Việt Hải |
Tây Ninh là quê hương tôi vì tôi ra đời tại đó, dù không sống tại đó lâu, nhưng những năm tháng về nơi này nghĩ hè cũng đủ cho tôi cái tình thân ái của những năm tháng thiếu thời. Gần 3 thập niên xa quê hương ngoài ý muốn, tâm tư tôi vẫn không nguôi ngoai nhìn về cố quốc trong nhung nhớ, mặc dù quê hương vẫn còn chìm đắm trong sự tụt hậu so với các lân bang. Người dân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong lịch sử của quê hương. Để nhẹ nhàng cho bài viết tôi không đi sâu về sự tụt hậu này, mà lý do ly hương của đa số người Việt tại hải ngoại đã nói lên đủ rồi. Do đó khi tìm hiểu về vùng đất nào đó người ta thường bàn về các yếu tố như lịch sử, địa dư, phong cảnh, di tích và thức ăn hay thổ sản tiêu biểu. Trong ý niệm như vậy cho bài viết ngắn này tôi xin phác họa những nét đại cương về Tây Ninh hay về quê hương tôi như trong phần sau. Địa Dư: Lịch Sử: Vào thế kỷ thứ 17, cư dân các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngải và Bình Thuận bị thất mùa, nạn đói đe dọa. Họ được khuyến khích di cư nam tiến. Những làn sóng người Việt di cư đến định cư khai khẩn đất đai từ Hốc Môn lên Trảng Bàng rồi qua Gò Dầu lên tận núi Bà Đen. Vì người Việt đến định cư mang theo ngôn ngữ, phong tục, tạp quán hay văn hóa khác với người Miên, nên khi người Việt tràn đến đâu thì người Miên tự động lui về hướng tây tức vào sâu sang biên giới nước họ. Khi đó đất Tây Ninh được triều đình Huế sát nhập vào nền hành chánh của tỉnh Gia Định (tức Phiên An trấn). Khi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh đuổi bỏ chạy vào Nam, ông chạy lên Tây Ninh ẩn náu, tìm đường sang Miên, rồi bắt liên lạc cầu viện quân Xiêm trợ giúp đánh lại nhà Tây Sơn. Tuy vậy nhà Tây Sơn đánh bại quân Xiêm. Năm 1789 Chúa Nguyễn nhờ đến viện binh là quân Pháp sang giúp. Năm 1802, Chúa Nguyễn Phúc Ánh dẹp xong nhà Tây Sơn và lên ngôi lấy vương hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Đại Nam quốc. Đến thời kỳ vua Thiệu Trị và Tự Đức quân Thủy Chân Lạp hay Cao Miên đem quân sang đánh phá muốn chiếm lại đất đai, Tây Ninh là lãnh thổ tiếp giáp hai bên giằng co. Nhưng cuối cùng quân Miên yếu thế thua cuộc bỏ mộng lấy lại đất đai. Trong những trận thư hùng với quân Miên, có những anh hùng Việt Nam đền nợ nước, trong đó quan tri phủ Huỳnh Công Giản mà miếu thờ ông là một trong những chốn di tích ghi công tiền nhân tại Tây Ninh. Danh Lam Thắng Cảnh: |
Thức Ăn: Đến Tây Ninh người ta không thể quên những tô bánh canh, những dĩa thịt heo luộc cuốn bánh tráng, rồi món bì ram, cháo lòng hay cháo bồi là những đặc sản "rất Tây Ninh". 1) Cháo lòng: 2) Cháo bồi: 3) Bánh canh: 4) Thịt và lòng heo cuốn bánh tráng: 5) Nước mắm chấm: Theo kinh nghiệm khẩu vị, mỗi người ta biến chế theo cung cách riêng. 6) Món bì ram: |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét