Ông là nhạc sĩ lớn đại thọ nhất của tân nhạc Việt Nam khi vừa qua đời ở tuổi 102, tại Úc Châu.
Nhạc sĩ Xuân Tiên tên thật là Phạm Xuân Tiên, sinh ngày 28 tháng 1 năm 1921 tại Hà Nội, trong gia đình có 6 anh em trai, người anh kế của ông chính là nhạc sĩ Xuân Lôi (sinh năm 1917) nổi tiếng với ca khúc Nhạt Nắng (viết chung với Y Vân).
Nhạc sĩ Xuân Tiên có họ tên đầy đủ Phạm Xuân Tiên, sinh ngày 28/1/1921 tại Hà Nội. Nhạc sĩ Xuân Tiên là con út trong gia đình có 6 anh em trai. Nhạc sĩ Xuân Tiên có người anh kế cũng tham gia sáng tạo nghệ thuật là nhạc sĩ Xuân Lôi (1917-2006).
Nhạc sĩ Xuân Tiên đám cưới với người phụ nữ cùng tuổi Hoàng Thị Hương vào năm 1940. Họ sống bên nhau hạnh phúc hơn 8 thập niên, với 8 đứa con chung. Bà Hoàng Thị Hương qua đời ngày 18/6/2021.
Công việc chính của nhạc sĩ Xuân Tiên là chơi nhạc và đệm đàn cho các sân khấu nên ông viết không nhiều ca khúc. Từ bài hát đầu tiên “Chờ một kiếp mai” viết chung với nhạc sĩ Ngọc Bích vào năm 1953 đến khi qua đời, nhạc sĩ Xuân Tiên chỉ có khoảng 20 ca khúc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là hầu hết các ca khúc của nhạc sĩ Xuân Tiên đều khai thác chất liệu âm nhạc dân tộc và có sức sống lâu bền.
Nhạc sĩ Xuân Tiên từng thổ lộ: “Tôi thích những âm hưởng lạc quan yêu đời, tôi yêu những lời hát ca ngợi quê hương dân tộc. Tôi cũng có làm những loại nhạc tình yêu lứa đôi và nhạc buồn nhưng không có sầu thương ủy mị quá. Có buồn nhưng cũng chỉ là chớm buồn chút thôi”.
Trong ca khúc của nhạc sĩ Xuân Tiên có thể tìm thấy âm hưởng dân ca Huế qua “Tiếng hát trong sương”, âm hưởng dân ca Nam bộ qua “Cùng một mái nhà”, âm hưởng dân ca Chàm qua “Hận Đồ Bàn” và âm hưởng dân ca Bắc bộ qua “Khúc hát ân tình”.
https://www.youtube.com/watch?
Tuy sáng tác không nhiều nhưng các ca khúc của nhạc sĩ Xuân Tiên rất đa dạng và có nhiều bài nổi tiếng, đặc biệt là đều mang đậm tính dân tộc, được cảm hứng từ những làn điệu của quê hương của cả 3 miền. Bài hát nổi tiếng có âm điệu xứ Bắc của ông là Duyên Tình, Khúc Hát Ân Tình, còn làn điệu âm hưởng dân ca Nam Bộ có Cùng Một Mái Nhà và Khúc Hát Đồng Xanh. Nhạc âm hưởng Huế có các ca khúc Mong Chờ, Tiếng Hát Trong Sương. Ngoài ra ông còn có ca khúc nổi tiếng Hận Đồ Bàn mang hơi thở của dân Chàm vùng Nam Trung Bộ.
Nói về hoàn cảnh sáng tác Hận Đồ Bàn, nhạc sĩ Xuân Tiên kể lại rằng trong thời gian theo gánh hát, ông và anh là nhạc sĩ Xuân Lôi có điều kiện đi dọc đất nước và tìm hiểu về các âm điệu nhạc dân tộc các miền. Một lần đi qua vùng Bình Định, ông ấn tượng với những tháp Chàm rêu phong đứng chơ vơ hiu quạnh. Sau nay khi đã vào Sài Gòn và làm việc trong đài phát thanh, vì muốn sáng tác một ca khúc có chủ đề khác biệt so với các nhạc sĩ đồng nghiệp đa số viết về tình yêu đôi lưa, nhạc sĩ Xuân Tiên nhớ lại Tháp Chàm năm xưa, nên quyết định ra lại miền Trung để tìm hiểu dân Chàm, nghiên cứu sâu hơn về âm điệu, về phong tục lịch sử nơi đây để viết Hận Đồ Bàn.
Sau năm 1975, nhạc sĩ Xuân Tiên ở lại Việt Nam. Ông kể về thời gian khó khăn đó như sau:
“Tất cả các nghệ sĩ đều phải đi học tập 21 ngày tại nhà hát lớn. Tất cả các nghệ sĩ đều lao đao sống chật vật gượng gạo. Chúng tôi, một số nhạc sĩ giỏi họp nhau lại thành lập một ban nhạc để hợp tác với ban kịch nói Kim Cương. Trình diễn phần đầu, phần thứ 2 là kịch. Đi trình diễn khắp trong nước, rất được công chúng hoan nghênh nhưng đồng lương thì rẻ lắm. Cố gượng gạo làm để sống qua ngày. Làm nhiều mà không đủ tiền nuôi gia đình, may mà vợ tôi buôn bán tạm để nuôi gia đình. Vậy mà ban nhạc chúng tôi cũng kéo dài được 5 năm mới nghỉ được gánh Kim Cương.
Ban hát cải lương Minh Tơ thấy tôi nghỉ ở ban Kịch Nói Kim Cương, mới mời tôi về làm. Tôi cùng Lang Thoại Nguyên và Xướng người Trung Hoa về làm Minh Tơ, là ban hát cải lương Hồ Quảng.
Được hơn một năm thì tôi nghỉ về làm phòng trà tại một tụ điểm được mấy tháng thì có giấy gọi đi định cư ở Úc.”
Mười năm đầu nhạc sĩ Xuân Tiên sống tại Canberra, được ban nhạc người Úc mời chơi nhạc tại các club. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, ông nghỉ và ở nhà nhận sửa chữa tất cả các loại kèn sáo, khách hàng là các trường học, trường nhạc, các ban nhạc tư nhân. Nghề này không có trường dạy ở Úc, mà nhờ Xuân Tiên phải tự sửa những nhạc cụ của mình trong bao nhiêu năm theo nghề nhạc mà thành thạo và có kinh nghiệm. Làm được 10 năm thì ông dọn về Sydney mà nghỉ hưu từ đó đến nay.
Nhạc sĩ Xuân Tiên rất đam mê luyện tập thể thao, nên ông sống khỏe mạnh đến tận tuổi 100. Trong cuốn hồi ký xuất bản tại Úc, nhạc sĩ Xuân Tiên thổ lộ bí quyết trường thọ: “Dù tuổi đã nhiều, lúc nào cũng nên vui vẻ với mọi người, sống lạc quan, bỏ qua sự hờn giận, tìm sự vui tươi cho trí óc. Cố không nghĩ ngợi lung tung để cho trí óc được thanh thản. Nếu có thể, nên tập thể dục một chút cho máu huyết lưu thông, đó là sức khỏe vô giá của người nhiều tuổi”
Phóng Sự Nhạc Sĩ Xuân Tiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét