Duy Văn
Sau khi định cư ở Mỹ vài năm,công việc tạm ổn định, tôi bắt đầu tìm lại bạn bè,những người bạn cùng học trường Đạo Đức Học Đường với tôi thuở nhỏ. Một ngày chủ nhật nọ, không nhớ là tháng,năm nào,nhưng với thời đó đối với thời gian bây giờ chắc cũng hơn hai mươi năm! Tôi và anh Thôi, người bạn vong niên cũng là cựu học sinh Đạo Đức Học Đường “bắt” xe lửa xuống Thánh Thất Cao Đài ở thành phố San Jose mục đích để cúng đàn và đảnh lễ Đức Chí Tôn đồng thời tìm lại những người quen cùng Đạo hay đồng hương Tây Ninh. Theo lời anh Thôi nói, “ở San Jose, người Tây Ninh của mình cư ngụ đông lắm”.Anh kể cho tôi nghe một số tên tuổi người đồng hương Tây Ninh, mà anh thường liên lạc gặp mặt.Đến Thánh Thất San Jose vào lúc giờ Ngọ (12 giờ trưa), mọi người đang cúng Đàn.Tôi và anh Thôi cũng vào cúng cùng với mọi người. Thật sự mà nói, lòng tôi rất sung sướng và bình yên khi được quỳ dưới “Thánh Tượng Thiên Nhãn” kể từ năm 1994, khi tôi rời Việt Nam theo diện H.O.
Cúng Đàn xong, tôi tình cờ gặp
lại Nguyễn Đăng Khích, một Hiền Tài trong Đạo và cũng là một người bạn cùng lớp
Đệ Thất với tôi ở trường Trung Tiểu Học Đạo Đức Học Đường, Khích cũng qua Mỹ
theo diện H.O như tôi. Qua tâm sự tôi đã biết được tình hình về Đạo sự và một số
bạn bè cùng lớp ai còn ai mất !Và cũng từ Khích tôi biết tin Thầy Giàu hiện
đang cư ngụ tại San Jose.Tôi có ý định thăm thầy, sau khi tâm sự cùng Khích,
nhưng tôi đã không thực hiện được vì không có thời gian. (bởi tôi theo anh Thôi
đi xuống San Jose nên phải cùng anh về lại San Franscisco )
Giáo sư Nguyễn văn Giàu |
- Dạ muốn, muốn học.
-Bây giờ em có thể nói lại nội dung Thầy giảng về cái gì? Nếu nói đúng về chỗ học tiếp! - Dạ. Thầy giảng về bài thơ “Hai Sắc Hoa Tigon”. Thầy nói bài thơ này theo thể thơ mới, dạng trữ tình. Ánh mắt Thầy Giàu nhìn thẳng về hướng tôi và nói, em có thể đọc một đoạn thơ “Ta” đã đọc vừa qua? (đứng trước lớp thầy Giàu thường hay xưng “Ta” với các học sinh)
- Dạ, tôi đọc vanh vách đoạn
thơ: “Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn Nhặt
cánh hoa rơi chẳng thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người ấy với
yêu thương Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương,cát, Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng…..” Vừa đọc
xong đoạn thơ, Thầy Giàu bảo tôi về chỗ, nhưng không có lời khen. Riêng tôi,
trong lòng cảm thấy tự đắc và nhủ thầm với chính mình: cần gì phải chú ý cho mệt
óc, văn thơ đối với “ Moi” là số "dzách" rồi.(Moi, cách xưng hô ngôi
thứ nhứt theo tiếng Pháp) Dường như các học sinh đều sợ Thầy, nhưng nể trọng và
yêu thích cách dạy của Thầy nên không có đứa nào trốn học giờ của Thầy.
Giáo sư Giàu và Phu nhân |
Sau việc học tập theo kiểu
chia toán của Thầy Giàu, hiện tượng “ Đời Phi Công” đã nổi cộm lên và dẫn đến
phong trào “ Đời Phi Công" trong giới học sinh. Các nhà sách trong tỉnh
Tây Ninh không còn sách Đời Phi Công để bán.
Phong trào " Đời Phi
Công" trong học sinh đã lan rộng, sau khi thi tốt nghiệp Tú Tài phần thứ
nhất, các cậu Tú Bán Phần cứ đến cổng trại Phi Long Tân Sơn Nhất mà xin ghi
danh đầu quân vào binh chủng Không Quân. Tôi cũng thế, năm 1968 tôi trúng tuyển
vào khóa Hoa Tiêu Trực Thăng, nhưng khám sức khỏe tôi bị loại nên không thể thực
hiện mộng "Mây Trời”, và cũng vì "được" bị loại nên tôi có cơ hội
học nốt lên đại học sau này.
Trở lại phương pháp dạy của
Thầy Giàu. Thầy Hạ Chí Khiêm, Phụ Tá Hiệu Trưởng trường Trung Tiểu Học Đạo Đức
Học Đường nhận xét: “ Đây là một phương pháp sư phạm phối hợp giữa cổ điển và
tân thời. Phương pháp này áp dụng được tốt, thầy giáo phải là người có một kiến
thức thâm nghiệp” Riêng tôi, không có nhận xét gì đến cách dạy của Thầy Giàu,
chỉ biết Thầy dạy hay.Tôi thành thật cám ơn Thầy đã hướng dẫn tôi từ một học
sinh không biết gì nhiều đến cú pháp, chính tả…., sau thời gian học với Thầy
tôi đã trở nên tương đối hoàn hảo trong việc viết lách.Thầy thường cho toàn thể
học sinh lớp Đệ Tam chúng tôi viết chính tả. Nhiều khi tôi cảm thấy lối dạy của
Thầy Giàu như thế nào ấy! Và tự hỏi với chính mình “ ông Thầy này, ổng có biết
dạy không đây ! Học sinh lớp Đệ Tam mà ổng còn cho viết chính tả.Việc viết
chính tả này ở lớp tiểu học đã thường làm rồi?”Nhưng sau khi học tập cùng thầy
một thời gian, tôi mới thấy môn Văn cần thiết về tự vựng và nhất là chính tả.Một
bài văn mà sai chính tả kể như hỏng mọi đàng. Rồi tôi tự khắc kỷ với bản thân,
vào lớp tôi không lơ đễnh, phá phách các bạn như trước nữa.
Giáo sư Giàu và con trai Bác sĩ Nguyễn Hữu Tường |
Khi ra hải ngoại (như tôi có
dịp nói ở trên) tôi biết tin Thầy, nhưng không đến thăm được. Mãi đến những năm
sau, khi tôi chuyển đến sống ở thành phố San Jose tôi mới được thăm Thầy Giàu
cùng với sự hướng dẫn của các anh trong Ban Thế Đạo Hải Ngoại. Lần đầu tôi gặp
Thầy Giàu tại nhà của bác sĩ Nguyễn Hữu Tường là con trai của Thầy. Tôi mừng vì
Thầy đã nhận ra tôi, đứa học trò nghịch ngợm trong lớp của Thầy, nhưng cũng lại
là đứa học trò giỏi của Thầy về môn Quốc Văn, đồng thời tôi cũng mừng hơn nữa
là Thầy vẫn còn khỏe, minh mẫn dù tuổi đã cao. Kế tiếp những năm sau, khi Xuân
về, tôi thường đến thăm Thầy cùng quí vị Hiền Tài trong Ban Thế Đạo.Sau này, sức
khỏe của Thầy có yếu hơn, nhưng Thầy vẫn còn nhận diện ra được những học trò đến
thăm Thầy.
Theo tư liệu của gia đình,Thầy Giàu (Giáo sư Nguyễn Văn Giàu) người gốc Tây Ninh, thuở nhỏ Thầy học trường Pétrus Ký Sàigòn. Sau khi tốt nghiệp trung học thầy ra Hà Nội học 2 trường Kiến Trúc và Sư Phạm. Thầy đã tốt nghiệp 2 ngành: Kiến Trúc và Sư Phạm tại Hà Nội. Về Sàigòn làm hiệu trưởng các trường: Lê Bá Cang, Chi Lăng, Kiến Thiết….Thầy chuyên dạy về các môn Quốc Văn, Hán Văn, Hội Họa… Về Tây Ninh, Thầy dạy các trường trung học Văn Thanh, Văn Học, Đạo Đức Học Đường và Lê Văn Trung…, có những lúc Thầy dẫn học sinh đi Trảng Bàng cũng thuộc tỉnh Tây Ninh trình diễn những bài nhạc đơn ca, hợp ca về quê hương.Thầy viết văn và làm thơ rất hay. Rất tiếc trong những năm chiến tranh đã thất lạc những bài văn thơ ấy. Mỗi khi Xuân về Tết đến, lúc còn ở quê nhà Thầy tự tay vẽ những thiệp chúc Tết hoặc thiệp cưới pha màu có mạ bạc lóng lánh và những vần thơ trên thiệp chúc bà con, người thân, bạn hữu xa, gần… Thầy đã từng vẽ (bản vẽ) xây nhiều kiểu nhà rất đẹp. Nhà ở Tây Ninh, nơi Thầy cư ngụ ở đường Nguyễn Văn Buông cuối bờ sông Tây Ninh do Thầy vẽ kiểu cao ráo khang trang. Sau chiến tranh đã bị đổ nát! Suốt mấy mươi năm trong ngành giáo dục, Thầy đã dạy và để lại cho đời nhiều nhân tài trong mọi ngành nghề, đặc biệt có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi đương thời đều là học trò của Thầy.Thầy đến Hoa Kỳ năm 1991 sống tại thành phố San Jose.Cũng được biết Thầy là một Hiền Tài trong Ban Thế Đạo Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.
Giáo sư Giàu và các vị trong BTĐHN |
Duy Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét