Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Chuông đồng hồ điểm 13 giờ: Văn hóa trong thời đại của sự lừa dối

 
Hơn bao giờ hết trong lịch sử, chúng ta đang sống vào thời đại của sự lừa dối và xuyên tạc.

Đây chỉ là một ví dụ: Mặc dù nhiều quan chức y tế cho rằng các biện pháp là vô ích, nhưng các thị trưởng và thống đốc của Hoa Kỳ vẫn ra lệnh cho người dân phải đeo khẩu trang để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh COVID-19. Hầu hết chúng ta, kể cả những người cho rằng khẩu trang là vô nghĩa và vô nhân tính, đều phải đeo nó khi bị yêu cầu.

Nhưng chúng có hiệu quả không?

Đây là một bài kiểm tra nhỏ. Đeo khẩu trang, đeo kính, và thở ra nhiều lần. Sương mù trên kính là không khí, và có thể kèm theo cả virus, bay ra từ khẩu trang của quý vị. 

Các chuyên gia khác, những học giả, cố vấn, bác sĩ nói rằng chúng ta có thể lựa chọn trở thành nam hay nữ, hoặc một giới tính khác mà ta thích, mà không phải theo đặc điểm sinh học [bẩm sinh] hoặc nhiễm sắc thể giới tính. Bất cứ điều gì đã xảy ra khi “Bạn không thể đánh lừa Mẹ Thiên Nhiên”? 

Các chính trị gia và chuyên gia truyền thông thiên tả [của Hoa Kỳ] hiếm khi nói sự thật rằng nhiều người dân Hoa Kỳ đang lờ họ đi và tìm kiếm các nguồn tin trực tuyến. Họ ngày càng cảm thấy bản thân giống những công dân Nga Xô Viết đang cố tìm trong tờ báo Pravda một vài thông tin thật trong ngày.

Vậy chướng ngại của những xảo ngôn và uyển ngữ này có ảnh hưởng gì lên nền văn hóa của chúng ta?

Che đậy thực tế

Uyển ngữ từ lâu đã được dùng như một công cụ hữu ích để làm dịu đi thực tế. Ví dụ như: “Đã qua đời” thay vì “chết” là một cách biểu đạt thông thường được dùng như cách nói giảm nói tránh cho cái chết.

Tuy nhiên những năm gần đây, một số uyển ngữ được dùng để ngụy tạo sự thật. [Tại Hoa Kỳ] một vài báo cáo quân sự dùng từ “tổn thất dân sự ngoài dự kiến” như một cách nói nhẹ nhàng hơn cho “thường dân thiệt mạng”; hay “ủng hộ quyền lựa chọn” nghe đỡ chướng tai hơn “ủng hộ phá thai”; và “công dân cao niên” thường thay thế cho “người già” trong giao tiếp công cộng.

Trong thời đại chính trị đúng đắn hiện nay, những nỗ lực nhằm che giấu ý nghĩa và ý định đằng sau chiếc mặt nạ của những lời dối trá vẫn tiếp tục xảy ra, đang đặt ra một câu hỏi: Sự bào mòn này tác động lên ngôn ngữ và hậu quả là nền văn hóa của chúng ta như thế nào?

Truyền thông và ngôn ngữ

Gần đây, hãng thông tấn Associated Press cho rằng các phóng viên không nên dùng từ “bạo loạn” để mô tả việc đốt phá và cướp bóc đang diễn ra ở một vài thành phố trong năm tháng vừa qua, thay vào đó họ gợi ý dùng cụm từ “bất ổn” như một cách mô tả “nhẹ nhàng hơn”. 

Vậy thì bạo loạn là gì? Có phải là từ này đã bị xóa khỏi ngôn ngữ Anh rồi không? Và chúng ta nên dùng từ nào thay cho “những kẻ bạo loạn”? Phải chăng nên dùng tường trình thế này: Những người tham gia vào cuộc bất ổn đã đốt xe trong bãi đậu xe, đập vỡ cửa kính của một siêu thị WalMart gần đó, đánh bốn nhân viên, và lấy cắp hàng hóa trị giá 10,000 USD?


Rồi cả phong trào Black Lives Matter (BLM, “Mạng sống của người da đen cũng đáng giá”). Một người trên Hỏa Tinh đọc chút về văn hóa [Hoa Kỳ] của chúng ta cũng có thể tin rằng mục đích của BLM là giảm bạo lực trong nội thành ở những nơi như Chicago, nơi bạo lực hàng tuần giữa những người da đen gây ra số người thiệt mạng và bị thương bằng cả một chiến trường. Nhưng thực ra, BLM với âm mưu chủ nghĩa Marx của nó đề cập đến những người da đen bị cảnh sát hạ sát. Rõ ràng ý nghĩa là mạng sống của người da đen bị cảnh sát sát hại đáng giá hơn những người khác.

Nhiều phương tiện truyền thông đã khuyến khích BLM, một phần vì sự cao quý của cách gọi đó.

Vào năm 2018, cây bút Kevin Baker, trên tờ The Atlantic, đã kêu gọi một “Ủy ban hòa giải và sự thật” sau chiến thắng của tổng thống Trump. Nghe có vẻ cao quý, nhưng ai sẽ phản đối sự thật và giảng hòa? Thực ra, ông Baker dành phần còn lại của bài báo để chỉ trích TT Trump cùng nhân viên và những người ủng hộ TT Trump (Có một sự hòa giải dành cho quý vị), tuyên bố “cánh hữu nói dối tràn lan và nói dối ghê gớm”. Tuy nhiên ông ta không hề đề cập đến sự dối trá của cánh tả.

“Ủy ban hòa giải và sự thật” không giống một nỗ lực vì hòa bình mà nghe giống một phiên tòa dàn dựng, được khởi xướng trong Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông.

Xem lại tiểu thuyết ‘1984’

Trong cuốn tiểu thuyết “1984”, tác giả George Orwell đã giới thiệu cho thế giới một khái niệm về Newspeak (Ngôn ngữ uyển ngữ mơ hồ được sử dụng chủ yếu trong tuyên truyền chính trị): “Chiến tranh là hòa bình”, “Tự do là nô lệ” và “Sự ngu dốt là sức mạnh”, tất cả các khẩu hiệu được nhào nặn bởi Bộ Sự Thật.

Ngày nay, Newspeak và ‘suy-nghĩ-tội-phạm’ đã dẫn chúng ta đến những ý tưởng kỳ quặc như thiết lập không gian an toàn cho trường đại học, hủy bỏ văn hóa và những hạn chế về tự do ngôn luận.

Giải thích về Newspeak, ông Orwell đề cập đến suy nghĩ kép, liên quan đến khả năng “nói dối có chủ ý và thực sự tin vào chúng, gạt đi mọi sự thật bất tiện nào, rồi khi cần thiết rút lại nó, để phủ nhận thực tại khách quan và  luôn quan tâm đến thực tế mà người ta phủ nhận — tất cả điều này là không thể thiếu trong suy nghĩ kép … Cuối cùng, bằng “suy nghĩ kép”, đối với tất cả những gì chúng ta biết, có khả năng tiếp tục trong hàng nghìn năm, Đảng có thể thao túng tiến trình lịch sử.”

Có phải chúng ta đang ngấp nghé trên bờ vực của suy nghĩ kép? Có phải chúng ta đang bỏ tù hoặc loại bỏ nền văn hóa truyền thống vì suy-nghĩ-phạm-tội? Liệu “không gian an toàn” trong một số trường đại học, sự tự kiểm duyệt của những người bảo thủ, và “hủy bỏ văn hoá”, như một dấu chấm hết cho lịch sử của chúng ta, sẽ sớm phổ biến trên khắp Hoa Kỳ?

Hy vọng

Gần đây, tôi đã nói chuyện với một độc giả 19 tuổi của The Epoch Times từ Montana. Cô Maddie đã viết cho tôi một email hơn 2,000 từ nói lên mối quan tâm về Hoa Kỳ và niềm tin của cô ấy rằng chúng ta cần đặt nhiều giá trị hơn vào gia đình và đức tin nếu muốn cứu đất nước này. Trong lá thư ấy, cô đã viết về “sự thiếu trung thực trầm trọng” và “chủ đề bao trùm về sự tuân thủ và chấp nhận” trong xã hội.

Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại sau đó, cô Maddie đã có lúc hỏi, “Tôi biết điều này nghe có vẻ sáo mòn, nhưng ông có hy vọng vào Hoa Kỳ không?”

Tôi trả lời, “Có. Vì những người như cô, Maddie, và vì các con cháu của tôi, và những người trẻ khác mà tôi biết. Tôi là một ông già, nhưng quý vị – những người trẻ là tương lai. Quý vị là hy vọng của tôi.”

Cô Maddie và nhiều người hiểu rằng ngôn ngữ bại hoại đi đôi với đạo đức và văn hóa băng hoại. Giống như những chiếc khẩu trang mà chúng ta đeo ngày nay, đang che dấu và làm chúng ta không nhận ra nhau trong quảng trường công cộng. Những ngôn từ sáo rỗng cũng đang che giấu chúng ta biết sự thật.

Cuốn tiểu thuyết “1984” bắt đầu với dòng chữ “Đó là một ngày trời lạnh tươi sáng vào tháng Tư, và đồng hồ điểm mười ba giờ.” Trong mùa bầu cử và đại dịch này, đồng hồ của chúng ta cũng đang điểm 13 giờ.

Nhưng cô Maddie và rất nhiều người trẻ khác mà tôi biết cho tôi hy vọng rằng ngôn ngữ trung thực sẽ chiếm ưu thế. Đôi mắt và đôi tai của họ đang mở ra. Họ biết âm mưu của “những người sửa chữ” thúc đẩy Newspeak và suy nghĩ kép, với sự can đảm và quyết tâm, họ có thể khôi phục lại sự trong sáng và chân thật cho ngôn ngữ chúng ta.

Ngôn từ đóng vai trò quan trọng. Hãy chiến đấu vì chúng, hỡi những người trẻ. Hãy chiến đấu cho những gì chân chính.

Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học và tiếng Latinh cho các cuộc hội thảo của sinh viên tại nhà ở Asheville, North Carolina. Hiện nay, ông sống ở  Front Royal, Va. Quý vị có thể xem JeffMinick.com để theo dõi blog của ông.

Jeff Minick
Thiên Minh biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét