Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

 

CHUYỆN HỔ HAY CỌP TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC- VĂN HÓA VIỆT NAM

 Duy Văn (Biên Soạn)


Trong mười hai con giáp hay còn được gọi là Sinh Tiếu hay Sanh Tiếu (生肖), con cọp đứng hàng thứ ba Dần - , hǔ () (Dương, Tam Phân thứ 3, Nguyên tố Mộc) sau con chuột và con trâu. Căn cứ trên sơ đồ phân loại dựa trên âm lịch gán một con vật và các thuộc tính đã biết của nó cho mỗi năm trong một chu kỳ 12 năm lặp lại. Chu kỳ 12 năm xấp xỉ 11,85 năm của chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc mười hai con giáp và các biến thể của nó được sử dụng ở nước Văn Hóa Đông Á như Nhật BảnHàn Quốc Trung Quốc và Việt Nam.(Theo Bách Khoa Toàn Thư)

Theo mười hai con giáp (Sinh Tiếu) phân chia như trên,con cọp đứng sau hai con vật chắc cũng bề thế và oai quyền lắm. Chuột và Trâu được xem như là anh cả và anh hai trong gia đình nhà GIÁP, nhưng thế tại sao con người ít thường khi nhắc đến và nể oai hai con vật kia  mà lại xem con cọp là con vật như là đứng đầu oai quyền hơn đối với  các con vật đang sống trên trái đất này. Để giải thích những quan điểm được cho là ấn tượng đó. Nhân dịp năm Nhâm Dần (2022) về với mọi người nên tiện cho chúng ta cùng nhau thử tìm hiểu về Con Hổ hay Cọp như thế nào mà lại có ảnh hưởng trong văn học lịch sử, văn hóa của con người như thế kia?

I.CON HỔ HAY CỌP

a) Chúa Sơn Lâm.

Theo các nhà nghiên cứu về động vật thì Con Hổ hay là con Cọp.Với thân hình vạm vỡ, lông màu vàng, vằn đen xen lẫn màu trắng, mắt sáng quắc như đèn pha, móng vuốt sắc bén, hổ ngang tàng chế ngự chốn non ngàn. Tiếng gầm của hổ làm rung chuyển rừng xanh. Sức mạnh của hổ là sức mạnh phi thường. Nó có thể rinh nổi trâu, bò to hơn nó. Bởi vậy anh chàng nào có sức mạnh hơn người được người ta ví là “mạnh như hổ.” Hổ bắt mồi bằng thế “võ gia truyền,” nhảy, vồ rất xa. Nghe nói hổ luyện thuật nhảy xa bằng bóng cây rừng. Sự dài ngắn của bóng cây theo sự xoay chuyển của trái đất đối với mặt trời tạo thành khoảng cách khác nhau cho hổ luyện tập nhảy xa. Có lẽ với những yếu tố trên Hổ được mệnh danh là “chúa tể sơn lâm”, giống như sư tử ở các nước châu Phi.

b) Con Hổ hay Cọp theo giải thích của Nho giáo

 

Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo, khi giải thích cho ý “vạn vật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” đã dẫn ví dụ “gió theo hổ” (phong tòng hổ); nói thế bởi vì hổ chạy nhanh như gió cuốn. Hổ là loài thú ăn thịt, đôi khi vồ cả người, nhưng thực ra số lượng người bị hổ vồ không đáng kể. Người dân xưa, đặc biệt là dân vùng sơn cước thường sợ, tôn sùng hổ, khi đi rừng không dám nhắc đến hổ, hoặc nói trại tên đi (ông “kễnh”). Ít có con vật nào nhiều tên gọi như hổ: “ông ba mươi”, kễnh, cọp, hùm, chúa sơn lâm… Có nơi người dân lập miếu thờ hổ (vùng Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang).

Chữ hổ, theo Hán nghĩa, là dọa nạt, có bộ “khẩu” đứng trước chữ “hổ” (nghe tiếng hổ gầm, ai mà chả khiếp). Trong tiếng Việt có từ “hùng hổ”, phải chăng cũng xuất phát từ ý nghĩa này. Tuy nhiên vẫn có những tay thợ săn hổ khét tiếng, thành khắc tinh của hổ. Thậm chí có những người có sức khỏe và võ nghệ phi thường, tay không đánh hổ như Võ Tòng (Trung Quốc), Nguyễn Huệ (Quang Trung), Lê Văn Khôi, Võ sư Gogen Yamaguchi (Nhật)…

Con hổ đã trở thành một biểu tượng trong nền văn hóa cổ phương Đông, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vị tướng quân dũng mãnh, can trường, oai phong lẫm liệt hoặc những cá nhân tài năng xuất chúng. Theo truyền thuyết, vị tướng họ Hùng có công đánh đuổi giặc Ân do bà mẹ hổ sinh ra. Đến nay đền Trình ở thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức-Hà Nội) còn thờ vị thần hổ này, bốn mùa hương khói. Truyện Tam quốc có “Ngũ hổ tướng” gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung đã trở thành đề tài bàn luận hàng mấy thế kỹ chưa dứt. Nghệ An có “Nam Đàn tứ hổ” (Phan Văn San, Nguyễn Quý Song, Trần Văn Lương, Vương Thúc Quý) nức tiếng văn chương, Hà Tĩnh có “Hồng Sơn tứ hổ” (Ngô Quảng, Đội Quyên, Đỗ Đức Trang và Lê Tất Hiệt) võ nghệ vô địch, rồi “Quảng Nam tứ hổ”, “Nghệ An tứ hổ”, “Trường An tứ hổ”…

c) Con Hổ hay Cọp trong “Đoạn Trường Tân Thanh”.

Trong “Truyện Kiều” có câu: “Trướng hùm mở giữa trung quân” để chỉ nơi ở của Từ Hải. Xưa thường dùng da hùm làm thành cái màn lớn để chủ soái họp bàn với các tướng, nên người sau quen dùng chữ "hổ trướng" để chỉ chỗ làm việc của các tướng soái. Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả “Râu hùm hàm én, mày ngài” để chỉ tướng mạo uy dũng phi thường của bậc anh hùng. Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là “Hùm thiêng Yên Thế”. Các võ tướng ngày xưa có phù hiệu, ấn tín khắc hình đầu hổ, gọi là hổ phù. Các đình chùa, miếu mạo thường chạm khắc hình hổ, thể hiện sự linh thiêng, bất khả xâm phạm.  

d) Con Hổ hay Cọp theo quan niệm Đông Phương

Theo quan niệm của tử vi phương Đông, người con trai sinh tuổi Hổ (Dần) thường có tư chất thủ lĩnh, tướng mạo oai phong, tính cách nóng nảy, quyết đoán, can trường, kiêu hãnh, đầy đam mê, nhân hậu. Danh nhân tuổi Hổ có những nhân vật xuất chúng, sự nghiệp lẫy lừng: Euclide (Canh Dần, 330-257 tr.CN), Trần Thái Tông (Mậu Dần, 1218-1277), Francois Reblais (Giáp Dần, 1494-1553), Tướng Tokugawa Ieyasu (Nhâm Dần, 1542-1616), Lý Thời Trân (Mậu Dần, 1578-1657), Hegel Goerg Wilhelm Friedric (Canh Dần, 1770-1831), Phan Huy Chú (Nhâm Dần, 1782-1840), Karl Mark (Mậu Dần, 1818-1883), Ivan Sergeevits Turgenev (Mậu Dần, 1818-1883), Tôn Trung Sơn (Bính Dần, 1866-1925), Hồ Chí Minh (Canh Dần, 1890-1969), Tướng De Gaulle (Canh Dần, 1890-1970), Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giáo chủ Đạo Cao Đài (Canh Dần  21- 06 -1890, tức 5- 5- Canh Dần)…

Cũng có quan niệm người tuổi Dần (đặc biệt là nữ) thường “cao số”, lận đận về đường tình duyên, nhất là không hợp với người sinh tuổi Hợi (vì quan niệm hổ sẽ “vồ” lợn?).        

Người ta thường làm chiếc vuốt hổ, hoặc răng hổ bịt vàng, bạc cho trẻ con đeo để trừ tà ma, hoặc người lớn cũng đeo cho đẹp, oai; răng, vuốt thật không có thì làm bằng sứ, kim loại. Một số người cho rằng ria hổ cắm vào búp măng tre có thể chế thành “ma thuốc độc” hại người để làm giàu. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm mê tín, hoang đường.  

e) Con Hổ hay Cọp trong kho tàng sách sử - Văn Học Dân Gian

Hình tượng hổ xuất hiện khá nhiều trong kho tàng văn học, văn hóa dân gian. “Hổ dữ không ăn thịt con”, “rừng nào cọp nấy”, “miệng hùm gan sứa”, “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”, “nam thực như hổ…”, “mãnh hổ nan địch quần hồ”, “dữ như cọp”, “vuốt râu hùm”, cưỡi lên lưng cọp”, “hổ chết để da, người ta chết để tiếng”, “Mèo tha miếng thịt xôn xao-Hùm tha con lợn thì nào thấy chi”, “Con gái lấy phải chồng già-Cũng bằng con lợn cọp tha vào rừng”…

Khó lòng thống kê hết số lượng và kiểu dáng tượng, phù điêu, tranh tường, tranh lụa, tranh giấy, tranh thờ…có hình hổ. Tuy rằng “Hoạ hổ hoạ hình nan hoạ cốt” (Vẽ hổ vẽ được hình dáng, khó vẽ được cốt cách, thần thái), nhưng bức “Ngũ Hổ” của tranh dân gian Việt Nam là một kiệt tác nghệ thuật.

Truyện dân gian có “Ông Nghè hóa cọp” chế giễu những người “chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng”. Giai thoại về bác Ba Phi ở Cà Mau (Nguyễn Long Phi, 1884-1964) còn có chuyện bắt cọp xay lúa, xử án cọp. Trong truyện cổ tích “Trí khôn ta đây”, con hổ hiền lành, dại dột, bị người lừa. Giai thoại “Con hổ có nghĩa” đã được đưa vào SGK cho thấy hổ cũng là con vật có tình nghĩa, biết đền ơn xứng đáng người đã giúp đỡ mình. Tác phẩm “Bí mật trên đồi Hổ táng” (1985) của nhà văn Bá Dũng cũng nhắc đến truyền thuyết này. Còn bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ thì đã trở nên quá nổi tiếng. “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!” là lời than thở của vị chúa sơm lâm sa cơ, song vẫn khát khao cháy bỏng những ngày tháng tự do tung hoành.  

-Tục ngữ có câu “Hổ chết để da”. Bộ da hổ tuyệt đẹp luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Ngày nay, chỉ có những gia đình đại phú quý mới có được bộ da hổ nhồi bông, sinh động như hổ thật. Đặc biệt truyền thuyết về tác dụng thần kì của cao hổ cốt khiến cho hổ trở nên có sức hấp dẫn ghê gớm, trở thành mục tiêu số một của những tay săn hổ, đầu nậu buôn hổ.

-Có câu: ” Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”. Không biết ở Bình Thuận có ma nhiều hay không thì không rõ, nhưng ở Khánh Hòa thì ngày xưa có rất nhiều cọp. Trong sách Hoàng Việt Thống dư địa chí của Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 vào thời vua Gia Long (1802 – 1820) . Tác giả đã ghi trong trang “ Đường Trạm Bình Hòa” trong Việt Thống Dư Địa Chí quyển II.

Ông ghi chép đầy đủ, chi tiết những gì có, những gì thấy trên đường đi, từ trạm này đến trạm khác. Trong đó, có những đoạn đường đầy những cọp, beo, voi, tê giác. Với những đoạn đường đó, tác giả lưu ý khách bộ hành nên đi ban ngày và tụ họp nhau lại cho đông rồi đi.

Từ trạm Hòa Mã đến trạm Hòa Lãng (khu vực huyện Vạn Ninh), đến Giồng Cốt Lũng, hai bên toàn cây cối, có nhiều cọp dữ và trâu rừng, người đi đường phải hết sức thận trọng. Đường đi từ trạm Hòa Lãng đến trạm Hòa Huỳnh (khu vực huyện Vận Ninh), đến Lũng Cát Lâm, đến Lỗ Sấu, ngày xưa có nhiều cá sấu, nhưng nay đã hết, chỉ sợ nhiều cọp. Từ trạm Hòa Mỹ (huyện Ninh Hòa) đến trạm Hòa Cát (TP Nha Trang), đến điếm cũ Hòa Bông, đi đến xứ Quán Cát, đường này có nhiều cọp beo. Phía Tây điếm này có hai nhánh đường : Một nhánh đi đến tổng Đồng Nô phủ Diên Khánh có nhiều cọp beo và voi rừng nhưng chẳng ai dám đi, nay đã trở nên tắc nghẽn hoang phế. Tiếp tục đi đến đèo Lũy Đá, đèo dài 200 tầm, núi này đất đá gồ ghề, cây cối hai bên rất rậm rạp và có rất nhiều cọp beo. Đường đi đến điếm Quán Dổi, ruộng cát và rừng tạp xen nhau, có nhiều cọp. Đường đi từ trạm Hòa Cát đến trạm Hòa Thạnh (huyện Diên Khánh), đến quán cũ Cây Sung, ở đây thường có thú dữ nên dẹp quán. Từ Quán Dù đến Dốc Cây Me rồi đến dốc Quán Đính, xứ Quán Trà đến đầu địa giới phủ Diên Khánh, đường sỏi đá gập ghềnh, hai bên là rừng cỏ tranh, có rất nhiều cọp dữ hay quấy nhiễu. Đền đèo Tổng Nô rồi đến Lũng Tre, hai bên đường là rừng núi, nhiều cọp beo. Đường đến miếu Quá Quan cũng vậy, rừng ven chân núi, có nhiều cọp beo. Đi tiếp đến Cầu Ngói, xã Phú Lộc, phía tây bắc gần rừng núi, có nhiều cọp beo. Từ trạm Hòa Thạnh đến trạm Hòa Tân (huyện Cam Lâm), đến núi Hòn Diễn, có miếu Bà Chúa Ngọc (Bà Thiên Y A Na) mới lập. Ngày xưa ở đây không có miếu, năm Đinh Tỵ (1797) vì đường này có nhiều cọp beo nên khách buôn bán không dám qua lại, quan trấn giữ Thành Diên Khánh là Khâm sai Chưởng tiền quân Bình Tây đại tướng quân Quận công (tức Nguyễn Văn Thành, tướng của Nguyễn Ánh) mật cầu Chúa Ngọc phu nhân hãy vì sinh nhân mà trừ nạn cọp beo rồi sẽ lập miếu thờ. Quả nhiên vài hôm sau liền bắt được thú dữ, khách qua lại đông đúc như trước, nên mới lập miếu thờ bà Chúa Ngọc ở đây, lệ cử một người làm từ, tục gọi là miếu Hòn Diễn. Đường đi từ trạm Hòa Tân gần đến trạm Hòa Du (huyện Cam Lâm), hai bên đường rừng ven chân núi, có nhiều tê giác, voi và cọp beo, dân cư rất thưa thớt. Từ trạm Hòa Du đến trạm Hòa Câu, đến đường rừng Suối Dứa, đường đi ven theo chân núi, có nhiều tê giác, voi và cọp beo. Đường đi đến sông Du Quân, gần trạm Hòa Câu, hai bên là núi rừng có nhiều tê giác, voi và cọp beo. Từ trạm Hòa Câu đến gần trạm Hòa Thuận (thị xã Cam Ranh), giáp biên giới phủ Bình Thuận (nay là ranh giới Khánh Hòa – Ninh Thuận), đường này nằm ven chân núi, có nhiều tê giác, voi và cọp beo.Qua những ghi chép của Lê Quang Định, ta thấy người xưa đi lại trong tỉnh thật là lắm gian nan, nguy hiểm khi đoạn đường có nhiều tê giác, voi và cọp beo như thế.

Đại Nam Nhất Thống Chí – Tỉnh Khánh Hòa của Quốc Sử Quán triều Nguyễn  cũng đã ghi rõ 3 nơi có cọp , beo nhiều:

1.NÚI PHÚ NHƯ : “tục gọi là núi Ổ Gà ở cách huyện (huyện Tân Định, tức là huyện NINH HÒA ngày nay) 64 dặm về phía Bắc, cây cối um tùm, có nhiều cọp, người đi đường phải đề phòng, tục gọi “cọp Ổ Gà”, tức là núi này. Nay càng ngày càng được khai khẩn rộng rãi, dần dần trừ được nạn cọp “. Tại núi Phú Như này có đèo Bánh Ít, còn gọi là đèo Hà Thanh, cách thị trấn Ninh Hòa 3 km về phía Bắc, quốc lộ 1A chạy ngang qua. Nguyễn Đình Tư trong Non nước Khánh Hòa đã cho ta biết “ nơi này cây cối rậm rạp, cọp beo lui tới rất nhiều và gây tai họa cho khách đi đường. Dân chúng phải làm miếu để thờ, thường gọi là miếu Ông Cọp “ . Miếu Ông Cọp (dân địa phương kiêng gọi cọp, gọi là hổ nên gọi là Miếu Ông Hổ) ở đèo Bánh Ít này gắn liền với một sự tích về gương nghĩa khí, lòng dũng cảm của một người phụ nữ ở địa phương. Đó là Bà Huỳnh Thị Nghĩa. ĐNNTC-KH chép, Bà là : “người huyện Quảng Phước, 47 tuổi, đi cùng chồng vào núi hái củi, người chồng bị cọp vồ, bà lấy dao củi chém cọp cứu chồng, người ta khen người có nghĩa. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) được ban thưởng “. Sau khi quần nhau với cọp dữ, Bà kiệt sức và tắt hơi. Dân làng đi tìm và mang thi thể Bà về chôn cất và lập miếu thờ ở lưng chừng đèo Bánh Ít. Bà là người thôn Vạn Thiện, xã Ninh Đa, huyện Ninh Hòa ngày nay. Ngôi Miếu thờ Bà được dân làng gọi là Miếu Bà, nhưng cũng có người gọi là Miếu Ông Hổ. Ngôi Miếu trải qua thời gian, không được trùng tu nên dần dần đổ nát, hư sập, hoang tàn. Đến năm 2002, dân làng Vạn Thiện cùng nhau đóng góp tiền di dời và xây dựng lại ngôi miếu trên một gò đất cao ngay cạnh đình làng và đặt tên là Miếu Hậu Thổ. Nguyễn Đình Tư còn kể “ cũng tại núi này, xưa kia có hai mẹ con vào núi hái củi. Chẳng may bị cọp vồ, cô con gái vì thương mẹ đem hết sức bình sinh cầm dao chém cọp lia lịa. Cọp phải thả mồi bỏ chạy …” .

2. NÚI XÍCH THỐ : “ở phía Tây Bắc huyện Tân Định (huyện Ninh Hòa ngày nay) 24 dặm. Miền này đất đỏ, núi rừng trùng điệp, có nhiều loại : hổ, báo, tê giác, voi ..”.

3. NÚI DIỄN SƠN : Nội dung giống như trong sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định như đã trích ở trên. Nguyễn Đình Tư còn kể thêm về con cọp, đó là “ con cọp đầu đàn, sống trên trăm năm. Nó chỉ có ba chân lành, còn một chân trước bị què, nhưng khỏe mạnh hung dữ vô cùng “ . Miếu thờ Bà Thiên Y ở gần Ga Cây Cầy (huyện Cam Lâm) bây giờ, xưa, hàng năm, quan đầu tỉnh phải tới đây để cúng tế.

Trong Non nước Khánh Hòa, Nguyễn Đình Tư còn cho ta biết tại núi HOA SƠN, huyện Vạn Ninh, dưới chân núi có truông, gọi là Truông Hụt, ở đây có nhiều cọp. “Sở dĩ có tên Truông Hụt vì xưa kia, nơi này có nhiều cọp. Khách bộ hành thường đi qua bị cọp vồ. Ai qua được trót lọt thì cũng ví như người ấy đã chết hụt vậy “ .

Quách Tấn, trong một bài báo cho biết tại Thành phố Nha Trang cũng có cọp, qua câu thơ của cụ Trần Khắc Thành : Phước Hải xuân về cọp thưởng hoa. (…).Vùng Phước Hải xưa kia là một rừng mai vàng, mỗi bận xuân về mai nở trùm cả trăm mẫu đất “. Sau này, rừng mai bị tàn phá. “ Khi rừng mai còn rậm, cọp ở núi Huỳnh Ngưu tức Đồng Bò, thường xuống tìm mồi “ đã được nhà thơ cho rằng cọp thưởng hoa.

Nói về Cọp Khánh Hòa trong thơ, ta còn thấy trong vài bài thơ khác của một số người đi qua tỉnh Khánh Hòa đã để lại trong thơ bóng dáng của con vật hung dữ này. Nguyễn Thông (1827-1884), người đã từng làm quan Án Sát Khánh Hòa. khi qua tỉnh, giữa đường, ông làm bài thơ Khánh Hòa đạo trung (Giữa đường qua tỉnh Khánh Hòa, trong đó có câu Nhất lộ tùng hoàng kiêu hổ báo / Sổ gia yên hỏa tập ngư tiều (Tung hoàng hổ báo tre đầy nẻo / Xen kẽ ngư tiều khói mấy chơi). Trong một bài thơ khác, bài Thứ Hòa Mã dịch (Đóng quân ở trạm Hòa Mã, ở huyện Vạn Ninh), có câu : Hổ tích kình ba thập bát trình / Thiên nhai độc dạ lữ hồn kinh (Sóng kình dấu cọp trải qua / Hành trình mười tám dặm xa cách vời). Một nhà thơ khác, ông Nguyễn Tư Giản (1823-1890), đỗ tiến sĩ, làm quan ở Nội Các triều Nguyễn, trong bài thơ Tống Tỷ Bộ Nguyễn Hy Phần dự cáo quy Khánh Hòa (Thơ tiễn ông Hy Phần (tên chữ của Nguyễn Thông) ở Bộ Hình cáo quan về Khánh Hòa), có câu Đại Lãnh văn viên cô nguyệt hạ / Nha Trang xạ hổ loạn vân gian (Đi qua núi Đại Lãnh nghe vượn kêu dưới ánh trăng lạnh / Ở đất Nha Trang bắn cọp trong đám mây lồng) … Như thế, cọp Khánh Hòa nhiều đến độ đã đi vào thơ văn.

Người đời trước kể chuyện cọp, người đời sau cũng có chuyện cọp để kể. Chuyện Cọp Khánh Hòa cũng đã được Lê Quang Nghiêm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã đi đây đi đó trong tỉnh, thu nhặt, ghi chép thành chuyện và ông đã kể lại trong sách Những chuyện kể dân gian Khánh Hòa .

 

II.CHUYỆN KỂ VỀ HỔ HAY CỌP VỒ NGƯỜI.

- Chuyện Ông Thầy thuốc và gia đình nhà cọp tại Truông Láng Chu Láng Nhớt, quãng giữa Dốc Thị và Dốc Đá Trắng ở huyện Vạn Ninh. Chuyện ông thầy thuốc người Nghệ An bị bốn con cọp
chận đường, thầy cầm cây dù vừa giương lên sập xuống chỉa về phía gia đình nhà cọp làm chúng hoảng hồn chạy nhanh vào rừng, vừa chạy vừa té phân đầy đường.

- Chuyện Dậy Bộ Hổ là chuyện đông người vào rừng đánh mõ, thùng thiếc, la ó đuổi cọp tránh xa để tìm xác người bị cọp bắt tha đi. Chuyện xảy ra tại thôn Đại Điền, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh.- Chuyện Bà lão ở đèo Bánh Ít (tại Núi Phú Như, huyện Ninh Hòa nắm đuôi con gấm trước cửa nhà, la lớn cho dân làng đuổi đánh và giết được.

- Chuyện Một người dùng bay tóm được nhiều gấm, cọp Ổ Gà vào thập niên 40, đó là ông giáo Nhân ở Phước Đa, huyện Ninh Hòa. tác giả cho ta biết cọp có nhiều nơi trong tỉnh, ở rừng núi đèo Cả, Tu Bông, Vạn Giã (thuộc huyện Vạn Ninh), vùng rừng núi huyện Ninh Hòa. Dân Vạn Ninh, Ninh Hòa đi địu (tìm trầm kỳ) một số người bị cọp bắt. Ở bãi đất hoang gần núi Một Vạn Ninh, có sân trâu, nhiều chuồng nhốt trâu khá kiên cố để ngăn cọp bắt trâu. Nhưng cũng có những con cọp tinh ranh, lợi dụng sự mục nát của dây cột cửa, bứt ra, vào bắt trâu cõng đi. Ở tại sở lưới đăng Vĩnh Y Hồ Na (huyện Vạn Ninh) có lập miếu thờ Ông Hổ. Ở xóm biển Hòn Khói (huyện Ninh Hòa) cọp thù người thường đụng sập nhà tranh vách đất của dân, nên dân gọi là Ông Đụng. Tại xã Ninh Thủy, huyện Ninh Hòa có lần cọp kịch chiến với trâu của ông Xã Đẹt. Cũng tại đèo Bánh Ít, ông Ba Chia, năm 12 tuổi đi chăn trâu, chứng kiền trâu húc cọp mà sợ đến ị ra đầy quần. Trên đoạn đường từ Ninh Hòa vào Nha Trang xưa kia còn đất rừng, cọp thường đón đường bắt người. Đoạn đường từ đèo Rù Rì đi lên Diên Khánh qua xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang cũng có cọp rình mò. Từ núi Hòn Khô, cọp cũng thường xuống vùng Đồng Đế. Tác giả cũng cho biết tại phía đông Chợ Đầm (khi chưa có chợ mà còn đầm) có một lạch nhỏ từ đầm chảy vô, hai bên cây cối um tùm, thường có cọp ở xóm Xưởng (phường Phương Sơn) ban đêm mò xuống đón đường các bà rỗi từ Xóm Cồn gánh cá qua lạch đến bán cá tại Sinh Trung, Phường Củi … Cọp Xóm Xưởng cũng là mối đe dọa cư dân Chợ Mới, Cầu Dứa, Phường Củi, Lư Cấm … Tại Hòn Tre Nha Trang, có cọp còn có loài khỉ dữ tợn nữa. Cọp ở dãy Đồng Bò Thượng hoạt động trên địa bàn khá rộng từ Võ Dõng (TP Nha Trang) lên Võ Kiện, khu Suối Đổ, vào Cầu Lùng, Cống Ba, Suối Hiệp, Suối Dầu … Trên địa phận huyện Diên Khánh, khu vực Tứ thôn Đại Điền, Am Chúa, Suối Ồ Ồ, Hòn Ngang có rất nhiều cọp thường bắt người và trâu bò. Vùng Phú Cốc (xã Diên Lâm) có con cọp ba chân rất hung dữ. Nó xuất hiện nhiều nơi, vào tận huyện Cam Lâm bây giờ, ăn thịt nhiều người. Rồi vào Cam Ranh, nhiều vùng còn rất hoang vu, đầy cọp và thú dữ. Ở Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh có chuyện cọp ăn “đặc sản biển”, do dân sợ cọp chuyển qua đảo Bình Ba sinh sống, cọp không có thức ăn, ra bãi dùng tạm … cua ốc để sống, có khi nước thủy triều lên, cọp chạy không kịp bị chết ngộp. 

 -Chuyện về Cọp Ổ Gà nơi có nhiều nhất cọp trong vùng rừng núi trong tỉnh.

 Một vùng có nhiều cọp hơn các nơi khác trong tỉnh Khánh Hòa là cụm núi Ổ Gà thuộc ba làng Hà Thanh – Ninh Đông – Ninh Ích. Nghe ba tiếng Cọp Ổ Gà đã lạnh xương sống vì từ xa xưa đến thập niên 90 cọp đã gây khá nhiều tai họa tang tóc cho nhân dân.Cụm núi Ổ Gà gồm hai dãy núi thấp trải dài hai bên một thung lũng rộng, phía đông nam đèo Bánh Ít. Một eo hẹp trong dãy núi – như eo cổ chai – nơi đây dây mấu như rừng nên còn gọi là Eo Lỗ Mấu. Trong thung lũng cây rậm bịt bùng, ngày xưa dân đi núi thường bị lạc không biết đường về, người địa phương vào tìm, lần mò trong rừng tối om như trong buồng kín nên đặt tên Thung lũng Buồng Tầm.Dù biết núi Ổ Gà trăm phần nguy hiểm, người ta vẫn lao vào, đem mạng sống đổi bát cơm vì tài nguyên thiên nhiên tại đây có nhiều gỗ quý, gỗ tạp, gỗ to làm cột đình, cây làm nhà, tre gai, dây mấu ngư dân dùng đan lưới, khoai mài (vị thuốc đông y có tên Hoài Sơn), mật ong rất nhiều….. Dân ba làng Hà Thanh, Ninh Đông, Ninh Ích và người tha phương vào kiếm ăn tại núi Ổ Gà từng nhóm đông mà vẫn không tránh khỏi tai họa, chết vì cọp beo quá nhiều. Một phần bị mất tích, một phần được dân làng Hà Thanh tìm được xác mang về, trong số này có những người lạ không rõ lai lịch, đem chôn tại nghĩa địa phía Bắc đèo Bánh Ít. Sau khi có chuyện cọp bắt một lần ba người tại Buồng Tầm thì thung lũng có tên mới : Buồng Tầm Ba Mạng.Dân ba làng quanh cụm núi Ổ Gà điêu đứng vì cọp beo. Riêng làng Hà Thanh bị tai họa nhiều hơn vì có thêm đám cọp Hòn Hèo mò xuống phá phách các xóm Tiên Du, đèo Bánh Ít.



Tại nghĩa địa phía bắc đèo Bánh Ít mỗi năm có một số mộ vô chủ – của người phương xa đến kiếm ăn tại cụm núi Ổ Gà chết vì cọp, không rõ lai lịch. Thương xót những kẻ bạc phước chết nơi xa lạ mà vợ con khơng biết để thờ cúng và chăm sóc mồ mả, nên vào tiết Thanh Minh hàng năm làng Hà Thanh tổ chức lễ cúng cơm đơn giản tại nghĩa địa cho vong linh những người chết vô thừa nhận. Họ là những người tình nguyện đến làm cỗ, đắp đất tu bổ những mộ vô chủ sau khi làm xong việc tảo mộ thân nhân. Và một nhà giàu trong làng tự nguyện cất một chùa ngoài đèo Bánh Ít, đặt tên Thanh Minh Tự và cúng một sào ruộng cho chùa làm huê lợi, để làng cử một thầy tu trụ trì trông nom hương khói, cúng kiến cầu siêu cho vong linh của tất cả những người tử nạn vì cọp beo chôn tại nghĩa địa trên. Chùa Thanh Minh Tự bị phá hủy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và làng Hà Thanh bỏ lệ tảo mộ thí từ đó.

Ai cũng biết bản chất của cọp, nhảy cao chụp xuống nên rất sợ cây nhọn dựng đứng. Cọp chưa ăn thịt người thì sợ người, nhưng đã ăn rồi thì trở nên hung dữ. Chuyện cọp Khánh Hòa được nhận định qua hồi ký của viên toàn quyền Đông Dương như sau: Khánh Hòa ngày xưa nổi tiếng về cọp. Chẳng thế mà phương ngôn có câu: “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận” đánh dấu một vùng đất cực Nam Trung bộ còn đầy vẻ hoang sơ, rậm rạp và nhiều ác thú của buổi đầu khai phá. Năm 1897, Paul Doumer khi được bổ nhiệm toàn quyền Đông Dương cũng đã ghi nhận thực tế này trong cuốn hồi ký của mình và gọi đất Khánh Hòa là “ Vùng Hổ”.

f) Xương Hổ hay Cọp trong Y Học Đông Phương


Cao hổ cốt có phải là “thần dược” hay không, đến nay khoa học chưa kiểm chứng, song điều đó đã đẩy hổ vào tình trạng hết sức nguy hiểm đưa Hổ hay Cọp đến tình trạng tuyệt chủng…Bây giờ lại có chuyện hổ sợ người. Một lạng cao hổ cốt chính hiệu giá lên đến mấy chục triệu đồng. Hổ thật không đủ, người ta làm hổ giả. Đã có những “nghệ nhân” chuyên chế tác xương chó, xương trâu…thành xương hổ, với những đặc trưng y như thật, và ráp lại thành một bộ “hổ cốt” hoàn chỉnh.

Thậm chí có những nơi người ta làm giả xương hổ bằng…bê tông, để lừa những người mê thần dược hổ cốt nhưng thiếu hiểu biết. Vì vậy, bây giờ các “đại gia” chỉ mua hổ nguyên con ướp lạnh và thuê người về nấu tại nhà. Từ một biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, huyền bí của rừng xanh, hổ đã trở thành biểu tượng cho lời kêu gọi bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. Trên toàn thế giới hiện còn chưa đủ 10.000 con hổ, có những loài hổ đã bị tuyệt chủng như hổ Hoa Nam (Trung Quốc).

Ở Việt Nam có tài liệu nói rằng còn khoảng 100-200 con hổ trong tự nhiên, nhưng nhiều người tin rằng không đạt tới con số đó. Hy vọng rằng trong tương lai, hổ không bị biến mất vĩnh viễn, chỉ còn lại trong phim ảnh, quảng cáo, hay viện bảo tàng.

 

III.NĂM DẦN VỚI NHỮNG SỰ KIỆN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

 

Trong lịch sử Việt Nam năm Dần là những năm có nhiều sự kiện, quan trọng xảy ra được thống kê như sau:

-Năm Giáp Dần 714, khởi nghĩa của nghĩa quân Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) thắng lợi, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Đường,đưa đất nước khỏi ách đô hộ.

- Năm Bính Dần 906, Khúc Thừa Dụ đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, chiếm thành Đại La, dựng quyền tự chủ cho đất nước. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ. Ngày 11 tháng Giêng (tức 7/2/906), trước hành động quyết liệt của người dân Giao Châu, nhà Đường buộc phải phong chức “Đồng bình chương sự” cho Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, thừa nhận người Việt cai quản đất Việt, chấm dứt về cơ bản thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm.

- Năm Bính Dần 966, nhân lúc triều đình Trung ương nhà Ngô suy yếu, các thủ lĩnh địa phương nổi dậy, mỗi người chiếm giữ cát cứ một vùng đất riêng, tạo nên hiện tượng cát cứ với chế độ loạn 12 sứ quân

.-Năm Nhâm Dần 1002, vua Lê Đại Hành thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm chấn chỉnh và cải cách chính trị - hành chính như ban hành pháp luật, đổi tên đơn vị hành chính lãnh thổ, chia tướng hiệu làm 2 ban (văn-võ), tổ chức và trang bị lại cho quân đội ...

-Năm Mậu Dần 1038, vua Lý Thái Tôn đích thân ra cày ruộng (cày tịch điền) ở cửa Bố Hải để làm gương cho dân chúng. Tục lệ đẹp này được các triều đại sau đó duy trì và phát huy.

-Năm Mậu Dần 1158, Nguyễn Quốc khuyên vua Lý Anh Tôn nên đặt hòm kính ở triều đình để ai có điều gì cần tâu trình, đề nghị, khiếu tố... thì viết giấy bỏ vào. Vua nghe theo và chỉ trong vòng một tháng, đơn, thư, sớ đã đầy hòm. Đây là phương thức tiếp nhận ý kiến nhân dân rất hiệu quả, tiện lợi và tiến bộ.

-Năm Canh Dần 1230, nhà Trần ban hành các bộ sách đồ sộ quy định cách thức tổ chức, hoạt động của chính quyền. Cũng năm này, mức hình phạt trong luật sửa đổi và kinh thành Thăng Long được đại tu về mọi mặt.

-Năm Nhâm Dần 1242, nhà Trần tiến hành cải cách hành chính địa phương với quy mô lớn: chia lại đơn vị hành chính lãnh thổ, tổ chức lại hệ thống quan lại địa phương, làm sổ hộ khẩu, phân loại dân đinh, ấn định cặn kẽ mức tô thuế...

-Năm Giáp Dần 1374, bắt đầu tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ, lấy đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, hoàng giáp, cập đề, đồng cập đề, gồm 50 người (lệ cũ: thi thái học sinh 7 năm một lần, lấy đỗ 30 người). Cũng năm này, nhà Trần áp dụng nhiều biện pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như cấm nhân dân mặc áo kiểu người phương Bắc, cấm bắt chước tiếng nói các nước Chiêm, Lào..

.-Năm Mậu Dần 1398, Tể tướng Hồ Quý Ly tiến hành cải cách ruộng đất toàn diện

.-Năm Bính Dần 1506, nhà Lê tổ chức cuộc thi quân dân rất lớn ở sân điện Giảng Võ với 2 môn: viết và toán. Hơn 3 vạn người dự thi, lấy đỗ 1519 người.-Năm Giáp Dần 1614, chữ quốc ngữ Việt Nam (do các giáo sĩ Bồ Đào Nha sáng tạo ra) bắt đầu hình thành và phát triển

-Năm Canh Dần 1650, lái buôn các tàu thuyền Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Nhật Bản khi tới Kẻ Chợ (Hà Nội) được phép lưu trú tại làng Thanh Trì, Khuyến Lương (ngoại thành Hà Nội). Quan hệ ngoại thương của nước ta bắt đầu phát triển mạnh.

-Năm Mậu Dần 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, quyết định lập phủ Gia Định để quản lý 2 huyện Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Sài Gòn coi như được thành lập từ đó.

-Năm Nhâm Dần 1782, khởi nghĩa Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phát động từ năm 1771 đã lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân tấn công mãnh liệt vào cả chính quyền chúa Nguyễn ở miền Nam lẫn chính quyền Lê - Trịnh ở miền Bắc, giành thế chủ động trên khắp đất nước. Chúa Nguyễn Ánh đại bại, phải chạy trốn và cầu viện ra nước ngoài.

-Năm Bính Dần 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế (Gia Long), trở thành vị vua đầu tiên của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

-Năm Canh Dần 1830, nhà Nguyễn cử nhiều đoàn sứ thần đến các nước trên thế giới để thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao.

-Năm Giáp Dần 1854, Cao Bá Quát nổi dậy chống lại sự áp bức của triều đình nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng và được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ. Sau đó, bị nhà Nguyễn đánh bại.-Năm Bính Dần 1866, nghĩa quân Trương Quyền liên kết với nghĩa quân Pokum Pao chống Pháp xâm lược, làm nên nhiều chiến thắng vang dội ở Việt Nam và Campuchia

.-Năm Canh Dần 1950, chiến dịch Biên giới phá tan hành lang chiến lược và thế bao vây của thực dân Pháp.

-Năm Bính Dần 1986, Cộng Sản VN khởi đầu đề ra công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện đất nước.

-Năm Mậu Dần 1998, Việt Nam kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn - 25 năm ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh.

-Năm Canh Dần 2010, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

 

IV KẾT LUẬN

 


Để kết luận bài biên soạn CHUYỆN HỔ HAY CỌP TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC- VĂN HÓA VIỆT NAM chúng tôi xin mượn bài viết của tác giả Triệu Dương trên thông tin mạng PL, bài viết có tính chiêm nghiệm nói về năm Nhâm Dần với những ai tuổi Dần để kết thúc bài biên soạn.

Năm Nhâm Dần 2022 của tuổi Dần: Một năm hoàn hảo để phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp

Năm Nhâm Dần là mảnh đất màu mỡ giúp tuổi Dần thu hái nhiều thành quả.

Chắc chắn tuổi Dần sẽ khắc ghi mọi trải nghiệm trong năm Nhâm Dần 2022 của mình bởi mọi sự thay đổi trong năm này đều đáng giá. Những đột phá mới trong sự nghiệp lẫn tài chính sẽ giúp bạn thực hiện được những kế hoạch lớn lao. Dù tài năng của bạn đi vạn dặm xa xôi thì vẫn thu về được những kết quả ấm áp, ngọt lành.

Công việc

Năm 2022 là năm hoàn hảo để người tuổi Dần phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu có cơ hội xuất hiện để bạn thể hiện năng lực, hãy nắm lấy! Bằng sự nhạy bén và năng động, bạn sẽ tìm kiếm được nhiều thành tựu trong sự nghiệp của mình. Những ý tưởng mới cùng các kế hoạch về đầu tư, kinh doanh có thể phát triển trong năm.

Hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị kỹ càng để thực hiện, bởi năm Nhâm Dần sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thu hoạch lợi nhuận.

 

Nếu năm cũ công việc của bạn không có nhiều tiến triển, sự may mắn cũng đã dừng chân thì bạn có thể tìm một công việc mới trong năm tới. Năm 2022, bạn càng chủ động tìm kiếm thì các công việc chất lượng hơn sẽ đến với bạn. Mặc dù cơ hội dồi dào nhưng không phải lúc nào may mắn cũng kề bên, bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Tài chính

Cung Tài bạch cũng cởi mở hơn với người tuổi Dần trong năm 2022. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong năm nay. Năm Nhâm Dần có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để thực hiện các kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó, việc cân đối tài chính cũng không kém phần quan trọng khi bạn cần giảm bớt các khoản nợ không cần thiết.

Tình cảm

Cung đào hoa của người tuổi Dần trong năm 2022 sẽ rất vượng, đặc biệt đối với những người đang độc thân. Bằng sự tự tin và quyến rũ của mình, bạn sẽ thu hút được nhiều người ngưỡng mộ và có tiềm năng. Nhưng hãy cho trái tim bạn thời gian để biết rằng mối quan hệ sẽ lâu dài hay là “tình yêu sét đánh”. Những cặp đôi hãy cùng nhau cố gắng giữ lửa hôn nhân bởi “cám dỗ” có thể ghé thăm nếu như bất hòa xảy ra quá nhiều.

Sức khỏe

Điều tốt nhất mà bạn có thể giúp tinh thần lẫn thể chất của mình minh mẫn, khỏe mạnh hơn đó là luôn vận động. Thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực đến năng lượng của bạn. 

 

Tuổi Giáp Dần (1974) nên cẩn trọng khi đầu tư tiền bạc vào những dự án “bong bóng” không có cơ sở chắc chắn.

Tuổi Bính Dần (1986) sẽ có một năm toàn thắng cùng những phút giây tuyệt vời bên gia đình.

Tuổi Mậu Dần (1998) ngoài việc học hỏi được nhiều bài học quý giá thì nhân duyên cũng thuận lợi suôn sẻ.

Xu hướng tử vi chi tiết trong năm 2022

Tháng 1 là thời điểm thuận lợi giúp bạn lập kế hoạch mới cho cả năm.

Tháng 2 là tháng tập trung vào chăm sóc các mối quan hệ trong công việc.

Tháng 3 mang đến cho bạn nhiều năng lượng tích cực, hãy ra ngoài và gặp gỡ những người mới để tăng thêm sự kết nối.

Tháng 4 là thời điểm tốt để bạn thực hiện các dự án trong công việc song song nuôi dưỡng đam mê của mình.

Tháng 5 mang đến cho bạn nhiều tin vui về công việc. Hãy tận hưởng những gì tốt đẹp cuộc sống mang lại cho bạn.

Tháng 6 là khoảng thời gian cần thiết để bạn thư giãn, nạp năng lượng và chăm sóc bản thân mình.

Tháng 7 là lúc bạn cần tăng hiệu quả làm việc và đừng quên quan tâm, chăm sóc người yêu thương của mình.

Tháng 8 là thời điểm bạn cần dành nhiều thời gian cho bạn bè, người yêu, người bạn đời và các thành viên trong gia đình của mình.

Tháng 9 sẽ mang đến những cơ hội quan trọng. Bạn cần nắm bắt lấy chúng vì những cơ hội này có thể mang đến cho bạn thành công lớn trong những tháng còn lại của năm.

Tháng 10 là thời điểm tuyệt vời để bạn học thêm kỹ năng hoặc theo đuổi đam mê mà bạn yêu thích.

Tháng 11 hãy nhớ chăm sóc sức khỏe tinh thần nhiều hơn, giải tỏa căng thẳng và áp lực ra khỏi cuộc sống.

Tháng 12 cho bạn nhiều cơ hội để loại bỏ khó khăn và đưa ra hướng phát triển cho năm tiếp theo.

Năm 2022 chắc chắn sẽ là một năm có nhiều trải nghiệm tích cực và đáng nhớ với tuổi Dần.

 

Nhìn chung, năm 2022 là một năm tốt đẹp để bạn lập kế hoạch cho tương lai. Điều đó có thể bắt đầu từ những thói quen tốt, học một kỹ năng mới, chăm sóc cho sở thích, nuôi dưỡng đam mê hay bất cứ một kế hoạch dài hơi nào mà bạn mong muốn.

Bạn cũng cần học cách khiêm tốn, lắng nghe và bớt cứng đầu hơn. Đừng để cảm xúc làm lu mờ đi lý trí và đánh giá khách quan của bạn.

Năm này cũng là thời điểm tốt để bạn mở rộng tầm nhìn và khả năng quan sát của mình. Hãy cố gắng chắt lọc và học được nhiều kinh nghiệm. Đừng quên ra ngoài và thử thêm điều mới, gặp gỡ những người mới ở ngoài kia,.. Tất cả những điều này sẽ làm nên một năm 2022 tuyệt vời cho bạn. (Thông tin mang tính chiêm nghiệm)

 

Duy Văn ( Biên soạn)

 

Tài liệu tham khảo:

1.Cọp Khánh Hòa của Giáo sư Ngô văn Ban

2.Theo Báo Pháp Luật

3.Theo VOV

 

 

 

 

 

 

 

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

 


HỘI ĐỒNG HƯƠNG TÂY NINH

NOTHERN CALIFORNIA ASSOCIATION OF FRIENDS FROM TÂY NINH

45 Via De Guadalupe, San Jose, CA 95116

______________________________________________________

       San Jose, Ngày 22 Tháng 1 Năm 2022,

Kính gởi Quý Đồng Hương Tây Ninh,

Sau gần hơn 2 năm dài chống chỏi với Đại Nạn Vi Khuẩn COVID-19, Biến thể vi khuẩn Delta và Omicron hiện tại, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mệt mỏi, hoang mang, và chán nản, không biết đến bao giờ chúng ta mới có thể trở lại nếp sống bình thường trước đại dịch Covid. Đại dịch nầy đã và đang tiếp tục gây gián đoạn nhiều sinh hoạt của chúng ta, của gia đình chúng ta nói riêng và xã hội nói chung.

Tuy các nhà Khoa Học đã nghiên cứu và tìm được thuốc chủng ngừa bệnh dịch COVID, giúp chúng ta và đại đa số người Việt cũng như người dân Hoa Kỳ đã chích ngừa (3 lần, gồm luôn chích “booster”shot), nhưng chúng ta vẫn phải tuân theo những luật lệ Của CDC (Centers for Disease Control and Prevention) cũng như của Sở Y Tế Quận Hạt Santa Clara (Santa Clara County Public Health Department) đphòng ngừa bệnh dịch COVID như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn và tránh sinh hoạt trong những chỗ đông người.

Vì các lý do nói trên, Ban Chấp Hành Hội Đồng Hương Tây Ninh xin thông báo cùng quý đng hương việc Hội sẽ không Tổ Chức Tiệc Mừng Xuân Nhâm Dần 2022 vì đại Nạn COVID-19 vẫn còn, nhất là vi khuẩn biến thể Omicron hiện đang tràn lan với mức độ cao nhất. Kính mong quý vị thông cảm và ủng hộ quyết định nằy.

Nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022, thay mặt Ban Cố Vấn, Ban Giám Sát và Ban Chấp Hành Hội Đồng Hương Tây Ninh, kính chúc quý đồng hương và gia đình một năm mới dồi dào Sức Khỏe, Bình An, Hạnhh Phúc và nhiều Phước Lộc.

Trân Trọng,

Thay Mặt Ban Chấp Hành Hội Đồng Hương Tây Ninh

Trương Thị Vân Lan

Hội Trưởng

 

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

NGÀY XUÂN TẢN MẠN CHUYỆN BÓI TOÁN

 


 BM


Sáng nay trên đường đi cầu kinh, người ngồi bên cạnh bỗng nhiên hỏi:

 

-Năm nay là năm gì của Âm Lịch vậy anh?

 

-Năm Nhâm Dần.

 

Nghe vậy, nàng liền đáp:

-Năm nay ai mà sinh con gái thì không tốt. Con gái mang tuổi dần thường có tướng sát phu, đàn ông con trai ít ai dám bén bảng tới!


Những quan niệm như vậy không biết đã ăn sâu vào tâm trí và đời sống văn hóa người Việt từ bao lâu, nhưng thực tế nó đã đem lại những oan trái cho rất nhiều nạn nhân. Ngay trong số bạn bè quen biết của người viết, có ít nhất ba người phụ nữ giờ đây đang sống trong cái hối hận và thù ghét mấy ông bà thầy bói. Hai trong số đó bị thầy phán: “gái tuổi dần sát phu!” Kết quả là tình duyên đã không đến được với họ. Một người khác vì yêu người tuổi dần nên người yêu cũng gặp hẩm hiu, và cho đến giờ này ở tuổi “thất thập cổ lai hy” rồi mà vẫn cô đơn, tôn thờ hình bóng người xưa.


BM


“Bói ra ma, quét nhà ra rác”. Biết vậy, nhưng tâm lý chung con người ai cũng muốn tò mò tìm biết về tương lai của mình. Đây cũng là cám dỗ mà ông bà Nguyên Tổ xưa đã phạm, họ muốn biết lành, biết dữ. Tóm lại, con người qua mọi thời đại, và mọi nền văn hóa đều muốn biết tương lai của mình như thế nào: sang, hèn, giàu, nghèo, thành công, thất bại, mạnh khỏe, yếu đau, yêu đương, hạnh phúc, chia lìa, chết chóc. Do đó mới nảy sinh nghề “nói về tương lai” con người, tương lai thế giới. Đoán vận mệnh người khác qua những quân bài, chỉ tay, tướng số, ngày sinh tháng đẻ, chữ viết... Những kiến thức dự đoán tương lai này tuy có một vài trường hợp đúng, nhưng phần lớn là “không đúng”,  “ba phải”, hoặc “nhảm nhí”. Chính vì vậy, từ xa xưa, trong ca dao tục ngữ người Việt đã có câu: 


BM

“Thày bói nói láo ăn tin.”

 

Hoặc:


BM

“Hòn đt mà biết nói năng,

Thì thầy đa lý hàm răng chng còn.”

 

Riêng người viết cũng may mắn quen biết và có dịp trao đổi về tương lai, hậu vận, cát hung, sang hèn với ít ra là 6 vị trong số những thầy tử vi, tướng số, bói toán, và ngoại cảm. Tất cả họ đều mang những khía cạnh hiểu biết, thông minh, uyên bác và tự tin ở chuyên môn của mình. Nhưng hai trong số này đã qua đời, và những gì họ tiên đoán về tương lai, hậu vận của người viết đều không xảy ra như dự đoán! Còn lại 4 người vẫn thường ngày gặp gỡ, trao đổi, mà chính họ cũng không thấy khấm khá, không có gì may mắn hơn so với những bạn bè.


BM


 “Tử vi xem bói cho người. Số thầy thì để cho ruồi nó bu!” là vậy.

 

Trong bài khảo luận “Ngày Xuân, thử tìm hiểu cách đoán số mệnh của người Tàu và người Việt,” ngày 25.1.2018, của tác giả Lữu Giang đã viết: “Trong Minh Tâm Bửu Giám, ở phần Tuân Mạng, Tử Hạ viết: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên.” Còn Mạnh Tử khẳng định: “Nhất ẩm nhất trác, sự giai tiền định”, tức một hớp uống, một miếng ăn, sự đều định trước. Trong Thánh Kinh, Chúa Giêsu có nói: “Hai con chim sẻ chỉ bán được một xu phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em.” (Mt 10:29)   

 

Theo Lữu Giang, các nhà khoa học thực nghiệm khảo sát về cấu tạo và biến động của vật chất, các nhà triết học cố gắng đưa ra những nhận thức về nhân sinh và vũ trụ, trong khi các nhà chiêm tinh, ngoại cảm, tử vi, tướng số lại nghiên cứu, tìm hiểu về vận mệnh của con người. Trong vô số phương pháp được dùng để tìm hiểu định mệnh của con người ấy, có thể gồm vào hai loại: Vấn Sự và Khảo Mệnh. Người Trung Hoa thường gọi là bốc và mệnh.  

 

VẤN SỰ


Vẫn theo Lữu Giang, chủ đích chính của việc làm này là xin thần linh mách bảo, cho biết ý kiến, hoặc vấn kế thần linh về những gì đã, đang và sẽ xảy ra cho một người qua hai yếu tố ký hiệu giao ước và linh ứng. Vấn kế thần linh thường được thực hiện bằng những nghi thức trang trọng như đốt nhang đèn và đọc lời khấn trước khi bói hoặc gieo quẻ.

 

A_ Các ký hiệu:  


BM


Ký hiệu giao ước là những dấu hiệu do chính con người tự đặt ra để qua đó có thể đọc và hiểu được câu trả lời của thần linh. Thí dụ: Trong bói bài, 8 chuồn là báo hiệu một người đàn bà đang mang thai con gái. Hoặc trong bói Dịch, khi hỏi về gia đạo mà được quẻ Hỏa Trạch Khuê hay Trạch Hỏa Cách là dấu hiệu vợ chồng có chuyện lục đục gây gỗ, v.v.

 

B_ Linh ứng thần linh:


BM


Những ai được coi là có khả năng linh thị cao, bói dễ trúng? Các thầy tướng số thường dùng tâm lý để đoán, nên trong những trường hợp này người thiên về khoa học thực nghiệm hay các môn học duy lý... bói không linh bằng những người nặng niềm tin vào thần thánh. Theo cách nói dân gian, những kẻ ngây thơ, tin tưởng, và mê tín thì “Tâm động quỷ thần tri”. Và chúng ta thử nghe tiếng hát Như Quỳnh qua nhạc phẩm “Câu Chuyện Đầu Năm” của Hoài An xem sao:

 

“Trên đường đi l Xuân đu năm

Qua mt năm rut ri tơ tm

Năm mi nhiước vng ch mong

May nhiu ri ít ngóng trông

Vui cùng pháo n rượu hng.”


BM

https://www.youtube.com/watch?v=Yrbzhmr2oio


Rõ ràng là nàng đang nôn nóng không biết năm mới hên xui, may rủi như thế nào, đặc biệt trong đường tình duyên. “Vui cùng pháo nổ rượu hồng” đối với nàng chắc chắn phải là pháo nổ và rượu hồng ngày cưới. Còn chàng thì mong:

 
“Duyên va đp ý đp say

Ôm nàng Xuân đp vào tay.”

 

“Ôm nàng Xuân đẹp vào tay” tức là ôm người đẹp trong tay. Thần linh mách bảo rõ ràng như thế mà thầy nào bói không ra thì kể như tay nghề chưa được cao. Sau đây là một màn bói được vợ của hai tác giả (Trang Dũng Phương (Hoài An) - Nguyên Lễ (Hoài Linh) qua nhạc phẩm Thiên Duyên Tình Định:

 

Nàng:


Đầu năm hoa lá xôn xao n như đón chào

Nh anh tiên đoán năm naу duуên n thế nào

Phn nghèo chng dám ước cao

Ϲh cn tình nghĩa vi nhau

Nếu ai tâm đu ng li là nên giai ngu.”

 

Chàng:

 

“Mười hai con giáp em đây cm tinh quý mùi

Cm tay anh đoán năm nay duyên lành đến ri

Gp chng hin đc d thương

Tui này thì s lm con

Mun cho vuông tròn thì anh mi gii mi mai đưa tình.

 

Nàng:

 

“Ngườy quê quán nơi nào giàu nghèo

Tui tác bao ln sang hèn thế nào?”

 

Kết quả đúng như đã tiên liệu từ trước, chàng:

 

“Anh ta khong chng ba mươi my

Quen lm nhìn xem em biết ngay

chng ai xa l chàng là, là anh đây.”


BM

https://www.youtube.com/watch?v=TkJP1tsExbk


C_ Giải đoán vấn sự:


BM


“Tâm động quỷ thần tri”. Tâm có động quỷ thần mới biết được. Đây là vấn đề quan trọng nhằm tìm hiểu quá khứ, hiện tại và một tương lai gần. Quỉ thần là loài thiêng liêng, chúng biết rõ quá khứ và hiện tại của từng người. Các ông bà thầy bói cũng biết điều này nên qua sự mách bảo của thần linh thường phủ đầu người đến xin bói, xin xâm, xin quẻ… bằng những cắt nghĩa, lý giải về quá khứ. Sau đó, dựa vào tâm lý người nghe mà nói thêm về tương lai, hậu vận.

 

Điểm đáng nói ở đây là khi bị mê hoặc bởi sự thông suốt quá khứ, người nghe thường cũng dễ thần thánh hóa và bị cuốn hút vào những gì được nghe nói về tương lai, hậu vận. Dù biết hay không biết về tương lai của người khác, nếu để ý ta thấy lúc này có ít thầy nào nói về những điều xấu, điều bất lợi, mà chỉ nói “cho vừa lòng” thân chủ. Thí dụ, năm mới cô cũng gặp chút lận đận về tình duyên, gia đạo, nhưng cuối cùng nhờ quý nhân phù trợ, mọi việc cũng êm xuôi, gia đình đoàn viên, con cái hiếu thảo.   


BM


Trong số những cách để đoán vận mệnh của đời người, ngoài Bói Dịch hay Bói Bài, còn có Bốc Dịch, Dịch Số, Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Ất, Lục Nhâm, Cảm Xạ, Cầu Cơ, Thiên Linh Cái, Gọi Hồn, Bói Bài Cào hay Bài Tarot... Tất cả đều thuộc môn vấn sự.   

 

KHẢO MỆNH


BM


Cũng trong bài “Ngày Xuân, thử tìm hiểu cách đoán số mệnh của người Tàu và người Việt,” tác giả Lữu Giang diễn giải: “Khảo Mệnh là môn tìm hiểu định mệnh của con người căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài. Trong bài “Văn hóa bói toán dân gian” phát xuất từ Trung Hoa, ngày Tết tại nhiều chùa, tăng sĩ và dân chúng đã biến đạo Phật thành một tôn giáo thờ thần linh và coi đó là “đạo dân tộc.” Các lễ “dâng sao giải hạn”, “cắt tiền duyên”, “xin bùa”, “xin bát hương”... đều được cử hành tại chùa do các tăng sĩ chủ lễ. Tiếng tụng kinh gõ mõ không ngớt, khói hương nghi ngút.”   

 

A._ Các dấu hiệu bên ngoài:

 

Bao gồm nhân tướng, chỉ tay, chữ viết và chữ ký…

 

1_ Nhân tướng học


BM


Nhìn vào diện mạo, cách nói năng, đi đứng, cư xử của một người để đoán về số mệnh. Ca dao tục ngữ của Việt Nam cũng thấy có nhiều câu nói về cuộc đời của con người qua tướng mạo bên ngoài, chẳng hạn như:

 

“Nhng người tht đáy lưng ong,

Va khéo chiu chng li khéo nuôi con.”

 

Hay:

 

“Nhng người ti hí mt lươn,

Trai thì trm cp, gái buôn chng người.”

 

Đó là những câu đoán mệnh một cách đơn giản do kinh nghiệm dân gian. Cách đoán này căn cứ vào tất cả mọi thứ trên con người rồi suy ra tính tình, tuổi thọ, bệnh tật, địa vị xã hội, họa phúc an nguy... của một người. Nhưng đoán như vậy rất dễ bị lầm! Thời nay các bà, các cô chỉ cần bước vào viện thẩm mỹ nửa tiếng, bước ra là có ngay “đôi mắt lá răm, đôi mày lá liễu” hai mí chớp chớp đưa tình rất lãng mạn.

 

Hoặc như câu: “Đàn ông không râu bất nghì. Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.” cũng vậy. Râu hay không râu, vú hay không vú, cứ qua bàn tay chuyên môn là cỡ nào cũng có. Chỉ tiếc là ngày nay con người sợ đẻ, ít đẻ nên kinh nghiệm xưa kể như đã lỗi thời!

 

2_ Xem chỉ tay


BM


Chỉ tay là sở trường của các ông bà thầy bói. Cứ xè bàn tay ra để thầy ngắm nghía, sờ sờ, bóp bóp rồi nghe phán: Đường hôn nhân cô chẻ đôi thì không tránh khỏi ly dị. Trí đạo của anh dài quá mức là dấu hiệu của bệnh đau đầu hay thần kinh tâm trí chứ không phải học giỏi. Sợ nhất là đàn bà mà đường hôn nhân có hình cù lao thì không tránh khỏi ngoại tình. Người có cù lao trên đường sinh đạo thì sẽ bị bệnh về bao tử hay bệnh lao phổi, và trên đường tâm đạo thì hoặc là bị thất vọng về tình hoặc là bị đau tim, v.v. Biết sao đây, lỡ mà trong lòng bàn tay có hai hoặc ba cái cù lao thì kể như tiêu đời! Cũng may đó chỉ là đoán mò, còn trúng trật tùy vào hên xui, may rủi.

 

Tuy nhiên, với cái nhìn khoa học, môn chỉ tay gần đây đã được một số đại học nghiên cứu, không phải dùng trong bói toán mà còn áp dụng vào việc chẩn đoán bệnh tật. Nhiều sinh viên y khoa tại Pháp hay Hoa Kỳ đã mở nhiều cuộc nghiên cứu về chỉ tay để định bệnh và làm luận án tiến sĩ y khoa bằng môn này.

 

3_ Chiết tự


BM


Xem những nét của chữ viết và chữ ký để biết được tính tình, bệnh tật và con đường công danh sự nghiệp của một người. “Le style, c'est l'homme.” - Văn là người. Đọc văn của một người, ta có thể biết tính tình và phong cách của người đó. Không biết chữ của ai chứ như riêng người viết đây khi còn bé đã bị thầy giáo phê rằng: “Chữ viết như gà bới, suốt đời chỉ đi ăn mày!” Do vậy, thời trai trẻ không dám viết thư tình, sợ lộ thân phận “cái bang” của mình mà bị ế!

 

B_ Dịch lý, Tử vi, Xem tuổi


BM


Trong các cách thức do con người đặt ra dựa vào Dịch Lý còn có một số môn khác như Địa Lý, So Tuổi, Bát Tự, Tử Bình, Tử Vi, v.v. Trong đó, hai môn Tử Bình và Tử Vi được cho là thông dụng nhất. Tử Bình thông dụng ở Trung Hoa, còn Tử Vi được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.  

 

Tuy môn Khảo Mệnh không đòi hỏi sự linh ứng của thần linh, nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của người thầy. Theo Cụ Trần Đoàn, khoa Tử Vi bao gồm: Thiên Văn, Lịch Phổ, Ngũ Hành, Ngũ Sự (nhân tướng học), Tạp Chiêm và Hình Tượng. Từ xưa đến nay, Tử Vi được coi là môn học bí truyền. Theo cụ Đoàn, lúc đầu môn này được lập ra để triều đình chọn người làm quan, nên không cho sử dụng trong nhân gian. Do đó, các sách bán trên thị trường chỉ là tạp thư, tam sao thất bổn. Hơn nữa, khoa Tử Vi được nghiệm theo cấu trúc của xã hội Trung Hoa ngày xưa. Như vậy nó có cần được hiệu đính lại theo cấu trúc mới dựa vào sự thay đổi của xã hội hay không? Và nếu dùng Tử Vi để áp dụng cho môi trường xã hội Việt Nam càng phải thận trọng hơn.


BM


Một môn khác được người Tàu cũng như người Việt ưa thích là môn so tuổi của hai người khi kết hôn hoặc làm ăn chung với nhau. Đây cũng là một khoa nghiệm lý, khá phức tạp.

 

Xem tuổi có nghĩa là căn cứ vào “tam hợp” Thân-Tý-Thìn, Tỵ-Dậu-Sửu hay Hợi-Mão-Mùi và “tứ hành xung” Tý-Ngọ-Mão-Dậu, Dần-Thân-Tỵ-Hợi hay Thìn-Tuất-Sửu-Mùi theo ngũ hành của năm sinh. Tuổi hai người nằm trong tam hợp thì tốt, trái lại, nếu ở trong tứ hành xung thì xấu. Tuy nhiên, theo Lữu Giang, cách xem trên khác với cách xem tuổi của người Trung Hoa. Người Trung Hoa xem tuổi của hai bên như xem địa lý, căn cứ vào “cung phi” thuộc tuổi. Cung phi được thiết lập theo hàng Can của tuổi chứ không phải theo hàng Chi. Thí dụ: người nam tuổi Canh Dần thuộc cung Khôn, lấy vợ tuổi Ất Mùi thuộc cung Càn là gặp Phước Đức, sẽ ăn nên làm ra và giàu có. Trái lại nếu lấy vợ tuổi Quý Tỵ là gặp Ngũ Quỷ, trong gia đình sẽ luôn có chuyện cãi cọ bất hòa,v.v.


BM


Tóm lại, nếu ông hay bà thầy Việt Nam dựa vào tam hợp phán: “hôn nhân tốt”, mà sau đó hai vợ chồng khắc khẩu, cãi vã và đổ vỡ, thì đó là tam hợp của người mình, còn hậu vận kia là vì không hợp cung phi như cách so tuổi của người Trung Hoa! Lôi thôi chưa?!    

 

NÊN HAY KHÔNG NÊN TIN BÓI TOÁN


BM


Trong phần kết của bài khảo luận, tác giả Lữu Giang đã nêu lên một câu truyện có trong Cổ Học Tinh Hoa đời Đông Chu:

 

Hiền tài Khuất Nguyên bị bọn nịnh thần dèm pha nên bị Sở Vương loại ra và không cho gặp mặt. Ông thấy đời kẻ sĩ như thế này thì quá vô dụng, không còn làm được việc gì ích quốc lợi dân, nên tâm buồn ý loạn, không biết phải hành động như thế nào, bèn đến gặp quan Thái bốc Trịnh Thiềm Doản, chuyên về bói cỏ thi, mà vấn kế. Thiềm Doản phủi mu rùa và sửa lại cỏ thi cho ngay ngắn rồi hỏi :


- Ông muốn dạy tôi việc chi?


Khuất Nguyên ôn tồn đáp:

- Tôi có nên giữ mãi lòng trung hay nên đưa đón theo đời để kiếm miếng ăn? Tôi có nên tiếp tục giữ lòng chính trực hay trơn tru tròn trĩnh như mỡ như da để được như cây cột? Tôi có nên cứ ngang tàng như con thiên lý mã hay bắt chước con vịt nước theo sóng mà nhấp nhô? Trước tình thế này tôi có nên giữ phong thái của loài hoàng hộc hay tranh ăn với nhóm gà vịt?

 

Thiềm Doản đặt cỏ thi xuống rồi tạ rằng:

 

- Ở đời, thước có khi ngắn mà tấc có khi lại dài, vật có chỗ không đủ và trí có chỗ không sáng. Số có chỗ đoán không tới và thần có chỗ cũng không thông. Vậy ông cứ theo lòng mà làm. Cỏ thi và mu rùa quả không biết được những việc ấy.

 

Nghe những lời ấy, Khuất Nguyên đã theo lòng mình mà làm, trở về vui thú điền viên, viết tập Ly Tao nêu cao chí khí mà để lại cho đời.

 

Giáo lý Công Giáo coi việc sử dụng bói toán, xin xâm, rút quẻ để đoán mệnh là vi phạm điều răn thứ nhất “thờ phượng Thiên Chúa trên hết mọi sự.” Phật Giáo coi đoán mệnh là trái với luật nhân quả.


BM


Một điều mà có lẽ kinh nghiệm người xưa để lại được cho là đúng: “Đức nhân thắng số”. Hoặc “Ở hiền thì gặp lành”.  Biết thế nhưng việc muốn biết lành dữ, tương lai, hậu vận lại luôn là một cám dỗ.

 

Đầu năm, xin chúc quý độc giả một mùa Xuân vui vẻ, bình an, và hạnh phúc.

 

 

 

Trần Mỹ Duyệt