Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

 


https://baomai.blogspot.com/

Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông , có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. 

Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. 

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần ( hay không ) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, vá víu, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, tư tưởng gia lớn, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng, nghĩ mình đã chế ra điện và nước nóng.

https://baomai.blogspot.com/

Ở đâu cũng có những cái tôi tổ bố, nhưng ở người Việt, nó là một hiện tượng phổ thông. 

Cũng lạ, cái TÔI tổ bố ở một nơi như VN. VN, xứ của văn hoá Phật Giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai, vì nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. 

Nơi người Công giáo rất nhiệt thành, và Công giáo coi chuyện vị tha, nghĩ tới người khác là đức tính hàng đầu. Không lẽ người Việt ta hiểu lầm tôn giáo mình đang theo ?

Phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? 

https://baomai.blogspot.com/

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh ( pathologie ). Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ). Tư cao, tự đại là một cách tự vệ của người yếu.

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng. Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một bà bán hột vịt lộn, một tài xế xe đò về hưu.

Người Việt ta có cái tự mãn dễ dàng, kiêu hãnh lặt vặt, nên cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Thành quả không thể lớn hơn tham vọng.

https://baomai.blogspot.com/

Nếu Picasso thoả mãn với ” péiriode bleue ” ( thời kỳ Xanh ), sẽ không có ” période rose” ( thời kỳ Hồng ) , nếu hài lòng với période rose sẽ không có tranh lập thể, đưa hội họa đi xa ngàn dặm.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn chương trên France Culture hay France 5, khó tưởng tượng họ đã chiếm giải Nobel Văn chương, Le Clézio Nobel 2008, Modiano, 2014. Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. Modiano tìm chữ một cách khó khăn, ít khi chấm dứt một câu , như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi nói chẳng có gì đáng để ý. Họ lắng nghe người khác, dù người trước mặt chỉ là một nhà văn chân ướt chân ráo, vừa in cuốn sách đầu tay. 

Thảo luận, nghĩa là nghe quan điểm của người khác, là điều chúng ta không làm được. Cái tôi của ta nó lớn quá. 

Tôi nắm sự thực trong tay. Ai nghĩ khác tôi là xúc phạm Tôi, nghĩa là xúc phạm Sự Thực. Phải căm thù, phải triệt hạ, phải chụp cho một cái nón cối.

VN là nước nghèo nhất, chậm tiến nhất, đáng lẽ mình phải khiêm nhượng, nhưng không, tỷ số những người kiêu ngạo của ta nó lớn gấp bội thiên hạ. Bạn đã gặp một người Nhật nào vỗ ngực : tôi, tôi, tôi ?

https://baomai.blogspot.com/

Trước đây, khá lâu, tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh ý niệm niết bàn của Phật Giáo với thiên đàng của Thiên chúa giáo. Bà hỏi cách làm gỏi cuốn

Ông bà là công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác. Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, một danh cầm piano, chiếm 7 giải nhất khi còn học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành giáo sư âm nhạc có uy tín lớn, ông là Olivier Messaien, một trong những nhạc sư, tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. 

https://baomai.blogspot.com/

Rất nhiều nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’ Saint-Francois d’Assise ‘’ của ông được trình diễn trên khắp thê giới, như những tác phẩm của Mozart, Beethoven. 

Nhìn hai ông bà già hiền lành, gần như vụng về, xếp hàng mua ổ bánh mì, ít người nghĩ đó là hai nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào nói về âm nhạc cổ điển cận đại. Và mới tuần trước, họ là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Ông bà ( ngày nay đã qua đời ) sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo.. Tiền bản quyền nhạc tặng các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

https://baomai.blogspot.com/

Khi nào có những người như Messaien, Le Clozio, Modiano, chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm nhượng, VN sẽ là một nước trưởng thành. Trong khi chờ đợi, phe ta thi nhau trèo lên nóc nhà, gào : Khổ quá, tại sao tôi tài giỏi đến thế ! Khi gào mỏi cổ, đóng áo thụng vái nhau..

Đó cũng là một trò vui, nếu nó không có hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta đều biết đất nước nằm bên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn, trước khi quá muôn. Nhưng chúng ta không thể ngồi với nhau. Cái TÔI của chúng ta nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.




Từ Thức

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

MỘT NGƯỜI MẸ BỐN CON ĐƯỢC GẶP CHÚA VÀ HỒI SINH SAU KHI TIM NGỪNG ĐẬP

 

 BM

Một bà mẹ ở bang Arizona, Hoa Kỳ đã ngừng tim trong 27 phút, cho biết cô đã đối mặt với Chúa trên Thiên đường, Chúa đã an bài kỳ tích về hồ sơ bệnh án cho cô, và lòng từ bi của Chúa đã khiến cô sống lại. Sau khi tỉnh lại, cô viết nguệch ngoạc lên mảnh giấy bên cạnh giường rằng: “Đó là sự thật”.

 

“Chúa ở ngay trước mặt tôi. Tỷ lệ điều này xảy ra có lẽ chỉ là một phần triệu, và vì lý do nào đó, Chúa đã chọn tôi”. Cô Tina Hines nói rằng cô có nhiệm vụ chia sẻ những gì mình thấy.

 

“Trong 27 phút đó, tôi đã chết, không có bất kỳ dấu hiệu gì của sự sống – không thở, không có nhịp tim trên màn hình. Tôi không cần phải trải qua trải nghiệm cận tử này để tin rằng Chúa có thật và Thiên đường là có thật. Bởi vì tôi đã luôn tin vào Chúa, rất nhiều. Vì vậy, trải nghiệm này là một món quà mà Chúa ban cho tôi, để tôi chia sẻ nhiều hơn những tin tức về Chúa”.


BM


Cô Tina và anh Brian đã kết hôn được 34 năm. Họ có với nhau 4 người con và dự kiến sẽ chào đón đứa cháu đầu lòng vào khoảng tháng 8. Vào một ngày của năm 2018, cô lúc đó làm việc vất vả và cảm thấy “nhịp tim của mình không bình thường”, cô đã đi kiểm tra sức khỏe nhưng không phát hiện ra điều gì bất thường. “Họ (bác sĩ) nói với tôi rằng tôi không cần ở lại bệnh viện, nói rằng không có vấn đề gì”, cô nhớ lại.

 

Nhưng ba tháng sau, cô đã bị ngưng tim đột ngột.


Đột ngột phải cấp cứu


BM

Vào sáng ngày 12/02/2018, cô Tina cầu nguyện cùng với người bạn cầu nguyện hơn 23 năm của mình, tất nhiên là sau khi hoàn thành một phần công việc chiêu sinh tại trường của cô. Cô cùng ăn trưa với bạn bè và sau đó, cô cảm thấy hơi “tức ngực”.

 

Vào khoảng 4 giờ chiều, cô và chồng cô Brian vẫn cùng với người bạn Jeff Logas của họ chuẩn bị đi bộ đến Deem Hill. Vừa ra khỏi nhà, Tina đột nhiên bất tỉnh, lúc đó hai mắt cô trợn ngược và không còn mạch nữa. Anh Brian ngay lập tức gọi 911, còn anh Jeff ngay lập tức thực hiện thủ thuật hồi sinh tim phổi (CPR) cho Tina. Anh Brian sau khi đặt điện thoại xuống thì tiếp tục thực hiện hô hấp nhân tạo cho cô.

 

Mặt của Tina tiếp tục tái xanh, vài phút sau, nhân viên y tế cấp cứu đã nhanh chóng có mặt và cho Tina 3 lần sốc tim. Xe cứu thương đã hú còi đưa Tina đến Bệnh viện Thung lũng Deer HonorHealth, trên đường đi họ lại thực hiện cho cô thêm hai cú sốc tim.

 

“Nói về kỳ tích… mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của Chúa, và ngay lúc đó, ngài đã để tôi ở bên cạnh một người biết làm hô hấp nhân tạo”, Tina nhớ lại, “họ đặt máy hô hấp nhân tạo LUCAS trên cơ thể tôi, và nó ép liên tục lên tim tôi trong suốt chặng đường. Vừa đến bệnh viện, họ lại cho tôi một cú sốc tim nữa”.

 

“Bác sĩ nói, ‘chúng ta hãy cố gắng, cô ấy mới 51 tuổi và mọi thứ đều rất khỏe mạnh’, cú sốc cuối cùng đã đưa tôi trở lại thực tại và mở mắt ra”.


BM

Khi xe cấp cứu đến bệnh viện, trán của Tina đã bị thương do ngất xỉu, xương ức cũng bị gãy, hô hấp nhân tạo cũng khiến cô bị gãy nhiều xương sườn, não của cô đã bị thiếu oxy trong hơn 27 phút. Các bác sĩ lo ngại điều này sẽ khiến cô bị tổn thương não dai dẳng. Cô được đeo máy thở, với một cái ống cài vào trong cổ họng, và cuối cùng Tina, người đầy các thiết bị trên thân, đã trở lại sau cơn nguy kịch. Cô cho biết, khoảnh khắc sinh tử của sinh mệnh đã mang đến cho cô những trải nghiệm khác nhau.

 

“Tôi có thể nhìn thấy ánh đèn trên trần nhà, và trong 27 phút mà tôi đã chết đó, tôi không cảm thấy gì cả. Chính Chúa đã tiêu bỏ mọi nỗi đau của tôi”. Cô nhớ lại, “Tôi không cảm thấy áp lực nào cả. Họ cắt qua xương ức và xương sườn của tôi, mở lồng ngực của tôi để khởi động trái tim tôi. Tất cả những điều này tôi đều không cảm giác thấy – tôi không cảm thấy gì cả”.

 

Sau khi tỉnh lại, Tina có rất nhiều điều để nói và muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình ngay lập tức, nhưng các bác sĩ đã đưa cô vào trạng thái hôn mê để cơ thể hồi phục và tìm ra nguyên nhân dẫn đến cơn đau tim. Gia đình cô lo lắng kéo đến phòng chờ của phòng chăm sóc đặc biệt, bao gồm cả 4 người con, cũng như chị gái và anh rể của Tina.

 

Vào ngày hôm sau, ngày 13/02, Tina đã tỉnh dậy và chia sẻ những gì cô ấy nhìn thấy trên Thiên Đường.


“Thiên Đường là có thật”


BM


Bác sĩ muốn xác nhận rằng Tina có thể tự thở, nên anh Brian đã cúi xuống mặt người vợ thân yêu của mình và hỏi cô có thở được không. Trong vài giây sau, bác sĩ đã nhìn thấy ngực của Tina phập phồng lên xuống. Họ xác nhận cô ấy đủ khỏe để tự thở và đã tháo máy thở cho cô.

 

Tỉnh dậy sau liều thuốc an thần, Tina bắt đầu ra hiệu bằng tay, như thể yêu cầu muốn viết gì đó. Các con của cô lấy ra một cuốn nhật ký, và anh Brian đặt một cây bút vào tay Tina. Cô viết nguệch ngoạc “Đó là sự thật”, đồng thời chỉ tay lên trời và ngụ ý bằng một cái gật đầu, sau đó Tina như giải tỏa được gánh nặng và nước mắt bất giác rơi xuống. “Vào thời điểm đó, gia đình tôi tin rằng mọi thứ sẽ ổn”, cô Tina kể lại.

 

“Không từ ngữ nào có thể diễn tả được”, cô nói, “Chúa đang ở ngay trước mặt tôi. Tôi nhìn thấy cảnh tượng đằng sau ngài ấy, một mặt trời khổng lồ với ánh nắng màu vàng rực rỡ và một vài đám mây nhẹ nhàng. Đằng sau nữa là cánh cổng (của Thiên Đường). Tôi cảm thấy một loại cảm giác hưng phấn và hoàn toàn bình tĩnh đến khó tin.


BM


“Rất nhiều người thắc mắc, ‘Bạn có thấy gia đình mình không? Bạn có nhìn thấy con vật cưng đã chết của mình không?’ Ngoài Chúa Jesus, tôi không nhìn thấy gì cả. Không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả, chỉ có Chúa Jesus với tôi, tôi nhìn thấy khuôn mặt nhân hậu của ngài ấy. Ngài ấy ở trước mặt tôi với một khuôn mặt nhân từ và thánh thiện.


BM


Chỉ có ngài ấy và tôi, ngài ấy đã mở rộng hai tay và tôi được bao bọc trong một sự từ bi khổng lồ. Tôi thấy ngài ấy đang nhìn tôi. Không có câu thoại trong khoảnh khắc đó, chỉ có cảm giác tồn tại. Ánh sáng vàng chói lọi tỏa ra từ phía sau ngài ấy quá chói mắt, khiến mắt tôi không thể mở ra được”.

 

Những người không tin vào Thần đã nghi ngờ câu chuyện của cô Tina, cho rằng đó “chỉ là tình trạng thiếu oxy và ảo giác” như một số bác sĩ nói, nhưng cách cô nói không hề cho người ta cảm giác khoa trương. Cô nói: “Tôi chính là nhìn thấy Chúa Jesus trực diện như thế, với cánh tay dang ra, tôi được tẩy tịnh trong hơi ấm dễ chịu, không đau đớn, không tổn thương, bình an mà yên tĩnh. Tôi đã ở trước mặt Chúa một cách hết sức thiết thực”. “Sau đó, ngài ấy đã gửi tôi trở lại”.


BM


“Nếu không thì làm sao tôi có thể trở lại từ cái chết trong 27 phút mà không có dấu hiệu của sự sống, và sau đó sống một cuộc sống rất bình thường? Tôi thậm chí không cần phải uống thuốc tim nữa. Là Chúa đã làm điều đó. Chúa đã khiến tim tôi đập trở lại. Ngài ấy đã chạm vào nó, Chúa dang tay ra và chạm vào trái tim tôi. Trong khoảnh khắc trên Thiên Đường đó, ngài đã ở bên tôi. Ngài cho phép tôi kể lại câu chuyện này”.


Ba ngày sau cơn đau tim của Tina, các bác sĩ đã cấy một máy khử rung tim 2×2 inch gần xương đòn trái của cô để theo dõi nhịp tim. Và cô đã được xuất viện vào ngày hôm sau.

 

Những lời đầu tiên của Tina sau khi hồi sinh đã khiến gia đình cô vô cùng xúc động. Cháu gái của cô đã xăm lên người dòng chữ “Đó là sự thật” mà Tina viết ra, và câu chuyện này đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng Internet. Tina nói rằng ngay cả khi câu chuyện của cô chỉ có thể thay đổi một người, khiến họ tin rằng Chúa và Thiên Đường là có thật, thì câu chuyện này nên được chia sẻ.

 

Trân trọng mỗi ngày trong cuộc sống


BM


Tina nói rằng cô đã tin vào Chúa từ năm 5 tuổi, và chính sự an bài của mẹ cô đã đóng một vai trò quan trọng trong niềm tin của cô. Khi còn nhỏ, mẹ đã gửi cô đến một trường tư thục tôn giáo, nơi việc học của cô giúp cô hiểu sâu hơn về Chúa. Tina và chồng cô đều là những người thành kính theo đạo Cơ đốc, họ là cha mẹ của 4 người con: cặp sinh đôi Jordan và Logan 30 tuổi, Jake 24 tuổi và con gái Tatum Marie 18 tuổi.

 

Kể từ khi lên Thiên Đường và trở lại, cô Tina, một người mẹ có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, đã đem việc chia sẻ những gì mình thấy trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời mình, và trong suốt chặng đường đó cho đến nay, cô đã gặp “rất nhiều người xuất sắc”.

 

Tina đã viết câu chuyện của mình thành một cuốn sách mang tên “Thiên đường – Nó có thật… Cái chết thay đổi cuộc sống như thế nào (Heaven—It’s Real… How Dying Changes Living), trong đó kể về trải nghiệm cận tử của cô và nó ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của cô.


Trong hơn sáu tháng, Tina đã sử dụng phương pháp viết SOAP – viết, quan sát, áp dụng và cầu nguyện – để tổng hợp những gì cô chứng kiến. Cô cũng từng phải đối mặt với câu hỏi như “Nếu tình huống này xảy ra một lần nữa, gia đình tôi nên giải quyết như thế nào?” Kết luận cô ấy đưa ra là, Thần là thành thật và chân thực, chúng ta đến đây đều là có một mục đích.

 

“Tôi vẫn có một trái tim không hoàn hảo. Tôi vẫn có những nhịp tim kỳ lạ”, cô nói, “Nhưng tôi luôn nói rằng, tôi có một nhịp tim không hoàn hảo, nhưng tôi có một vị Chúa hoàn hảo. Vì vậy, nếu Chúa đưa tôi trở lại đây và chỉ cho tôi vài năm để chia sẻ câu chuyện này, thì nếu điều này lại xảy ra, hoặc vì một lý do nào đó, sinh mệnh của tôi sẽ rời khỏi Trái đất. Tôi biết rằng mọi thứ đều là do Chúa sắp đặt, bởi vì tôi tin vào Ngài ấy.

 

“Tôi vẫn còn nợ hàng nghìn đô la tiền viện phí. Tôi vẫn phải đối mặt với những vấn đề hoặc khó khăn mà tất cả chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Nhưng suy cho cùng, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của Chúa. Tôi tin vào điểm này. Tôi biết tôi tin điều này, vì vậy nó đã thay đổi mọi phương thức mà tôi sống trên Trái đất”.

 

Cô Tina tin rằng dù gặp phải những thử thách và khó khăn nào trong cuộc sống thì mỗi chúng ta đều cần có “niềm tin vĩnh cửu và niềm hy vọng vào Thiên Đường”. Cô hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp mọi người tìm thấy sự bình yên trong nội tâm và biết rằng “Chúa có thật và Thiên Đường cũng có thật”.


BM


Cô Tina đã tìm thấy mục đích sống mới sau một lần thoát khỏi tử thần. “Trừ khi bạn trải qua khảo nghiệm, nếu không bạn sẽ không thấy nó”, cô nhấn mạnh, “nếu bạn chưa trải qua mưa gió, bạn cũng sẽ không nhìn thấy mặt trời và cầu vồng sau cơn bão”.

 

“Cho dù tôi còn có thể sống ở đây bao lâu nữa, tôi sẽ dâng mình cho Chúa, cho lòng từ bi mà Ngài đã ban cho tôi, để cống hiến và cảm động thế giới”.

 

 

 

Hàn Ngọc  _  Xuân Hoàng


Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

SỨC MẠNH CỦA BÁO CHÍ QUA TÁC PHẨM" CHUYỆN MỘT TỜ BÁO"

 

BM

Báo chí gắn kết chúng ta với một cộng đồng mà chúng ta không thường xuyên nhận ra. Báo chí cho phép chúng ta nhìn xa hơn cuộc sống của chính mình. Báo chí cho phép chúng ta nhìn thấy cuộc sống cũng như hoạt động của những người xung quanh chúng ta.

 

“Chuyện một tờ báo” của văn hào O. Henry cho chúng ta thấy rằng một tờ báo vào một ngày nhất định nào đó sẽ có sức mạnh vượt ra ngoài các trang giấy mà hoàn thành tốt công việc của nó như thế nào.


BM


Tờ báo trong câu chuyện của Henry đã bắt đầu chuyến hành trình của nó vào lúc 8 giờ sáng, khi một chàng trai trẻ nhếch nhác Jack đút tờ báo vào túi sau cùng với cả đống găng tay của mình. Trong lúc hấp tấp chạy đi, anh  không nhìn thấy tờ báo và găng tay đã rơi khỏi túi. Cuối cùng khi biết găng tay của mình bị rơi mất, anh cáu kỉnh quay lại để tìm.

 

Tờ báo đã đặt mình (hoàn chỉnh với găng tay) ở một góc phố nơi Jack có thể phát hiện ra chúng. Nhưng anh đã quên phắt đôi găng tay và tờ giấy [mà anh tìm kiếm] vì anh đang “nắm hai bàn tay nhỏ […] và nhìn vào đôi mắt hối hận màu nâu.” Anh ấy không biết làm thế nào để tiếp cận với người phụ nữ anh ấy yêu, nhưng nhờ tờ báo dẫn lối mà anh đã đến được đây vào chính xác thời điểm này.

 

Bay theo làn gió


http://baomai.blogspot.com/

Tờ báo không chỉ giúp cho Jack, mà còn giúp cho cả cậu trai trẻ Bobby, người khao khát tình yêu của một cô gái đáng mến nào đó. Tờ báo chao lượn trong không trung cho đến khi ập vào mặt chú ngựa bất kham của Bobby. Chú ngựa lồng lên sợ hãi và hất ngã anh chàng xà ích Bobby xuống khoảnh đất trước ngôi nhà.

 

Khi anh chễm chệ nằm đó, một cô gái trẻ vội chạy ra và kêu lên, “Ôi, đúng là anh rồi Bobby; bao giờ cũng chỉ có anh thôi. Anh không thấy thế sao?” Tờ báo đã đặt Bobby trước ngôi nhà của tình yêu của cậu và giúp cậu chiếm trọn tim nàng.

 

Sau sự dàn xếp và kết nối cuộc gặp gỡ của đôi bạn trẻ, tờ báo lao vun vút theo chiều gió để giúp đỡ một người khác. Chúng tiếp tục di chuyển cho đến bị viên cảnh sát O’Brine “là một nhân vật đáng gờm khi tham gia giao thông” tóm lấy.

 

Khi O’Brine  đang vuốt thẳng lại các tờ giấy báo tơi tả và đọc dòng tiêu đề, “Báo chí đứng hàng đầu trong cuộc vận động ủng hộ cảnh sát,” thì Danny, người phục vụ tại quán cà phê Shandon Bells đã mời O’Brine một ly rượu. O’Brine bước ra ngoài, khuôn mặt tươi tỉnh và sẵn sàng đi làm nhiệm vụ. Dù người phục vụ có đọc bài báo ca ngợi cảnh sát hay không, thì tờ báo cũng đã ủng hộ viên cảnh sát này trong trường hợp này.

 

Viên cảnh sát O’Brine giúi tờ báo vào nách một chú bé đang đi ngang qua có tên là Johnny đang trên đường trở về nhà.

 

Được dùng trong những cách khác nhau


BM


Tờ báo đến nhà Johnny, và chị gái của chú, Gladys đã nhặt lấy. Cô gái trẻ trông nhợt nhạt, thiếu sức sống, có vẻ ngoài bất mãn này đã và đang khao khát tìm kiếm chìa khóa của sắc đẹp. Khi chuẩn bị ra ngoài, cô đã vò nhăn một vài trang giấy báo mà Johnny mang về và đính vào bên dưới váy để bắt chước  tiếng sột soạt của đổ lụa thật, việc này khiến cô thật là tự tin.

 

Cô nàng Gladys lướt ngang qua hàng xóm của mình, người đang héo hon vì ghen tị với chiếc váy sột soạt của cô. Cô nàng lẩm bẩm gì đó nhưng Gladys đã phớt lờ. Tâm hồn Gladys bay bổng và khi cô bước về phía trước, ánh mắt long lanh, đôi má ửng hồng và nụ cười thỏa mãn rạng rỡ lan tỏa trên khuôn mặt xinh đẹp. Tờ báo đã truyền cảm hứng làm đẹp cho cô.

 

Tờ báo được chuyển từ Gladys xinh đẹp đến cho cha cô, một tay cầm đầu nghiệp đoàn tại nơi làm việc. Ông ta đang nổi trận lôi đình với những công nhân đình công. Nhưng thay vì đi làm vào ngày hôm đó, những câu đố vui của tờ báo đã làm ông phân tâm và chuyển hướng trong nhiều giờ. Bởi vì ông không có mặt ở đó thế là các công nhân cũng được xoa dịu và cuộc đình công đã không xảy ra.


BM


Các trang còn lại của tờ báo cũng có vài công dụng hữu ích.

 

Cũng giống như Gladys, Johnny đã xé một vài trang để sử dụng cho riêng mình.  Cậu chàng Johnny đã lường trước hình phạt từ vị giáo viên của mình nên đã nhét các mảnh giấy vào bên trong quần áo để giảm nhẹ hậu quả của hình phạt thể chất. Và thế là, tờ báo đã hoàn thành một công việc xuất sắc.

 

Tờ báo đã giúp đỡ tất cả mọi người mà nó gặp gỡ, người già và trẻ nhỏ, trong tình yêu và trong công việc.


BM


Trong quyển sách “Fancies Versus Fads,” văn sĩ người Anh G.K. Chesterton có một góc nhìn khác khi trích dẫn rằng những tờ báo không giúp ích gì con người: “Dường như khó mà coi trọng những điều điều xấu xa có thể được thực hiện bởi một nền báo chí không trung thực và vô đạo đức.”

 

Nhà văn Chesterton đã đúng, nhưng câu chuyện của Henry chứng minh rằng, ngay cả khi chúng ta không nhận thấy hoặc không đồng ý với mọi thông tin trên một tờ báo, thì một tờ báo tốt, hoặc thậm chí là một tờ báo tệ đều có thể xây dựng một cộng đồng theo những cách mà chúng ta có thể không nhận thấy và không thể tự mình làm được.


BM

Tác phẩm “Chuyện một tờ báo” cho chúng ta thấy sức mạnh và tiềm năng của báo chí. Một tờ báo có thể mang mọi người đến với nhau, truyền cảm hứng, mang lại niềm tin và giúp chuyển hướng thảm họa.

 

 

 

Kate Vidimos  _  Mai Hoa

http://baomai.blogspot.com/