HÀ ĐÌNH HUY
Cụm
từ “ Học Tập Cải Tạo”, không có mới mẻ gì, bởi tự điển Việt Nam dù nhỏ hay lớn
đều có định nghĩa rõ ràng. Theo bộ tự điển của Lê văn Đức và một nhóm thân hữu,
được Lê Ngọc Trụ hiệu đính ( quyển thượng) : học tập có nghĩa học và luyện tập,
cải tạo nghĩa là bỏ cái cũ, tạo cái mới. Nghe qua cụm từ trên người ta liên tưởng
đến sự thay đổi, về mặt xã hội được tốt hơn, và về con người thì có cách suy
nghĩ mới văn minh hơn… Cuộc cách mạng cải tạo kỹ thuật ở Nhật Bản sau đệ nhị thế chiến đã đưa bộ mặt xã hội từ một nước bị thua trận, lệ thuộc vào nước
ngoài trở thành một xã hội văn minh có tầm vóc cao trên trường quốc tế. Người
dân Nhật kiên quyết học tập cải tạo và kiên quyết từ bỏ cái suy nghĩ cũ rích, lạc
hậu, để đón nhận tư tưởng mới họp thời , họp trào lưu, nên họ đã đưa được đất
nước của họ đến cường quốc như ngày nay. Cụm từ “ học tập cải tạo” người Nhật
đã định nghĩa đúng và triển khai rất thuần lý về mặt ý nghĩa. Chính phủ Nhật Bản
đã áp dụng ý nghĩa của cụm từ này thật
rõ ràng , trong sáng không như những chính thể độc tài, cộng sản thường hay
dùng thuật ngữ để đánh lừa người dân của họ.
Trong
thế chiến lần thứ hai, chính quyền Đức
tuy là phát xít độc ác, nhưng họ vẫn giữ trong sáng từ ngữ khi đối với tù binh
chiến tranh, họ không sử dụng từ “ Trại cải tạo hay “ học tập cải tạo”. Từ “ trại
tập trung” hay “ trại tù” thường thấy trên văn kiện hành chánh của chính quyền phát xít Đức. Họ thực dụng với từ ngữ
không đánh lừa với kẻ bại trận.
Ngay cả nước cộng sản Campuchia, chính quyền Pôn Pốt khi chiếm lãnh cai trị toàn nước, tạo ra một cuộc diệt chũng
vĩ đại, giết chết hàng triệu người trong đó có cả quân , dân cán chính, của
chính quyền Lonol, nhưng họ cũng không lập lững trong danh từ khi họ dùng trường
học hay hotel để nhốt những người chống lại họ. Những nơi họ dùng để giam cầm
người họ đều dùng một từ duy nhất là “ trại tập trung” hay nhà tù. Họ nói rõ
ra, chứ không dùng thuật ngữ xảo quyệt.
Riêng
cộng sản Việt Nam, sau khi chiếm được miền Nam họ lùa quân, cán chính của chế độ
Việt Nam Cộng Hòa vào những trại tập trung ( nhà tù) khổng lồ họ lập ra từ Bắc chí Nam để giết lần
giết mòn những người này qua hình thức
khổ sai lao động, bệnh tật, đói khát mà họ không dám gọi là nhà tù . Trên mặt
tuyên truyền họ thường gọi nơi giam giữ
những quân cán chính VNCH là “ trại học tập cải tạo”. Theo cụm từ này “ trại học tập cải tạo” là, nơi đó tập trung lại những người Việt Nam
vi phạm pháp luật vướng vào tệ đoan xã hội,
hoặc các nhân vật bất đồng chính kiến với chính phủ có thể tập trung và cải tạo.
Định nghĩa như thế, họ xem ra miền Nam trước đây là một vùng đất thuộc họ cai
trị và bị tạm chiếm do một nhóm người “phản động” đứng lên chiếm lấy chống lại
chính quyền chính thống mà họ đang lãnh đạo. Nên họ thường tuyên truyền gọi
chính quyền miền Nam là “Ngụy quyền”. Cái quan niệm theo kiểu cộng sản của họ
là một lối suy nghĩ vô luật lệ, mang tính rừng rú, hoang dã. Vì bản chất ngang
ngược lập luận tính hoang dã như vậy, nên họ đã bất chấp hiệp định Genève mà họ
đã đặt bút ký vào ngày 27 tháng 10 năm 1954, và theo hiệp định quốc tế này đã quy định rõ ràng rằng: Việt Nam Cộng
Hòa là một quốc gia có chủ quyền được hơn 100 nước trên cộng đồng quốc tế công
nhận. Và cũng vì tính rừng rú xảo quyệt đó nên họ đã bất chấp hiệp định Ba Lê
xua quân chiếm miền Nam, trong khi đó chính quyền miền Nam hành sử theo luật lệ
văn minh không vi phạm hiệp ước nên có phần thiệt thòi, hậu quả là mất nước.
Cũng
với trò xảo quyệt về cách dùng từ ngữ hay nói khác hơn là “chơi chữ” theo hạ
sách. Cộng sản Việt Nam đã trấn an được tâm lý của người dân từng thời điểm để
từ đó thi hành toàn bộ kế sách thống trị của họ, mà ít khi bị chống đối.
Bởi bản chất của cộng sản thường hay bịp bợm, xảo quyệt, nói dối, nên họ
tránh né , không dám nhận nơi giam giữ người là nhà tù.
Quân Cán Chính Việt Nam Cộng hòa không phải là
công dân của nước “ Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa” do một số lãnh tụ cộng sản là tai
sai của Nga Tàu cai trị nên không thể có danh từ “ học tập cải tạo” đối với họ
. Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những thành phần ưu tú của chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa tự do, đang bảo vệ tự do chống lại sự xâm lược của cộng sản quốc tế
muốn nhuộm đỏ Đông Nam Á mà điển hình là cộng sản Bắc Việt đang thi hành kế
sách đó.
Quân
Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể pháp nhân hiện hữu, là những quan
chức của một chính quyền họp hiến hợp pháp, nên theo quy chế chiến tranh, khi bị
sa cơ thất thế phải được hưởng quy chế tù binh. Phải được đối đải theo quy chế
tù binh và nơi giam giữ họ phải có danh goi thật minh quang và sáng nghĩa đó là
trại tập trung hay trại tù binh, chứ không thể lấp lững là “ trại học tập cải tạo”
được.
Quân
Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, đã là những người có tâm hồn nhiệt huyết và lý tưởng
cao cả trong suốt thời gian phục vụ cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bảo vệ tự
do cho người dân, họ đã hành sử theo
truyền thống văn hóa ngàn đời của nước nhà, và văn minh của nhân loại, cùng với
sự tiến bộ loài người nên hơn hẳn những
con người trong thể chế của nhóm các nước
“ xã hội chủ nghĩa” thời đó đã có. Vì họ đã hơn hẵn nên không cần phải “học
tập cải tạo” với những ai thấp kém hơn họ.
Học
tập cải tạo là học những gì hay, tốt văn minh hơn cái cũ, mới gọi là cải tạo.
Xin đi ngược lại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, nếu đem tỉ sánh toàn diện giữa
hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam và Xã Hội Chũ Nghĩa miền Bắc thì phải
công nhận rằng, miền Nam Việt Nam Cộng Hòa văn minh hơn, giàu có hơn .Tuy rằng
có chiến tranh nhưng từ thành đến quê vẫn sống đầy đủ sung túc, người dân luôn
tự do tiếp cận với các nguồn văn minh của tây phương. Còn chính thể cộng sản miền
Bắc, nghèo đói, lạc hậu, người dân bị kềm kẹp, suy nghĩ một chiều, mọi giao tiếp
đều bị cấm đoán.
Nhận xét bối cảnh trên, một nhà xã hội người
Pháp nhận định: “Người dân miền Nam nói chung và Quân Cán Chính Việt Nam Cộng
Hòa nói riêng không có gì để học tập dưới sự lạc hậu nghèo đói và độc tài của
chủ nghĩa cộng sản miền Bắc cả .Người miền Nam vốn tốt bụng cũng cần chia sẽ
cái hay của mình cho một đồng chũng vốn
quá lạc hậu dù hiện tại đang bị kềm kẹp dưới bàn tay sắt của cộng sản.”
Quân
Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa không thể là một
“cải tạo viên” theo danh gọi của bọn cai tù . Ông P.MAC một thành viên
trong hiệp ước đình chiến Balê nhận định: “ Trái với công ước Genève quy định về
cách đối xử với tù binh chiến tranh, những
thành phần Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt buộc phải đi lao động, làm
việc ở các nông trường, công trường, trong những trại được chính quyền cộng sản
lập ra nơi rừng sâu nước độc , trên núi non, cực khổ, hàng chục ngàn người đã bị
chết, do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong các trại giam kém chất lượng
hoặc vì ăn uống thiếu thốn. Sau khi chết đa số những người tù này chỉ được chôn
bằng những nấm mồ sơ sài, không mộ bia, khiến sau này thân nhân của họ gặp khó
khăn trong vấn đề đi tìmtung tích để cải mộ.
Những
người sống sót sau thời gian gọi là “ học tập cải tạo” được đưa về địa phương để
làm việc và sinh sống trong tình trạng quãn chế tại gia. Vì bị lý lịch xấu nên
khi được trả tự do, cuộc sống của nhiều cựu tù nhân và gia đình gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng
phân biệt đối xử.”
Bởi
là công dân của nước VNCH, nên những người
làm việc dưới thể chế này khi bị bắt
giam cầm không thể chịu mang danh là “ cải tạo viên”. Họ xứng đáng với danh
xưng “ tù binh chiến tranh”. Họ phải hưởng quy chế theo quy chế tcủa một tù
binh. Chính sự căn cứ trên lý lẽ công
pháp quốc tế nên các nước có liên hệ trong cuộc chiến, phải có
trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ đã đưa ra chương trình H.O để những tù binh bị gán
đặt danh “cải tạo viên ” này ra khỏi nơi trại tù rộng lớn là nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam trên tinh thần giống như là trao đổi tù binh khi cuộc chiến
chấm dứt.
Cũng
theo quy chế tù binh , sau khi cuộc chiến kết thúc, hai bên liên hệ chiến tranh
phải có nhiệm vụ giải quyết vấn đề tù
binh để những người lính trở về đồng đội
hay đất nước của họ hoặc ít ra cũng đưa
họ về với lý tưởng mà họ từng chiến đấu. Quân Cán chính Việt Nam Cộng Hòa không
còn đất nước để họ trở về nên đã được những phe liên hệ chiến tranh thay vào đó
bằng nguyện vọng tự do dựa tinh thần quy chế tù binh quốc tế Genève. ( chiến đấu
cho lý tưởng nào khi ra trao trả tù binh sẽ về với ý nguyện đó).
Chon
nên không có gì phải ngạc nhiện tại sao
có chương trình nhân đạo H.O mà Hoa Kỳ đại diện cho phía tự do cùng với cộng sản
Việt Nam thực hiện những cam kết quốc tế về quy ước tù binh trong mấy thập niên
qua. Cũng nên nhắc rằng, trong chương trình nhân đạo này, cộng sản Việt Nam bắt
buộc phải thực hiện. Người tù nhân chiến tranh Việt Nam hôm nay đã được tròn sở
nguyện của mình là chiến đấu dưới lá cờ tự do, cho nền dân chủ tự do và nay đã
thật sự có tự do.
Cũng
nên bàn rộng thêm về cụm từ “ học tập cải tạo”. Cộng sản Việt Nam tuyên
truyền với quốc tế rằng Quân Cán Chính của VNCH là “ngụy quân và ngụy quyền”
nên phải cải tạo họ. Họ không phải là tù binh chiến tranh. Cái lối lập luận này
nhằm cốt để nêu chính quyền của cộng sản là họp pháp và sau đó là để chạy trốn
trách nhiệm về quy chế tù binh. Nếu là cải tạo viên , thì Quân cán VNCH không
thể hưởng quy chế tù binh theo luật quốc tế, sẽ không được trở về đồng ngũ để
tiếp tục chiến đấu và theo sở nguyện và không thể định cư ở một xứ nào có cùng
một thể chế mà họ chiến đấu . Theo một tài liệu tin cậy , thì vào khỏang thập
niên 80, Cộng sản Việt Nam đã cố tránh
né vấn đề bàn luận sau thời hậu chiến cùng với các nước lâm chiến về vấn đề tù binh. Họ cứ khư khư cho rằng việc
Quân Cán Chính VNCH bị bắt là việc nội bộ của đất nước Việt Nam .Nhưng nhóm
liên hệ trong chiến tranh gồm có : Mỹ đứng đầu thế giới tự do và Nga tầu đứng đầu
phe cộng sản quốc tế , bác bỏ luận cứ bảo thủ này của cộng sản Việt Nam. Vì
trên giấy trắng mực đen nơi Hội Nghị 4 bên ở Ba Lê, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc
gia họp hiến, họp pháp , có chủ quyền có chính phủ và quân đội. Việt Nam Cộng
Hòa chiến đấu chống lại khối cộng sản quốc tế điển hình là ngăn chặn làn sóng
xâm lăng của quân Bắc Cộng. Vì thế việc cộng sản Việt Nam buộc phải công nhận Quân Cán Chính VNCH bị
chúng bắt giam là một tù binh chiến tranh. Tuy nhiên trong nước họ vẫn thường gọi
những chiến sĩ tự do của VNCH là “ Cải tạo viên”.
HÀ
ĐÌNH HUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét