Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

CA HÁT GIÚP TÔI THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG KHÓ THỞ DO COVID NHƯ THẾ NÀO?

 


 BM

Ca hát có những lợi ích trị liệu sâu sắc. Nó có thể gắn kết mọi người lại với nhau, xoa dịu lo lắng và tập thể dục cho phổi để giúp mọi người hồi phục sau bệnh hô hấp.


Lần duy nhất tôi cảm thấy kiểm soát được phổi của mình, và có thể tạm quên chúng đi, thật lạ lùng, là khi tôi đang cất lên tiếng hát.

 

Khi ấy đang là tháng Mười, và tình trạng khó thở của tôi đã trở nên tồi tệ hơn sau nhiều tuần sức khỏe chuyển biến thất thường. Tôi cảm thấy khó thở khi đi bộ hoặc nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi, làm việc hoặc xem Netflix, nói chuyện hoặc thiền tĩnh lặng – nhưng không phải trong khi hát.

 

Có thể là tôi đã bị nhiễm COVID-19 vào tháng 6 năm ngoái, kể từ khi ấy tôi đã quen với cảm giác bực bội và khó chịu như thể cơ thể không nhận được đủ lượng không khí cần thiết. 


Những khoảnh khắc hiếm hoi khi hơi thở của tôi trở lại một cách tự động và không cần phải vận dụng đến ý thức của mình thật quý giá.

 

Các triệu chứng ban đầu của tôi cách đây một năm khá điển hình đối với COVID-19: đau họng, nhức đầu, mệt mỏi và khó thở. Mặc dù tôi chưa bao giờ xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nhưng một số bác sĩ của tôi tin rằng tôi đã bị nhiễm bệnh. Tôi cũng nghi là vậy, vì tôi vẫn đang phải đối phó với các triệu chứng bệnh một năm sau đó.


BM


Âm nhạc luôn là một phần trong cuộc sống của tôi, kể cả trong khoảng thời gian đại dịch. Tôi bắt đầu học violin cổ điển từ năm 5 tuổi, sau đó tôi chuyển sang chơi nhạc dân gian sáu năm sau đó. Tôi khao khát được hòa mình vào những giai điệu dân gian truyền thống khác nhau mà chị gái tôi đã chơi trên đàn piano và đàn gõ dây dulcimer. 

 

Tôi tham gia dàn hợp xướng lần đầu vào năm 12 tuổi, qua đó tôi được trải nghiệm vô vàn các tiết mục đến từ khắp nơi trên thế giới. 

 

Khi trưởng thành, tôi đã cố gắng hết sức để trau dồi kỹ năng âm nhạc dân tộc học của mình bằng cách tham gia vào các buổi hội thảo, sự kiện chia sẻ bài hát và các buổi giao lưu, nhưng tôi đã không thường xuyên hát với dàn hợp xướng kể từ khi học đại học. 

 

Đại dịch đã mang đến một cơ hội mới: một dàn hợp xướng ảo “xuyên quốc gia”.


BM


Từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 04 năm 2021, chúng tôi gặp nhau mỗi tháng một lần để cùng nhau học một bài hát ngân nga của tộc người Yoruba ở Nigeria, một bài hát từ truyền thống Sevdalinka ở Bosnia và Herzegovina, một bài hát tiêu biểu của Appalachian, một bài hát dân ca từ tỉnh Gilan của Iran, và nhiều bài hát khác nữa.

 

Quebec là một trong những “điểm đến” của chúng tôi vào tháng 10, và mọi căng thẳng đều tan biến khỏi cơ thể tôi ngay lần đầu tiên tôi nghe thấy “Mes chers amis, je vous invite”. 

 

Những bài tửu ca với những hợp âm chướng tai mang âm hưởng Pháp Canada có thể không làm cho mọi người được thư giãn, nhưng chúng đã gây được tiếng vang mạnh mẽ với tôi đến nỗi tôi bắt đầu dành nhiều thời gian rảnh rỗi để học cách hòa âm trung gian phức tạp của nó.


Tôi đã rất ngạc nhiên bởi nó đã mang lại cho tôi cảm giác nhẹ nhõm như thế nào – cả về thể chất lẫn cảm xúc. Ngay cả sau khi tôi đã thành thạo các nốt và ghi nhớ hết lời của bài hát Québécois đó, tôi vẫn hát xuyên suốt bài hát đó bất cứ lúc nào tôi muốn thoát khỏi cảm giác hụt hơi khó thở.

 

Ca hát hoặc chơi harmonica giúp hơi thở dài hơn, giảm căng thẳng hơn


BM


Rất lâu trước COVID-19, các nhà trị liệu âm nhạc đã sử dụng ca hát và nhạc cụ gió để giúp những bệnh nhân mắc các vấn đề về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn.

 

Seneca Block, người giám sát hầu hết các chương trình trị liệu âm nhạc và nghệ thuật tại hệ thống y tế Bệnh viện Đại học ở đông bắc Ohio, cho biết, hít thở lâu hơn có thể giúp thúc đẩy thư giãn và giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể. Đây là lý do tại sao các bài tập như yoga và thiền tập trung rất nhiều vào hơi thở.

 

Và kiểm soát hơi thở là cần thiết trong việc hát hoặc chơi harmonica có thể giúp một người hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc kéo dài thời gian thở ra.

 

Block, nhóm nghiên cứu dẫn dắt các nhóm kèn harmonica cho bệnh nhân COPD cho biết, “Khi bạn hít thở vào một chiếc kèn harmonica… bạn đang nghe thấy một âm vực. Điều đó đang dạy họ rằng đó là điểm đánh dấu, vì vậy họ đang làm đúng.”


BM


Những người có vấn đề về hô hấp đôi khi được cấp một “máy đo phế dung kế khuyến khích”: một thiết bị y tế để giúp họ tập thể dục phổi. Liệu pháp ca hát hoạt động theo cách tương tự, nhưng ít kỹ thuật hơn, với các nốt nhạc thay thế một quả bóng đang lên và xuống làm động lực, Block lưu ý.

 

Joanne Loewy, Giám đốc Trung tâm Âm nhạc và Y học Louis Armstrong tại Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York, cho biết.

 

Hít thở bằng ca hát và nhạc cụ hơi có liên quan đến giấc ngủ ngon hơn, ít khó thở hơn và tâm trạng tươi vui hơn.

 

Loewy dẫn đầu một dàn hợp xướng gồm những bệnh nhân đang hồi phục sau đột quỵ. Có những lúc, họ có thể trông không khác gì với bất kỳ dàn hợp xướng nào khác.

 

“Nhưng giữa các bài hát, chúng tôi có thể đắm mình trong hoài niệm,” cô nói. “Chúng tôi không ngừng tìm cách giúp mọi người tiếp tục phát triển tốt với âm nhạc.”


BM


Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu tìm hiểu xem liệu những liệu pháp tương tự này có thể giúp bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 hay không.

 

Vào đầu tháng 8, khoảng một tháng sau khi hồi phục, tôi có nghe nói về một chương trình như vậy đang được phát triển ở Anh có tên là Nhịp Thở ENO. Trong chương trình thí điểm này, 12 người tham dự được học các bài tập thở và tập hát dựa trên kỹ thuật của các ca sĩ chuyên nghiệp. Khi cuộc thử nghiệm kết thúc, hầu hết những người tham gia đều báo cáo rằng tình trạng khó thở của họ đã được cải thiện được và tình trạng hồi hộp lo lắng của họ cũng giảm bớt.

 

Lần đầu tiên trải nghiệm các bài tập thở trong dàn hợp xướng, tôi nghĩ rằng Nhịp Thở ENO khá hợp lý. Luyện thanh trước khi hát có thể giúp ích trong việc chuẩn bị cho cơ thể thở ra hơi một cách vững chãi. Hít thở bằng cơ hoành – vách cơ ngăn cách giữa ngực và khoang bụng – là cách người hát nhận được nhiều không khí hơn vào phổi để trợ lực cho độ dày và độ dài của nốt nhạc họ đang ngân.

 

Nhóm của Loewy và Trung tâm chăm sóc hậu COVID của Mount Sinai dự định khởi động một nghiên cứu kéo dài một năm về cách liệu pháp nhóm nhạc ảo hàng tuần có thể cải thiện các triệu chứng hô hấp, trầm cảm, lo lắng, chất lượng cuộc sống, mệt mỏi, giấc ngủ và khả năng phục hồi về lâu về dài ở bệnh nhân COVID vẫn còn đang tiếp tục có các vấn đề về hô hấp.


Đại học Limerick ở Ireland cũng tiến hành một nghiên cứu tương tự, với mục đích huấn luyện lại các nhóm cơ sẽ dùng đến trong quá trình hít thở.

 

Âm nhạc mang đến những khoảnh khắc tĩnh lặng trong hỗn loạn


BM


Tôi đã tìm đến âm nhạc như cứu cánh cho hướng trị liệu ít khả năng lâm sàng hơn, nhưng tôi không phải là người duy nhất có hội chứng COVID-19 kéo dài làm như vậy.

 

Khi cô Danielle Rees, 34 tuổi, ở Tucson, Arizona, biết về một chương trình hít thở được nhiều bệnh nhân có “triệu chứng kéo dài” áp dụng, nó khiến cô nhớ đến việc ca hát. Vì vậy, cô ấy tìm các đĩa CD của dàn hợp xướng ở trường trung học của mình và cô bắt đầu hát theo, “bởi vì nó thú vị hơn nhiều so với việc cố gắng hít vào thở ra trong 10 phút.”

 

Hát lại toàn bộ một bài hát khiến cô ấy cảm thấy khá hơn hẳn, cũng giống như chơi piano, điều mà cô ấy chưa từng làm từ khi còn đi học.

 

“Khi tôi muốn tập piano, tôi có thể ngồi xuống và biến ý muốn ấy trở thành hiện thực,” Rees nói. “Đối với tôi, đó là một dấu hiệu cho thấy não bộ của tôi đã hoạt động trở lại.”


BM


Tôi có nghe nói về những bệnh nhân với tình trạng bệnh kéo dài khác đang vật lộn với những khó khăn về việc nhận thức, còn được gọi là “sương mù não”, họ hy vọng rằng với việc tự dạy cho bản thân chơi một loại nhạc cụ mới sẽ giúp họ vượt qua những triệu chứng này. Với một số người thì việc ca hát, chơi các loại nhạc cụ hoặc đơn giản là chỉ nghe nhạc cũng khiến cho cuộc sống của họ trở lại trạng thái bình thường và giúp họ tìm thấy niềm an ủi giữa những tức giận và đau đớn do triệu chứng kéo dài của COVID.

 

Tôi không biết liệu việc ca hát để vượt qua cơn khó thở vào tháng 10 năm ngoái chỉ đơn giản là giúp tôi cảm thấy dễ chịu hay thực sự cải thiện được chức năng phổi của tôi. Tôi ngờ rằng nó có lợi cả đôi đường. 

 

Block cho biết, âm nhạc giúp chống chọi với lo âu cũng như căng thẳng gây ra bởi việc thiếu tương tác xã hội.

 

“Theo dòng lịch sử, âm nhạc luôn là điều rất tuyệt vời có thể gắn kết mọi người lại với nhau và tạo dựng bối cảnh xã hội từ nó và của riêng nó,” anh nói.

 

Trong suốt tám tháng, chúng tôi đã tự thu âm những gì chúng tôi đã học và gửi những bản thu âm đó cho những người đứng đầu dàn hợp xướng, để họ biên tập chúng lại với nhau. Trong lần tụ họp cuối cùng của chúng tôi vào tháng 4, chúng tôi đã lắng nghe tất cả các bản tổng hợp trong một buổi hòa nhạc trên Zoom.

 

Tôi nhớ cái cảm giác lần đầu tiên học một bài hát, khi dây thanh quản của tôi cuối cùng cũng lên được đúng nốt và nghe nó trong bối cảnh hòa âm xung quanh tôi. Tôi nhớ nguồn năng lượng mà mọi người cho đi và nhận về với những người xung quanh trong suốt buổi biểu diễn.


BM


Một dàn hợp xướng ảo có thể không giống như một dàn hợp xướng trực tiếp, nhưng với việc giãn cách xã hội, căng thẳng và hạn chế về hoạt động thể lực, tôi vô cùng biết ơn vì được tham gia nó.

 

Block nói: “Trong những thời điểm căng thẳng và vô cùng lo lắng như thế này, những thứ như âm nhạc và nghệ thuật càng trở nên quan trọng hơn đối với mọi người. “Nó giúp bạn tìm lại cảm giác hy vọng và sự bình yên giữa hỗn loạn.”

 

Câu chuyện này được sản xuất bởi KHN, nơi sản xuất ấn bản California Healthline, một dịch vụ độc lập về mặt biên tập của Quỹ Chăm sóc Sức khỏe California.


BM


Lydia Zuraw là nhà sản xuất cho California Healthline. Phạm vi bao phủ của KHN về những chủ đề này được hỗ trợ bởi John A. Hartford Foundation, 

 

 

 

Lydia Zuraw  _  Thiên Vân

***

Hình ảnh ca sĩ nhạc vàng “xưa và nay”

  BM

Cùng nhìn lại những hình ảnh so sánh “xưa và nay” của các ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước năm 1975. Đến nay, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ, không ai có thể tránh khỏi được quy luật của thời gian. Tuy nhiên cũng có một số ca sĩ vẫn còn mang phảng phất nét đẹp quý phái của một thời vàng son.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Taliban bắt đầu săn lùng phụ nữ và trẻ em gái làm nô lệ tình dục

 


 BM

Ngay sau khi kiểm soát được Afghanistan, quân Taliban đang nhắm mục tiêu vào phụ nữ và trẻ em gái khi chúng bắt đầu săn lùng nô lệ tình dục.

 

Phụ nữ và trẻ em gái được cho là một trong số những người có nguy cơ cao nhất dưới chế độ Taliban mới _ bất chấp những nỗ lực của họ trong 20 năm qua để khẳng định và bảo vệ giá trị nhân cách của mình.

 

Vào những năm 1990, khi Taliban cai trị Afghanistan, phụ nữ của đất nước này đã bị đàn áp tàn bạo, với những cuộc tra tấn dã man, và bị hành quyết công khai. Ký ức đó vẫn chưa phai mờ trong tâm thức những bà mẹ, thì hôm nay, con gái của họ lại phải đối mặt với những chiến binh Taliban hung bạo quay trở lại.


BM


Nhiều động thái cho thấy Taliban đang trở lại những cách thức hèn hạ của họ khi bắt đầu ép buộc các cuộc hôn nhân cưỡng bức và yêu cầu lập danh sách phụ nữ và trẻ em gái tại các địa phương.

 

Các lãnh chúa Taliban coi phụ nữ và trẻ em gái chưa kết hôn hoặc góa bụa từ 12 đến 45 tuổi là “qhanimat” , “chiến lợi phẩm chiến tranh”, để chia cho các chiến binh của họ.

 

Những người Afghanistan từ các tỉnh đổ về Kabul trước khi thủ đô thất thủ, đã kể lại những câu chuyện về việc các chỉ huy Taliban yêu cầu họ hiến phụ nữ và trẻ em gái của họ trở thành “vợ” của các “chiến binh” và bị cưỡng hiếp công khai.


BM


Tờ Wall Street Journal đưa tin, người dân Afghanistan cũng kể về việc thường dân và binh lính bị bắt đã bị Taliban sát hại như thế nào.

 

Các quan chức Taliban đã phủ nhận cáo buộc họ đang thực thi chế độ nô lệ tình dục  và tuyên bố rằng những hành động như vậy là đi ngược lại các quy tắc của đạo Hồi.

 

Nhưng chẳng ai tin họ, cho dù họ có tuyên bố họ là “đầy tớ của nhân dân”, vì  việc làm của họ đi ngược lại với những gì họ tuyên bố với thế giới.

 

Tháng trước, có thông tin cho biết các quan chức Taliban đã công bố một sắc lệnh yêu cầu các nhà lãnh đạo địa phương thu thập danh sách các cô gái trẻ và góa phụ dưới 45 tuổi.


BM


Shukria Barakzai, một chính trị gia và nhà báo người Afghanistan, đã tiết lộ một số thực tế kinh hoàng trên tờ Daily Mail, chuyện cô đã nghe về Taliban khi tấn công Kabul:

 

“Taliban đã khoét mắt một người phụ nữ trước sự kinh hoàng của gia đình cô ấy; những bé gái mới 12 tuổi bị bứt khỏi vòng tay người mẹ đang khóc, để trở thành nô lệ tình dục cho các ‘chiến binh’ Taliban”. Cô nói thêm:

 

“Ở một số ngôi làng, những người được Taliban tuyển mộ đi từng nhà tìm kiếm các cô gái trẻ về làm vợ cho các ‘chiến binh’, ép họ vào cuộc sống nô lệ tình dục”.


BM


“Họ kiên quyết không để một trinh nữ nào có thể thoát khỏi nanh vuốt của họ đến mức họ kiểm tra ngăn kéo, tủ quần áo và thậm chí cả vali trong những ngôi nhà mà các bà mẹ tuyệt vọng phủ nhận họ có con gái nhỏ, để bảo đảm rằng họ đang nói sự thật.”

 

Các tay súng Taliban được cho là đã bắn chết một phụ nữ mặc “quần áo bó sát người”, và không cho phép phụ nữ đi đến một số khu vực nếu không có nam giới đi kèm.


BM


Có những báo cáo chưa được xác minh về một phụ nữ đã bị kết án ném đá đến chết ở Samangan.

 

Những hành động tàn bạo của Taliban đối với phụ nữ đã được ghi chép rõ ràng từ quá khứ. Giờ đây lịch sử tàn khốc ấy sẽ chính thức được lập lại khi những bước chân phe Taliban đã in dấu tại thủ đô Kabul.


BM

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

QUỐC LỘ A 1 OẰN LƯNG GÁNH DÒNG NGƯỜI CHẠY DỊCH VỀ QUÊ

 


 BM

Tôi đã đi trên quốc lộ 1A và đường Trường Sơn nhiều lần, từ khi con đường Trường Sơn còn chưa hoàn thiện, chỗ này cây cầu xây dở, chỗ kia vách núi mới cắt, phơi màu đất đỏ lói.

 

Mùa này trong năm, đường Trường Sơn đang đẹp vô cùng. Những cơn mưa tưới lành đất đai, bật mầm cho thảm rừng một màu xanh biếc.

 

Cùng với quốc lộ 1A, đường Trường Sơn là xương sống của đất nước Việt Nam vốn dài và hẹp giữa, như có nhạc sĩ từng ví von chính xác là chiếc đòn gánh, gánh nặng hai đầu đất nước.

 

Nhưng cả tuần nay, những tán rừng xanh ngắt không còn cuốn được mắt người trong hành trình.

 

Chiếc đòn gánh nhẫn nại oằn thêm vì hàng chục ngàn người nghèo bỏ lại Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, chạy xe máy về quê trốn dịch.

 

Những đoàn người chở gần như hầu hết của nả quý giá, chở vợ con, người ruột thịt… lầm lũi đi suốt mấy ngày đêm, phơi mình trong mưa nắng. Mỏi mệt cũng không dám dừng, và không được dừng trong thị tứ, bởi địa phương nào cũng sợ đoàn người không kiểm soát mang theo bệnh dịch.


BM

Đêm đến, họ cố chạy xa khỏi vùng tập trung dân cư. Chỉ cần tìm được một chỗ đất bằng phẳng đặt được lưng, đoàn người ngã ra ngủ mê mệt để mờ sáng lại tiếp tục hành trình.

 

Trên quốc lộ không còn tiếng súng, chỉ còn tiếng nổ oành oành của động cơ xe máy, nhưng cảnh tượng hôm nay khiến tê liệt tâm can không khác gì cảnh những đại lộ kinh hoàng trong chiến tranh vài chục năm trước.

 

Họ là ai?

 

Là những người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Đắc Lắc, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An…

 

Họ là những tế bào sinh ra trong chiếc đòn gánh nghèo khó, quanh năm lụt bão, hoặc không có nghề nghiệp gì mưu sinh nơi quê nhà.

 

Họ phải rời quê đến những vùng đất trù phú kiếm sống, để có tiền về nuôi cha mẹ già, nuôi con đi học.

 

Họ là những sinh viên khao khát sẽ thay đổi cuộc đời bằng học hành. Họ làm công nhân, bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ, thợ hồ, thợ sơn…

 

Họ sống ở đâu?


 BM

Họ sống trong những khu nhà trọ, tiện nghi tương ứng với túi tiền. Hầu hết là những căn phòng 12 m2-18 m2, một cửa sổ nhỏ, kiến trúc bất di bất dịch với chiếc gác xép làm nơi ngủ nghỉ, ở dưới có chiếc bếp nhỏ hoặc không.

 

Ở giữa là lối đi, cũng là nơi để xe máy, xe đẩy đi bán hàng, hàng hóa, phơi áo quần, khu sinh hoạt công cộng…

 

Giá những phòng trọ như vậy khoảng một triệu đồng đến hai triệu đồng. Để tiết kiệm tiền, họ thường thuê một căn ở chung nhiều người. Nghề nào, tỉnh nào lại có những khu trọ tập trung cho nghề ấy, tỉnh ấy.

 

Có những khu trọ chỉ cho phụ nữ thuê. Những người phụ nữ độc thân gánh trên vai trách nhiệm nuôi cha mẹ già, nuôi anh em bệnh tật, nuôi cháu, những người phụ nữ chồng làm thuê một nơi, vợ bánh rong một nẻo, họ nằm chung san sát trên nền nhà, đồ đạc chất gọn trong thùng carton.

BM

Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó để tránh dịch cho mình và cho người

 

Tài sản quý nhất của họ là con số gửi về gia đình hoặc dành dụm được hàng tháng.

Từ khi Sài Gòn trở dịch nặng, xây dựng đình trệ. Nhà máy không bảo đảm được "ba tại chỗ" phải đóng cửa.

 

·        Trường học học online. Chợ đóng. Quán đóng.

·        Hạn chế ra đường, cấm bán thức ăn mang về. Người lao động nghèo mất hết việc làm.

·        Tiền đâu sống ở Sài Gòn nữa? Tiền đâu trả nhà trọ, mua gạo, mua gas?

·        Không còn con đường nào khác. Phải về quê thôi.

·        Ở quê cũng không làm ra tiền, nhưng còn gia đình nương nhau.

·        Hồi trước, về quê để được vui.

·        Bây giờ, về quê để còn sống.

 

Chính quyền có thiếu tiền?

 

BM


Hôm nay, trên hành trình sống còn, anh Xồng Bá Xò, quê ở miền núi Nghệ An đã chở bằng xe máy người vợ và đứa con mới sinh được 11 ngày, về quê.

 

Nhờ người dân chia sẻ trên mạng xã hội, khi đến Đà Nẵng vợ chồng anh Xò đã được một người dân mang xe hơi đến chở cả nhà về quê.

 

Khoảng gần 10 ngày trước, ở khắp cả nước, Ủy ban mặt trận tổ quốc tổ chức phong trào quyên góp gửi tặng bà con vùng dịch Sài Gòn.

 

Trang web của Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM, tính đến 17h00 ngày 17/7, Ban Vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 TP tiếp nhận tiền và hàng hơn 1.008 tỷ đồng, trong đó tiền mặt gần 779 tỷ đồng; hàng hóa và trang thiết bị trị giá hơn 229 tỷ đồng (con số này đến 31/7 chắc chắn phải cao hơn nhưng tôi không tìm được). Lương thực, thực phẩm cụ thể phải lên đến vài ngàn tấn.

 

Trích: "Từ số tiền, hiện vật tiếp nhận được, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã phân bổ gần 882 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt hơn 652,5 tỷ đồng và đã chuyển đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19 số tiền 500 tỷ đồng; Hàng hóa, trang thiết bị trị giá hơn 229 tỷ đồng".

 

Cộng vào đó là số tiền và vật phẩm khổng lồ không thể tính xiết của hàng vạn, triệu người/tổ chức thiện nguyện cộng đồng mới sinh ra trong dịch của người dân.

 

Dân tự cứu nhau, dân Sài Gòn, dân cả nước và dân hải ngoại gửi về cứu trợ đồng bào.


BM

Rau cứu trợ đc chuyển tới cho công nhân nghèo sau khi nhà báo Đỗ Hùng kêu gọi

 

Tôi tin rằng số người nghèo cùng kiệt, mất khả năng mưu sinh trong vài tuần qua ở Sài Gòn không thể nào tiêu thụ hết lượng tiền, hàng cứu trợ nhiều đến mức đó.

 

Nếu được tính toán, lên kế hoạch từ trước, số tiền-hàng cứu trợ này dư đủ để trích một phần hỗ trợ người dân kiệt lực bám trụ lại thành phố.

 

Dư đủ để thuê xe, thuê tàu đưa dân về quê an toàn về thể chất và dịch tễ. Hệ thống tàu xe chở khách của hệ thống nhà nước đều đang nhàn rỗi, việc tổ chức cũng không hề khó.

 

Nhân dân, không phải nạn dân


BM

Lần hai, năm 2021, dòng người đó lại tháo chạy khỏi Sài Gòn.


Hôm nay, trong số đoàn người chạy loạn về quê đã có những người bệnh. Dư luận đa phần thương xót họ, nhưng cũng không ít người chỉ trích họ mang dịch về gây hại cho quê hương.

 

Thái độ của các địa phương hoàn toàn không thống nhất. Có nơi tổ chức được vài đoàn về, chưa biết mới khi nào mới đưa về tiếp, theo báo nhà nước.

 

Có nơi thẳng tay từ chối như Long An cấm đoàn 300 công nhân từ Đồng Nai về miền Tây cách đây vài ngày. Có nơi như Huế, trì hoãn mãi cho đến khi áp lực dư luận bùng nổ.

 

Chiều 31/07, Thủ tướng đã gửi công điện hỏa tốc, trong đó có mệnh lệnh:

 

"Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/07/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép)."

 

Điều này không mâu thuẫn với nội dung công văn trước cũng của Thủ tướng yêu cầu các tỉnh đón công dân về quê, giảm tải cho Sài Gòn.

 

Nó được hiểu là từ 01/8 sẽ chấm dứt cảnh đoàn dân chạy dịch trên quốc lộ bằng chân, bằng xe máy, bằng phương tiện tự túc. Sẽ không còn em bé 11 ngày tuổi nào được ôm trong lòng mẹ vượt hàng ngàn cây số trên xe máy nữa.


BM

Sau khi kêu gọi giúp đỡ, mọi người đã thuê xe hơi đưa vợ chồng anh Xồng Bá Xô và cháu bé 11 ngày tuổi về quê Nghệ An

 

Nhìn lại các nguồn lực đổ về Sài Gòn, khẳng định chính quyền không thiếu tiền hay vật lực.

 

Cái một số nơi chính quyền thiếu là sự đặt mình vào vị trí người dân. Là thực sự thực hành được "Cho dân, do dân, vì dân".

 

Chúng ta hô khẩu hiệu mãi mà đôi lúc không hiểu nội dung của nó.

 

Từ 01/8, người dân các tỉnh sẽ phải được chính quyền đón về an toàn và chính thức bằng tàu, xe.

 

Là nhân dân thì sẽ phục hồi. Là nạn dân thì sẽ suy sụp.


BM

 

 

Mai Hoa