Kq. Nguyễn Thành Hưng
Trong đời sống con người
có những cuộc hạnh ngộ bất ngờ mà ta không thể tiên đoán được; nhữngcũngcó những cuộc gặp gỡ mang đến điềumay mắn, niềm hân hoan và hạnh phúc. Ngược lại cũngcóthểlà bất trắc, tai ương và đau khổ; nhất là đối với một quân nhân thuộc quân chủng Không Quân
như tôi, không nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp lại phải
“Trình diện Tướng” là một điều hiếm thấy
thật đáng lo.
Người mà tôi sắp phải đối diện đó là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, bản doanh đặt tại căn cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho).Được biết Ông nổi tiếng là một quân nhân nghiêm minh, chuyêncần, trong sạchvà tận tụy vì công vụ, không cậy thế cậy quyền hống hách, được thuộc cấp kính nể mến thương.Trong trường hợp này, ắt hẳn có chuyện gì thật nghiêm trọng xảy ra, mà tôi được lịnh phải có mặt tức khắc tại văn phòng tư lệnh.
Linh tính cho tôi biết chắc có chuyện không lành sắp xảy ra vàsẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc đời binh nghiệp của mình. Lòng dạ hoang mang, vô cùng lo lắng. Vâng! Xin thưa cùng quý vị, câu chuyện như sau:
Phi đoàn 122 Quan Sát (L-19 & U17 Cessna) đặt tại phi trường Trà Nóc, Cần Thơ. Nhiệm vụ của phi đoàn là phụ trách không yểm cho bán phần lãnh thổ quân khu IV gồm các tỉnh như Long An, Kiến Phong, Kiến Tường, Châu Đốc, Định Tường, Vĩnh Bình, Long Xuyên và Cần Thơ.
Giữa năm 1973 chiến sự bùng phát dữ dội, những cuộc hành quân được tung ra hầu ngăn chặn, giải vây, lùng và diệt địch diễn ra khắp vùng nổi tiếng gai góc, có biệt danh là khu “tam giác sắt”: Sầm Giang, Cái Bè và Cai Lậy, phần lãnh thổ trách nhiệm của SĐ7-BB.Nên chúng tôi luôn luôn có 3 phi hành đoàn (PHĐ=2người) túc trực tại sân bay Đồng Tâm, Mỹ Tho không xa mấy văn phòng củaThiếu Tướng Tư Lệnh.
Sau khi phi cơ đáp an toàn và đang taxi (di chuyển) về bãi đậu, tôi chợt thấy một chiếc xe Jeep của SĐ7-BB đang phóng nhanh về hướng phi cơ. Vừa mở cửa bước xuống tháo nón bay, trên tay cầm xấp bản đồ và phi lịnh hành quân thì thấy chiếc xe Jeep được lái bởi một quân nhân cấp bậc trung sĩ thắng gấp, dừng ngay bên cạnh.Tôi quá đổi hoang mang và kinh ngạc trước sự kiện lạ lùng chưa bao giờ xảy ra cho các PHĐ đã từng biệt phái yểm trợ cho SĐ7-BB từ trước tới nay ở căn cứ Đồng Tâm nầy.
- Chào đại uý.
Tướng Nguyễn Khoa Nam |
- Chào trung sĩ, có chuyện
gì xảy ra? Tôi lo lắng hỏi dồn.
-Thiếu Tướng vừa chỉ thị
tôi ra rước PHĐ đưa vào phòng họp ngay.
-Trung sĩ có biết vì sao?...Anh
Tr/sĩ chẳng nói một lời, nhấn ga chiếc xe chồm tới như con ngựa bất kham, để lại
phía sau một đám bụi mù.
Ngồi trên xe Thiếu uý Hội -- Phi công trẻ, hiền lành dễ mến mới về phi đoàn khoảng 6 tháng -- với vẻ mặt lo âu nhìn tôi hỏi nhỏ:
-Đại uý có biết chuyện gì xảy ra cho chúng ta không?
Để trấn an Hội dù trong bụng đang đánh lô tô, cố giữ vẻ mặt bình thản khuyên Hội hãy yên tâm, là trưởng phi cơ tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ trình bày mọi diễn tiến phi vụ yểm trợ tiếp cận sáng nay, với một tiểu đoàn bộ binh ở vùng Cai Lậy cùng Thiếu Tướng nếu có liên quan đến sự việc đó.
1927– 1975
-Thiếu Tướng 1972.
-Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 1970 – 1973.
-Tư lệnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV 1974 – 1975.
Xe vừa thắng gấp trước văn phòng, anh Trung sĩ mời chúng tôi vào gặp Trung uý (có lẽ là tuỳ viên Tư Lệnh) trong một phòng nhỏ có cửa ăn thông với phòng họp rất to trang bị tiện nghi, thích ứng với phòng hợp hành quân. Ngoài bàn làm việc có dựng một lá cờ nhỏ 2 sao của Tướng Nam, phía đối diện là mộtdãy ghế cho khoảng 100 người. Phía sau bàn Tư Lệnh được treo một bản đồ hành quân có kích thước thật lớn từ vách trái sang vách phải của phòng họp.Trên đó ghi chú phần tương quan lực lượng địch và bạn, cùng với chi chít các địa điểm giao tranh được đánh dấu bằng viết chì mở màu xanh đỏ.
Hồi hộp bước vào phòng, tôi liếc nhanh không thấy Tướng Nam, chỉ thấy 2 sĩ quan mang cấp bậc Trung tá và Đại tá. Tôi đứng nghiêm chào thì Ông Đại tá cất tiếng ôn tồn hỏi: Có phải PHĐ vừa thi hành phi vụ yểm trợ oanh kích cho tiểu đoàn bộ binh gần Cai Lậy phải không?
- Dạ,
khoảng 9 giờ sáng nay, thưa Đại tá.
- Thiếu Tướng bảo Đại uý chờ trong giây lát vì Ông rất bận trong phòng truyền
tin sư đoàn.
Tôi định hỏi vì sao chúng
tôi phải có mặt tại đây thì bất ngờ Tướng Nam từ phòng truyền tin bước ra với vẻ
mặt mệt mỏi pha chút giận dữ.Từ xa Ông ngước nhìn chúng
tôi hất hàm gằn giọng hỏi:
-có phải PHĐ vừa yểm trợ oanh kích cho tiểu đoàn bộ binh ở
vùng Cai Lậy?
-Trình Thiếu tướng khoảng 9 giờ sáng này. Tôi lo sợ run
run trả lời.
Rồi bất thình lình Ông đập
mạnh tay đánh rầm xuống bàn:
Phi công Nguyễn Thành Hưng |
-Vậy là hai chú giết hết con cái tôi rồi!
Tôi điếng người đứng chết
trân, hồn bất phụ thể, lúng túng chưa biết phản ứng ra sao, vội liếc nhanh tìm
hai ông Tá hy vọng hai người có thể góp phần
giải thích hộ để Tướng Nam giảm bớt cơn thịnh nộ trong lúc này, nhưng chỉ thấy
Th/uý Hội còn lại trong phòng mặt xanh như tàu lá.
Tướng Nam chống hai tay
lên bàn hướng về phía chúng tôi nói tiếp:
- Các chú có biết đơn vị
bị thiệt hại do oanh kích vừa gọi về báo số tổn thất tổng kết là 7 quân nhân chết
tại chỗ và hơn 10 bị thương!
Mắt tôi nổ đôm đốm, hai lỗ
tai lùng bùng, mồ hôi ướt trán, cố gượng đứng vững trên đôi chân tưởng chừng mềm
như bún khi bất ngờ được biết số thương vong của quân bạn quá lớn những vậy!
-Trình Thiếu tướng… không đợi tôi nói hết câu và có lẽ thấy gương mặt quá thảm não của tôi và sự sợ
hãi của Thiếu uý Hội, Ông khoát tay ra lịnh, một quân nhân mang ra một khay đựng
3 ly nước lạnh. Tướng Nam đẩy 2 ly nước về phía chúng tôi rồi Ông dịu giọng
nói: Tôi biết Đại uý (Bây giờ ông mới gọi tôi bằng
cấp bậc!) muốn trình bày, hãy uống ít nước lấy lại bình tĩnh và có 5 phút vắn tắt
vì tôi phải đi bay để kiểm tra lại tọa độ oanh kích sáng nầy.
Cố gắng lấy lại bình
tĩnh, tôi rút ngay tấm bản đồ hành quân trong túi áo bay trải lên mặt bàn. Tôi trình bày:
-Trình Thiếu tướng - PHĐ cất cánh khi nhận lệnh
hành quân lúc 8 giờ sáng, trên phi trình đến vùng hành quân tôi đã liên lạc trực
tiếp với Alpha (Tiểu đoàn Trưởng), và chính vị TĐT
này gởi tọa độ yêu cầu không yểm mà tôi có ghi rõ ràng chi tiết trên phóng đồ
hành quân của riêng tôi. (Ông bước đến gần để nhìn kỹ và ghi tọa độ oanh kích
vào mảnh giấy nhỏ). Trước khi đánh quả
bom đầu tiên tôi cũng đã xác định lại tọa độ với sự đồng thuận của Alpha.
-Vậy tại sao bom lại rơi trúng vị trí quân bạn? Tướng Nam gằn giọng hỏi gắt.
Tôi ú ớ, loay hoay tìm cách trả lời, chợt nhớ đến mẫu đối thoại trên
tầng số không lục với Alpha sau pass bom đầu tiên vừa đánh vào mục tiêu.
-Thưa Th/tướng, không biết ở phòng truyền tin sư đoàn có
theo dõi phi vụ yểm trợ tiếp cận trên tần số không lục với TĐ sáng nay hay không? Nếu Th/tướng cho phép tôi
xin thuật lại những gì xảy ra trong thời gian hướng dẫn khu trục đánh bom.
-Đại uý hãy trình bày ngắn gọn tôi không có nhiều thì giờ!Tướng
Nam một lần nữa gay gắt thúc giục.
-Dạ!Tôi mừng thầm
--Xin đượctrình sau đây là mẫu đối thoại với Alpha:
-“Alpha đây Họa Mi gọi” (Danh hiệu L-19).
-Alpha nghe Hoạ Mi 5/5.
-Thần báo (danh hiệu A-37) vừa đánh pass bom đầu tiên vào mục tiêu do bạn yêu cầu mà tại sao giờ
này con cái bạn bê bối vẫn còn hút thuốc? (Bung khói màu khẩn cấp báo hiệu vì
bom đã dội trúng đội hình quân bạn).
-Tiếng Alpha rõ ràng, mạch lạc: Vịt con
(Việt Cộng) giả dạng phe ta đó Hoạ Mi! Chúng nó chơi mánhnày, nhiều lần lắm rồi! Yêu cầu chim sắt(khu trục cơ A-37) cứ tiếp tục.
Nghe đến đây Tướng Nam lộ vẻ bực dọc tức tốc rời phòng họp trước sự ngạc nhiên và lo sợ của chúng tôi. Ít phút sau viên Trung uý tùy viên vào cho biết là Thiếu tướng bảo PHD chờ tại đây, Ông ra lấy trực thăng bay lên vùng kiểm tra tọa độ vừa oanh kích.
Tôi buồn bả ngồi bệt xuống ghế ôm đầu tự hỏi! Có phải sự việc xảy ra hôm nay là bước ngoặt quan trọng có thể chấm dứt đời bay bổng của mình? Ngoài ra, còn có thể bị giáng chức hoặc nhiều hình phạt khác dành cho một quân nhân phạm lỗi “tày trời”.Nếu Tướng Nam là một “Minh Tướng” lấy công tâm phán xét sự việc thì mình có hy vọng giải oan? bằng không, hay hoặc vì truyền thống “phủ binh phủ, huyện binh huyện” thì…
- Đại uý, nếu lỗi về phần
không yểm thì mình có bị rút bằng bay và bị phạt tù không? Hội lo sợ lên tiếng
hỏi cắt đứt giòng suy nghĩ của tôi.
- Hy vọng chắc không sao
đâu! đây là lần thứ hai tôi cố gượng trấn an Hội khi lòng dạ rối như tơ vò.
“Vào hàng, phắc!” Tiếng Trung uý tuỳ viên hô to.
Tôi bật dậy hồi hộp đứng nghiêm chào, từ xa Ông khoát tay ra lịnh dứt khoát ngắn
gọn: “Trả PHĐ về lại sân bay!”.
Phi Công Nguyễn Thành Hưng |
Hú hồn! Hú vía! Cám ơn Phật! Cám ơn Chúa! Không còn sự sung sướng nào có thể diễn tả nổi, sau gần một tiếng đồng hồ bó gối căng thẳng lo âu, sợ sệt, giờ chúng tôi như chim xổ lồng ào ra cửa phóng nhanh lên xe sợ Ông đổi ý!
Xe vừa về đến biệt đội, Đại uý Kiệt (Biệt đội trưởng),Đại úy Duy (Khờ) các Trung uý Kiệm, Hải và Sang ùa ra đón chào, tay nắm tay mừng mừng tủi tủi; mừng cho PHĐ “qua cơn bĩ cực” tủi buồn cho các chiến hữu bộ binh bị thương vongkhá nặng!
Đang trong bầu không khí
phấn khởi thì chuông điện thoại reo vang.
-Biệt đội Đồng Tâm, Đại uý Kiệt nghe.
- Nhận rõ Mekong 03. Quay
sang tôi:
-Mầy và thằng Hội (chúng tôi thường gọi nhau mày tao) chuẩn
bị đi là vừa, tao sẽ yêu cầu phi đoàn đưa PHĐ khác qua thay, còn một tuần nữa
(biệt phái 2 tuần) hết biệt phái về Cần Thơ tao sẽ đãi mừng tụi bây một chầu.
-Tôi quơ nhanh túi quần áo và nón bay cùng Hội chuẩn bị sẵn sàng ra Parking(bãi đậu), trong khoảnhkhắc chiếc Cessna đã đáp an toàn và đang taxi (di chuyển) vào.
Lấy đủ cao độ, phi cơ vượt dòng Tiền giang phản chiếu lấp lánh dưới ánh mặt trời, quay nhìn về hướng mục tiêu oanh kích sáng nay, xa xa lửa vẫn còn nghi ngút cháy, những làn khói mỏng vươn lên loang tỏa trong không khí phủ quanh những cánh đồng lúa và vùng kinh rạch. Mơ hồ trong tâm tưởng, cảm nhận hình như mình cũng có một phần nào trách nhiệm! Ôi! Chiến tranh, bom rơi đạn lạc! Tôi buồn bã lắc đầu.Tiếng Tr/tá Khương vang trong nón bay:
- Hưng biết tại sao lịnh
trên chỉ thị phải cấp tốc rước PHĐ về Cần Thơ ngay trưa nay không?
- Dạ! Thưa không Tr/tá.
- Sự việc đáng tiếc xảy
ra, sư đoàn 4/KQ được thông báo và theo sát từng diễn biến đến khi biết không phải
lỗi thuộc về Không Quân chúng ta.
Tôi ngắt ngang hỏi:
-Vây sao phải “bốc”chúng tôi về ngay tức khắc?
- Để tránh tối đa những
va chạm không cần thiết vì có thể thân nhân hay bạn bè của nạn nhân trong lúc uất
ức quẩn trí sẽ tràn vào phi trường hành hung PHĐ cho hả cơn tức giận!
Tôi giật mình ngỡ ngàng và cảm động, bấm Intecom
nói nhỏ:
-Cám ơn Tr/tá và các cấp chỉ huy lo cho sự an toàn của anh
em phi hành.
Phi cơ chạm bánh lướt nhẹ trên phi đạo, trên đường về phi đoàn Tr/tá Khương vừa an ủi vừa ra lịnh: Tôi biết PHĐ mất tinh thần và mỏi mệt trong lúc này, nhưng ngày mai Hưng chịu khó vào phi đoàn viết bản tường trình mọi sự việc xảy để tôi trình lên SĐIV/ KQ và Bộ Tư Lịnh/KQ Tân Sơn Nhứt; sau đó tôi sẽ ký 48 giờ phép để cho PHĐ có thì giờ nghỉ ngơi hầu lấy lại tinh thần.
Lòng hân hoan rộn rã, liếc
sang Thiếu uý Hội giờ mới thấy lần đầu
tiên chú em vui ra mặt.
-Cám ơn Tr/tá đã quan tâm đến PHĐ. Tôi vui vẻ trả lời.
-À! Còn một điều quan trọng nữa là tôi sẽ chỉ thị cho
Th/tá Hảo (Trưởng phòng hành quân phi đoàn)
không cắt Hưng và Hội biệt phái Đồng Tâm trong vòng 6 tháng tới. Nghe rõ chưa?
Tôi như mở cờ trong bụng:
-Dạ! 5/5 thưa Tr/tá.
Hôm sau, đúng 8 giờ sáng đã có mặt ở phòng hành quân phi đoàn, sau khi viết xong bản tường trình tôi đi thẳng vào phòng phi đoàn trưởng trình Tr/tá Khương. Ông đọc thật kỹ xong gật đầu:
-Tốt! Giờ anh qua ban văn thư lấy giấy phép tôi đã ký chiều
hôm qua.
-Cảm ơn Tr/tá. Tôi lí nhí pha chút cảm động vì cách đối xử
tế nhị của ông trong tình huống nầy.
Nhét giấy phép vào túi, lòng vui rộn rã, rảo qua phòng hành quân, khều vài thằng bạn thân, hẹn khoảng 4 giờ chiều đến câu lạc bộ sư đoàn lai rai để “lấy lại phong độ” chứ bây giờ cảm thấy “xệ” quá!
Câu lạc bộ trang hoàng thật
đẹp mắt, hệ thống điều hòa khôngkhítoả làn gió mát lạnh làm dịu hẳn cơn nóng, tiếng nhạc êm dịu ngân
vang. Bọn tôi vừa dứt điểm pass một, nồng
độ Cognac Hennessychưa tráng bao tử, pass thứ hai được chia đều, bất thình lình
Lý Tống(thời gian này Lý Tống còn bay Cessna chưa xuyên huấn qua bay phản lực cơ
A37), ở đâu ào tới nói to giọng Huế: Ê! Hưng, thằng Kiệt bên Đồng Tâm vừa gọi về
phòng hành quân phi đoàn cần gặp mi gấp, chắc có chuyện chi!
Tôi hơi khựng, nghiêm mặt hỏi lại:Thật không? Đừng có giỡn nghe mậy! Cả ngày hôm qua tao bầm dập như trái chuối chín mùi rồi, muốn ăn nhậu thì vào đây!
- Tao nói thật, mi nên gọi
hắn cho ra lẽ. Tống vừa ngồi xuống vừa trả lời.
-Okay!, vậy để tao lên phòng hành quân phi đoàn gọi nó. Ba
đứa bây cứ tự nhiên, chầu này tao chi, nếu vì lý do gì tao không trở lại thì bảo
anh quản lý ghi sổ. Nói xong tôi nâng ly thứ hai nốc cạn.
-Tạm biệt đội Đồng Tâm,Tr/uý Hải nghe.
-Hưng đây Hải, cho gặp Kiệt.
-Đại uý Kiệt qua họp bên Sư Đoàn 7,chắc cũng sắp về.
-Mầy bảo Kiệt gọi cho tao ở phòng hành quân phi đoàn, Tao chờ!
Khoảng 5 phút sau, chuông điện thoại reo vang. Tôi vội vàng chụp ống nghe:
-Hưng đây Kiệt! Chắc có gì lạ xảy ra?
-Có, vui buồn lẫn lộn.
-Cái gì! Tôi gắt.
-Mầy bình tĩnh để tao nói.
-Okay! Nói ngay đi ông nội!
Máy Bay L 19 |
-Ngày hôm qua sau khi Ông sếp rước tụi mầy về Cần Thơ, chiều đến tao có gặp hoa tiêu lái chiếc C & C (Command and Control = trực thăng chỉ huy) của Tướng Nam cho biết là khi bay kiểm tra tọa độ oanh kích thì đúng là tọa độ do Alpha yêu cầu. Vậy là mầy vui chớ gì? Kiệt hỏi thòng.
-Dĩ nhiên rồi! Còn sao lại buồn?
-Tội cho Alpha vì một phút chểnh mảng không nắm vững vị
trí con cái, để một trung đội ém quân lạc ngay vào tọa độ oanh kích, hứng ngay
loạt bom đầu tiên, máy PRC-25 bể nát không liên lạc được
với bộ chỉ huy tiểu đoàn, nên mới bung khói màu báo động xin ngừng đánh bom,
nhưng quá muộn!
Biết được sự việc, Tướng Nam tức giận vô cùng, Ông ra lịnh Alpha trình diện tức khắc tại vùng hành quân, bốc lên trực thăng bay thẳng về bộ tư lệnh sư đoàn; đồng thời Ông chỉ định Đại uý Tiểu Đoàn Phó lên nắm chức Tiểu Đoàn Trưởng.
Tôi thảng thốt kêu lên:
-Trời! Trời! Tao đâu ngờ có sự đột biến nghiệt ngã như vậy!
-Mầy biết không! Cái mà làm cho Ổng hành động quyết liệt
hơn, là khi biết thêm có một Thiếu uý, trung đội trưởng
bị tử vong nguyên là một giáo sư dạy đệ nhị cấp ở Sài-Gòn mới thuyên chuyển về phục vụ tiểu
đoàn chưa quá 3 tháng.
-Trời! Tội nghiệp cho vị giáo sư quá! Nhưng lỗi đâu phải tao gây ra!
Tôi lí nhí cố chống chế, phân trần trong tâm trạng mang mặc cảm hình như chính mình cũngđã phạm lỗi lầm nào đó!
-Tao biết! Ngày xui tháng hạn, thôi mầy đừng buồn, dù sao
chuyện cũng đã qua. Kiệt hạ giọng an ủi.
-Cám ơn mầy, phải nói là nhờ sự công tâm của Tướng Nam; nếu trường hợp gặp mấy ông tướng khác chắc giờ này tao ngồi trong phòng giam chớ không phải ông Thiếu tá TĐT! Thôi hẹn gặp lại tuần sau và nhắn với anh em bên đó nhớ bay bổng cẩn thận!
***
Phòng hành quân phi đoàn chật ních nhân viên phi hành, im phăng phắc trong bầu không khí nghẹt thở.Trên bục Tr/tá Trần Trọng Khương, phi đoàn Trưởng, nói lời từ giã cuối cùng trước khi chia tay, tan hàng gãy cánh trong niềm đau đớn, uất hận, xót xa tột cùng của đời lính chiến: “Ngày 30/4/1975 định mệnh. Lịnh buông súng đầu hàng của TT Dương Văn Minh”.
Tôi đứng chết trân, đôi tai lùng bùng, đầu óc trống rỗng, nhận thức mơ hồ chỉ nghe loáng thoáng tiếng ông nói trong vội vã “Giờ phút nầy Anh em nào muốn đi U-Tapao, Thailand, lên xe pickup (Loại xe KQ dành riêng cho Phi Đoàn) cùng tôi xuống bãi đậu phi cơ!“. Tiếng bàn ghế chuyển dịch, và rồi một làn sóng người ào ra khỏi phòng. Nhìn quanh giờ chỉ còn lèo tèo mấy mạng thất thần mặt mày ngơ ngác, trông rất thảm hại!
Tôi buồn bã lửng thững ra khỏi phòng đi về hướng bãi đậu xe gắn máy dành riêng cho phi đoàn. Bổng một chiếc xe Jeep dân sự thắng gấp ngay trước mặt. Tiếng Đai/uý Công – Thằng bạn thân - hỏi dồn như thúc giục:
-Hưng! Giờ nầy gần 11 giờ trưa rồi sao mày còn nấn ná ở
đây?
-Chiến tranh chấm dứt rồi! Mày định đi đâu thì đi! Phần
tao trở lại đời dân sự sẽ đưa vợ con về quê sinh sống.
Tôi buồn bã nói buông xuôi:
-Trời ơi! Sao mầy ngây thơ quá! Tụi Cộng Sản đâu để mầy
yên! Mầy có biết hồi khoảng 3 giờ sáng này tụi VC xâm nhập vào vòng đai phòng
thủ, đại đội địa phương quân bảo vệ an ninh phi trường chống trả quyết liệt, đồng
thời yêu cầu gunships của mình lên diệt gọn hơn
trăm tên, xác nằm la liệt quanh hàng rào không? Ngoài ra bên ta bắt sống khoảng
chục tên chúng khai: lệnh thủ trưởng bảo vào tiếp thu căn cứ vì tụi ngụy đã đầu
hàng! Công nói một hơi.
-Tao có nghe súng nổ và tiếng trực thăng vọng vào cư xá,
nhưng không biết VC tấn công vào phi trường.
-Vậy mầy muốn chúng nó vào đây cắt cổ mầy à? Công gằn giọng
hỏi gắt.
Tôi giật mình thoáng sợ
nhưng vẫn ậm ờ, phân vân.
-Tao ở ngoài Cần Thơ lái xe vào, bị kẹt ngoài cổng phi trường, quân cảnh được lệnh Tướng Tần(Tư
lịnh sư đoàn IV không quân). Nội bất xuất, ngoại bất nhập” May mà tao có quen một sĩ quan quân cảnh nên mới vào đây
được.
-Phải chi mày có mặt ở phi đoàn thì mầy đi chung với Tr/tá
Khương.
-Ổng đi rồi à! Mà đi đâu? Công ngạc nhiên hỏi.
-U-Tapao, Thailand với Tr/tá Nhơn (Phi đoàn
trưởng PĐ 124 từ Biên Hoà di tản xuống)Tôi đáp:
-Với tư cách là thằng bạn thân, tao yêu cầu mày phải quyết
định ngay! Mầy biết không, ngoài Cần Thơ, Bình Thuỷ, dân chúng hoảng loạn, nhốn nháo chạy đôn chạy đáo tìm mọi
phương cách để ra đi; trong khi mầy có phương tiện trong tay mà mầy lại bình
chân như vại! Công lộ vẻ bực bội.
-Tao còn kẹt vợ con và hai em gái đang ở cư xá gần Bộ Tư Lịnh(trong phi trường).
-Tao biết! mầy chạy theo đến cổng bãi đậu phi cơ, lấy xe Jeep về đón gia đình, trong khi đó tao vào tìm phi cơ khả
dụng. Nhanh lên! Công thúc như ra lịnh.
Tiếng rầm rú vang dội như thúc giục của những chiếc phản lực cơ đang ào ào cất cánh trực chỉ về hướng biên giới, âm vang của hàng chục trực thăng vô trật tự vần vũ trên không dọc theo đường phi đạo; hàng trăm quân nhân và gia đình mặt mày thất sắc, hớt hãi, ngơ ngác chạy ngược chạy xuôi bằng mọi phương tiện, tiếng người kêu gọi, tiếng trẻ con khóc, thật là một cảnh hoảng loạn chưa từng thấy!
Chứng kiến tận mắt sự sợ hãi của dân chúng đối với Cộng Sản, trong giây phút sinh tử này tôi dứt khoát ra đi theo lời đề nghị hữu lý của Công.
Vừa đưa gia đình đến ụ chứa
phi cơ thì thấy Công hốt hoảng chạy dội ngược ra la lớn:
-Chết rồi Hưng ơi!
-Có chuyện gì? Tôi ngạc nhiên hỏi.
-Tao kiểm soát 2 chiếc, cả hai đều bất khả dụng: một không
có xăng; một hai bánh trước xẹp lép.Trán Công
ướt đẩm mồ hôi, hổn hển giải thích
và hướng về ụ quen thuộc phía xa nơi có chiếc Cessna
thường đậu.
-Vướng víu gia đình tao không thể
đi nhanh được, Công mầy dọt nhanh đến ụ số 5.
Gấp! Giờ tôi ra lịnh ngược lại.
-Ừ! quýnh quá tao quên mất ụ chứa
chiếc Cessna, Công vừa nói vừa phóng đi.
Hú hồn! Chiếc phi cơ tốt
nhất của đơn vị chưa có ai rờ tới.Trong khi tôi đưa gia đình
lên phi cơ thì Công đi vòng quanh tàu làm tiền phi(kiểm soát an phi trước khi cất
cánh).
Đứng trước đầu phi cơ ra
thủ hiệu cho Công nổ máy, nhưng thấy chong chóng động cơ không nhúc nhích. Tôi bực mình hét to:
-Sao không quay máy?
-Không có điện! Công đưa hai tay lên trời đáp với vẻ thất
vọng.
Linh tính báo cho biết có
chuyện chẳng lành, tôi phóng nhanh về phía sau phi cơ nơi để bình điện.
-Ai lấy mất bình điện rồi! Tôi than trời! (Sau nầy, chúng tôi mới biết có nội tuyến cài vào nhóm
chuyên viên kỹ thuật phi đạo. Báo hại, kẹt lại
khá nhiều phi công và gia đình!
Lục đục, đở đứa con trai 4 tuổi cùng vợ và các em xuống, đang đứng dưới cánh phi cơ trong tâm trạng chán nản, mệt mỏi gần như tuyệt vọng,bỗng thấy một phi công từ xa hớt hải chạy về hướng chúng tôi tay xách nón bay. Khi đến gần nhìn kỹ lại là Đại uý Tuấn(sau tôi một khoá). Tuấn cũng vừa nhận ra tôi, lộ vẻ vui mừng buột miệng: Niên trưởng!
-Ê Tuấn! Lái loại phi cơ gì? Trước tình trạng dầu sôi lửa bỏng này,
tôi hỏi ngay.
-Trực thăng. Còn niên trưởng Cessna hả?
Cho tôi tháp tùng với, vì đơn vị tôi mới di tản từ
miền Trung vào.
Như chết đuối vớ được
phao, lòng mừng khấp khởi tôi nhanh
chóng đề nghị: Bên Cessna của tao tiêu tùng rồi! Bãi đậu trực thăng sát bên,
hay là tụi mình sang bênđó xem thế nào.
Thấy Tuấn, Công đều gật đầu đồng ý, tôi thúc luôn:
-Nhanh lên! Hy vọng giờ này mình kiếm
được tàu bay khả dụng. Tôi hất hàm về hướng bãi đậu.
Lê lết bầu đàn thê tử, mệt
bở hơi tai mới đến được chiếc trực thăng mà Tuấn đang quay máy, cánh quạt tăng
tốc độ quay tít như sắp cất cánh. Bất ngờ,
không biết từ đâu một đoàn người ào tới chen lấn, xô đẩy, tôi cố lấy hết sức
bình sinh, trong cảnh hỗn quan hỗn quân nầy mới đưa được thân nhân lên tàu;
riêng phần tôi không tài nào chen lên được vì số lượng người trên tàu chật như
nêm rồi.
-Xuống bớt! Xuống bớt! Tàu overload không thể cất cánh được.
Tiếng Tuấn hét to hòa lẫn tiếng cánh quạt trực thăng vù vù quay tít làm tôi điếng
người.Trên tàu không một ai nhúc nhích. Bổng có tiếng hô to “Tàu hư!”. Một vài
người nghe vậy nhanh chân nhảy khỏi tàu, tôi cũng hốt hoảng không kém dang tay định bồng thằng con xuống, nhưng Công
lanh trí chụp cánh tay tôi bấm nhẹ và nháy mắt; đồng
thời kéo mạnh tôi lên tàu đúng lúc cánh quạt vừa đạt vòng quay nhấc bổng con tàu lên cao. Hú hồn!
Tàu bay chậm chạp, nặng nề lắc lư xuyên qua những cụm mây đen dày đặc, gió phần phật quất mạnh vào hông tàu, mưa bắt đầu rơi nặng hạt, tầm nhìn xa bị hạn chế tối đa. Bổng nghe tiếng Tuấn gọi vang: Niên trưởng! Niên trưởng Hưng!
-Tao đang nằmbẹp đằng sau thùng tàu
nè!
-Niên trưởng lên đây phụ tôi một tay. Nhanh lên! Nhanh
lên!
-Tao đâu biết lái trực thăng! Tôi đáp to trong tiếng ồn ào
của động cơ.
Tuy nói vậy, tôi cũng cố gắng chen lên hướng phòng lái, vừa thấy tôi Tuấn hất hàm về phía viên Thiếu uý đang ngồi ghế hoa tiêu phụ. Như hiểu ý viên Thiếu uý nhanh nhẹn đứng dậy và trao Helmet(nón bay)cho tôi.
-Tàu chở nặng, mưa to mùtrời, tầm nhìn xa giới hạn, gió giật
mạnh quá! Niên trưởng check giùm vị trí và hướng bay.
Tôi không quen với địa hình vùng IV này!
Giọng Tuấn run run nói một hơi.
Từ cao độ 1500 bộ (500m)nhìn xuyên qua những đám mây đen rời rạc,lờ mờ trong mưa, thành phố thân yêu quen thuộc quận lỵ Ô-Môn (Một sự ngẫu nhiên, và đâu biết đây là lần cuối cùng nhìn lại nơi chôn nhau cắt rốn của tôi).
Tôi bấm intercom:
-Tuấn, tàu mình dạt xa về hướng
tây phi trường rồi, nhưng yên chí, hãy giữ bình tĩnh! Thấy con sông lớn bên phải không? Đó là sông Hậu hướng về
biên giới Việt-Miên.Tôi nhắc nhở.
Lây quây ít phút, tàu vừa chui ra khỏi
đám mây, cơn mưa nhẹ dần, không gian quang đãng, con tàu lướt êm. Tuấn có vẻ lấy
lại tự tin nhìn tôi:
- Mình bay đâu đây niên trưởng?
- Xăng nhớt như thế nào?
Tôi hỏi.
- Khoảng trên 2 tiếng bay.
Chợt nghỉ đến U-Tapao,Thái Lan như Tr/tá Khương kêu gọi sáng này.
-U-Tapao,Thái Lan.Tôi đề nghị.
-Xa quá, tàu sẽ không đủ nhiên liệu đâu niên trưởng!
-Vậy mình ghé Phú Quốc lấy xăng, từ đó bay dọc theo bờ biển
Campuchia là tới địa phận xứ Thái. Tôi cố thuyết phục.
-Không được! Không được! Tuấn lắc đầu lia lịa.
-Tại sao? Tôi gắt.
-Kinh nghiệm của tôi từ lúc di tản từ miền Trung vào, tàu
đáp xuống rồi thì không thể nào cất cánh lại được vì quá nhiều người tranh nhau lên tàu, hoặc có
thể bị bắn theo khi tàu cất cánh, bởi một số quân nhân uất ức vì nghĩ họ bị bỏ
rơi!
Tôi ngẩn người nghe Tuấn dứt khoát giải thích như vậy.Không thể nấn ná, chần chừ trong giây phút sinh tử nầy. Đầu óc căng thẳng, hơi thở dồn dập. Theo cảm tính tôi buột miệng:
-
Đảo Côn Sơn!
(Trước đây khoảng ba ngày.
Bộ Tư Lịnh/Không Quân gởi công điện cho phép nhân viên phi hành đưa gia đình vợ,
con) ra đảo Phú Quốc hoặc đảo Côn Sơn lánh nạn. Sau đó phải trở về đơn vị ứng
chiến. Đến lúc tình hình tồi tệ nhất thì lúc đó mới được phép lấy phi cơ bay
sang U-Tapao,Thái Lan).
-Đảo Côn Sơn! Tuấn gằn giọng hỏi lại.
-Tuấn biết vị trí đảo chứ?
-Biết, nhưng tôi chưa bao giờ bay xa trên biển.
-Đừng ngại! tao đã từng biệt phái hành quân ngoài đảo Phú
Quốc nhiều lần(Đặc khu Phú Quốc), phần không hành xuyên biển để tao lo! Tôi nói
chắc lời để trấn an Tuấn.
-Okay! Niên trưởng nhớ theo
dõi, điều chỉnh phi trình nghe!
-Đồng ý! bây giờ Tuấn lấy 90 độ EAST, xuôi dòng sông Hậu
ra biển Đông.-Đảo Côn Sơn nằm chếch về hướng 13
giờ và cách bờ biển tỉnh Bạc Liêu khoảng 90 Km đường chim bay.
Trong khẩn cấp tôi hướng dẫn ngắn, gọn.
Tàu chuyển hướng, xuôi
giòng sông Hậu trên cao độ 1500 bộ, dưới kia thành phố Cần Thơ nhạt nhoà qua
khung kính, ẩn khuất sau những cụm mây
đen mờ dần trong làn mưa nhẹ. Tôi bồi hồi xúc động tự hỏi phải chăng đây là
chuyến bay cuối cùng vĩnh biệt quê hương?
-Niên trưởng, hướng 1 giờ xa xa phía trước có phải là phi
trường Sóc Trăng không?
-Đúng 5/5 Kế đó là Bạc Liêu.Tuấn
bay đúng hướng rồi đó! Tôi khích lệ tinh thần.
Thình lình tàu giảm cao độ một cách bất thường, chưa kịp phản ứng thì âm thanh trong nón bay vang lên:
-Tôi đáp Sóc Trăng! Giao tàu cho niên trưởng. Tuấn với giọng
dứt khoát.
-Trời! Trời! Tuấn định giết hết anh em trên tàu sao?! Tuấn
biết tôi đâu phải là pilot trực thăng!
-Niên trưởng thông cảm, trong hoàn cảnh hiện tại, nghĩ đến
vợ, con đang kẹt ở Saigon, tôi không nở bỏ đi một mình!
Trong giây phút sinh tử nầy,
tôi quyết liệt, tay giữ chặt cần lái với
giọng hù dọa:
- Tuấn! Tuấn! Bạn mà hạ
tàu xuống thấp, chưa kịp đáp, dưới sân bay tụi Việt Cộng nó xỉa lên thì coi như
tiêu tùng cả đám!
Dứt lời, nhìn sang thấy Tuấn không phản ứng, lầm lì chẳng nói năng gì, gương mặt lộ vẻ căng thẳng, u buồn, chăm chú điều khiển con tàu vẫn ở cao độ an toàn. Tôi tạm yên tâm. (hình như lối hù dọa có kết quả!) Để phá tan bầu không khí ngột ngạt:
-Tuấn! Mình sắp sửa đến cửa biển rồi đó!
-Ừ! Niên trưởng lo liệu nhe! Tôi không quen địa thế nầy.
-Okay! Nhiên liệu như thế nào?
-Gần 2 giờ bay. Tuấn trả lời.
-Tốt, khi ra tới biển lúc đó mình sẽ điều chỉnh lại hướng
bay.
Mưa đã dứt hẳn, tầm nhìn xa trên 10 cây số, không gian thông thoáng (Trời thương). Tuấn đưa tàu xuống dưới trần mây. Xa xa một màu xanh dương phản chiếu lấp lánh, tôi mừng rỡ:
-Tuấn! Mình vượt cửa biển sông Hậu rồi.
-Tàu bị Gusty Wind (Gió giật mạnh từng hồi), niên trưởng
nên cẩn thận.
-Okay.
Con tàu đơn độc, lầm lũi
bay ra hướng biển, từ trên cao nhìn xuống, một vùng trời nước mênh mông, nhấp
nhô những làn sóng lan dài, mây rải rác che tầm mắt.
Bất ngờ, cả hai chúng tôi
đều nhìn thấy những làn nước trắng xoá trên nền biển xanh. Bay đến gần xem kỹ lại mới thấy nhiều chiến đỉnh của Hải
Quân Việt Nam đang rẽ sóng phăng phăng hướng
ra hải phận quốc tế. Tuấn phấn khởi để nghị:
-Niên trưởng, hy vọng mình có thể đáp an toàn trên một trong những tàu Hải Quân này!
-Đồng ý! Nhưng trên tàu phải có bãi
đáp trực thăng.
Tuấn nhanh nhẹn ấn mũi
con tàu, hạ dần cao độ. Tôi nhanh trí bảo Tuấn nên chọn chiến đỉnh nào lớn nhất,
có bãi đáp (dấu hiệu chữ H), vì thời lượng không
cho phép chúng ta bay vòng vòng trên biển.
Thao tác điêu luyện,Tuấn bay vòng quanh chiến đỉnh lớn nhất ở cao độ 300 bộ (100m).Thất vọng! Không có bãi đáp, chỉ thấy một số thủy thủ đoàn ùa ra tươi cười vẫy tay chào, trên đỉnh kỳ đài lá cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn còn nghạo nghễ tung bay.
Bổng, Mayday! Mayday! Mayday! Tiếng gọi cầu cứu khẩn cấp liên tục của phi công lâm nạn nào đó vang trong nón bay (có thể phi cơ hết nhiên liệu hoặc trở ngại kỹ thuật).Tuấn và tôi kinh ngạc, dáo dác nhìn chung quanh nhưng chỉ thấy trời nước mênh mông khi con tàu vừa đạt cao độ 1500 bộ, lấy hướng 2 giờ đi Côn Sơn.
Vừa lúc ấy, nhiều tiếng gọi oang oang trên tầng số Guard (Emergency Frequency=243.0 MHz).Như bắt được vàng, Tuấn cho biết là tàu mình đang bay ở cao độ 1500 bộ, trong khi đó hợp đoàn trực thăng 7 chiếc do Trung tá Lâm (Đế) phi đoàn trưởng PĐ211, hướng dẫn đi Côn Sơn bay ở cao độ 3000 bộ.
Tuấn kéo tàu lên vào hợp
đoàn, mặt mày tươi rói, quay sang mỉm cười:
-Mình hết “cô đơn” rồi niên trưởng!
-Ừ! Tụi mình hên thiệt, có chim đầu đàng dẫn đường thì còn
gì bằng!
Hợp đoàn bay khoảng 30
phút, từ xa mờ mờ, ẩn khuất trong mây một chấm đen hiện lên rõ và to dần trên vùng biển bao la. Có tiếng reo vui của phi công nào đó trong
hợp đoàn:
-Nhìn! Đảo Côn Sơn hướng 12 giờ kìa!
-Thoát chết rồi các bạn ơi!
-Anh em bình tĩnh! coi chừng”chém” vào nhau khi vào cận tiến.
Có lẽ tiếng Tr/tá Lâm.
Khoảng 15 phút sau, đảo Côn Sơn hiện rõ mồn một trước mũi tàu.(phi cơ).
-Niên trưởng yên tâm tôi
thấy phi đạo rồi!
Tôi mừng quýnh, quay lại
báo cho mọi người (khoảng 20 mạng đứng, ngồi chen như nêm cối!) Biết tin vui này, tất cả đều thở phào, hân
hoan ra mặt.
Tuấn nhẹ nhàng hạ càng trên bãi đáp, cánh quạt quay chậm lại và ngừng hẳn (đúng 2giờ trưa ngày 30/4/1975, giờ mà tôi không bao giờ quên được!).
Một tràng pháo tay bất
ngờ vang lên, vài anh em còn đến ngỏ lời cám ơn phi hành đoàn (hơi ngượng vì mình chỉ là thợ vịn!) đã tận lực đưa họ đến
nơi an toàn (không làm mồi cho cá mập)! Ít nhất là trong hoàn cảnh
này.
Chợt nhớ đến vợ, con và hai em còn ngồi trên tàu (trong tình trạng căng thẳng, nguy cấp, tôi quên bẳng gia đình) vội vàng nhào lên, ngạc nhiên thấy vợ, con đang ngồi thoải mái trên chiếc ghế bành, nệm ngồi bọc vải trắng tinh, nệm dựa lưng bọc nylon màu xanh dương trên đó có vẻ hai ngôi sao bạc và dọc hai bên bệ cửa trực thăng có trang bị hộp thuốc cấp cứu (First Aid Kits), có vài chiếc áo và phao nổi màu cam nẹp sát vào thân tàu.
Tôi tá hỏa tam tinh, buộc miệng kêu: Đây là trực thăng VIP (Very Important Person= Nhân vật tối quan trọng); của tư lịnh quân khu chiến thuật, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam!(Thời gian nầy là tư lệnh vùng IV). Tướng Nam là vị tướng luôn luôn quan tâm đến chuyện bảo mật, đó cũng là để bảo đảm an toàn nên Ông ra lịnh phải để trực thăng riêng của Ông trong phi trường Trà Nóc thay vì để ngoài bộ tư lịnh quân khu, bản doanh đặt ngay trung tâm thành phố Cần Thơ.
Thấy tôi hơi loạng quạng, vợ tôi ngạc nhiên hỏi:
-Anh vừa nói gì?
-Tuấn lấy nhầm trực thăng của tướng Nam rồi em ơi!(Trong cảnh
hỗn loạn, đâu còn có sự lựa chọn!)
-Hèn chi con và em ngồi ghế này êm quá!
Vậy là lần đầu tiên chúng
tôi được bay trên chiếc trực thăng riêng của một vị tướng lãnh và vợ con tôi lại
là khách VIP bất đắc dĩ! Đó có phải là sự ngẫu nhiên hay đó là cái duyên gắn bó
giữa Tướng Nam với cá nhân tôi cùng gia đình?
Vì cái duyên nầy mà tôi phải nợ Tướng Nam một lần nữa, vô hình chung, chiếc trực thăng định mệnh VIP của Tướng Nam đã gián tiếp cứu sống gia đình tôi cùng một số gần 20 người được may mắn lên tàu vào giờ thứ 25, sau vụ đánh bom vào vị trí quân bạn ở Cái Lậy
***
Trời Côn Sơn vào giờ này
nóng như đổ lửa,dọc theo hai bên phi đạo ngắn, những
chiếc lều nhỏ căng bằng poncho là nơi tạm trú cho những
người thân của nhân viên phi hành từ
Biên Hoà, Tân Sơn Nhứt và Cần Thơ đưa ra(Chuẩn thuận của BTL/KQ), cộng với một
số quân nhân và dân chúng địa phương khoảng độ 400 người.(Trong đó có phu nhân
Tr/tá Trần Trọng Khương PĐT 122, Tr/tá Võ Trung Nhơn PĐT 124 và một số phu nhân
và gia đình của các hoa tiêu phản lực cơ A37).
Bổng có tiếng la báo động: “Coi chừng tù binh Việt Cộng phá nhà tù tràn vào phi trường giết chúng ta để trả thù bà con ơi!”. Thất kinh hồn vía, chúng tôi vội vàng tập hợp các quân nhân có mặt trên sân bay, đếm được khoảng hơn một trung đội, bên anh em bộ binh còn được trang bị súng M-16, phần không quân chúng tôi chỉ có súng ngắn P-38.
-Đại uý tính sao? Bất thần một Tr/uý Bộ Binh tiến đến hỏi
tôi.(có lẽ vì tôn trọng cấp bậc?)
-Tôi KQ, không rành về phòng thủ, chiến thuật, chiến lược,
chỉ mong Trung uý…
Nói chưa dứt câu, lại nghe có tiếng nói oang oang của ai đó trong sự vui mừng “Nhìn kìa!, có tàu đến đón chúng ta quý vị ơi!”.(Sau này mới biết trên phi trường lúc đó có một nhân viên CIA người Mỹ, là người hướng dẫn tàu đến rước chúng tôi, không phân biệt quân, dân. Đồng thời, ông cũng hướng dẫn Tuấn, Công và hợp đoàn Tr/tá Lâm bay ra hạm đội đang thả nổi ngoài hải phận quốc tế.)
Thế là, tất cả mọi người
hiện diện trên sân bay đều hối hả đổ dồn về hướng biển cuối đầu phi đạo, nơi
chiếc tàu vừa ủi bãi, cách bờ khoảng hơn 200 m.(bờ biển cạn tàu không vào gần
được).
Đợi mọi người lên tàu xong, thủy thủ đoàn cho biết là tàu sẵn sàng ra khơi. (Họ rất kiên nhẫn, vì sự chậm chạp của trẻ em, phụ nữ ).Tò mò đi dần đến phòng lái, mới biết nhóm tài công là người Phi Luật Tân. Nhìn thấy tôi (mặc áo bay, mang súng ngắn) họ lên tiếng vui vẻ chào bằng tiếng Anh. Tôi chào đáp trả và ngỏ ý muốn biết tàu nầy sẽ chạy về đâu.
-Big ship! Một người vừa trả lời vừa đưa tay chỉ về hướng
hải phận quốc tế.
-U.S. ship? Tôi gặn hỏi, mong là đúng như vậy.
-Yeah! U.S. Navy ships. Anh ta xác nhận.
Tôi mừng húm, trở về chỗ ngồi báo cho một số người biết tin vui trongđó có anh Trung uý bộ binh:
-Đai uý, không nên tin tưởng chúng!
-Vì sao?
-Nên cẩn thận!vì chúng có thể chở mình về đất liền, nạp
cho Việt Cộng.
Tôi giật mình hoảng sợ nhưng bình tĩnh, nhanh trí chỉ mặt trời đang ngả về hướng Tây (nếu Trung Úy vẫn còn nhớ những giây phút căng thẳng đã xảy ra cho chúng ta ngày 30/4/1975 trên đảo Côn Sơn).
Nếu tàu chạy về hướng mặt trời lặn, anh em mình với số quân nhân có vũ khí đông đảo sẽ khống chế thủy thủ đoàn (khoảng 6 người), buộc họ phải chạy ra hải phận quốc tế. Tr/uý nghĩ thế nào?
Thế cũng ổn! Vậy để tôi thông báo cho một số quân nhân chuẩn bị nếu cần.
(Đúng là cấp chỉ huy biết tính toán).
Hú hồn! Mọi nghi vấn đều không xảy ra. Tàu rời bãi, tăng tốc độ phăng phăng lướt sóng, tách mũi ra khơi nhấm hướng đông chạy thẳng.
Nắng đã tắt dần, mặt trời
đỏ hồng treo lơ lửng từ từ chìm xuống cuối đường chân trời. Gió lồng lộng thổi
làn khí mát vào tàu, tuy tinh thần bớt căng thẳng nhưng cơn đói và mỏi mệt sau
một ngày chật vật, tôi đặt người xuống sàn tàu thiếp
đi lúc nào cũngkhông hay.
Tiếng động ồn ào pha lẫn tiếng khóc của trẻ con làm tôi tỉnh giấc. Đồng hồ dạ quang trên tay chỉ hơn 5 giờ sáng. Nhìn sang bên cạnh, vợ con và các em vẫn ngủ im trong tư thế mệt mỏi, có lẽ vì say sóng.
Động cơ tàu vẫn nổ đều,
âm thầm vượt sóng. Đứng thẩn thờ trong bóng đêm lòng buồn vời vợi, chạnh nghĩ đến
kiếp sống lưu vong mai đây nơi xứ lạ quê người, với
tương lai mù mịt đang chờ đón trước mặt.
Đi lần về hướng mũi tàu,
dưới ánh sáng vàng vọt có một số quân nhân đang tụ tập.
-Nhìn kìa! Tàu mình sắp tới đất liền rồi!
Một giọng nói mừng rỡ
vang lên:
-Thấy ánh đèn thành phố sáng rực chưa? Có lẽ là thủ đô Manila của Phi Luật Tân đó.
Thêm một giọng phụ họa:
Vừa đến gần (nhóm quân
nhân của viên Tr/uý):
-Đại uý (trong hoảng loạn, chạy lánh nạn chỉ có một bộ áo
bay dính da!) --Tới đây, nhanh lên! Xem kìa! Đại
uý nghĩ sao?Một quân nhân hỏi.
Theo hướng chỉ, tôi thấy
một vùng ánh sáng ẩn hiện nhấp nhô theo làn sóng.
-Tôi không nghĩ đèn điện của thành phố ven biển.
-Ánh sáng tỏa rực cả một vùng mà!
-Theo hiểu biết của tôi với vận tốc nầy, hải trình phải mất
ít nhất là một tuần mới đến được thủ đô Manila hoặc vịnh Subic Bay (Căn cứ hải
quân, Phi luật Tân), Tôi giải thích.
Vùng ánh sáng càng lúc
càng lớn dần, lan tỏa lấp lánh như một
thành phố nổi trên mặt đại dương.
Tàu càng lúc càng tiến gần vùng ánh sáng, cùng lúc mặt trời vừa nhô từ đường chân trời, ánh nắng mai bừng lên soi sáng một vùng biển rộng.
-Ồ! Đệ thất hạm đội bà con ơi!
-Kìa! Nhìn kìa! Tàu Mỹ sẽ đón chúng ta?Có tiếng kêu vang
trong sự ngạc nhiên lẫn vui sướng.
Tôi cũng mừng rơn, nhìn kỹ đoàn tàu không phải chỉ có vài ba chiếc, mà cả hàng chục chiếc khổng lồ sừng sững dàn trải ngoài hải phận quốc tế. (Sau này mới biết Mỹ tôn trọng chủ quyền quốc gia, không xâm phạm lãnh hải VN, nên mướn tàu Phi luật Tân vào đón người tỵ nạn trên đảo ngày 30/4/1975).
Khi tàu chở chúng tôi vừa
đến hải phận quốc tế thì được hướng dẫn đến cập vào hông một chiếc tàu màu xanh
khổng lồ, cao như toà nhà 10 tầng mang tên Green
Forest (Thương
thuyền tư nhân chở khoảng 5000 – năm ngàn - người tỵ nạn được chánh phủ Mỹ
thuê).
Đa số mỏi mệt vì say sóng nhất là đàn bà và trẻ em, nhưng cũng cố gắng thu xếp chuẩn bị chuyển sang tàu lớn.Thang dây vừa được thả xuống. Tiếng ra lịnh oang oang của một quân nhân Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ qua loa cầm tay: “Chúng tôi yêu cầu những ai mang vũ khí đều phải vứt hết xuống biển! Trẻ em, người già, phụ nữ ưu tiên lên trước”, được lập đi lập lại nhiều lần. Qua lời của một thông ngôn viên.
Tất cả anh em quân nhân không ai bảo ai đồng loạt vứt súng qua thành tàu. Riêng tôi, mân mê khẩu P-38 đã bao năm gắn bó lần cuối cùng (súng là vợ, đạn là con!); giờ đành đoạn vứt đi trong nuối tiếc, hụt hẫng.
Phải mất gần 2 tiếng đồng
hồ mới đưa được khoảng 400 người sang tàu lớn, chúng tôi là tốp thanh niên sau
cùng đặt chân lên chiếc Green Forest cao sừng sững, khoảng 8 giờ sáng ngày
1/5/1975.
Các khoang tàu đều chật nít người tỵ nạn, không tài nào chen vào được, nên gia đình chúng tôi buộc phải lên tầng thượng (boong tàu, khổ sở vì nắng mưa!).
Hình: Minh Họa |
Đang lui cui sắp xếp tìm chỗ tạm nghỉ cho gia đình, bổng thấy một thanh niên trạc 17 - 18 tuổi mang đến phân phát mỗi người một ly cháo lỏng (ly mốp). Hình như hơi ngạc nhiên, khi cậu ta nhìn thấy tôi vẫn còn mặc quân phục.
-Đai uý là quân nhân KQ?
-Đúng vậy!cậu là ai?
-Dạ! Em là một trong toán tình nguyện viên có bổn phận
giúp đỡ những người mới được đưa lên tàu.
-Cám ơn các cậu nhiều. Tôi nói trong cảm động.
-Ủa! Em nghe nói không quân có tiếng bay nhanh, bay xa mà
sao đại uý giờ này mới có mặt tại đây?
-Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau lịnh đầu hàng của Tổng thống Minh, giờ này anh có mặt tại đây là sớm chớ
đâu có trễ mà cậu nói vậy.
-Xin lỗi Đại uý đừng giận, em nói
thật, tụi em có mặt trên tàu nầy gần một tuần rồi.
-Thật vậy à! Bằng cách nào?
Tôi hơi ngạc nhiên lẫn nghi ngờ.
-Không riêng gì gia đình em, mà cả làng được Cha xứ đưa từ
Vũng Tàu ra đây. (Các Cha Xứ được chánh quyền Mỹ báo tin trước cả tuần).
Nhìn hàng nghìn, hàng
nghìn người nhẫn nại đang chen chúc trên tàu, họ
dứt khoát ra đi lánh nạn Cộng Sản, dù bỏ lại người thân, ruộng vườn, nhà cửa mà họ đã tốn biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt.
Đó là cái giá của TỰ DO!.
Mặt trời lên cao đỏ hồng tỏa ánh sáng chan hoà trên vùng biển bao la, con tàu “CỨU TINH GREEN FOREST” nặng nề, chậm chạp, mang hơn 5.000 người tỵ nạn tiếp tục rẽ sóng về hướng Đông; gió giật mạnh từng cơn thổi vào hất tung những mái che dã chiếntrên boong tàu. Dù vậy, vẫn không ngăn được tiếng cười đùa râm ran của đám người tỵ nạn, kẻ chạy tới, người chạy lui tạo ra một khung cảnh vô trật tự nhưng đầy phấn khích. Một người với vẻ mặt hân hoan:
-Đến đây là coi như an toàn rồi các bạn ơi!
-Đúng đó bạn! Tôi nghĩ tàu mình đang hướng về xứ Phi Luật
Tân. Một người tỏ ra hiểu biết.
Ngồi xuống cố tình chắn gió cho hai mẹ con, thoáng nhìn tôi bắt gặp nỗi sợ hãi vẫn còn phảng phất trên gương mặt. Quàng tay siết nhẹ vai nàng, trong tinh thần hưng phấn, tôi nói như reo:“Chúng mình thoát rồi em ơi!”.
Hai bờ vai rung rung, mím
môi lặng lẽ trìu mến ôm chặt con vào lòng, nàng ngước nhìn tôi trong khoảnh khắc,
bất giác hai giòng nước mắt sung sướng vỡ oà lăn
dài trên đôi má.
Ba ngày sau, tàu cập bến
hải cảng Subic Bay, Phi Luật Tân và từ đó người tỵ nạn được không vận bằng phi
cơ C-130 đến đảo Guam đúng vào ngày 5/5/1975).
Kính dâng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam: Lời nguyện cầu hương linh NGÀI sớm tiêu diêu miền CỰC LẠC.
Thương mến tặng Đại uý Phạm Anh Tuấn, trưởng phòng hành quân PĐ213 Song
Chuỳ, đã đưa gia đình “Niên Trưởng “ đến
vùng đất TỰ DO.
Thương về cố Trung uý Phạm Ngọc Hội đã gãy cánh trên chiến trường Mộc Hoá năm 1974.
San Jose, California tháng 11/2020.
kq. Nguyễn Thành Hưng.
henrynguyen07@hotmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét