ thấy lợi ích thời gian này như nhau trong tương lai.

 

Môi trường làm việc mới


image

  

Mặc dù việc phong tỏa hoàn toàn đang dần được nới lỏng, chúng ta vẫn sẽ cần duy trì giãn cách xã hội trong ngắn hạn và trung hạn để kiểm soát sự lây lan của virus corona.

 

Chúng ta có thể thấy việc kiểm tra nhiệt độ hoặc máy ảnh chụp thân nhiệt được đưa vào áp dụng ở lối ra vào của các tòa nhà văn phòng lớn để buộc bất cứ ai có dấu hiệu sốt phải về nhà (mặc dù có nghi ngờ về hiệu quả thật sự của công nghệ sàng lọc này).

 

Và những công sở vốn trước đây luân phiên nhân viên qua cùng một bàn làm việc có thể cần phải xem xét lại cách sắp xếp này. Các văn phòng tấp nập với nhiều người sử dụng cùng một bàn làm việc sẽ là những ổ lây bệnh.

 

Nhiều doanh nghiệp cũng có thể cần phải xếp lệch ca làm việc làm sao để văn phòng và nhà xưởng không trở nên quá đông người và công nhân có thể duy trì giãn cách một cách an toàn.


image

  

Điều này có khả năng giúp giảm lưu lượng xe cộ vào giờ cao điểm, với những người đi làm không còn cần phải đi đến nơi làm việc và về nhà cùng một lúc.

 

Ngay cả khi như thế, trong khi các biện pháp giãn cách xã hội vẫn duy trì, có khả năng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe lửa và tàu điện sẽ giảm xuống chỉ dùng đến 15% công suất.

 

Ngay cả khi một phần nhỏ trong số những người đi làm phải chuyển sang sử dụng xe riêng, tình trạng tắc nghẽn giao thông ở hầu hết các thành phố lớn sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều.


image

  

Một số thành phố đã áp đặt các chương trình để khuyến khích mọi người thay vì đi xe riêng thì hãy đi bộ hay đạp xe đi làm và không gian trên đường đã được sắp xếp lại - ít nhất là tạm thời - cho thêm làn đường dành cho xe đạp và mở rộng vỉa hè.

 

Xe trượt scooter điện, vốn đang bị cấm ở Anh, cũng có thể được hợp pháp hóa. Tất cả những điều này sẽ có một lợi ích đáng chú ý là cải thiện môi trường và việc đi lại xanh hơn cũng sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn trong những tháng tới.

 

Nhưng tất nhiên, điều này chỉ sẽ có ý nghĩa trong những ngày bạn thực sự cần đến sở làm, và điều mà chúng ta có thể thấy sẽ tiếp tục sau đại dịch là nhiều nhân viên văn phòng làm việc tại nhà.


Chế độ làm việc như vậy đã chứng tỏ có hiệu quả trong quá trình phong tỏa, và do đó các nhà quản lý không còn có thể dựa vào các lập luận truyền thống để không cho phép mọi người làm việc tại nhà.


image

  

Điều này đến lượt nó có thể dẫn đến thay đổi trong kỳ vọng và văn hóa ở nơi làm việc mà khi đó nhân viên được đánh giá dựa trên mức độ họ đáp ứng các mục tiêu đúng kỳ hạn tốt như thế nào, chứ không phải bao nhiêu giờ họ cần để ngồi tại bàn làm việc trong văn phòng.

 

Vì vậy, thời gian làm việc linh động có khả năng trở nên phổ biến hơn nhiều, và thậm chí ca làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều có thể biến mất hoàn toàn.

 

Về lâu dài, sẽ xuất hiện cách tiếp cận năng động hơn đối với công việc, kết hợp giờ làm việc khi cần thiết - chẳng hạn như cho các cuộc họp công ty - với làm việc từ xa cho các công việc độc lập.


image

  

Nhiều công ty có thể quyết định bỏ hoàn toàn chi phí thuê văn phòng mà thay vào đó cho tất cả nhân viên được làm việc từ xa chỉ với một vài cuộc họp toàn thể mỗi năm.

 

Nhân viên không còn cần phải ở trong khoảng cách dễ dàng đi lại đến nơi làm việc mà có thể sống bất cứ nơi nào thuận tiện nhất hoặc mong muốn nhất. Và tác động trực tiếp của việc này là giá nhà ở tại các thành phố lớn sẽ sụt giảm, và nhiều người chuyển ra vùng ngoại ô hoặc nông thôn: sự đảo ngược của xu thế kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp.

 

Vấn đề khí hậu


image

  

Đằng sau tất cả những đau khổ và gián đoạn và khó khăn kinh tế của đại dịch virus corona, một cuộc khủng hoảng toàn cầu thậm chí còn nghiêm trọng hơn đang rình rập: biến đổi khí hậu.

 

Liệu trải nghiệm của chúng ta qua phong tỏa quốc tế có thể giúp ích cho môi trường hay là chúng ta sẽ trở lại 'công việc như thường' sớm nhất có thể?

 

Nhiều dân thành phố đã nhận thấy môi trường đô thị của họ có sự cải thiện - với không khí sạch hơn, đường phố an toàn, tĩnh lặng hơn và động vật hoang dã bạo dạn hơn - đem đến cái nhìn sơ qua về thế giới xanh hơn mà chúng ta sống có thể sẽ như thế nào.

 

Thật ra, dữ liệu vệ tinh đã cho thấy sự sụt giảm lượng nitrogen dioxide (một chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu thải ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch) trong bầu không khí ở các thành phố và các trung tâm công nghiệp trên khắp châu Âu và châu Á khi giao thông và xí nghiệp trở nên yên lặng - ở một số khu vực đã giảm 30-40% hoạt động so với cùng kỳ năm ngoái.


image

  

Mức độ các hạt bồ hóng trong không khí vốn, giống như nitrogen dioxide là gây ra các chứng bệnh hô hấp, cũng đã giảm rất nhiều.

 

Do đó, bên cạnh giúp giảm lây lan virus corona thì việc phong tỏa và giảm mức ô nhiễm không khí công nghiệp bản thân nó đã cứu mạng sống của hàng chục hay hàng trăm ngàn người.

 

Chính phủ các nước đã thực thi các biện pháp triệt để người dân của họ phải ở yên một chỗ và tạm ngưng toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế để kiểm soát đại dịch.

 

Điều này làm nổi bật sức mạnh đáng nể của nhà nước vốn sẽ được tung ra khi quốc gia nhận ra rằng họ cần hành động quyết đoán để bảo vệ công dân của mình.

 

Dạng nỗ lực quốc gia này thường chỉ thấy trong thời chiến, khi toàn bộ lực lượng lao động và cơ sở công nghiệp được cải tạo để đánh bại kẻ thù bên ngoài.

 

Nhưng thật ra, điều cần thiết để chống lại mối đe dọa từ cả đại dịch virus corona và biến đổi khí hậu là một dạng kinh tế đi ngược chiến tranh - giảm sản xuất, giảm mức sử dụng năng lượng.


image

  

Không chỉ đại dịch hiện tại và biến đổi khí hậu đều cần chính phủ quốc gia quyết tâm có các hành động quyết đoán, chủ động, có sự phối hợp quốc tế, nhưng cũng có những điểm tương đồng khác nữa.

 

Cả hai việc này đều đòi hỏi phải có sự hy sinh trong ngắn hạn để giảm thiểu những tác động nghiêm trọng hơn nhiều trong tương lai.

 

Cả hai đều cần xem kinh tế không phải là mối bận tâm bao trùm, mà là một trong những cân nhắc quan trọng.

 

Đối với đại dịch, tương đối đơn giản để công chúng nhận ra rằng có một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại, và do đó chấp nhận các biện pháp cần thiết để giữ cho bản thân và người thân của mình an toàn, cũng như toàn thể cộng đồng.


image

  

Nhưng vấn đề với biến đổi khí hậu là đó là quá trình dần dần và ít có mối liên hệ trực tiếp đến chết chóc ở các nước phát triển.

 

Liệu chúng ta có thể để gì từ bài học từ hành động tập thể để đẩy lùi virus corona để cũng có thể ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu?

 

 

 

 

Lewis Dartnell


Emily Carey Eating GIF by Luis Ricardo


Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Nước _ nắng và quyền lực


BM
Nước và nắng, cái nào sẽ cho ra năng lượng tái tạo cần thiết và bền vững cho con người hôm nay và mai sau?

Câu trả lời là nắng, ánh nắng mặt trời [1]. Năng lượng tái tạo do ánh nắng mặt trời không cho ra khí thải CO2, không làm ô nhiễm môi trường hay làm nóng địa cầu. Trong khi đó, các thủy đập có thể phá vỡ hệ sinh thái sông và cộng đồng xung quanh, gây hại cho động vật hoang dã và làm cho người dân phải dời nơi ở.

Đặc biệt đúng cho lưu vực sông Mekong.

BM
Đập Tam Hợp, ngày 19 tháng Bảy, 2020.
   
Một nghiên cứu quy mô vào năm 2017 của cơ quan Stockholm Environment Institute với sự hỗ trợ của UNESCO đưa ra một số kết luận đáng chú ý: một, nếu tất cả các đập ở hạ lưu sông Mekong được xây thì 96% phù sa sẽ bị mắc kẹt, chỉ còn lại 4% so với hiện nay xuống vùng đồng bằng; hai, nếu tất cả các đập này xây thì Việt Nam có thể mất đi 203.300 tấn lúa trong 10 năm tới; ba, mất phù sa và dinh dưỡng do các đập, và mất môi trường sống, thì sẽ làm giảm 12 đến 27 phần trăm năng suất chính của thực vật thuộc khu vực đồng bằng [2].

BM
  
Điều đáng lo hơn nữa là năm quốc gia ở hạ nguồn, bao gồm Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam, đều độc tài, tuy hình thức khác nhau. Thái Lan và Miến Điện thì quân đội vẫn nắm quá nhiều quyền lực trong tay. Campuchia, Lào và Việt Nam thì do một cá nhân hay một nhóm người thuộc đảng cộng sản hay từng là đảng viên cộng sản nắm quyền hành trong tay.

Bốn chính phủ này, không kể Miến Điện, thành lập Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission/MRC) năm 1995. 25 năm qua, MRC đã thực hiện được nhiều nghiên cứu hữu ích, nhưng ảnh hưởng của MRC đối với các quốc gia thành viên rất giới hạn, khoan nói đến ảnh hưởng lên Trung cộng [3].

BM
  
Một phần là vì MRC chủ trương không can thiệp vào chuyện nội bộ và quyết định phải dựa trên đồng thuận chung. MRC cũng không thể đồng thuận ngay cả trên các vấn đề sống còn của các nước trực tiếp ảnh hưởng. Chẳng hạn như các đề nghị dựa trên một nghiên cứu kéo dài 5 năm, về Phát triển và Quản lý Bền vững Sông Mekong từ năm 2012 đến 2017, kể cả các ảnh hưởng của đập nước thượng nguồn, thì không được hưởng ứng [4].

BM
  
Chỉ có Việt Nam mới ủng hộ các biện pháp đề nghị từ nghiên cứu này; còn Lào, Thái Lan và Campuchia thì không [5]. Trong khi đó, tổng giá trị thủy sản từ sông Mekong lượng giá là 11 tỷ Mỹ kim (có nguồn khác ước tính 17 tỷ Mỹ kim), và nghiên cứu này phỏng đoán sẽ có 35%- 40% giảm sinh khối cá vào năm 2020. Tuy biết vậy nhưng một số quốc gia thành viên không chấp nhận.

Vì sao lại có chuyện như trên? Tất cả vì lợi ích của nước mình thay vì xem nguồn lực sông Mekong là lợi ích chung. Nhưng lý do chính là do có bàn tay Trung cộng đứng đằng sau.

BM
  
Ngoài những thủ đoạn của Trung cộng được trình bày trong ba bài trước, từ Biển Đông đến sông Mekong, từ giữ nước hay xả nước qua các đập và ngăn cản phù sa chảy xuống hạ nguồn, Trung cộng còn sử dụng tuyệt chiêu khác. Khuyến khích các nước Lào và Campuchia tăng cường xây dựng các đập trên giòng sông này [6].

BM
  
Cách này chẳng khác gì cung cấp/nạp đạn để các nước này bắn vào nhau.

BM
  
Chẳng hạn, dự án xây đập cực lớn Xayaburi, 1,3GW, tại Lào, và họ còn dự tính rất nhiều đập như thế dọc sông Mekong, dự trù xuất cảng hai phần ba năng lượng thủy đập này. Dự án này được Trung cộng tài trợ và ủng hộ. Công ty điện lực Thái Lan dự trù mua điện thu hoạch từ đập Xayaburi này. Nhưng hai quốc gia này trở nên quan ngại khi mực nước sông Mekong tụt xuống thấp nhất vào tháng 7 năm 2019. Mực nước ở Vientiane tại Lào xuống chỉ còn 3,2 mét, thấp hơn trung bình 4,5 mét [7].

BM
  
Ngoài vì hạn hán năm 2019, còn là do các đập được xây quá nhiều trên con sông Mekong này (Tạp chí the Economist cho biết Lào dự tính xây 301 đập trong tổng số 374 đập trong kế hoạch).

Lancang-Mekong Cooperation framework (LMC), một tổ chức do Trung cộng thành lập mà mục tiêu là vô hiệu hóa MRC, hứa sẽ chi và cấp 12 tỷ đô la năm 2018 cho các dự án, từ tuyến đường xe lửa cao tốc nối hai nước Lào – Trung cộng, rồi nối với thành phố Côn Minh của Trung cộng đến tận Singapore. Trung cộng đã gửi người của họ đi khắp năm quốc gia hạ nguồn tìm cách thuyết phục các nước này ký kết vào các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Hầu như tất cả năm nước này, ít hay nhiều, đều dọn dẹp chuẩn bị nghênh đón các nhà đầu tư từ Trung cộng sang. Việt Nam thừa biết các chiến lược bao vây của Trung cộng, nhưng rồi vì lợi ích bè nhóm, không phải vì đất nước, mà thông qua dự luật Đặc Khu để chào đón Trung cộng cách đây hai năm. Cũng may người dân phản đối quá nên chưa thông qua. Những người đấu tranh tại Việt Nam hay các nước khác chống các đặc khu hay bảo vệ môi trường đều bị các chính quyền của họ đàn áp thẳng tay.

BM
  
Không những thế, khi mực nước sông Mekong xuống thấp nhất vào giữa năm 2019, làm hàng triệu người dân sống dọc bờ sông Mekong hoang mang tột độ, thì các chính phủ Lào và Campuchia vẫn giữ im lặng, thay vì đưa thông tin để người dân hiểu biết [8].

BM
  
Trong những năm qua, mỗi năm có đến 300 ngàn trong số 20 triệu người Việt sống nhờ vào Đồng bằng Sông Cửu Long phải dời đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nếu các đập nước tiếp tục được xây (Trung cộng dự tính 8 đập nữa, Lào 7), thì lưu vực sông Mekong được tồn tại hàng ngàn năm qua, sẽ không còn như thế nữa trong tương lai [9].

BM
  
Trung cộng muốn kiểm soát toàn diện các nguồn lực, từ sông Mekong đến Biển Đông, để giúp họ thi hành kế hoạch Vành đai Con đường BRI. Đến khi họ thực hiện được giấc mộng này rồi, thì họ đã bao vây được phần lớn châu Á, châu Âu, châu Phi, và phần nào đó Thái Bình Dương. Chỉ có châu Mỹ và Úc họ chưa đụng đến, mặc dầu chính quyền Victoria đã ký kết Bản Ghi nhớ MOU với Bắc Kinh.

BM
  
Nhà nghiên cứu Alan Basist, thuộc cơ quan Eyes on Earth, sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận rằng, nhìn hình vệ tinh thì thấy màu xanh đậm ở Trung cộng, tức nhiều nước, nhưng lại màu đỏ ở Thái Lan và Campuchia, tức thiếu nước; rõ ràng Trung cộng đang muốn điều hòa dòng nước chảy, và họ thật sự đang làm như thế. Ông Chainarong thuộc Đại học Mahasarakham thì cho rằng Trung cộng dùng nước như chính trị: Họ tạo ra thiệt hại, nhưng lại yêu cầu người khác biết ơn [10].

BM
  
Lòng tham và sự độc địa của Trung cộng không thể đo lường được. Trung cộng là nơi sản xuất ra nhiều tấm năng lượng mặt trời nhất, chiếm 70 phần trăm [11].

BM  
  
Những đập nước này đều không tốt cho môi trường và nhất là cho các nước hạ nguồn. Họ thừa biết điều đó. Năng lượng mặt trời là con đường tương lai, không chỉ tốt cho môi trường hôm nay mà còn bảo vệ các nguồn lực thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Một nghiên cứu được ủy nhiệm bởi tổ chức World Wildlife Fund kết luận rằng, 100% năng lượng tại lưu vực sông Mekong có thể được tạo ra bởi các công nghệ năng lượng tái tạo và bền vững như gió, mặt trời, khí sinh học, địa nhiệt và sinh khối vào năm 2050 [12].

BM
  
Không cần đến các đập nước này. Nhưng Trung cộng vẫn tìm cách thuyết phục các nước hạ nguồn đồng ý xây đập và họ sẵn sàng cho mượn tiền, với bao nhiêu hứa hẹn xuất cảng năng lượng, nhưng lại đi sản xuất, sử dụng và xuất cảng các tấm năng lượng mặt trời trong nước đi nhiều nơi khác trên thế giới.

BM
  
Tóm lại, lãnh đạo bất tài lại thất đức thì quốc gia thiệt thòi. Vì thế, không thể trách một Trung cộng có mộng bành trướng bá quyền với bao thủ đoạn thâm độc trong tay đi cám dỗ lãnh đạo quốc gia của các nước hạ lưu sông Mekong. Cũng không thể trách lãnh đạo quốc gia của các nước hạ lưu sông Mekong vì thật ra họ cũng thừa biết những âm mưu thâm độc của Trung cộng. Rốt cuộc thì chỉ là trò buôn bán quyền lợi và quyền lực với nhau thôi. Chuyện này có thể xảy ra bởi vì tất cả các thể chế chính trị tại đây đều độc tài hoặc không dân chủ. Người dân không có tiếng nói bao nhiêu trong các vấn đề quan trọng mang tầm quốc gia. Các quyết định chính trị sau cùng chỉ do một thiểu số thao túng gần như toàn bộ dựa trên quyền lợi và quyền lực của kẻ cầm quyền.



Phạm Phú Khải


Tài liệu tham khảo:
1. Christina Nunez, “Renewable energy, explained”, National Geographic, 30 January 2019.
2. Piman, T. and Shrestha, M. (2017). Case Study on Sediment in the Mekong River Basin: Current State and Future Trends. UNESCO and Stockholm Environment Institute (SEI).
3. Gabriella Neusner, “Why the Mekong River Commission Matters”, The Diplomat, 7 December 2016.
4. “Reporting Findings and Results from the Council Study to Member Countries”, Mekong River Commission, Vientiane, Lao PDR, 12 February 2018.
5. Tom Fawthrop, “Something Is Very Wrong on the Mekong River”, The Diplomat, 26 August 201 .
6. Sam Geall, “Troubles on the Mekong”, Foreign Affairs, 7 November 2019.
7. “Why are water levels of the Mekong at a 100-year low?”, The Economist, 7 August 2019.
8. Hannah Beech, “Damming the Lower Mekong, Devastating the Ways and Means of Life”, The New York Times, 15 February 2020.
9. “South-East Asia’s biggest river is drying up”, The Economist, 14 May 2020.
10. Hannah Beech, “China Limited the Mekong’s Flow. Other Countries Suffered a Drought”, The New York Times, 13 April 2020.
11. Chris Baranuik, “How China's giant solar farms are transforming world energy”, BBC, 4 September 2018; Theo EnergySage thì có đến 70 phần trăm tấm năng lượng mặt trời làm tại Trung cộng. Luke Richardson, “Are Chinese solar panels good quality?”, EnergySage, 18 May 2017.
12. “Greater Mekong Region Can Reach 100 Percent Renewable and Sustainable Energy by 2050, According to New WWF Study”, WWF, 24 May 2016.

BM

Việt Nam về đâu với thân phận tiểu quốc trên bàn cờ thế cuộc?


BM  
Trung cộng (TC) đang mở ra một mặt trận trận tổng lực và đa diện trên khắp bốn phương, trừ Nga. Dù trong nước có mưa lũ, động đất, thời tiết thất thường: mưa đá, vòi rồng, lũ dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp, tái bùng phát dịch Vũ Hán; thêm nhiều chỉ trích từ các nước về luật an ninh Hong kong, đàn áp, triệt sản người Duy Ngô Nhĩ. Và nhất là ánh nhìn của thế giới về TC giờ đây đã khác xưa. Vậy mà quả bong bóng Trung cộng vẫn chưa vỡ.

Tom Orlik, tác giả của cuốn sách mới xuất bản "China: The Bubble That Never Pops" nhận định sức mạnh của Trung cộng (TC) nằm ở 3 điểm sau: nguồn vốn vững mạnh cho hệ thống ngân hàng TC, sự can thiệp của chính phủ có thể giúp họ mạnh mẽ thêm thay vì yếu đi và lợi thế cạnh tranh đến từ quy mô khủng.

BM
  
Sau nhiều phân tích, Tom Orlik thừa nhận: “Đến 1 ngày nào đó cuộc khủng hoảng sẽ trở nên quá lớn để Bắc Kinh có thể kiểm soát. Nhưng đại dịch "trăm năm có một" cũng đã không thể chọc vỡ quả bong bóng này thì có lẽ ngày đó vẫn còn rất xa xôi.”

Nếu ngày bong bóng TC vỡ rất xa xôi thì tình hình Việt Nam (VN) sẽ ra sao?

BM
  
Trong lúc đó thì Hoa Kỳ, đối thủ chính trị lớn nhất của TC trên thế giới, đang chật vật trong hai mặt trận chống dịch Vũ Hán và bất ổn chính trị từ sự kiện George Floyd tạo nên. Lòng người chia rẽ, hao tổn nhiều nhân mạng và thiệt hại về kinh tế. Cũng như các cuộc tái đàm phán với các nước đồng minh, Âu Châu và Á Châu, làm cho các đồng minh của Hoa Kỳ ít nhiều bất mãn. Nhưng Hoa Kỳ vẫn đang bảo toàn được sức mạnh trên trường quốc tế.

Vấn đề ở đây là VN sẽ phải có đồng minh thân cận để nương tựa, và cộng sản VN đã chọn một đồng minh gần, dẫu có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tại sao VN không chọn Hoa Kỳ hay một nước nào đó? Lý do vì nước xa không cứu được lửa gần, khi mà thằng hàng xóm cơ bắp ngày đêm lăm le bắt nạt, thì thôi đành chọn làm đàn em nó, còn hơn đi chơi với mấy anh cơ bắp xóm bên, lỡ có mâu thuẫn, đợi anh xóm bên đến cứu thì mình cũng đã tang thương, bầm dập hết mình mẩy rồi.

BM
  
Đó chính là thân phận của các quốc gia nhỏ yếu, thiếu sức cạnh tranh trong các mặt trận kinh tế hay đối kháng. Trên thế giới, VN xếp thứ 65 về tổng diện tích, và thứ 15 về dân số. Tuy nhiên, nếu xét về mặt chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa thì VN chỉ là một quốc gia đang phát triển, cần gia tăng các chỉ số phát triển về mọi mặt. Vì thế, VN vẫn là một quyền lực nhỏ.

Điều đang nói ở đây là VN có vị trí địa lý núi liền núi, sông liền sông với TC, một cường quốc đang khao khát thống lĩnh thế giới và họ không hề dấu diếm lòng tự tôn dân tộc của mình. Chơi với TC, VN đã chịu ngậm bồ hòn làm ngọt để TC vẽ đường lưỡi bò, cấm đánh bắt cá, húc chìm tàu thuyền ngư dân. Thậm chí VN cũng âm thầm xếp lại các dự án dầu khí dù nó nằm trên thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế nước mình.

BM
  
Nhưng chưa dừng lại ở đó, VN còn phải dan díu vào Sáng kiến Vành đai Con đường của TC, tự biến mình thành các điểm tập kết hay sản xuất hàng hóa. Biến các cảng biển chiến lược quan trọng thành tư hữu của TC. Các đặc khu kinh tế đã mở toang cánh cửa vào VN. Khi dân TC qua lại VN không cần visa, thì người VN muốn qua TC phải dọc dài xếp hàng chờ đợi.

Nói đến đây, chúng ta cần lật lại quyển sách “The Hundred-Year Marathon”, của Michael Pillsbury. Trong đó, tác giả đã cảnh báo thế giới cần chú ý những biện pháp kỹ xảo, trí trá, thâm hiểm của dàn lãnh đạo TC. Họ đang âm mưu những chiến lược bí mật giúp TC tuần tự nhi tiến và dần thay thế vị trí siêu cường của Hoa Kỳ.

BM
  
Nói thế để nhấn mạnh đến cán cân quyền lực trên thế giới vẫn chưa đến mức có nước sẽ sụp đổ như cuối thời Chiến Tranh Lạnh. Thế cuộc vẫn chưa ngã ngũ, và VN vẫn chưa biết sẽ đi về đâu. Những gì đang diễn ra tại VN cho thấy chơi với bạn 16 vàng 4 tốt chỉ có mất chứ chưa được lợi bao nhiêu. VN tựa con tốt mà khi cần TC sẽ mang ra thí mạng, chứ VN không được quý chuộng như các quân cờ vai vế khác.

Trong tình huống hiện tại, VN nên làm gì? Hiển nhiên là nương tựa vào ai cũng đều ngu cả. Cụ Phan Châu Trinh, trong bài viết Hiện Trạng Vấn Đề, Đăng cổ Tùng báo 1907, nói rằng: “Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu!” Vấn đề ở đây không phải là nhất thiết phải ngả theo cường quốc nào, mà chính là cần gợi lên lòng tự trọng dân tộc: tự lực tự cường để trước hết là đứng trên đôi chân của chính mình. Không có kiểu lép vế, thần phục hay chịu lệ thuộc để rồi câm lặng không dám hó hé, mặc cho mất biển, mất đảo, mất luôn các đặc khu kinh tế vào tay TC để gán nợ.

BM
  
Tình trạng VN chơi vơi giữa sóng ba đào hiện nay chính là do thái độ nhu nhược, thiếu minh bạch và nhất quán trong đường lối ứng xử, kể cả chiến lược chủ đạo trong nội bộ lẫn ngoại giao của CSVN. Cái tinh thần khiếp nhược, chực chờ gió chiều nào ngả theo chiều ấy, hay mặc ai xâu xé chủ quyền nước nhà. Nó không phải là thái độ của những người làm chính trị chân chính. Họ không hề có tính cách của lãnh đạo quốc gia. Đó chỉ là trò đu dây trẻ con, vốn là thói quen lâu ngày thành quen thói, mà trước đây VN sử dụng, đu đưa giữa Liên Xô và TC. Giờ tái diễn cho thấy bệnh cũ của VN đã quá nặng không có lối thoát. Cứ quẩn quanh cái trò chơi với ai mà quên mất tu thân, rèn luyện cái tâm, cái khí và cái chí của người dân trong nước.

BM
  
Chính lối nghĩ nhỏ bé, thiển cận của một số nhà lãnh đạo CSVN trong quá khứ cũng như hiện tại đã góp phần biến VN mãi là một tiểu quốc: đi năn nỉ nhóm này, chạy sau lưng nước nọ, bám theo đuôi liên minh kia. Và rốt cuộc tự biến mình thành con tốt trên bàn cờ mà không biết tương lai mình sẽ đi về đâu.

BM



Hoàng Hoành Sơn

BM