Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

TIẾNG THÉT LƯNG TRỜI

 

THÁNG TƯ ĐEN NHÓM HÀ NGỌC MỸ HÂN KÍNH MỜI CHIA SẺ TIẾNG THET LƯNG TRỜI HỒI KÝ CỦA HÀ NGỌC

 

Tháng tư hộc máu

 22-4-1975 CHI KHU PHƯỚC NINH

Tây Ninh bị áp đảo bốn bề, đường nào cũng có người gồng gánh, bồng bế chạy giặc…

       Trong hầm trú ẩn, nằm trên chiếc ghế bố nhà binh, tôi đang đọc lại cuốn “Nghĩ trong một xã hội tan rã” của Thế Uyên thì Sĩ bước vào, nói trỏng:

       -Đường Tây ninh  - Saigon bị cắt rồi!

Đoạn hắn ngồi phịch xuống chiếc giường gần đó với tiếng thở dài chán nản, tôi buông sách, bật dậy hỏi:

       -Ai nói thế? Sĩ uể oải trả lời:

       -Chẳng ai cả. Hồi sáng sớm, tớ dù về nhà, mới đến Trà Võ, từ xa đã thấy một số xe chạy ngược lại, tớ nghe mấy tràng AK nổ dòn, họ la lớn: -Trở lại đi, chết đầy đằng kia kìa! Ghê quá, tớ phóng về Long Hoa hỏi thăm. Được biết, VC đóng 3 chốt từ Trà Võ đến Suối Sâu, không cho một xe nào qua. Biết như vầy, tuần trước tớ đi là ổn rồi. Hắn có vẻ bực bội. Như chợt nhớ ra điều gì, tôi vội cầm nón sắt bên đầu giường nằm, ra văn phòng lấy xe còn nghe tiếng Sĩ nói với theo gì đó…

    Chạy khoảng một cây số, hai bên đường là rừng cao su, lạnh tanh, tôi thêm ga, bất ngờ gặp Thụy ngược chiều, tôi đưa tay chỉ về hướng thị xã, hắn quày đầu “ngựa sắt” đi song song, Thụy vồn vã:

       -Ta lên nhà ngươi đây. Tôi thoáng ngạc nhiên:

       -Có chuyện gì không? Hắn cười:

       -Mình kiếm gì lai rai cho quên mớ đời.

       -Bộ mi mới lãnh lương hả ?

-Còn phải hỏi, 22 rồi mà!

       -À! Lính hành chánh tài chánh có khác .

Hai đứa tôi như mặt trời mặt trăng. Một đứa trầm, chậm rãi, đứa kia sống động xông xáo. Thế mà thật chí thân. Nhiều lúc giận có thể đấm vào mặt nhau, nhưng rồi cũng xí xoá vì cả hai đều mê làm văn nghệ. Hắn, Thuỵ trong Hội văn nghệ sĩ Quân Đội. Trời khéo cho hắn có mã đẹp trai và sớm kênh đời.

       Quán Dịch Thuỷ sáng nay vắng khách. Cô chủ ngồi buồn nhìn xuống dòng sông, gần cầu quan (Tây Ninh), nước lửng lờ trôi.


                           *Cầu Quan & Núi Bà Tây Ninh

Chúng tôi bước vào, cô tươi hẳn nét mặt, nhoẻn miệng cười, nói:

       -Ồ! Lâu nay mấy anh biệt tích đâu nhỉ? Thuỵ tươm tướp đáp:

       -Tiền lính tính liền em ơi! Ba mươi ngày chỉ có một, muốn gặp em thường lắm chứ.

Hồng vừa tiến lại chúng tôi, vừa tiếp:

       -Thôi đi! Em sợ mấy ông nhà văn khéo nói lắm!

Tôi nhìn Thuỵ ngầm hỏi, hắn hiểu ý, gọi bia. Trong lòng không vui, uống từng ngụm, tôi nghe đắng ngắt, im lặng một chút, Thuỵ giục:

       -100% đi! Nhà ngươi say với ta một bữa coi. Biết ngày mai còn được như vầy không? Tôi lan man nghĩ ngợi:

-Ừ! Ta cũng lo quá! Bây giờ miền Trung đã bỏ ngõ, không khéo thì tất cả…rơi vào tay cộng sản, nhà ngươi có thấy sự tính toán sai lầm của cấp lãnh đạo không?

       Thuỵ nốc cạn ly, hừng chí:

       -Qua đài phát thanh và báo chí, ta tức quá. Tại sao dễ dàng buông súng, chạy như vịt vậy? Theo ta, nếu cố thủ vùng 3 + 4 thì VC cũng khó nuốt.

       -Ta e chẳng kịp nữa! Thuỵ như ngơ ngác hỏi:

       -Nhà ngươi nói sao?

            -Có gì lạ đâu, cứ nhận xét tình hình toàn bộ, sẽ tiên đoán được tương lai…Ta chán quá rồi, mình đang sống trong  một xã hội bệnh hoạn, mưng mủ, nhiều tướng lãnh bất tài lại tham nhũng cùng những chính khách xôi thịt, quan liêu, chỉ đánh giặc mồm trên ghế salon, trong phòng trà, tổ chức buôn lậu tiếp tế cho địch, làm giàu trên xương máu đồng bào. Hơn nữa, Mỹ có thực sự giúp chúng ta không hay coi miền nam như con chốt thí trên bàn cờ quốc tế? Chiến trường Trung Đông đang lên cao điểm, Mỹ có thể đổi VN để lấy Trung Đông vì ở đây là mạch máu của họ. Vả lại nền kinh tế Mỹ đã kiệt quệ bởi chiến tranh VN làm phong trào phản chiến  ở Mỹ bùng phát dữ dội. Do đó, Mẽo áp lực T.T Thiệu ngồi vào bàn Hiệp Định Paris. Người không hiểu sẽ cho ông Thiệu ngu, nhưng thực tế thật là đau lòng …

Thuỵ ngà ngà say gật gù chẳng khác một gã thấm đòn gian lận.

Tôi chua chát :

       -Mỹ là kẻ phản bội! Ai bảo trí khôn con người không có lúc bị nhiễm độc? Nguy hiểm cho cả một dân tộc và nhiều thế hệ…Vụ Watergate đã làm họ chới với, chưa bao giờ chính trường Mỹ gặp cơn bão thế này…

      

 *Trái: Kissinger, phải: Lê Đức Thọ* Mỹ họp thí chốt VNCH*

       *VNCH thua từ bàn giấy White House hay Mỹ Cộng?!

  Thuỵ chợt vỗ vai tôi:

       -Mình là con kiến trong bàn tay ác quỷ, cứ sống nốt đời phu phen và chấp nhận tình trạng khốn nạn nếu nó đến…

       -Không! Tao không thể làm tên nô lệ. Tao chấp nhận cái chết, một khi cuộc sống chẳng còn ý nghĩa…

        24-4-1975

           Sáng tinh sương, nghe lành lạnh, thơm mùi gió núi, vùng thượng biên đẹp tuyệt vời. Tôi và thiếu uý Tân thuộc TTHQ ra quán café trước Chi Khu, Tân cho hay Tiểu Đoàn 350 đã bỏ Bến Sõi, về bố trí làng Cao Xá sát nách mình rồi vì áp lực địch quá mạnh. Nhiều đồng bào hối hả đưa gia đình chạy về hướng thị xã, họ cho hay đã gặp khoảng 30 chiếc thuyền trưng cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Như vậy, vùng an ninh ở đây bị thắt lại, địch chỉ cách ta 2 km, bên kia sông Vàm Cỏ Đông. …Những bàn chân dép râu đã dẫm lên Bến Sỏi…báo hiệu con đường địa ngục phía trước mặt…

       Làng Cao Xá, một thời được sáng danh, nhờ dân Bắc di cư đoàn kết với 2 trung đội Nghĩa Quân đánh bật một Tiểu Đoàn VC…

Tôi không còn hứng thú hít thở hương hoa rừng, cỏ dại, trái lại, tưởng chừng mồ hôi tươm khắp mình…Trên đường, người người gồng gánh, bồng bế, hối hả tản cư, họ nói không kịp thở:

       -Mấy ông đội nón cối, dép râu, giọng nói khó nghe bảo chúng tôi đừng đi…Hòa bình tới nơi rồi!...

                  

                           (chạy giặc VC)

       BBC & VOA bình luận Đông Dương sắp rơi vào tay CS. Ai ai cũng xôn xao bàn tán, mặt mày biến sắc mất hồn, chỉ những chủ xe hàng hí hửng được dịp hốt bạc. Lên giá bao nhiêu người ta cũng thuê, cần di chuyển tài sản của họ khỏi vùng lửa đạn. Họ nghĩ cùng lắm là mất Tây Ninh, Saigon khó sụp đổ. Họ đâu biết gần 2000 cô nhi đã đến đất Mỹ.

             *



   (baby lift operation & chuyến bay C-5A rơi gần TSN)

 Ý đồ gì đây của Lầu Năm Góc? Tên sen đầm quốc tế, có lẽ đang thực hiện lời khuyên của ARAFAT, CT phong trào Giải Phóng Palestin:

       -MUỐN THẮNG CS PHẢI THUA CHÚNG!...

Tôi đứng trước cổng Chi Khu Phước Ninh nhìn bốn phương trời. Đường về thị xã người đi như trẩy hội. Nét mặt nào cũng bơ phờ sợ hãi. Thị xã nằm trong tầm pháo của “người anh em phía bên kia” . Mỗi ngày điểm tâm, trưa, chiều dăm mươi quả 82 ly, 122 ly để đồng bào té khói chơi. Những trạm kiểm soát buôn lậu biến mất dạng. Tha hồ nhu yếu phẩm tiếp tế cho VC dồn dập vào bưng . Tiền làm cho con người mù quáng, bất chấp hậu quả dù  mất nước…

        *Tiểu Khu Tây Ninh & Sân bay sau lưng TK

 



25-4-1975

              Nghe radio loan báo về tình hình miền Trung, di tản và di tản…cấp chỉ huy chạy trước…làng nước theo sau, hỗn loạn, chết vì pháo VC, thịt, xác văng tứ tung, chết đói, khát, tạo thành bức tranh rùn rợn nhất trong lịch sử dân tộc.  Miên quốc đang trả thù dân tàn bạo hơn thời Đức Quốc Xã. Rồi đây miền Nam sẽ lãnh bản án chung thân hoặc tử hình do VC say máu chiến thắng??? Tôi không mường tượng nổi cảnh hãi hùng đó…

          

                           (Di tản từ Miền Trung…)

       …26-4-1975  

              Tổng thống Hương đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội. Giọng ông run run chất chứa đầy uất ức, khác nào lời di chúc của một người đang hấp hối, lìa đời. Ông cho biết súng đạn còn có thể chiến đấu 2 năm, lương thực 3 năm. Trước đó, trong một cuộc họp báo, tướng Dương văn Minh khẩn khoản yêu cầu:

       -Để kịp thời cứu nguy đất nước, xin thầy hy sinh một lần cuối cùng giao quyền tổng thống cho tôi, tôi sẽ lãnh sứ mạng thương thuyết với người anh em phía bên kia. Thời gian đó, làn sóng radio không gọi  VC hay CS  mà dùng những từ thân mật “người anh em phía bên kia”!

                     



       T.T Hương từ chối và khẳng khái nhất định: KHÔNG ĐẦU HÀNG CS SẴN SÀNG CHẾT THEO QUÊ HƯƠNG!

        28-4-1975

              Những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử nóng bỏng…mặc dù T.T Hương sức đã cùng lực kiệt, nhưng ông cố chiến đấu mãnh liệt với chính mình về vấn đề: Nên bàn giao quyền TT cho DVM hay không? Tiếng nói không của ông, Saigon biến thành biển máu!

(TT Hương bàn giao cho DVM)

 Cuối cùng, lúc 17:15pm, ông ngậm ngùi bàn giao cho DVM mưu tìm một giải pháp hữu hiệu thương nghị với CS. Cựu CT/TNV Huyền làm phó Tổng Thống.

Đêm.VP/Tổng trấn Saigon – Gia Định đọc thông báo 14/75 Lệnh giới nghiêm 24/24, phi trường TSN bị 3 chiếc A37 dội bom. Đường SG – Biên Hòa bị VC khống chế …

              *Một số hình ảnh hỗn loạn chen nhau lên tàu tại Bến  Bạch Đằng, khi Saigon hấp hối…


    Dân tư bản mại bản, thượng lưu trí thức, quân nhân cao cấp ùn ùn kéo đến Tân Sơn Nhất, bến Bạch Đằng, xô đẩy, đạp nhau leo lên phi cơ, tàu ra ngoại quốc. Biết bao nhiêu xác nổi lềnh bềnh trên sông Saigon khi bước chân giặc cộng chưa tới …

        29-4-1975

                    *Dân chết & nhà cửa tan hoang vì bị pháo VC.

        VC pháo từng chập vào căn cứ Trảng Lớn Tây Ninh, nằm hướng tây bắc, cách thị xã 5 km, là hậu  cứ của Trung Đoàn 49/SĐ 25 bộ binh và Trung Tâm Yểm Trợ  Tiếp Vận Tiểu Khu Tây Ninh. Một bồn xăng cháy lửa cao ngùn ngụt. Khoảng 3 giờ chiều, phía hướng bắc, một chiếc F5 bị hỏa tiển Sam đuổi kịp bốc cháy đâm nhào xuống khu rừng Dương Minh Châu. Tôi tê tái nhìn ánh nắng chiều run rẩy… Bất ngờ gặp Hoàng từ Huế về, hắn kể thao thao:

       -Thỉnh thoảng tao đi xe và chạy bộ trối chết. Tao vừa tái sinh mày ạ! Cửa Hội An, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Saigon đã diễn ra những bi kịch trốn chạy chưa từng có…nhiều người bị đạp rơi từ trên phi cơ xuống như khúc củi mục, kẻ đeo dưới lườn trực thăng khác nào đóng phim, chen lấn nhau xuống tàu, rớt xuống biển, trước khi chìm lỉm kêu, khóc, la , thét vang cả một góc trời…bỏ lại hết, rồi cũng bỏ mạng…

                   30-4-1975                                 

*VC nả rocket vào SG

                        

              


     *VC vào Dinh Độc Lập           

                                    

CỘT KHÓI PHÍA THỊ XÃ TÂY NINH 

Rạng đông. Tôi đứng trên hầm trú ẩn. Một cột khói phía thị xã từ chiều hôm qua vẫn còn ngạo nghễ cao thêm, giống con quái vật khổng lồ, điên cuồng vùng vẫy . Trên đỉnh núi Bà Đen cũng thế. Khói ngùn ngụt đùn mây đen cả một góc trời.

Các đơn vị hỗn hợp báo về, đài Viễn Thông ở đó đã di tản mấy ngày qua. Họ phá huỷ toàn bộ hệ thống máy móc và đài ra-đa vì chịu không nổi chiến thuật tấn công đánh lấn phối hợp đặc công của VC. Gần 20 chiếc trực thăng tiếp vận chiến đấu sợ hãi né tránh hỏa tiễn Sam phóng ra từ sườn núi…

                          

  (*Trạm Tiếp vận Viễn Thông  trên đỉnh núi Bà Đen-Tây Ninh)

        Nắng hè trở nên gay gắt. Rừng hoang vu chất chứa não nùng. Nỗi chết không rời quanh tôi. Tuổi trẻ bất lực, tôi muốn đấm vào ngực mình và thèm một chút yên bình trong đời. Bạn bè lần lượt đi về hư vô, còn ta lâm chiến chắt chiu. Bỗng thiếu uý Minh tìm tôi nói nhỏ:

       -Chuẩn bị di tản ! Nhanh lên!...Tôi bàng hoàng hỏi:

       -Về đâu? Hắn có vẻ nghiêm trọng :

       -Chưa  biết! Phải sẵn sàng chờ lệnh.

   Tôi định hỏi thêm, nhưng hắn đã vội đi. Đang xếp đồ, tôi tự hỏi: Khiêm Hanh bị bao vây. CSBV cô lập Gò Dầu Hạ . Bến Cầu mất. Đồn Mỏ Công bị tràn ngập. VC bên kia sông Bến Sỏi. Suối Đá, Trường Lưu đang dằn co .Xung quanh như thế. Di tản đi mô ??? Chịu chết thôi! Đầu óc rối bời suy tính, tôi nhét vội quân trang vào ba lô rồi ra ngoài nghe ngóng. Phòng TTHQ trực máy 24/24. Thỉnh thoảng Tiểu Khu gọi, bảo chờ lệnh…

              

 (hầm trú ẩn)

        Đại úy Sơn trưởng ban 2, quân phục gọn ghẽ trong văn phòng, đứng cạnh chiếc radio nhỏ vang tiếng hát thật lạc lõng. Dường như, không ai chăm chú nghe, nét mặt dàu dàu mệt mỏi … Đột nhiên, tiếng radio kêu rè rè …Anh lấy làm lạ tưởng hư, định chỉnh nó, thì một giọng nói bệnh hoạn phát ra, kêu gọi toàn bộ Quân, Cán, Chính Miền Nam bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…Tôi và anh Sơn đánh thót người, nhưng chưa tin là sự thật. Đến khi Dương văn Minh lập lại lần thứ ba, anh em mới nhìn nhau nghẹn ngào. Tôi cảm thấy mình đang rơi xuống vực thẳm. Lần đầu tiên tôi buông tiếng chửi thề trước mặt nhiều người, kêu thét lên như người vừa bị trúng đạn:

       -Đầu hàng vô điều kiện! Khốn nạn! DVM là tên phản quốc! Tham sinh uý tử! Lịch sử VN không chấp nhận một tên tướng đê hèn như thế!!!


*Dương văn Minh gục mặt trước kẻ thù, là tội đồ dân tộc?!

 Anh em bứt tóc, đập bàn văng tục…

       -Đồ khốn ! Lê Chiêu Thống tái sinh…

Chỉ có anh Sơn là người biến sắc hơn cả, lớn tiếng hỏi :

- Có ai đi không? Hãy theo tôi!...

Nhiều người hỏi: -Đi đâu ???

Anh không đáp, tuy nhiên nhìn ánh mắt rực lửa của anh cũng đủ hiểu ý . Mọi người im lặng phân vân…rồi vứt ba lô, thay đồ dân sự …Một trái  bom hạch tâm nổ trong đầu khi tôi thấy thiếu tá Thà Chi Khu Trưởng/CKPN ngoan ngoản lo bàn giao, sợ sệt đủ thứ, còn Đ/U Sơn đã âm thầm mất dạng…

              Chợt có tiếng  anh Đ/U Trưởng Chi ANQĐ phòng bên cạnh, đọc lập đi lập lại vang vang hai câu thơ ngẫu hứng của tôi :

        Thôi rồi! Trời đã ngủ mê

       Để bầy quỉ dữ xuống đè quê hương!

 15:00PM . Đám du kích MTGPMN cầm cờ “cách mạng” kéo ra đường đứng trước Chi Khu cách 100m. Chúng đeo băng đỏ…

    Nỗi uất hận dâng trào , tôi cúi mặt lầm lũi đi khác nào một tên trộm vừa bị bắt quả tang…

             Một mình én liệng qua truông

       Làm sao dệt nổi mùa xuân bây giờ?!...

                            30 – 4 - 1975

         Ngày Hòa Bình hay ngày tang dân tộc?

       Ngày lên thiên đàng hay xuống địa ngục ?!

             

            (Tan hàng…không cô gắng…nhục nhã)

                         HÀ NGỌC

 


Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

5 DẤU HIỆU SẼ XẢY RA CHIẾN TRANH

 

https://baomai.blogspot.com/ 

Trước tình hình đe dọa an ninh thế giới của Trung Cộng (TC), Bắc Hàn và Iran, cùng với sự thay đổi nhân sự trong nội các của tổng thống Trump với những tên tuổi được mệnh danh là "diều hâu" như John Bolton, James Mattis, nhiều nhà quan sát cho rằng tổng thống Trump đang đưa Hoa Kỳ đến gần với chiến tranh.

Điều đầu tiên nên nhớ là không một nhà lãnh đạo quốc gia nào muốn khởi sự một cuộc chiến tranh mà họ biết rằng sẽ kéo dài và tốn kém, đó là chưa nói đến nguy cơ có thể bị đánh bại. Lịch sử cho thấy có nhiều trường hợp như vậy. Thế nhưng nhiều nhà lãnh đạo vẫn tự dối mình và cho là họ có thể chiến thắng một cách nhanh chóng, không tốn kém.

https://baomai.blogspot.com/

Trước Đệ Nhất Thế Chiến, các nhà lãnh đạo Đức cho rằng kế hoạch Schlieffen có thể giúp họ đánh bại Pháp và Nga trong vài tháng. 

Hitler cũng có những hy vọng tương tự với chiến thuật "blitzkrieg" và đã tổ chức toàn bộ máy chiến tranh của Đức Quốc Xã dựa trên giả thiết chiến tranh sẽ ngắn gọn.
  
Nhật Bản biết rằng họ không thể thắng một cuộc chiến tranh kéo dài với Hoa Kỳ, và cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một cuộc đánh liều tuyệt vọng mà Tokyo mong muốn sẽ làm tan vỡ tinh thần của Hoa Kỳ và thuyết phục Washington để cho họ tự do hành động ở Đông Á.

Saddam Hussein cho rằng không ai có thể chống lại việc xâm chiếm Kuwait.

https://baomai.blogspot.com/

Tổng thống George W. Bush cũng tin rằng chiến tranh ở Iraq sẽ dễ dàng, ngắn và không tốn kém.

Trong một chế độ dân chủ, các nhà lãnh đạo khi muốn lâm chiến phải thuyết phục công chúng rằng đó là điều cần thiết và khôn ngoan. 

Quốc hội Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò tuyên chiến, được hiến pháp cho phép, một thời gian dài trước đây, khiến các tổng thống được tự do lâm chiến, nhưng không một tổng thống nào có thể yêu cầu sử dụng vũ lực một cách quy mô, rộng lớn (ngoài việc dùng máy bay không người lái hoặc các cuộc đột kích nhỏ) nếu ông biết rằng dân chúng sẽ công khai và mạnh mẽ chống lại. Thay vào đó, tổng thống và nội các của ông sẽ cố gắng thuyết phục công chúng đồng ý với việc tham chiến.

https://baomai.blogspot.com/

Vì vậy, nếu một tổng thống và cố vấn của ông đang tìm cách để bắt đầu một cuộc chiến, họ phải làm sao để dân chúng đồng ý? Dưới đây là năm lý lẽ chính mà những nhà lãnh đạo "diều hâu" thường dùng để biện minh cho một cuộc chiến tranh. Chúng ta có thể xem chúng như là năm dấu hiệu cho biết Quốc Gia Của Chúng Ta Sẽ Tham Chiến. 

https://baomai.blogspot.com/

Tác giả của bài bình luận về những dấu hiệu cho biết là Hoa Kỳ đang đi gần đến chiến tranh này là Giáo Sư Stephen M. Walt dạy về môn Quan Hệ Quốc Tế - international relations - tại Viện Đại Học Harvard (1). Ở đây, chúng tôi sẽ lược qua "năm dấu hiệu" do ông trình bày, đồng thời đưa ra quan điểm và nhận xét riêng để đọc giả có dịp so sánh và tự tìm ra quyết định riêng về tình hình an ninh của Hoa Kỳ, nói riêng, và cả thế giới, nói chung.

1_ Nguy hiểm nghiêm trọng và ngày càng gia tăng.

Nguyên lý căn bản trong nguyên tắc phòng ngừa chiến tranh là giả định rằng chiến tranh đang có nguy cơ xảy ra và, tốt hơn hết là, phải chiến đấu ngay bây giờ thay vì sau này. Với lý do này, Đức đã đi vào cuộc chiến tranh - Đệ Nhất Thế Chiến - năm 1914 bởi vì họ tin rằng quyền lực của Nga sẽ vượt lên một cách nhanh chóng. Cũng vì vậy mà chính quyền Bush đã tấn công Iraq bởi vì họ cho rằng Saddam đã có được vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và tình hình sẽ không thể tưởng tượng được nếu Saddam dùng loại vũ khí này. Theo đó, tại Hoa Kỳ, bất cứ người lãnh đạo nào muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh sẽ cố gắng thuyết phục công chúng rằng Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều chiều hướng bất lợi và chỉ có thể đảo ngược được tình thế bằng hành động quân sự. Bài học cho chúng ta là hãy để ý đến các khẩu hiệu về "khoảng cách - gaps," "đường vạch đỏ - red lines," "điểm không trở lại - points of no return" hoặc "không còn thời gian - time is running out," điều này hàm ý rằng Hoa Kỳ phải hành động trước khi quá muộn.

https://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Walt lý luận rằng chính phủ của ông Trump lo ngại về Bắc Hàn đang có khả năng chế tạo bom nguyên tử và phi đạn liên lục địa, đồng thời Iran là quốc gia hiện đang muốn chế tạo bom nguyên tử, đe dọa an ninh trong vùng và cả Hoa Kỳ. Tuy vậy, có vũ khí là một chuyện, có dùng nó để xâm lăng hay gây chiến hay không, lại là một chuyện khác. Vì không ai có thể tiên đoán được tương lai.

Lý luận như thế thì hiển nhiên là chỉ nhận xét với cái nhìn của một nhà ngoại giao - méo mó nghề nghiệp. Về phương diện quân sự thì "chó sủa và sẽ cắn." Ông bà ta có câu "được đằng chân, lân đằng đầu." Nếu nhường bước trước kẻ hung hăng, có vũ lực thì chúng sẽ càng hung tợn hơn vì "lòng tham vô đáy." Và cũng nên hiểu rằng quy luật của chiến tranh là "tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh." Lý luận của ông Walt vẫn theo đúng quy luật chiến tranh của Hoa Kỳ là "Chỉ đánh trả khi bị tấn công trước." Thế nhưng nếu bị tấn công bằng bom nguyên tử thì có còn thời gian để trả đũa hay không? Hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến là câu trả lời rõ ràng nhất.

2_ Sẽ dễ thắng trong chiến tranh và ít tốn kém.

Như đã nói ở trên, không một nhà lãnh đạo nào muốn có một cuộc chiến tranh lâu dài và tốn kém, hoặc có thể bị thua. Do đó, nhà lãnh đạo muốn lâm chiến phải tự thuyết phục mình và dân chúng rằng sẽ dễ dàng chiến thắng và không tốn kém. Trên thực tế, điều này có nghĩa là thuyết phục mọi người rằng chi phí của Hoa Kỳ cho chiến tranh sẽ không đáng kể, có thể kiểm soát được sự rủi ro về bành trướng chiến tranh, và kết quả có thể dễ dàng đoán trước.

https://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Walt khuyên dân chúng phải để ý đến những từ ngữ được chính quyền dùng, như "lựa chọn bị giới hạn - limited options," "tấn công đẫm máu," sức mạnh của không lực, khả năng "tấn công chính xác," hoặc kiểm soát được tình trạng chiến tranh. Những từ ngữ này, theo ông Walt, là dấu hiệu chính phủ tự thuyết phục họ rằng có nhiều lựa chọn để đánh bại kẻ thù, đồng thời ít nguy hại cho đất nước. Và ông cũng cho biết rằng đối phương sẽ chống trả lại không kém.

Khi chiến tranh xảy ra, dù là tấn công hay tự vệ, thì thiệt hại cho quốc gia dĩ nhiên phải có. Thế nhưng, trong chiến tranh, thì ở vị thế mạnh (tấn công) vẫn có lợi hơn là ở vị thế yếu (tự vệ hoặc chống đỡ). Bởi thế, cho dù không muốn chiến tranh cũng phải tìm cách ở vị thế mạnh. Lịch sử thế giới đã chứng minh quốc gia yếu luôn bị các quốc gia mạnh tìm cách xâm chiếm.

https://baomai.blogspot.com/

Là người Việt Nam, chúng ta hiểu rõ việc này hơn ai hết. Thế cho nên , "Si vis pacem, para bellum - Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" và nếu khởi chiến thì "Tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh."

3_ Chiến tranh sẽ giải quyết được tất cả các khó khăn của chúng ta.

Những người ủng hộ cho chiến tranh thường hứa hẹn rằng chiến thắng sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cùng một lúc. Saddam nghĩ rằng xâm chiếm Kuwait là một hành động chính trị nhằm loại bỏ một trong những chủ nợ chính của ông ta, tăng tổng sản lượng quốc gia của Iraq lên hàng tỷ đô la qua đêm, tăng cường cán cân quyền lực của ông ta đối với Ả-rập Xê-út, làm giảm bất mãn trong nước và cho ông ta quyền lực để cạnh tranh với Iran, quốc gia có tiềm năng mạnh hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Tương tự như vậy, ông Bush nghĩ rằng lật đổ Saddam sẽ loại bỏ một kẻ có tiềm năng xâm lược, gửi một thông điệp tới các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác, khôi phục lại sự tin cậy của Hoa Kỳ sau ngày 9 tháng 11 và bắt đầu một quá trình dân chủ hóa ở Trung Đông, cuối cùng sẽ giảm thiểu nguy cơ khủng bố của những kẻ Hồi Giáo cuồng tín. 

Những người chủ chiến cho rằng nếu Hoa Kỳ sử dụng vũ lực, các quốc gia khác sẽ tôn trọng họ, củng cố được vị trí lãnh đạo, và hòa bình sẽ lan rộng khắp nơi. Ngược lại, nếu họ không hành động, kẻ thù sẽ được khuyến khích, các đồng minh sẽ bị ở thế yếu, và thế giới sẽ rơi vào bóng tối.

Giáo sư Walt lý luận rằng cho dù Hoa Kỳ có tham gia chiến tranh hay sử dụng vũ lực bao nhiêu lần - và trong nhiều thập niên gần đây, đã có rất nhiều lần sử dụng sức mạnh - xem ra vẫn chưa đủ.

https://baomai.blogspot.com/

Nói như thế thì chẳng lẽ Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn để TC biến Biển Đông thành tài sản riêng của chúng? Chẳng lẽ ngồi chờ xem Bắc Hàn có thể chế nổi một hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử rơi xuống miền tây nước Mỹ hay không? Ngồi chờ xem Iran có thể chế tạo được bom nguyên tử để tấn công Do Thái hay nước láng giềng nào khác trong vùng? Ngồi chờ xem Nga có dám tấn công các quốc gia Bắc Âu hay không? Bao nhiêu sinh mạng sẽ bị phí phạm nếu Hoa Kỳ ngồi khoanh tay xem "cuộc hí trường?"

Bàn như giáo sư Walt là loại lý luận của kẻ "ngồi chờ," kẻ "cầu may," hay đúng ra là kẻ có tinh thần bạc nhược, không có kiến thức quân sự: "Đánh kẻ thù khi chúng còn yếu, thì mới có thể đỡ thiệt hại. Chờ cho đến khi chúng mạnh ngang mình rồi mới đánh thì sự thiệt hại sẽ khó lường, và có thể thua."

4_ Địch thủ là kẻ độc ác, khùng điên, hoặc cả hai.

Giáo sư Walt cho rằng những nhà lãnh đạo thường lấy cớ địch thủ của quốc gia là những kẻ độc ác, khùng điên. Tác giả còn quên một điều là chúng còn có máu xâm lăng, mộng bá chủ. Đây không phải là cớ để Hoa Kỳ phải lâm chiến, nếu kẻ ác không động chạm gì tới quyền lợi của nước Mỹ. Thế nhưng bảo rằng TC chiếm toàn cõi Biển Đông là không đụng chạm đến Mỹ, Bắc Hàn chế tạo phi đạn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử là không nguy hiểm cho nước Mỹ, Iran hăm dọa sẽ chế tạo vũ khí nguyên tử để xóa nước Do Thái khỏi bản đồ thế giới là không nguy hại đến đồng minh của Mỹ, ... Các quốc gia kể trên cùng với cấp lãnh đạo của chúng nếu không độc ác, không điên khùng, không có mộng xâm lăng thì thử hỏi phải gọi chúng bằng những "từ ngữ ngoại giao" nào khác cho hợp với thực tế?

https://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Walt lại đưa ra lý luận rằng nếu tấn công các quốc gia địch thủ thì họ cũng chẳng ngồi yên chịu đòn. Lẽ dĩ nhiên là như thế, đó là thực tế của chiến tranh và sẽ có thiệt hại cho cả đôi bên. Thế nhưng trở lại với chiến pháp thì, lập lại ở đây là "Đánh kẻ thù khi chúng còn yếu, thì mới có thể đỡ thiệt hại. Chờ cho đến khi chúng mạnh ngang mình rồi mới đánh thì sự thiệt hại sẽ khó lường, và có thể thua."

5_ Kêu gọi Hòa Bình là không yêu nước

Dấu hiệu sau cùng là khi chính phủ quấn vào mình lá cờ quốc gia để gọi những kẻ hoài nghi về biện pháp sử dụng vũ lực là không yêu nước. Giáo sư Walt dẫn chứng rằng trong chiến tranh Việt Nam, tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã cáo buộc những kẻ phản chiến là giúp đỡ và khuyến khích cho kẻ thù. Chính quyền muốn cổ động cho chiến tranh buộc phải miêu tả những người phản đối họ là những kẻ yếu đuối, ngây thơ hoặc không có quyết tâm để bảo vệ cho nền an ninh quốc gia.

missile GIF

Giáo sư Walt lý luận rằng sau 17 năm chiến tranh chống khủng bố, người dân Hoa Kỳ đã quá quen thuộc với chiến tranh. Ngay cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đồng lòng ủng hộ việc tổng thống Trump ra lệnh phóng mấy chục hỏa tiễn hành trình vào Syria và cho rằng hành động này chứng tỏ tổng thống Trump hành sử đúng với cương vị của một vị tổng thống Hoa Kỳ. Giáo sư Walt kết luận rằng khi một chính phủ muốn lâm chiến thì sẽ tìm đủ mọi cách có thể để hăm dọa hoặc hạ thấp giá trị những người hoài nghi. Cách đáng tin cậy nhất để làm điều đó là thúc đẩy lòng yêu nước của họ.

Bàn về việc tổng thống Trump sẽ khai chiến ở đâu? Giáo sư Walt cho rằng sẽ là ở Trung Đông, Iran, vì hai lý do. Thứ nhất, Bắc Hàn đã có bom nguyên tử và Iran thì chưa, nên gây chiến với Bắc Hàn nguy hiểm hơn. Thứ nhì, dù rằng chỉ xảy ra chiến tranh thuần túy ở bán đảo Triều Tiên thì cũng khiến Nam Hàn, Nhật Bản và TC phải lo ngại. Trái lại, các quốc gia ở Trung Đông sẽ rất hài lòng với việc ông Trump đánh Iran thay cho họ.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng điều tiên đoán đó không có ý nghĩa gì vì, giáo sư Walt cho rằng chiến tranh với một trong hai quốc gia nói trên sẽ không xảy ra vì Hoa Kỳ chẳng có lợi gì khi lâm vào một cuộc chiến tranh nữa. Tuy nhiên ông không đề cập đến chính sách của Hoa Kỳ là "Hoa Kỳ sẽ phản công nếu bị tấn công." Sự tấn công không nhất thiết phải là cuộc tấn công thẳng vào Hoa Kỳ, nhưng vào một trong các quốc gia đồng minh có ký hiệp ước phòng thủ quốc phòng với Hoa Kỳ, trong đó có Phi Luật Tân, Nam Hàn, Nhật Bản ở Châu Á cũng như các quốc gia thuộc khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

https://baomai.blogspot.com/

Qua những nhận xét của giáo sư Walt, chúng ta thấy rõ ông chỉ có cái nhìn của một nhà ngoại giao, không có ý niệm căn bản về quân sự, và là một người không muốn nhìn thấy chiến tranh xảy ra khi ông còn sống. Đó là một quan điểm hẹp hòi và ích kỷ. Vì nó giúp kẻ địch có nhiều thời gian để phát triển sức mạnh, như thế con cháu của ông sẽ phải trả một giá rất đắt khi chiến tranh xảy ra.

Cũng vì không có kinh nghiệm về quân sự nên giáo sư Walt cũng tránh bàn luận đến các yếu tố thực sự khiến chiến tranh bùng nổ, trong đó có yếu tố bất ngờ, chỉ cần một bên, vì bất cứ lý do nào đó, nổ phát súng đầu tiên để khai mạc chiến tranh. Khi đó thì sức mạnh của tinh thần chiến đấu cùng với vũ khí tối tân sẽ quyết định thắng bại. Có lẽ giáo sư Walt quên câu  thành ngữ của Hoa Kỳ "The best defense is a good offense - Phương pháp phòng vệ tốt nhất là tấn công."

https://baomai.blogspot.com/


Dĩ nhiên là không ai thích chiến tranh, nhưng đôi khi chiến tranh là điều cần thiết để giải quyết những gì mà đường lối ngoại giao không thể làm được. Thế cho nên xin lập lại ở đây một lần nữa là "Si vis pacem, para bellum - Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Niccolò Machiavelli của Ý và Tôn Vũ của Trung Hoa cũng bàn về phương thức "Phòng thủ với mục đích phản công và tấn công," nghĩa là nếu phòng thủ thì phải mạnh, với mục đích tiêu diệt khả năng tấn công của đối phương, rồi sau đó tấn công khi địch đã bị yếu. Và trong trường hợp phải khởi đầu chiến tranh thì "Tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh."



Lâm Viên

https://baomai.blogspot.com/