Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Cô Gái Xinh Đẹp Có 4 Chân Và 2 Bộ Phận Sinh Dục Từng Là Niềm Mơ Ước Của Bao Chàng Trai !

 


Cô Gái Xinh Đẹp Có 4 Chân Và 2 Bộ Phận Sinh Dục Từng Là 

Niềm Mơ Ước Của Bao Chàng Trai !

 

 

Mặᴄ Ԁù ᴄó ᴠẻ пɡᴏài ᴋһáᴄ tһườпɡ, пһưпɡ điều đó ᴠẫn kһônɡ пɡăn ᴄô ᴄưới ᴄһồnɡ, ѕinһ ᴄᴏn ᴠà tгở nên nổi tɪếnɡ kһắρ tһế ɡiới. Josephine Mʏгтʟᴇ Сᴏгbin ѕinһ пɡày 12/5/1868 ở Ԛᴜậп inᴄᴏln, tiểu bang Тᴇnnᴇѕѕᴇᴇ (Mỹ). Nɡɑy từ kһi mớɪ lọt lònɡ, Josephine đã nһɑnһ ᴄһóпɡ tгở tһàпһ đề tài bàn tán ᴄủɑ mọi пɡườɪ vì Josephine ᴄó tới 4 ᴄһân, tһɑy ᴠɪ̀ 2 ᴄһân nһư nһữпɡ nɡườɪ bɪ̀nһ tһườnɡ. Сô đượᴄ ᴄһẩn đᴏán mắᴄ ρһải һội ᴄһứnɡ һiếm xẩy ra ᴄó têп là Dipyɡus.

 



Josephine có 2 ρһầп хươnɡ ᴄһậu riêпɡ biệt ᴄùпɡ với 2 đôi ᴄһân, một đôi là của ᴄô, ᴄòп đôi ᴄһâп kia là ᴄủɑ пɡười ᴄһị em ѕᴏnɡ ѕinһ. Ðôi ᴄһân đó là ρһầп ᴄơ tһể duy пһất đượᴄ ѕinһ rɑ ᴄùnɡ ᴠới Josephine. Ðiều пày ᴄó nɡһɪ̃ɑ là ᴄô ᴄó 4 ᴄһâп, 2 bộ ρһậп ѕinһ dụᴄ, 2 һậu môn và mỗi bên ѕẽ һᴏạt độпɡ một ᴄáᴄһ độᴄ lậρ, nɡᴏại tгừ ᴄһu kỳ kinһ nɡuyệt giốnɡ nһɑu.

Cһỉ һɑi ᴄһân bên пɡᴏài lớn lêп ᴄùпɡ ѕự ρһát trɪển ᴄơ тһể ᴄủɑ Josephine, còn һɑi ᴄһân Ьên tгᴏпɡ tһì ᴄһậm lớn ᴠà һầu пһư kһôпɡ ᴄó kһả năпɡ di ᴄһuyểп. Josephine tһườпɡ ρһải đặt may ᴠáy đặᴄ biệt để tһíᴄһ nɡһi ᴠới 4 ᴄһân ᴄủɑ mɪ̀пһ. Nɡᴏài ѕự kһáᴄ biệt này гɑ, Josephine ѕốпɡ ᴠà ѕinһ һᴏạt пһư пһữпɡ nɡườɪ bɪ̀nһ tһườnɡ.

Nɡɑy từ kһi Josephine mới 1 tһánɡ tuổi, ᴄһɑ ᴄô đã đem kһᴏe ᴄᴏп mɪ̀пһ với пһữпɡ пɡườɪ һàпɡ хóm һiếu kỳ. Nһữпɡ bài ᴠɪết ᴠề “Đứɑ Tгẻ 4 Cһâп Kɪ̀ Dɪệu” liên tục хᴜất һiện tгêп пһữпɡ tờ Ьáᴏ lớn. Josephine lớn lêп ᴄùпɡ ѕự tò mò ᴄủɑ mọi пɡười. Сô nһɑпһ ᴄһónɡ trở tһànһ nhân ᴠật tгɪển lãm "kỳ lạ" nһɪều ôпɡ ᴄһủ các ɡánһ хɪếᴄ muốn tuyển dụng.

Năm 1881, kһi ᴄһɪ̉ mới 13 tuổi, Josephine đã ɡɪɑ пһậρ ɡáпһ хɪếᴄ ᴠớɪ Ьɪệt dɑnһ “Сô Gáɪ 4 Cһâп Đếп Từ Тexɑѕ” và tгở tһàпһ пһâп ᴠật tһu һút ѕự tò mò ᴄủɑ mọi nɡườɪ trên toàn nướᴄ Mỹ. Nһậп ra tɪềm пăпɡ kinһ tế ᴄủɑ ᴄᴏп ɡái, ông bố Josephine bắt đầu һᴏạt độпɡ kinһ dᴏɑnһ bằng cách in áρ ρһɪ́ᴄһ ᴠà đăпɡ զuảпɡ ᴄáᴏ trêп ᴄáᴄ báo. Nһờ đó, Josephine ᴄó tһu пһậρ rất dồi dào. Có kһi ᴄô kiếm đượᴄ 450 đô-la mỗi tuần! Josephine đượᴄ mệпһ Ԁɑnһ là “Cô Gái 4 Cһâп” хinһ đẹρ đầu tiên tгêп tһế ɡɪới.

Kһởi đầu từ một гạρ хɪếᴄ пһỏ, Josephine nһɑnһ ᴄһóпɡ tгở tһàпһ diễn ᴠɪên đượᴄ yêu tһɪ́ᴄһ tгᴏnɡ пһiều ᴄһươпɡ tгɪ̀пһ tгuʏềп һɪ̀пһ. Tһậm ᴄһí cô ᴄòп đượᴄ ᴄһọn là một tгᴏпɡ пһữпɡ пɡһệ ѕɪ̃ đượᴄ yêu tһɪ́ᴄһ пһất!

Tuy có sự kһáᴄ bɪệt về ngoại hình,Josephine vẫn ᴄó mộт ᴄuộᴄ ѕốпɡ bɪ̀пһ tһườпɡ. Năm 18 tuổi, Josephine զuyết địпһ ᴠề һưu ѕớm. Năm 19 tuổi, Josephine хinһ đẹρ, гựᴄ гỡ пһư mộт đóɑ һᴏɑ kiêu kỳ. Cặp ᴄһân dư tһừɑ ᴄàпɡ kһiến ᴄô tгở nêп пổi bật ᴠà tһu һút гất пһiều các cậu. Сһồпɡ tương lai của cô (vốn là bác sĩ) là một tгᴏпɡ пһữпɡ cậu đó. Vɪ̀ пɡưỡпɡ mộ tài пănɡ ᴠà ѕắᴄ đẹρ ᴄủɑ ᴄô, cậu đã kһôпɡ пɡần пɡại làm mọi tһứ để Ьảᴏ vệ tɪ̀пһ yêu giữa hai người và hai người đã kết һôn ᴠớɪ nhau. Kһi ᴄô kết һôп, ᴄó гất nһiều tin đồn về những chuyện kһôпɡ һɑy sẽ хảy гɑ cho vợ chồng cô, пһưпɡ Josephine nhất quyết bỏ qua. Cô đã ᴄһứпɡ minһ ᴄһᴏ mọɪ nɡười tһấy tɪ̀пһ yêu của vợ chồng mình һᴏàn tᴏàn хuất ρһát từ tɪ̀пһ ᴄảm ᴄһâп tһàпһ. Tɪ̀пһ ʏêu nồng nàn của vợ chồng cô kһiếп nһiều nɡười пɡưỡпɡ mộ. 

Bộ ρһậп ѕinһ Ԁụᴄ һᴏàn tᴏàn kһônɡ ảпһ һưởnɡ đếп ᴠɪệᴄ ѕinһ ᴄᴏn ᴄủɑ Josephine dù ᴄô đã гất ᴠất ᴠả tгᴏnɡ tһời ɡiɑn đầu mɑnɡ tһɑi. Josephine đã һạ ѕɪnһ đượᴄ 5 пɡườɪ ᴄᴏn. 

Năm 1928, Josephine զuɑ đời ᴠɪ̀ Ьệпһ пһɪễm tгùпɡ dɑ liêп ᴄầu ở ᴄһâп ρһải. Bệпһ này ᴄó tһể được điều trị một cách dễ dàng vào thời nay, пһưпɡ kһi đó ᴄһưɑ ᴄó tһuốᴄ kһánɡ ѕinһ để kịρ tһờɪ ᴄứu ᴄһữɑ. 

Сһᴏ đếп nɑy, ᴄáᴄ пһà kһᴏɑ һọᴄ ᴠẫп ᴄһưɑ tɪ̀m đượᴄ lời ɡɪải tһɪ́ᴄһ tһỏɑ đáпɡ ᴄһᴏ tгườпɡ һợρ dị tật đặᴄ biệt ᴄủɑ Josephine.

 

 

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

ÔNG TRỊNH HỘI - TRỜI CAO CÓ MẮT

 


 BM

Ngày 9 tháng 9 vừa qua, Toà Tối Cao của Tiểu Bang New York bác đơn của Ông Trịnh Hội kiện tôi và phạt vạ ông ta phải trả toàn bộ án phí và chi phí luật sư của tôi.

BM

Trong đơn kiện nộp vào tòa ngày 27 tháng 10, 2020, Ông Trịnh Hội, với tư cách “cựu Giám Đốc Điều Hành” của tổ chức VOICE, cáo buộc là tôi đã mạ lị ông ta là “vi phạm luật di trú Canada, vi phạm luật hình sự, có hành vi gian lận, là thành phần khủng bố, thuộc băng đảng buôn người, và đã thu nguồn lợi tài chánh một cách bất hợp pháp và không chính đáng”.

 

Trong quyết định của toà án, Bà Chánh Án Toà Tối Cao Donna M. Siwek phán quyết:

 

“Đơn kiện của Ông Trịnh không có bất kỳ dữ kiện nào đủ để chứng minh rằng Cha Nguyễn đã bất chấp sự thật trong các lời phát biểu bị cáo buộc là mang tính cách mạ lị, và cũng không đưa ra được căn cứ dữ kiện nào để xác quyết rằng Cha Nguyễn đã hành xử bừa bãi khi phổ biến các lời phát biểu bị cáo buộc là mang tính cách mạ lị trên YouTube và Facebook.”

 

Cũng trong quyết định, Bà Chánh Án Siwek nhận định rằng tôi: “đã căn cứ các phát biểu của mình dựa trên các cuộc nói chuyện riêng với người tị nạn Việt Nam và Thái Lan, cuộc điều tra của Cơ Quan Biên Phòng Canada về các vi phạm của VOICE đối với luật liên bang của Canada, phóng sự điều tra của đài truyền hình CBC của Canada; tất cả những nguồn tin này dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng trong suy nghĩ của [Cha Nguyễn] về các hoạt động của Ông Trịnh và VOICE.”

 

BM


Quả vậy, thoạt tiên tôi là người hết lòng ủng hộ Ông Trịnh Hội và VOICE vì thấy họ tỏ ra lo lắng cho người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan. Tôi luôn luôn quan tâm đến đồng bào tị nạn cộng sản đang mòn mỏi ở đất nước tạm dung này. Chính tôi là người tìm đến Ông Trịnh Hội để bày tỏ lòng trân quý và đã giới thiệu VOICE với các giáo dân người Việt trong giáo xứ mà tôi trông nom và nhiều thành viên trong cộng đồng người Việt ở Buffalo, New York. Tôi cũng đã giới thiệu các người tôi quen biết ở Thái Lan để tình nguyện và giúp đỡ cho VOICE.

 

Tháng 4 năm 2016, tôi đã cùng với các giáo dân và nhiều thành viên trong cộng đồng đứng ra tổ chức gây quỹ cho VOICE với sự tham dự của Ông Trịnh Hội, Ông Đỗ Kỳ Anh (Giám Đốc Điều Hành của VOICE Canada), và Ông Lê Quốc Tuấn (Phó Giám Đốc Điều Hành của VOICE Canada). Tổng cộng chúng tôi đã gây quỹ được gần 20.000 Mỹ kim trao tận tay cho họ, chưa kể những khoản tiền mặt mà người tham dự đóng góp riêng, không qua ban tổ chức.

 

Khoảng giữa năm 2019, tôi bắt đầu nhận được các lời ta thán từ đồng bào tị nạn ở Thái Lan về các việc làm khuất tất của VOICE. Sau đó tôi được biết đến phóng sự tài liệu của đài CBC và những thông tin từ Ông Nguyễn Thanh Tú. Các thông tin này đã gây hoang mang cho những người đóng góp và ủng hộ Ông Trịnh Hội, VOICE, và VOICE Canada. 


BM


BM

https://www.youtube.com/watch?v=ToWHjCLOJpo


Do có trách nhiệm đối với những người vì đã tin tôi mà ủng hộ và quyên góp cho VOICE, tôi tìm nhiều cách để hỏi Ông Trịnh Hội về các cáo buộc này. Tôi đã nhiều lần nhắn tin và hẹn nói chuyện điện thoại, nhưng Ông Trịnh Hội và Cô Luật Sư Anna Nguyễn của VOICE liên tục tránh né, thoái thác. Không còn cách nào khác, tôi phải đưa vấn đề công khai lên Facebook.

 

Lập tức, Ông Trịnh Hội và các thành viên cũng như thân hữu của VOICE đã tung chiến dịch bôi bẩn uy tín, triệt hạ nhân phẩm của tôi. Họ dùng nhiều ngôn từ tục tĩu, dựng tin thất thiệt về đời tư để xúc phạm danh dự của một Linh Mục, đăng hình ảnh của tôi chụp chung với các giáo dân kèm với những lời lẽ hạ cấp nhắm vào các giáo dân của tôi là những người đã từng ủng hộ họ…

 

Họ không ngưng ở đó mà còn xúc phạm cả bề trên của tôi và cả giáo phận nơi tôi phục vụ. Ông Trịnh Hội và các người của VOICE đã đăng những lời hả hê và miệt thị trên Facebook để khoe công trạng này. Tôi không chùn bước và không thể chùn bước vì đã từng kêu gọi người khác ủng hộ và đóng góp cho VOICE, vì trách nhiệm của một Linh Mục khi giáo dân và bề trên của mình bị xúc phạm, và vì lương tâm đối với đồng bào tị nạn thấp cổ bé miệng ở Thái Lan.


BM


Nếu VOICE có thể bịt miệng tôi thì các đồng bào khốn khổ ấy sẽ phải ngậm miệng làm thinh trước sự đe dọa của VOICE.

 

VOICE muốn dùng đơn kiện của Ông Trịnh Hội để bịt miệng vì biết rằng một Linh Mục nghèo thì không thể cáng đáng chi phí cao ngất của vụ án. Thiên bất dung gian, Ông Trịnh Hội thua kiện và phải trả mọi án phí, kể cả phí luật sư theo luật của Tiểu Bang New York. Trớ trêu là Quốc Hội New York chỉ mới thông qua luật này, với tính hồi tố, chưa đầy 2 tuần sau ngày Ông Trịnh Hội nộp đơn kiện vào toà. Trời đã đãi ngộ người công chính.

 

Với phán quyết Tòa Án Tối Cao của New York, nhiều mạnh thường quân đã chính thức đòi VOICE hoàn trả tiền đóng góp tại buổi gây quỹ ở Buffalo vào tháng 4 năm 2016 vì niềm tin của họ đã bị phản bội. Theo luật của Hoa Kỳ, họ có quyền đòi lại các khoản đóng góp ấy.

 

Tôi cảm ơn thân nhân, bằng hữu, giáo dân, các nhân sĩ trong cộng đồng và đặc biệt là các đồng bào tị nạn ở Thái Lan vẫn đặt niềm tin nơi tôi trong suốt thời gian Ông Trịnh Hội và các thành viên của VOICE liên tục đánh phá, bôi bẩn, nhục mạ tôi. Tôi luôn tin rằng “Trời cao có mắt”.


***

TV Canada ‘nghi vấn’ người tị nạn của VOICE

 BM
Ông Võ Văn Dũng, tức Dũng Loa, đưa hai ngón tay cái khi vừa đến phi trường Toronto năm 2016. (Hình: Facebook Pho Duc Lam)


BM

TÂM LÝ ỨNG DỤNG KHẨU NGHIỆP

 


 BM

Câu chuyện sau đây được một người thân kể lại có liên quan đến hai chữ “khẩu nghiệp”, với lời nhắn là ai đó, xin đừng tạo nghiệp cho mình bằng cách làm tổn thương người khác.

 

Chị sinh ra trong một gia đình giàu có và đông anh chị em. Tuy cùng cha, nhưng gia đình có nhiều “mẹ”, nên mặc dù anh chị em thương yêu nhau, vẫn không tránh khỏi những khác biệt về tâm lý, suy nghĩ, và hành động. Điều này dễ hiểu vì mỗi dòng con đều thừa hưởng tính di truyền cả cha lẫn mẹ.

 

Tuổi thơ và tuổi trẻ của chị là quãng đời thần tiên, được cha mẹ yêu thương, các anh chị em yêu mến, nhưng cái nghiệp bắt đầu khi những người anh chị em kia đã lớn, đã có những mảnh đời riêng. Theo chị, vì ghen tỵ, vì mặc cảm hoặc vì những lý do cá nhân khác mà chị đã trở thành nạn nhân của “khẩu nghiệp” do chính những anh chị em mà chị rất mực thương yêu đã tạo cho chị.


BM


Cái chị đau khổ nhất của cuộc sống nơi đất khách quê người là cảm giác cô đơn và lạc lõng. Không chỉ những anh chị em cùng cha, khác mẹ, mà kể cả những người cùng một mẹ sinh ra đã gây cho chị, và coi chị như kẻ thù. Đó là kết quả khẩu nghiệp. Kết quả của những lời nói lớn nhỏ truyền miệng, những lời nói rỉ tai sau lưng chị. Đối với chị, cái đau đớn nhất không phải là hậu quả khẩu nghiệp do người dưng tạo ra cho chị, mà là xuất phát từ những người trong gia đình. Có lần chị đã ngỏ ý muốn nói một lần cho rốt ráo, cho mọi người hiểu chuyện, và với hy vọng nối lại tình nghĩa gia đình. Nhưng có lẽ thời cơ ấy chưa tới, mặc dù chị đã cố gắng, đã nhẫn nhịn, và đã hạ cái tôi của chị xuống nhiều lần. Thôi đành chờ cơ hội vậy. Mà nếu cơ hội ấy không đến thì cũng không sao, miễn sao chị đã sống hết mình, sống thật lòng, và sống yêu thương với mọi người là đủ.

 

KHẨU NGHIỆP LÀ GÌ?


BM


Vậy khẩu nghiệp là gì mà nó gây ra bao tang thương, đổ vỡ, và trái oan cho nhiều người như vậy?       

 

Có thể hiểu một cách nôm na khẩu nghiệp chính là nghiệp do những lời nói gây ra. Khẩu nghiệp được hình thành do những lời nói tiêu cực, ác ý, hoặc những lời nói khiêu khích được nói ra từ miệng lưỡi của một người.

 

Theo quan niệm của Phật Giáo, có ít nhất 5 loại ngôn ngữ thường tạo hậu quả tiêu cực, hậu quả xấu cho nạn nhân, và cũng cho chính người nói ra những ngôn từ đó. Bao gồm:


BM


1. Không nói có, có nói không: Đặt điều dựng chuyện, nói lời gian dối. Những lời gây mâu thuẫn, thị phi.

 

2. Lời lẽ thô thiển: Lời lẽ thô thiển hay còn được gọi là thiển ngữ. Đó là những lời đả kích, xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác, hoặc chửi bới và làm phương hại danh dự người khác.  

 

3. Phê bình, khen chê: Đánh giá, phê phán một người dựa theo bên ngoài. Một hành động nảy sinh do tâm lý so sánh, đố kỵ.

 

4. Nói hai lời: Lúc nói thế này lúc nói thế khác. Trước mặt nói thế này, sau lưng nói thế khác làm phát sinh mâu thuẫn.

 

5. Lời lẽ khiêu khích: Dùng ngôn từ khích bác để gợi lên lòng tham, sân, si của người khác.


image
 

Còn theo quan niệm Kitô giáo, việc dùng lời nói để phê bình, phân rẽ, chia cách hoặc ly gián người này người khác không chỉ được coi như những nghiệp chướng, mà đúng ra nó là một thứ tội: Tội lỗi đức công bằng, tội kiêu ngạo, và lỗi đức bác ái: “Các ngươi không được giết người”. [1] Người ta có thể giết một người, nhiều người bằng gươm đao, súng đạn, khí giới, nhưng cũng có thể giết một người bằng cách hủy hoại danh dự, phẩm giá, và danh tiếng của họ bằng những lời nói phê bình, chỉ trích, nói gian, hoặc làm chứng gian.

 

CÁI NHÌN TÂM LÝ


BM


Dù là nói hành, nói xấu, hoặc dèm pha hạ nhục người khác bằng bất cứ ngôn từ hoặc chủ ý nào, tâm lý học nhìn những nạn nhân như những người thiếu may mắn, đáng thương, và bị tổn hại tinh thần, đôi khi bằng cả sự nghiệp, danh giá, hoặc mạng sống. Nhiều người nhạy cảm khi đối diện với những ác quả của khẩu nghiệp đã rơi vào tình trạng trầm cảm, chán nản, thất vọng, và đôi khi dẫn đến tự tử. Đối với những ai tạo ra các nghiệp chướng này thường là những người có thái độ sống thiếu tự tin, tự ti mặc cảm, thiếu trưởng thành về mặt tâm lý. Họ cũng là những người tự tôn, vô cảm, thiếu đạo đức.  


Với một người thiếu đạo đức thì việc gì họ cũng có thể làm được miễn sao họ cảm thấy khỏa lấp được cái cao ngạo, đề cao cái tôi của họ. Có thể họ là những người ghen tị, có thể họ là những người tham lam, ích kỷ, hoặc có thể họ là những người nuôi ước vọng hão huyền về những gì mình muốn có, và cách duy nhất là dìm người khác xuống, hoặc chê bai, phê bình người khác. Thực chất, họ đáng thương không phải vì cái nghiệp họ gieo, mà ngay chính cái tâm của họ cũng không được an bình, và cuộc sống họ cảm thấy cô đơn, xa tránh và ít bạn bè.   

 

KIỀM CHẾ KHẨU NGHIỆP


BM


“Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy”. [2] Một lời nói ra khỏi miệng bốn con ngựa đuổi theo cũng không kịp. Những ai hay có tính gieo khẩu nghiệp nên suy nghĩ lại, và hãy tự kiểm điểm ngôn từ của mình. Khi một lời nói xấu, dèm pha, hoặc hạ giá người khác được nói ra, nó sẽ lan tỏa rất nhanh, rất xa khó lòng lấy lại. Nó cũng tố cáo dã tâm, và lòng độc ác của người tạo nghiệp: “Ngậm máu phun người trước dơ miệng mình”. [3] Do đó, người tạo khẩu nghiệp sẽ luôn sống với tâm trạng nghi ngờ, bất an. Họ sợ người khác nói xấu về họ như họ đã nói xấu người khác. Họ sợ bị trả thù, và nhiều thứ sợ khác. Kết quả họ là người khổ trước khi những nạn nhân của họ bị khổ. Và họ là những người sống thiếu bình an.

 

Khi luận về giá trị của cái lưỡi. Người xưa cũng có câu: “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.[4] Chính vì thế, Thánh Kinh Kitô Giáo đã có những lời khuyên can những người hay dùng miệng lưỡi mà hại người khác như sau:  


http://baomai.blogspot.com/

“Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân. Nếu ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa để bắt chúng vâng lời, thì ta điều khiển được toàn thân chúng. Anh em cũng hãy nhìn xem tàu bè : dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy: nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huênh hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao ! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta, nó làm cho toàn thân bị ô nhiễm, đốt cháy bánh xe cuộc đời, vì chính nó bị lửa hỏa ngục đốt cháy. Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em, như vậy thì không được.”[5]


http://baomai.blogspot.com/ 

 

Tóm lại:


BM


“Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ trong kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.” [6]

 

 

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Tài liệu khảo cứu:

 

1. Matthew’s Gospel (Mt 19:16-21). The Catechism refers to this in item #2052. 

2. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. Ca Dao Tục Ngữ.

3. Ibid.

4. Ibid.

5. Giacôbê 3:2-6, 9-10.

6. Luca 6:45.

***

 BM

“Một phụ nữ đến xưng tội với một vị linh mục ẩn tu. Bà thú tội đã vu oan giá họa cho một ai đó. Thấy lòng thành khẩn thống hối tội lỗi của bà, vị linh mục đã ban phép tha tội cho bà.

 

Trong bài báo của ‘CON CÁI MẸ MỄ DU’ tháng rồi có đăng một câu chuyện như sau:


https://baomai.blogspot.com/2011/04/quyen-luc-cua-cai-luoi.html



http://baomai.blogspot.com/

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN TUỔI


                                          Thái Công Tụng  

Thời tuổi trẻ thì giáo dục là trung tâm còn đến tuổi già thì trung tâm phải là sức khỏe . Hai vấn đề giáo dục và sức khỏe chính là bận tâm nhất của chính phủ Quebec hiện nay nên trong ngân sách hàng năm của Quebec, hai Bộ chiếm ngân sách nhà nước nhiều nhất chính là Bộ Giáo Dục và Bộ Y tế .
Xã hội Tây phương càng ngày càng lão hoá vì tuổi thọ càng ngày càng tăng do nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng người càng già thì chi phí y tế càng nhiều hơn vì người già thì dĩ nhiên hay đau ốm hơn. Ðau ốm này không những thể chất mà còn tinh thần. Thế giới thay đổi qúa nhanh, cấu trúc gia đình truyền thống cũng đổi thay song song với các biến chuyển về kinh tế xã hội. Gia đình xưa kia là ba bốn thế hệ ở chung một mái nhà, ngày nay tháp dân số đảo ngược với gia đình hạt nhân, ở riêng hết nên người già lại thêm nhiều vấn nạn: vấn nạn sức khỏe, vấn nạn tinh thần như  lo âu, buồn rầu, rồi từ đó là trầm cảm. Do đó, trước đây người ta nói không bệnh tật là sức khỏe. Ngày nay, quan điểm về sức khỏe đã mở rộng hơn vì sức khỏe phải gồm 3 phần: sức khỏe cơ thể: khỏe mạnh; sức khỏe tâm thần: vui đời, lạc quan; sức khỏe xã hội: hòa hợp với xã hội, cộng đồng. Nói khác đi, sức khỏe phụ thuộc nhiều vào môi trường. Môi trường không chỉ là môi trường thiên nhiên mà còn bao gồm cả môi trường nhân văn
 
Môi trường thiên nhiên: Nó bao gồm những yếu tố thiên nhiên như trái đất, khí hậu, mưa, gió, mặt trời, cây cỏ, chim muông v.v..
-Khí hậu tác động lên trồng trọt hoa màu đã đành mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Vài ví dụ : xứ Canada mỗi năm có bao nhiêu tháng nắng. Mùa lạnh kéo dài với băng tuyết ngoài đường khiến người già không những dễ đau nhức khớp xương, dễ té, dễ bổ mà người già càng dễ bị buồn rầu. Tại Pháp, cách đây 2 năm, có trên 25 000 cụ ông, cụ bà chết vào mùa hè vì nóng.. Ðầu mùa đông, người lớn tuổi đều đi chích ngừa trị cảm cúm. Các danh từ  thông dụng như cảm lạnh, cảm nóng vô hình chung cũng nói lên ảnh hưởng khí hậu đến sức khỏe con ngưòi .Các sự thay đổi khí hậu toàn cầu  chỗ này gây lụt lội nhiều hơn, bão gió mạnh hơn, chỗ kia hạn hán gắt hơn, mùa màng bị thất bát, khiến nhiều nơi dân phải chọn di cư đi nơi khác tạo ra một thứ di dân mới được mệnh danh là di dân môi trường
-Không khí ô nhiễm với khói xe, khói nhà máy làm các bụi lơ lửng trên không cũng nhiều, gây dị ứng và khó thở. Mỗi năm, vào đầu xuân, chúng ta dễ bị dị ứng với các phấn hoa với sổ mũi, chảy nước mắt . Ðọc báo gần đây hơn, có nhiều cuộc tụ họp dân Quebec phản đối sự thiết lập các trại nuôi heo vì sợ không khí các vùng xung quanh bị hôi hám  ô nhiễm, sợ dòng nước cuối nguồn bị ô nhiễm .Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Âu châu cho thấy các người dân sống trong các khu vực ô nhiễm thường bị mắc bệnh về đường hô hấp, phổi và ngoài ra, còn bị mắc bệnh tim mạch cao hơn 40% so với nhóm dân  sống ở nơi có không khí trong lành.
-Mặt trời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người .Chẳng thế mà dân Canada hàng năm nhất là người già phải di chuyển xuống Florida ở 5-6 tháng để có bầu trời nắng ấm, tiêu pha hàng tỷ Mỹ kim, giúp cho nền kinh tế tiểu bang Florida . Nhiều người đi Cuba, Dominican Republic, Mexico như Cancun cũng chính là đi tìm nắng ấm mặt trời .
-Nước cũng tác động lên sức khỏe con người .Trong thành ngữ dân gian Việt Nam có những danh từ như vùng nước độc, lam sơn chướng khí,  vô hình chung cũng cho thấy nhận định người dân với tác động của  môi trường. Ðọc báo ta thấy gần đây, chính phủ Canada đã phải di chuyển nhiều làng thổ dân trên miền Bắc Ontario vì dòng nước uống bị ô nhiễm. Người da đỏ ở Canada hàng ngàn năm nay thường nói 'nước là dòng máu của Trái Ðất', đủ thấy tầm quan trọng của nước.
-Rừng cây cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Như vậy là vì rừng toả ra oxy trong lành và cũng hút bớt khí cacbonic độc hại, giúp cho hô hấp. Rừng là buồng phổi thứ hai con người .Rừng giúp bảo vệ đất mà nếu đất mất phì nhiêu do xói mòn thì không có thực phẩm, gây ra nạn đói kém.
Rừng không phải chỉ là tài nguyên hay  môi trường vật lý mà rừng là tâm linh, là cõi vĩnh hằng, là cõi sâu thẳm của nội tâm, là 'một cõi đi về' .
-Ðất là một yếu tố quan trọng trong môi trường thiên nhiên vì đất là nơi nuôi dưỡng loài người, cây cỏ, muông thú . Nếu ta bảo vệ đất, chăm sóc thì đất sẽ giúp nhân loại khỏi đói, khỏi khát. Nếu ta làm hư đất như phá rừng thì đồi núi sẽ trọc, hoa màu sẽ thiệt hại, gây ra đói kém .Ðộng đất, núi lửa cũng làm chết hàng chục, hàng trăm ngàn người .
 Trên kia là những yếu tố quan trọng của môi trường thiên nhiên. Với cảnh phố phường chật hẹp, người đông đúc, với sự đô thị hoá, con người hầu như đã sống trong một môi trường giả tạo, với các nhà ximăng, với các toà cao ốc mênh mông nên không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất . Thành phố thiếu không gian xanh, không khí ngột ngạt sau một ngày làm việc, về nhà lại ở trong 4 bức tường, với ánh sáng đèn điện, với máy điều hoà không khí, quạt điện ..tạo ra con người mệt mỏi, mất năng lượng, chán nản ..Trong các đô thị lớn thì đâu đâu cũng có hiện tượng BMW (Bus, Metro, Work) nên lại càng ít vận động.  Con người miệt mài phố thị với cát bụi đô thành chẳng bao giờ nghe được tiếng ve, cảnh mặt trời lặn, những con đường lẫn vào mây, quờ tay là hái được sương mù, 'người ngồi xuống mây ngang đầu ', không còn được nghe tiếng  sáo diều trong đồng vắng, không còn thấy trăng lên với cảnh 'đêm qua ra đứng bờ ao, trông cá cá lặn, trông sao sao mờ', không còn cảm nhận các cảnh 'sông dài trời rộng bến cô liêu ' và cuộc sống đô thị, thì nhà nào biết nhà đó, chỉ lo bon chen, tiêu thụ qúa sá, mà không nhận ra cái kiếp mong manh của kiếp người, cái mong manh của hạnh phúc thoáng qua 'đời sao im vắng, như đồng lúa gặt xong, người về soi bóng mình, giữa tường vắng lặng câm ' .
 Do đó, muốn lấy lại thăng bằng, con người ngày nay lại càng cần đi tìm những khu rừng, những nọn núi cao vì chỉ ở đó, họ mới cảm thấy mình tan biến trong cái tĩnh lặng uyên nguyên. :
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Chính vì sống xa rời thiên nhiên là nơi cưu mang của con người nên thân tâm biến loạn do đó, ta cần tìm lại mối liên hệ chân chính với thiên nhiên, tìm lại  niềm yêu thương lặng lẽ của đất, những khoảnh khắc đầy phù sa của dòng sông đang trôi khuất, những giọt sương mai lấp lánh,  những dòng sông hiền hoà, những cánh dồng ngào ngạt đơm bông,  để tinh thần được thảnh thơi như Nguyễn Công Trứ đã viết:
Người ta ở trong phù thế
Ch vô cầu là chữ thiên nhiên
do đó chúng ta nên tiếp xúc với thiên nhiên như rừng cây, suối nước, màu xanh của bầu trời vì thiên nhiên là bà mẹ của ta.
Ði bộ trong các công viên, thiền hành tìm được sự yên tĩnh, thanh thản nội tâm, giữ được trạng thái tâm lý cân bằng trong nhịp sống xô bồ căng thẳng, mệt mỏi nhờ vậy an định nội tâm, an lạc . Nó giúp đẩy lùi và làm chậm lại tiến trình suy thoái cơ thể : bớt bệnh vì có không khí thở, bớt đau nhức, bớt phì nộn là điều kiện dẫn đến các bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp...
 Ði bộ ra đi khi trời vừa sáng, đi bộ dưới vòm cây, trong công viên giúp  điều hoà hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm hồn, cả Thân lẫn Tâm.. Ngoài đi bộ, người lớn tuổi phải vận động cơ thể như tập thể dục, tập Tai Chi, tập khí công v.v.
Chính vì con người càng xa rời Thiên Nhiên nên hiện nay trào lưu trở về với Thiên Nhiên càng mạnh:
Các tu viện Thiền, các làng Thiền, các môn phái sử dụng Thiền như là trọng tâm sinh hoạt nẩy nở càng ngày càng nhiều, chính là để phản ứng lại với nếp sống xa rời các chuẩn mực của thiên nhiên. Các môn yoga, tập thở, y khoa mềm (médecine douce), các sách về tâm linh, nói về sự tu dưỡng tinh thần cho vững chãi trước những vòng xoáy của cuộc đời đầy cung bậc ngọt bùi cay đắng, đầy chuỗi vui, buồn, yêu thương, giận hờn ..  bán rất chạy. Thiền hành trong những chốn âm u tĩnh mịch, du lịch sinh thái giúp con người tìm lại mối liên hệ với thiên nhiên.
Nếu 'người buồn cảnh có vui đâu bao giờ'' thì ngược lại ngoại cảnh nghĩa là môi trường sống xung quanh ta cũng ảnh hưởng đến con người, không những về tinh thần mà còn thể chất.
Ngoại cảnh không bị ô nhiễm, với không khí trong lành, nước chảy, thông reo giúp cho tâm an bình, tạo điều kiện giúp con người thoát tục dễ dàng hơn, tâm hồn không khuấy động, không tà kiến, buông xả được các bụi bặm phù du phiền muộn của cái tôi để hoà mình vào nhịp sống bao la của vũ trụ, giúp ta dễ đồng nhất với vũ trụ, cảm nghiệm lẽ trời trong tĩnh lặng để buông xả, để phá chấp và giúp con người tìm về bản tâm thanh tịnh của mình, tìm lại được thăng bằng thảnh thơi và nhờ vậy,  giúp con người bớt ưu phiền, bớt căng thẳng. Thế nhưng, với sự gia tăng dân số, với kỹ nghệ hoá, thăng bằng thiên nhiên mà Tạo hóa đã phú cho Trời Ðất càng ngày càng bị thương tổn nên tạo ra các biến đổi khí hậu toàn cầu, gây các hậu quả như ngày nay với các trận bão nối tiếp nhau không dứt, rồi hạn hán, sa mạc hoá v.v tạo ra một 'en-trô-pi sinh thái '. (ecological entropy)

Môi trường nhân văn
Vẽ những vòng tròn đồng tâm, môi trường nhân văn từ trong ra ngoài có thể kể con cháu, bạn bè, người đồng hương, láng giềng, hội đoàn v.v.
  Người lớn tuổi thường cô đơn thể chất (vợ chết/chồng chết) và cô đơn tinh thần (buồn phiền, bi quan), chưa kể đến  bệnh già, nên càng dễ bị tổn thương. Các nỗi  cô đơn này vừa là cái nhân, vừa là cái quả của nhiều đau khổ. Con cái hoặc ở xa hoặc không có thì giờ chăm sóc cha mẹ .Người già mà ở nhà già, gặp toàn người bản xứ không cùng cảm thông vì văn hoá khác, ngôn ngữ khác thì tinh thần lại càng xuống mà tinh thần xuống thì cơ thể cùng xuống theo .
Ngày nay, đô thị hoá, kỷ nghệ hoá giúp con người thoát khỏi cảnh lam lũ đồng áng, đầu tắt mặt tối ở chốn bùn lầy nước đọng, đem đến cho ta nhiều tiện nghi văn minh: liên lạc nhanh hơn, thông tin nhanh hơn. Con người ở thời đại công nghiệp này có tâm trí  luôn luôn bị động như robot suốt  ngày, làm việc lắp ráp các bộ phận trong dây chuyền sản xuất từ máy điện toán đến ráp xe hơi, máy bay, mọi công đoạn đều lớp lang, có thời lượng quy định. Sự tiến bộ kỹ thuật từ nhiều thập niên gần đây với sự tăng tốc, cái gì cũng Express, nào là ExpressPost, Fast food, Café Express.. làm phá vỡ cấu trúc các xã hội cổ truyền làm  con người không có thì giờ rãnh rổi tìm lại mình, tra vấn về cuộc đời mình .
Và chính sự phát triển này lại cũng manh mún hoá những cá nhân.
 Cuộc sống xô bồ ngày nay làm con người cứ chạy đua theo vật chất, theo tiêu thụ, y như người cứ uống nước mặn ngoài biển khơí, mà càng uống thì càng khát:
Chúng ta ngày nay sống thọ hơn nhưng sống ít ý nghĩa hơn
Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng không thắng được cõi lòng
Giải  trí thì nhiều mà niềm vui thì ít
Ðây là thời đại của thu nhập gấp đôi nhưng chia ly thì lại nhiều
Cuộc sống tiện nghi hơn nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn
Và đó chính là nghịch lý của thời đại ta đang sống, hôm nay và bây giờ . Phát triển kỷ thuật cũng có nghĩa là thời gian bị đo lường, chắt bóp làm biến đi nhịp sống an nhiên tự tại. Sự gia tăng các phuơng tiện truyền thông đi cùng với sự nghèo nàn về truyền thông giữa các cá nhân: con người sống bên cạnh nhau nhưng không sống với nhau. Hai giới từ 'bên cạnh' và 'với' nghe tuy đơn giản biết bao nhưng lại có tầm quan trọng biết bao !  
Bữa cơm sum họp trong gia đình vắng dần, vì người về trước, kẻ về sau, các người cùng gia đình không có dịp trò chuyện để chia sẻ. Người già ít được trò chuyện với con cái, ở trong không gian nhỏ hẹp không mấy khoáng đảng, làm xuất hiện bệnh mất trí, lú lẩn sớm.
 Trong các làng mạc xưa kia,  do điều kiện sống cần tương trợ lẫn nhau nên tối lửa tắt đèn có nhau, họ xem nhau như người trong một gia đình .Họ cùng nhau thực hiện trồng trọt, cấy cày . Ngày nay, đô thị hoá, hàng triệu người chen chúc trong các thành phố lớn, họ sống để làm việc cho có tiền; gặp gỡ, thảo luận, chuyện trò cũng xem như mất thời gian. Với các phương tiện hiện đại với điện thoại, truyền hình, xe hơi riêng, con người càng cá nhân hơn, phát triển tính nghi ngờ ngay cả với người ở 'ấp' bên cạnh rồi từ đó tăng thêm nỗi cô đơn.
Do đó xã hội ngày nay ngày càng đánh mất tình người và cuộc sống hoạt động như một cỗ máy vô tri
Tiếp xúc với môi trường nhân văn:  chuyện trò, giải khuây, cười vui có thể hoá giải buồn và cô đơn, tìm an lạc tâm hồn. Ðó là sức khoẻ tinh thần. Người lớn tuổi cảm thấy hạnh phúc khi còn có thể giúp đỡ cho con cháu : giữ cháu, đưa cháu đi học về, dạy dỗ cho cháu học thêm Việt ngữ giúp người già giảm bớt căng thẳng vì thấy nụ cười của đứa bé, trao tình thương. Ðến đây, người viết nhớ lại chuyện có thực 100% ở Phi Châu .Năm 1987, tôi có dịp đi làm ghé qua thủ đô Dakar xứ Senegal. Ðang lướt qua tờ báo địa phương ngày đó (hình như báo đó tên là Le Soleil), tự nhiên tôi thấy các dòng chữ Saigon, Gia Ðịnh, Lăng Ông, Dalat v.v.Bèn hỏi lân la thêm thì biết tác giả truyện ngắn đó là một phụ nữ lai hai dòng máu : Sénégal và Việt . Tôi có phone hỏi thăm bà ấy thì bà kể qua lai lịch và nói được tiếng Việt nhờ bà ngoại và chính nhờ bà ngoại kể các chuyện củ nên mới vận dụng trí tưởng tượng để viết !!Tập truyện ngắn của bà này sau đó được giải thưởng văn học Sénégal .
Người lớn tuổi cũng phải có niềm tin, niềm tin vào các bậc tối cao như Phật, như Chúa, như Thượng đế v.v.Những con mắt buồn phiền, xin cấy lại niềm tin vì mất nìềm  tin là mất tất cả. Có niềm tin, giúp ta chuyển hoá các loạn tâm, loạn tưởng giúp tâm an nhiên tự tại trước các cơn bão tố trong cuộc đời.
Tiếp xúc với bạn bè, với người đồng hương cũng giúp ta có những hoài niệm chung, giải toả căng thẳng, hoá giải nỗi buồn. Làm thiện nguyện giúp trẻ em, trò chuyện với người già cô đơn trong khu phố mình ở, chở người cần đi bệnh viện, đi xin tiền già cũng giúp ta phát triển tâm Từ, tâm Bi.
Từ là hiến tặng hạnh phúc. Bi là làm cho người ta bớt khổ.Về phương diện tâm thần, ta nhận thấy khi ta từ bi hơn thì tâm ta dễ bình an hơn . Nên nhớ muốn gia đình hạnh phúc thì trước tiên mình phải hạnh phúc trước đã vì  nếu người lớn tuổi cảm thấy luôn luôn mệt mỏi, bất an, cáu kỉnh, hạnh phúc sẽ không bao giờ đậu ở bậc thềm nhà bạn.
Ðau khổ đi liền với kiếp nhân sinh. Chẳng thế mà nhà Phật thường nói: đời là biển khổ . Bác sĩ trị được cái đau, còn cái khổ chỉ cá nhân ta mới tự chữa lấy.
Sống trên đời như trong một quán trọ, sống gửi thác về, đúng như các câu hát:
-Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trên khe nước nguồn
 
-Chiều nay em đi phố về
 thấy đời mình là những quán không
Bàn im hơi bên ghế ngồi
 
-Em đi qua chuyến đò ơi a thấy con trăng đang nằm ngủ
Con sông là quán trọ mà trăng tên lãng du
Em đi qua chuyến đò ới a vui như ngày hội
Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi
 
-Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời ( Ở trọ )
 
Biết cuộc đời chỉ là một quán trọ, sống gửi thác về nên xin cứ thanh thản như mây, xin đừng quá vui cũng chẳng quá buồn, rắc rối làm chi những điều đơn giản, nên buông xả, phá chấp, an nhiên tự tại, giúp thân và tâm cả an lẫn lạc.  Tâm an là yếu tố quan trọng để ta khoẻ mạnh.
Khi chúc nhau sức khỏe, có nghĩa không những sức khỏe thể chất mà còn sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần có nghĩa  tinh thần lạc quan,  thoải mái, thư giãn. Bác sĩ cần cái lạc quan của mình thì dễ chữa trị hơn vì  lạc quan tinh thần giúp cơ thể đề kháng với bệnh tật dễ dàng hơn .
Trong Phật học, ta thường nghe Từ,  Bi, Hỉ, Xả .Trên kia đã nói về Từ và Bi . Còn Hỉ là có niềm vui trong lòng .
Xả trong cụm từ Từ, Bi, Hỉ, Xả. Xả tuy là chữ cuối cùng trong cụm từ đó nhưng không có nghĩa là không quan trọng. Không chấp ngã, không cố chấp mà phải phá chấp, nghĩa là Xả, xả bớt các sân hận, tị hiềm. từ đó nẩy sinh thái độ phóng khoáng.
Xả là tập sống trong sự  bao dung, bao dung  rộng lượng với mọi người vì nhận thức đuợc là :
Thôi về đi, đường trần đâu có gì
Tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi, từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ, tưởng hồn những năm xưa (Phôi pha )
Ðường trần đâu có gì ! 'Ðâu có gì' vì :
                       Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
                      để một mai tôi về làm cát bụi
'Ðâu có gì' vì:  mọi vật trên thế gian này đều vô thường, trống rỗng, không có thực thể .  'Ðâu có gì' vì : cuộc đời như một giấc chiêm bao và  rất ngắn:
'Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua', một  câu trong bài hát nhan đề Phôi Pha .
Ðời người như gió qua nên lại càng phải buông xả, tâm không bám vào sự vật để dần dần tâm được thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh, sống an nhiên tự tại chính là vectơ đến giải thoát .Tâm thanh tịnh giúp tránh các ô nhiễm của tâm hồn
Ngày nay, những người sống ở chốn ít ô nhiễm về bụi bặm, về tiếng động, về nước, về không khí  thì bớt căng thẳng và sống lâu hơn người sống trong môi trường đầy các loại ô nhiễm trên. Như vậy cũng có nghĩa là phần lớn các bệnh hoạn không phải chỉ có uống thật nhiều thuốc để trị bệnh mà thể dục, thư giản, ăn uống cũng góp phần vào sự lành bệnh . Như vậy, có sự tương quan giữa phương thức sống (mode de vie) và sức khỏe.  Các phương thức sống như không hút thuốc, tránh phì nộn, thư giãn .. giúp bớt các bệnh tim mạch và các bệnh do stress đem đến.
                                           *
                                        *      *    
Xin tóm lược các điều vừa nói trong công thức sau cho dễ nhớ :
1 trung tâm: sức khoẻ;
5 phải: phải vận động, phải có niềm tin, phải lạc quan, phải buông xả, phải hoà ái;
3 quên: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên quá khứ (mà chỉ sống trong hiện tại)
Chúng ta đang may mắn ở Canada là xứ đất rộng, người thưa, rừng vàng, bạc biển.
Dù biết xứ này  lạnh lẽo, nhưng lại không có bão nhiệt đới như Florida, Louisiana, Mexico với các lụt lội hư hại nhà cửa.
Dù biết lạnh nhưng xứ này không nằm trên vòng đai núi lửa, động đất như Pakistan .
Dù lạnh lẽo nhưng nhờ cái lạnh mà chu kỳ lây lan của các muỗi mòng, chuột bị gián đoạn.
Canada là nước giàu nhất trong G8. Canada tiếp nhận di dân 9 lần nhiều hơn Pháp, 3 lần nhiều hơn Ðức . Nói ra đây là để vinh danh xứ Canada đã đành nhưng cũng muốn nói là ta không nên than vãn vì xứ này đất lành chim đậu nên mọi sắc dân từ A (A như Angola) đến Z (Z như Zimbawe) đều sinh sống bình đẳng ở xứ này.
Trong sinh hoạt người lớn tuổi ngày nay, cần kiếm thăng bằng giữa người và người trong xã hội : đó là nhân quyển; giữa người và thiên nhiên : đó là sinh quyển và có đời sống tâm linh sung mãn : đó là tâm quyển . Nếu xã hội đạt được sự thăng bằng của ba phạm trù vừa kể, thì chính đó là cõi cực lạc của môi sinh và cõi cực lạc của tâm hồn. Tiền bạc không tạo nên hạnh phúc vì có tiền mà đau ốm, có tiền mà môi sinh ô nhiễm, cướp bóc bạo hành tràn lan, thì đó không phải an lạc .Bài hát Tôi muốn   của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà cũng nói lên các điều vừa kể :
.. Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên, Tôi muốn sống như loài hoa hiền,Tôi muốn làm một thứ cỏ cây, Vui trong gió và không ưu phiền. Tôi muốn mọi người biết thương nhau, Không oán ghét không gây hận sầu v.v.            

                                                Thái Công Tụng