Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

DANH NHÂN TÂY NINH



          Nói đến Danh nhân trong nước, người Việt mình thường nghĩ đến cố đô Hà Nội, đất của “ngàn năm văn vật”, hoặc Huế, quê hương của triều đại nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam. Điều đó cũng đúng thôi, vì thời xưa và ngay cả ngày nay, người muốn làm nên sự nghiệp hay danh phận thường phải đến nơi kinh thành văn minh học hỏi và phát huy khả năng của mình.
            Con dân Tây Ninh cũng nằm trong trường hợp đó. Vùng “Địa linh” ắt phải sanh “nhân kiệt”, con người Tây Ninh được ôm ấp bởi Núi Điện Bà linh thiêng cao nhất miền Nam và sông Vàm Cỏ nước chảy êm đềm hiền hòa theo năm tháng.
            Cộng vào đó, giữa thế kỷ 20, Tây Ninh lại có thêm một kỳ tích xây dựng Tòa Thánh Cao Đài tạo ra một cảnh quan kỳ bí vô tiền khoáng hậu thu hút khách thập phương chiêm bái…
Sau đây xin giới thiệu một số Danh nhân tiêu biểu sinh ra hoặc cư ngụ (đất lành chim đậu) tại Tây Ninh để cùng nhau hãnh diện về quê hương , nhất là các thế hệ con cháu mai sau”tìm về nguồn cội” để biết “mình là ai và từ đâu đến”.
Quan Lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản (1722-1782)
là một vị quan võ có tài. Năm 1749, Ông vâng lịnh triều đình Huế cùng hai em là Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và bảo vệ vùng biên cương Tây Ninh. Hiện nay nhiều di tích ngòai đền thờ chính Quan Lớn Trà Vong tại Trà Vong, xã Thái Bình (Châu Thành), của các vị công thần này, còn rải rác các nơi ở Tây Ninh như ở xã Mõ Công (Tân Biên), Suối Vàng (Hòa Thành), Thái Vĩnh Đông (Thị Xã TN)… Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_C%C3%B4ng_Gi%E1%BA%A3n
Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm (1893 –1990)
Cựu Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam từ 25/6/1952-16/12/1953 (Quốc Trưởng Bảo Đại)
Con là Trung Tướng Nguyễn văn Hinh (1914-2004), Tham Mưu Trưởng QL Quốc Gia VN (1951-1955) và sau đó phục vụ quân đội Pháp với hàm Trung Tướng Không quân.

Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959)
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài, là Giáo Chủ hữu hình Đạo Cao Đài. Là nhà tu hành, nhưng
Đức Ngài rất quan tâm cho đất nước vừa thoát lệ thuộc Pháp mà đã  chia đôi Nam Bắc theo Hiệp định Genève 1954. Tiên đoán sắp nội chiến huynh đệ tương tàn, Ngài đề xướng thuyết Hòa Bình Chung Sống, chẳng những mưu tìm hòa bình cho Việt Nam mà cho cả thế giới đang chiến tranh ý thức hệ đe doạ thành thế chiến 3!

Ngài Trần Văn Giảng  là nhà giáo nổi tiếng nhất Tây Ninh, được tôn vinh là “Linh Sơn Phu Tử”, đã đào tạo nên nhiều bậc anh tài cho đất nước trong mọi ngành sĩ nông công thương như Cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm, Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo Sư Võ Thành Cứ, Phan Văn Hy…

Trung Tướng Trình Minh Thế (1922-1955)
Xuất thân từ Quân đội Cao Đài
Tổng Tư Lệnh lực lượng Liên Minh(1951) chống cả Việt Cộng lẫn Pháp, bảo vệ Thánh địa T ây Ninh dưới quân kỳ “Bảo sanh-Nhơn Nghĩa”.
Đầu năm 1955 chính thức gia nhập Quân đội Quốc gia VN, giúp tân chính phủ Quốc gia thống nhứt quân đội và ổn định tình hình an ninh tại thủ đô Sài Gòn.

Nữ danh ca Thanh Nga (1942-1978)

 Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga là nghệ sĩ cải lương được coi là nổi tiếng nhất, tài sắc vẹn toàn nhất. Cô được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu". Gia đình có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Năm Nghĩa (cha dượng), Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha), Hữu Thìn (anh ruột ), Hữu Châu (con của Hữu Thìn) và Mẹ là Nguyễn thị Thơ tức bà Bầu Thơ trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời).

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (sinh năm 1932)

Ông thành công trong hai lãnh vực Binh nghiệp và Nhạc nghiệp:Binh nghiệp: xuất thân từ Trường Thiếu Sinh Quân, Võ Bị Việt Nam và lên  tới hàm Đại Tá. Nhưng  nổi danh nhất  chính là sự nghiệp âm nhạc sáng chói: ông sáng tác từ năm 16 tuổi (1948) đến  4/1975 trong các bi hùng tình ca thời chinh chiến và quê hương dân tộc.

Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung (1875-1925)

Là chính khách dân cử nổi tiếng thời Pháp thuộc: từ Nghị viên quản hạt đến Thượng Nghị Viện Đông Dương, phẩm cao nhứt cho dân bản xứ , thọ Đệ Ngũ đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh. Đồng sáng lập trường nữ đầu tiên “Nữ Học Đường Áo Tím” (Nữ Gia Long). Ngầm yểm trợ tài chánh  phong trào Đông Du cùng với ông Gilbert Trần Chánh Chiếu. Ngộ Đạo Cao Đài, Ngài từ quan về Tây Ninh làm anh Cà Quyền Giáo Tông, gầy dựng Đạo nghiệp Cao Đài , trong đó có các trường học lớn là Đạo Đức Học Đường và trường mang tên Ngài Lê văn Trung đã đào tạo  nhiều nhân tài cho đất nước.

Luật Sư Nguyễn Văn Lộc(1922-1992) tốt nghiệp Đại học Luật Paris, là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ 1967 đến 1968. Ông cũng là nhà văn, dạy học và làm thơ. Năm 1971-72 Viện Trưởng Đại Học Cao Đài, đắc phong  phẩm Bảo Học Quân Hiệp Thiên Đài.

Nguyễn Tôn Hoàn (1917-2001) là một chính khách hoạt động cách mạng giành độc lập từ thời sinh viên tại Hà Nội, một trong những lãnh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Ông cũng từng giữ chức Bộ Trưởng Thanh niên trong chính phủ Quốc gia Việt Nam (1950) và Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1964).
            Có lẽ còn nhiều nhân vật nữa mà  người viết bài này không biết hết (dân ngụ mà ), mong rằng sẽ có đồng hương Tây Ninh chính gốc bổ sung thêm trong những đặc san tới.

Phước Điền sưu tầm

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

VẾT DẤU THẦM




Như lạc trong hoang dã
Nỗi sợ hãi vây quanh 
Hồn người như co lại
Chống bao nỗi đau thầm

Ta một mình chốn  lạ
Ôn chuyện thuở trăm năm
Lòng buồn ôi nảo nuột
Vầng trán vết sâu hằn

Hơn mười năm trôi lạc 
Ta như hạt cát nhỏ
Giữa sa mạc mênh mông
Chiụ sức nóng oi nồng


Em về quê hương cũ
Có tìm chút hồn nhiên
Tuổi ngây thơ ngày ấy
Thuở mẹ dẫn đến trường?

Ta gơỉ lời thăm lại
Những bè bạn thân thương
Thuở ta đi đến trường 
Trong tuổi đời ngây dại

Bây giờ hai thứ tóc
Ngồi gẫm lại cuộc đời
Nhiều đêm sầu tê tái
Thơì gian cứ qua thôi

Hà Đình Huy
10/12/12