Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

THOÁNG YÊU

     Hà Đình Huy


Thằng Tý Lèo rón rén bước đến phòng tắm ngoài trời của nhà bà Đụp, dùng hai tay vạch một lỗ nhỏ trên tấm vách bện bằng cỏ tranh. Thân người của nó ép sát tựa vào thành vách cố đưa cặp mắt vào bên trong . Không biết nó nhìn cái thứ gì, nhưng trông người của nó đừ ra bất động như pho tượng đồng đen dựng trước các đình làng. Nó không còn biết gì cả ngoài việc làm thế nào để có động tác im lặng và để được nhìn rõ hơn . Sự đam mê bất tuyệt của nó bị cắt ngang khi ba nó là ông Tý Lùn thộp cổ nó lôi về nhà.
 Cái gì bên trong ấy mà mầy dòm  có vẽ  đam mê dữ vậy? Câu hỏi của ông Tý Lùn.
Nó không trả lời câu hỏi của của ba nó, cứ nằm  cúi mặt xuống chiếc gối đặt trên giường và khóc tít tát. Thỉnh thoảng nó khóc ré lên khi chiếc roi mây của ông Tý Lùn nhịp trên mông đít của nó.
Ông Tý Lùn hỏi dồn dập: - Tại sao mầy làm như vậy?- Mầy có biết đó là một điều xấu hổ lắm không? … Ông Tý Lùn càng hỏi thì thằng Tý Lèo càng im lặng dường như không muốn nghe những câu hỏi của ba nó. Nó cứ khóc. Oâng Tý Lùn cảm thấy khó chịu về thái độ của thằng con nên quất tưới sượi vào mông của nó và miệng cứ hỏi liên tằng. Cơn nóng giận của ông  giảm tốc độ khi có người gõ cửa xin vào nhà.
Làm gì mà anh đánh cháu Tý Lèo quá vậy anh Tý Lùn? Vừa dứt câu hỏi bà Đụp  trờ tới trước mặt ông Tý Lùn giựt lấy chiếc roi mây . Thôi! Cho tôi xin đi! Có đánh nó nữa hãy đánh tui đây nè! Vừa nói bà Đụp  nắm  tay thằng Tý Lèo đỡ nó đứng dậy.
Dì xin ba cho con đó, xin lỗi ba rồi ra ngoài sau đi. Tý Lèo cúi đầu xin lỗi ba nó và quay sang bà Đụp  cám ơn rồi bước  ra nhà sau.
Đến nhà sau, nó ngồi trên bộ ván ngựa làm bằng gỗ bằng lăng vẫn khóc khúc khít, như chưa hiểu thế nào về trận đòn vừa qua. Cái nắng tháng Giêng thật gay gắt, những sợi nắng lạc loài xuyên qua khe vách đất  nứt nẽ rọi vào mặt và trên đôi chân của nó làm lộ rõ lên những dấu roi. Nó đưa tay cố che những ánh sáng cực độ tàn nhẫn và ngủ thiếp sau đó. Với tư thế ngủ không thoải mái, thỉnh thoảng thân người của nó bị giật lên như động kinh và miệng thì nói lảm nhảm như người mắc bệnh tầm bố. “Má ơi! Má cứu con với, ba đánh đau quá hà! Ngày mai con đi theo má nghen!? Má nhớ mua cho con chiếc xe đạp nhé.”
Bà con sống  nơi cái xã   kinh tế mới Vàm Láng nghèo nàn, chó ăn đá gà ăn muối của vùng đất Châu Thành Tây Ninh không một ai thấy thằng Tý Lèo có má, sau hơn 7 năm khi gia đình ông Tý Lùn dọn về đây. Người ta chỉ biết sau ngày quốc nạn có hai cha con đến lập nghiệp và dựng một nhà tranh để che nắng che mưa trên đầu ngọn  của sông Vàm Cỏ này.
Hàng ngày ông Tý Lùn đi làm thuê, còn thằng Tý Lèo chăn trâu cho một tên chủ tịch xã. Mười ba tuổi, nhưng dáng vóc xem chừng như đứa bé chỉ mới lên 10. Thân hình đen đúa, lại có thêm cái bụng lãi nên  trông thêm  quái dị. Sáng sớm nó đeo mo cau cơm ngang hông đi bộ đến nhà tên chủ tịch nhận trâu đuổi ra đồng cho ăn cỏ, chiều đuổi trâu về chuồng và làm một số việc lặt vặt quanh nhà. Tên chủ tịch xã có khoảng mười con trâu và hai con bò cái sửa, cho nên công việc của Tý Lèo thật vất vã, nhiều lúc phải làm đến khuya mới được về. Người trong làng nói tên chủ tịch xã Vàm Láng này, là dân “ba mươi”. Sau ngày miền Nam sụp đổ têên Truộng  bỏ nghề đạp xe lôi gia nhập vào du kích rồi bò lần lên đến chức chủ tịch nhờ vào người chú tập kết hồi 1954  trở về làm bí thư tỉnh ủy nâng đỡ. Thằng Tý Lèo được làm cho ông ta do sự giới thiệu của bà Đụp . Năm 1975, Đụp khoảng tuổi 25 theo bạn bè làm trợ lý trong Đoàn 10 Thanh Niên Xung Phong công tác lên xuống miệt  đồn điền Mi Mốt ở Campuchia. Được 2 năm trong đoàn ngũ thì được lệnh chuyển  về làm chị nuôi cho sếp trưởng đoàn. Bà Đụp  ở vai trò chị nuôi trọn một năm thì bị kỷ luật và bị khai trừ ra khỏi đoàn  về lý do lẹo tẹo tình ái với sếp trưởng đoàn cùng với tắc trách trong công việc. Lúc đó bà  tròn 28 tuổi. Theo những tin đồn hành lang bà  đã có bầu với tên trưởng đoàn và bị buộc phá thai. Nhưng theo lời kể của bà thì tên Hạm, trưởng đoàn 10 Thanh Niên Xung Phong là một tên háo sắc. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hắn ta là một cán bộ tạp huấn của tỉnh Thanh Hoá, hắn nghe đồn rằng ở trong miền Nam có cuộc sống sung túc và cán bộ vào công tác ở trong  Nam có những ưu tiên, nên hắn đã chạy chọt với cấp trên của hắn để được vào Nam. Hắn bỏ lại quê nhà một vợ 3 con cùng với hai người tình không chính thức là những cô gái làm chung với hắn ở cơ quan.Vô Nam hắn sang ngành Thanh Niên Xung Phong và vì là đảng viên nên hắn được cân nhắc lên chức đoàn trưởng sau một năm công tác. Đoàn 10 Thanh Niên Xung Phong có nhiệm vụ vận chuyển lương thực và nhiên liệu, đạn dược từ hậu tuyến ra các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Campuchia. Hai phần ba số đoàn viên là nữ, phó đoàn cũng là một nữ đảng viên.
Trong những năm  chiếm đóng Campuchia, mà theo mỹ từ của Lê Duẩn gọi là “ nghĩa vụ quốc tế” nhiều đoàn viên trong đoàn 10 đã mất tích trên chiến trường cho đến nay gia đình của họ chưa hề biết tin tức. Thân nhân của họ được chính quyền cộng sản  địa phương báo là vẫn còn sống và đang tại ngũ, nhưng sự thật đã chết mất từ lâu.
Với quyền hạn trong tay, đoàn trưởng Hạm thay đổi nhân sự trong đoàn, hắn đưa những người quen hoặc người nào chịu “ chi ” cho hắn thì được ở lại hậu cứ không phải ra tiếp cận chiến trường. Với kế hoạch này hắn đã thu được một số tiền lẫn tình lớn. Cũng theo lời kể của bà Đụp, ngoài bà  ra bên cạnh hắn còn có khoảng 3 cô gái bị hắn quấy nhiễu. Có những cô suýt phải quyên sinh.
Về địa phương bà Đụp thường  lui tới xã Vàm Láng và nhờ vào tài “uốn éo” nên đã  tậu được một chức thư ký trong “ ủy ban nhân dân” từ đó quen biết nhiều với các viên chức trong Xã và Huyện.
Là một cô gái tỉnh quê mùa nhưng  có ít  nhan sắc, và nhờ sinh nhằm cung  “trăng mật”  nên bà Đụp  luôn được khối đàn ông ưa thích. Sau tên trưởng đoàn, đến tên chủ tịch Truộng  và sau đó có cả tá những tên viên chức cấp Huyện. Theo lời đồn đãi, bà Đụp  đang “rù quến” ông Tý Lùn vào con đường tình ái, vì bà Đụp  đã biết được ông Tý Lùn còn có giữ một chút ít tiền bạc và của cải, sau khi má thằng Tý Lèo thất tung trong cuộc di tản chiến thuật rút bỏ cao nguyên của chính quyền miền Nam năm 75.
-Anh có giỏi thì đánh tui nè! Bà Đụp  ngồi bệt xuống gần bên ông Tý Lùn đôi mắt liếc qua liếc lại đưa tình. Oâng Tý Lùn có vẻ bối rối với những cú liếc sắc bén đầy ý khêu khích của bà Đụp . Để che lấp trạng thái bối rối ông Tý Lùn vói tay lấy gói thuốc rê Gò Vấp, se một điếu đưa lên miệng rít một hơi dài như để trấn tỉnh lại tinh thần đã bị tấn công đột ngột bởi bà Đụp rồi chậm rãi nói:
- Bà đến nhà chơi tui cám ơn bà, nhưng sao bà  hay can thiệp vào chuyện  riêng tư  của nhà tui như là việc của nhà bà vậy?
Cái anh này! Lối xóm với nhau, hữu sự phải có nhau chứ anh! Anh không nghe ông bà xưa nói “Bà con xa chẳng qua bằng láng giềng gần” hay sao!? Bà Đụp  có vẻ tự đắc bởi nói ra được câu nói của người xưa, đồng thời cũng ngầm giải toả được câu hỏi hốc cật  của ông Tý Lùn.
Ông Tý Lùn bình thản như không cần điếm xỉa gì tới những trả lời của bà Đụp  miệng tiếp tục nhả khói. Bà Đụp  cảm nhận được thái độ lơ đãng và tự đắc của ông Tý Lùn, nên vỗ mạnh vào bắp đùi của ông làm ông giật mình mất thăng bằng ngã chồm về hướng bà đang ngồi. Ôâng cố gượng lại, hai bàn tay chỏi được trên bộ ván, nhưng cái đầu  của ông thì ịn ngay giữa hai quả đồi bồng đảo của bà Đụp.
Bà Đụp  cố dùng sức mạnh đôi tay đẩy cái đầu của ông Tý Lùn ra, nhưng bà  có cảm tưởng rằng cái đầu của ông Tý Lùn như cục đá nặng hơn ngàn cân cứ đè riết trên lồng ngực của bà. Khi hai người trở lại vị trí bình thường, ông Tý Lùn tỏ vẻ mắc cở về hành động ngã người của mình định xin lỗi, nhưng bà Đụp  dường như hiểu ý của ông nên lên tiếng trước.
_Việc anh ngã người bởi do tôi, đáng lẽ ra tôi xin lỗi anh mới phải lễ. Nếu anh có xin lỗi thì anh nên xin lỗi về cái việc anh để cái đầu của anh nằm vạ lâu quá trên ngực của tôi kìa! Tôi cũng nói cho anh biết rõ, anh cần nên lịch sự tối thiểu chứ! Thảo nào! Tôi đang nói chuyện với anh mà cái lỗ tai của anh để đâu ngoài đường ngoài sá ấy! Dù anh không thích tôi thì anh cũng phải lắng nghe câu chuyện tôi nói chứ! Anh từng nói với mọi người rằng anh đã kinh qua trường lớp về nghệ thuật sống làm người rồi kia mà! Ôâng Tý Lùn bị bà Đụp  giảng moral trong lòng đau nhói, vừa tự ái, vừa xấu hổ, mặt đỏ bừng như người cao máu vừa uống phải rượu và đoạn đứng lên đi ra khỏi chổ ngồi dộm dộm muốn lên tiếng bào chửa, nhưng bà Đụp không cho ông có cơ hội giải bày. Bà vẫn tiếp tục nói với ông những lời lẽ như của một người lớn dạy dỗ trẻ con.  Nhưng với lòng kiên nhẫn và tự trọng  cuối cùng ông cũng được đối thoại.
_Bà  nói hết chưa? Nếu bà nói hết thì tôi nói.
 Tôi không bào chửa hành động lơ đãng của tôi vì sự việc đã quá rõ ràng. Tôi công nhận thái độ đó bất lịch sự ở góc cạnh nào đó trên phương diện giao tế, nhưng sự lơ đãng không có nghĩa là đồng hoá với những gì không nghe. Tôi thực sự đã nghe được từ tâm hồn của bàréo lên niềm yêu thương đôi lứa, sự đòi hỏi thầm kín, khát khao của người đàn bà goá bụa một thời. Tôi cũng nghe trong người tôi, những nỗi xót xa khi bà cho tôi ăn những quả đắng về bài học “ nghệ thuật học làm người”. Tôi cám ơn bà  đã hiện hữu trong gia đình tôi mỗi khi có chuyện hữu sự . Tôi cám ơn… và cám rất cám ơn.
Bà Đụp  nhìn chăm chăm vào mắt ông Tý Lùn, như cảm nhận một điều gì giận dữ và riêng bà  cảm thấy tổn thương đến bản thân. Câu chuyện đối thoại giữa hai người bị dứt ngang bởi tiếng ngủ mớ của thằng Tý Lèo vọng lên từ nhà sau.
“Má ơi má, cho con đi chơi với thằng Ngao con nhà bác Tư Mù nghe má? Thằng Ngao nó rủ con chơi cút bắt, nó trốn trong nhà tắm của nhà bà Đụp  kia kìa, con biết mà không thể bắt nó!”  Ôâng Tý Lùn đứng sát bên con rươm rướm nước mắt, khi nghe thằng Tý Lèo gọi mẹ nó và nhất là đã ngầm hiểu được việc tại sao con ông lại đứng im lặng đam mê nhìn vào bên trong nhà tắm của bà Đụp. Ôâng hối hận, bước nhẹ đến gần con  lấy dầu cù là sứt trên lằn roi còn tồn đọng trên mông của nó. Bà Đụp  cũng có mặt nơi thằng Tý Lèo đang nằm ngủ. Nó nằm ngủ giống  như con tôm ; hai chân co quắp, hai đầu gối đưa lên quá bụng, tay trái lót trên đầu làm gối còn tay phải thả dọc dài theo thân người. Bà Đụp nhìn nó rồi thở dài!  Bên ngoài trời đã bắt đầu tối.
Sáng sớm hôm sau, bà Đụp  đến gõ cửa nhà ông Tý Lùn. Oâng Tý Lùn nghe tiếng gõ cửa vội bước ra, nhưng đôi mắt của ông cai xé bởi mất ngủ suốt đêm hôm qua vì nghĩ thương con và hành động thái quá của mình, mắt lúc nhắm lúc mở  nên đã đụng phải cái trán vào gốc cột nhà, trán xưng vồ một cục bằng ngón chân cái. Thấy bà Đụp  ông cảm thấy khó chịu trong lòng nhưng nhớ đến bài học moral của chị nên ông tỏ vẻ lịch  thiệp.
_Bà đến tôi sớm có chuyện gì không bà Đụp ? Oâng Tý Lùn hỏi.
Có gì đâu anh, mỗi bửa thấy cháu Lèo nó đến nhà ông chủ tịch sớm thả trâu, nhưng nay không thấy cháu đi, nên qua hỏi vậy mà! Lại nữa tôi có đem cho cháu chút ít quà sáng để cháu ăn lót dạ trước khi ra đồng.
_Cám ơn bà quan tâm đến con tôi. Oâng Tý Lùn lấy tay vuốt mái tóc đã có nhiều sợi bạc, nhưng thực ra ông cố ý dùng tay che lấp chổ trán xưng của ông. Và hành động của ông tạo rõ thêm cử chỉ mất tự nhiên trước mặt một người đàn bà quá tinh tường trong việc bắt sắc mặt đàn ông như bà Đụp.
_Cái trán anh mần sao vậy anh Lùn? Câu hỏi của bà Đụp  làm cho ông Tý Lùn càng bối rối thêm. Anh đưa đây cho tôi xem. Trời ơi! Sao xưng dữ vậy. Bộ tối hôm qua quậy bà nào không “ đã” nên bả độp vào trán chứ gì! Để tôi sứt dầu cho anh nhé! Bà Đụp  lấy trong túi áo bà ba chai dầu gió nhị thiên đường nhỏ hiệu ông Phật Di Lạc mở nắp trút vào tay rồi xoa vào chổ xưng của ông Ty ùLùn. Mùi dầu cay, nóng làm cho vết xưng dịu bớt đau nhức. Ôâng Tý Lùn có vẻ dễ chịu sau những lần săn sóc của bà Đụp mặc dù trong lòng ông không thích lắm về tính “ nắng bên nào che bên nấy” của bà.
_ À! Thằng Tý Lèo đâu rồi anh Lùn?
_Chắc cháu ở nhà sau ấy.
Để tôi gặp cháu một tí nhé. Bà Đụp  đứng dậy đi thẳng xuống nhà sau nhìn quanh quất không thấy Tý Lèo. Bà suy nghĩ vẫn vơ rồi quay trở lại.
Suốt đêm qua, Tý Lèo không ngủ được nó nằm thao thức, vì thân người của nó đau nhức bởi những lằn roi của ba nó còn đọng trên mông đít. Nó không hiểu vì sao nó bị đòn trong khi nó vạch lỗ để tìm thằng Ngao và con Tí bạn nó trong trò chơi cút bắt. Nó suy nghĩ mãi mà không tìm ra câu giải đáp. Đầu óc của nó cứ lỡn vỡn lẫn lộn rồi thiếp đi trong sự thao thức. Trong tỉnh lặng nó mơ gặp má nó và những bạn bè trang lứa. Hình ảnh má và bạn bè của  nó vào lúc này như là một vị thần sống  cứu tâm hồn của nó ra khỏi sự trống vắng cô đơn. Nó sẽ nói chuyện với má nó thật nhiều về việc ba nó đánh nó vì cái lỗ trên vách nhà tắm bà Đụp và việc bà đang ve vãn ba nó. Nó cũng nói với bạn bè nó rằng chăn trâu rất khổ chứ không sướng như những lời thơ ngọt ngào không thực trong bài thơ “ Quê Hương”  của thi sĩ Giang Nam trong một thoáng xúc động yêu thương nào đã viết mà có lần bà Đụp đọc cho nó nghe và dạy nó học thuộc lòng trong khi bạn bè của nó reo vui, còn nó thì buồn phiền. Nhưng với tính trẻ con hồn nhiên, thỉnh thoảng nó cũng đọc nghêu ngao cùng với mấy đứa trẻ hàng xóm  mỗi khi lùa trâu về chuồng.
“ Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“ Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…

Cách mạng bùn lên
Rồi Kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
 Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con ( khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn
ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng.
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người…
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng
 nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Có lần, nó đem chuyện bà Đụp  dạy nó thuộc làu bài thơ “ Quê Hương” cho ba nó  nghe, nhưng ông Tý Lùn không muốn nó nói nhiều việc bà khi dạy nó thường nhấn mạnh về cái chết của cô du kích  trong thời kỳ 9 năm chống Pháp, bởi lẽ ông dư biết dụng ý của bà Đụp  , dạy trẻ con đọc thơ và hát, không phải vì lòng yêu thương trẻ mà đó là nhiệm vụ của một cán bộ tuyên huấn.
Ôâng cho rằng cái chết của cô du kích  trong bài thơ “ Quê Hương “ của Giang Nam là một sự “ xúc động bất chợt” giả tưởng trong tâm hồn, là những hư cấu trên kỹ thuật viết lách của người làm công tác văn hóa tư tưởng trong tổ chức Việt Minh, nhằm kích động tinh thần yêu nước, yêu quê hương của các tầng lớp thanh thiếu niên và lôi kéo họ vào phong trào bằng những chuyện tình lý tưởng trong thời chiến. Mặt khác cũng nhằm  ca tụng nâng cao vai trò của tổ chức Việt Minh độc tôn trong việc chống Pháp, để nhận chìm ảnh hưởng của các đảng phái quốc gia khác khi  họ cũng tranh đấu đánh đuổi quân thù. Thực tế cô du kích trong bài thơ “ Quê Hương “ của Giang Nam là một người đàn bà đã có chồng tên là Phạm Thị Chiều. Thời gian còn là con gái cô Chiều  tham gia kháng chiến chống Pháp trong tổ chức Việt Minh ở Khánh Hòa làm nhiệm vụ của một giao liên đưa thư với biệt danh là Thi, vì có chút ít nhan sắc ( của thời con gái đó!) nên đã được nhiều “đồng chí” ngấm nghé, nhưng ở trong tổ chức Việt Minh quá khắc khe nên ít có “chàng đồng chí” nào “rớ” được côø, bởi việc hôn nhân của các thành viên Việt Minh đều phải qua sự quyết định của tổ chức.
Tuy nhiên chuyện thế gian việc gì cũng tương đối.Bông hồng xinh xắn được bao bọc bởi những lớp gai sắc bén, nhưng người ta vẫn hái được. Đám cưới cô giao liên  Thi với một cán bộ văn hóa tên là  Nguyễn Sung  dưới sự quyết định của tổ chức Việt Minh tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra trong sự cân nhắc và chớp nhoáng, để rồi hai người phải chia tay ngay sau một đêm trăng mật . Bà Thi về thành phố Nha Trang, còn ông  Sung  phải di chuyển sang một nhiệm sở  khác ở Quy Nhơn. Sự cách ly này giữa hai người mất khỏang 4 năm, mãi đến năm 1958 họ mới gặp lại nhau tại thành phố Biên Hòa và họ đã có con với nhau. Cả hai vẫn còn tiếp tục họat động trong tổ chức Việt Minh. Bà Thi bị bắt cùng đứa con gái tên Trang sau trận ruồng bố của Pháp và tin là đã bị giết. Nhưng sự thật Bà Thi vẫn không bị giết và cũng chẳng bị quăng mất xác như những câu thơ của tác giả đã viết trong bài thơ “ Quê Hương”. “ Giặc bắn em rồi qưăng mất xác, Chỉ vì em là du kích em ơi!” Hiện nay bà Thi vẫn còn sống bên chồng là thi sĩ Giang Nam.
Trở lại việc bà Đụp  xuống nhà dưới tìm không gặp Ty ùLèo bà quay lại nhà trước. Ty ùLèo thấy bà Đụp  đi khuất, Nó từ trong bồ lúa bò ra. Nó trốn vào bồ lúa vì nghe tiếng bà Đụp  đến tìm nó. Nó không muốn bà Đụp gặp nó trong lúc này, vì nghĩ đến má nó và không ưa thích người đàn bà luôn tìm cách  ở bên cạnh ba nó. Nó nghĩ rằng ba nó đánh nó vì ông đã có cảm tình với bà Đụp và sợ mất mặt với bà. Việc bà Đụp xin cho nó khỏi phải đòn vì bà muốn lấy ba nó làm chồng để mong tóm gọn tài sản của mẹ nó để lại. Bà dạy cho nó bài thơ “ Quê Hương” không phải vì yêu mến nó, giúp cho nó biết đọc chữ mà có dụng ý riêng tư. Nên nó luôn nghĩ bà Đụp như là một mụ phù thủy trong những chuyện cổ tích hoang đường của Aâu Châu mà các bạn cùng xóm có dịp kể cho nó nghe và coi  hình trên những trang sách phiếm họa. Nó nghĩ lung tung …theo đầu óc non nớt của nó. Dòng tư tưởng của nó đã bị khựng lại khi nghe tiếng chân người từ nhà trước đi xuống, nó đoán có thể ba nó đi tìm nó để bảo nó đến thả trâu cho nhà tên chủ tịch Truộng. Nó liền lẻn trốn ra ngoài  hiên, tựa sát người vào thành vách lá mắt dõi vào bên trong nhà để xem có phải ba nó hay không. Nhưng không phải một mình ba nó mà cả hai. Bà Đụp  và ba nó cùng đi xuống một lúc, hai người ngồi trên bộ ván bà kề miệng vào  tai ba nó nói chuyện gì nó không nghe rõ, nhưng nó ngầm hiểu rằng nói về nó. Nó cảm thấy lo sợ về cách rỉ tai kiểu này của bà Đụp đối ba nó. Có lần nó bắt gặp bà đưa miệng sát vào tai ba nó và kéo ba nó nằm xuống bộ ván nhà trước rồi  làm những động tác trên người ba nó mà đối với bọn trẻ nhà quê như nó chưa từng thấy bao giờ.
Lần này, ngoài cử chỉ rỉ tai, bà còn hôn trên gò má ba nó. Nó trông thấy qua khe vách rõ ràng từng chặp đôi môi của bà dán trên đôi gò má khô cằn hóc hác của ba nó. Không thể chịu nổi sự bực tức và căm ghét trong lòng nó đưa tay nện vào vách lá rồi bỏ chạy đến nhà thằng Ngao.
Ôâng Tý Lùn nghe tiếng động mạnh ngoài  phên vách vội đẩy bà Đụp  ra và vội vã  bước đến nơi có tiếng động. Ôâng quan sát xung quanh nhưng chẳng thấy một bóng người nào chỉ có một vài con mèo con hàng xóm đang đùa giỡn với con thằn lằn đã chết nằm dưới đất cạnh giàn mướp kế hiên nhà. Trở vào nhà ông thấy bà Đụp  đang nằm trên bộ ván với tư thế  “sẳn sàng chiến đấu”, và đôi mắt của bà cứ nhìn âu yếm vào ông như tỏ vẽ khêu khích mời mọc. Oâng đến gần chổ bà nằm, trong khi bên ngoài mặt trời đã lên khỏi những hàng cau, đem hơi nóng đi nơi khác nhường sự “tươi mát” trên bộ ván cho hai người.
Đến nhà thằng Ngao, Tý Lèo ấm ức  kể chuyện bà Đụp  cho thằng Ngao nghe, cùng rũ thằng Ngao tham gia cuộc chọc phá bà Đụp, nhưng thằng Ngao bận vì phải đuổi trâu ra đồng. Nó buồn không trở lại nhà và ngày hôm đó cũng không đến thả trâu cho tên chủ tịch xã. Tên Truộng  cho người kiếm nó và buộc ông Tý Lùn phải giao nạp nó cho ông ta, nhưng nó đã đi xa.
             Cùng với đám trẻ tìm đào khoai mì, Tý Lèo đến nhà dì Nhân. Dì nhân xem đám trẻ tìm đào khoai mì như là con cháu trong nhà. Ngược lại đám trẻ cũng rất thích bà vì bà thường hay nấu chè khoai mì cho chúng nó ăn và cho chúng nó gởi cuốc xẻn trong nhà. Nhiều lần gặp và nói chuyện với dì Nhân,Tý Lèo biết được bà là người nhân hậu. Bà kể cho nó nghe nhiều chuyện cổ tích lịch sử :” Cờ Lao Tập Trận”  đứa bé chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh sau này trở thành vua Đinh Tiên Hoàng . Dìø cũng kể cho nó nghe về những tấm gương hiếu đạo của thầy Tử Lộ đội gạo đường xa nuôi mẹ, sau này trở thành quan Tể Tướng trong triều đình phong kiến Trung Hoa. Đặc biệt là những chuyện cười dân gian như : “ Quan đối với Chó” hay chuyện “ Tri kỷ” nói về “một tên “quan văn hóa”  trong chế độ “Xã Hội Chủ Nghĩa”  thích thơ nôm . Ở cạnh nhà ông có một anh mồm mép lanh lẹ, chỉ khéo tán ăn. Mỗi khi làm được bài thơ nào,ông “quan văn hóa” này thường mời anh ta sang để đọc cho nghe. Một hôm quan mách:
            _ Tôi vừa mới làm xong cái chuồng chim sau vườn, đã làm được một bài thơ tứ tuyệt vịnh, tôi đọc cho anh nghe. Anh ta được lời vui vẻ chăm chú lắng nghe như nuốt từng tiếng thơ của quan. Oâng “ quan văn hóa”rầm bổng:
            Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời
            Đứa thì bay bổng đứa bay khơi
            Mai sau nó đẻ ra con cháu
            Nướng chả băm viên đánh chén chơi.
           Anh ta khen lấy khen để:
           _ Hay quá! Hay quá! Xin “quan”  đọc từ từ từng câu một cho tôi thưởng thức hết cái ý tứ thần hùng của bài thơ.
           Quan lại tiếp tục :
          _ Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời
          Anh kia tán:
         _ Hay! Tôi nghiệm qua câu này ngài sẽ được làm quan đến hàng tứ trụ.
         Quan lại đưa tay nhìn trời ngâm:
         _ Đứa thì bay bổng đứa bay khơi
         Anh kia tán:
         _ Danh giá của ngài chắc còn phát chưa biết đến đâu mà tính.
        Quan ngoái cổ nhìn khắp nhà mà đọc:
        _ Mai sau nó đẻ ra con cháu
       Anh kia vỗ tay đanh đét:
       _Hay quá! Con cháu của ngài nhiều vô kể.
       Quan chép miệng ngâm tiếp:
       _ Nướng chả băm chiên đánh chén chơi
      Anh kia lại thao thao:
      _ Đấy là thật tuyệt! Mai sau ngài tha hồ mà hưởng bổng lộc, phong lưu phú quí.
     Oâng “quan văn hóa”nở mũi bằng cái thúng, đắc chí ngồi rung đùi rót rượu mời anh ta và bảo:
     _ Thơ ta được cái tự nhiên. Sẵn thi hứng dồi dào ta làm thêm một bài tức cảnh xem thế nào nhé!
     _ Bẩm quan thế thì còn gì bằng.
     Quan nhìn chung quanh bỗng thấy  con chó chạy qua liền ứng khẩu thành thơ rằng:
     Chẳng phải voi, chẳng phải trâu
     Aáy là con chó cắn gâu gâu
     Khi ngủ với nhau thì phải đứng
     Cả đời không ăn một miếng trầu
               Anh kia gật gù khen hay. Hai người ngồi uống trà Tàu , anh kia xin họa lại:
  Quanh quanh đằng đít lại đằng đầu
                  Hễ thấy ai vào sủa gâu gâu
Aên hết của thơm cùng của thối
Trăm năm không được chén trà Tàu.

                   Dì  Nhân sống một mình trong một ngôi nhà tranh tại xã kinh tế Giốc Cồn, cách xã Vàm Láng 2 cây số. Hàng ngày dì đi làm mướn cho các cho các chủ vườn để kiếm tiền độ nhật và chăm sóc nữa mẫu khoai mì sau nhà. Người trong xã ít  biết rõ về dì, người ta chỉ biết dì đến xã kinh tế mới Giốc Cồn này sau khi chiến dịch di dân đi vùng “ kinh tế mới” của chính quyền cộng sản. Nhưng theo lời đồn đoán, dì là viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc sống của dì rất đơn thuần giản dị nên được sự yêu mến bà con  cùng xã.
                   Quen được dì  Nhân nên mỗi khi rãnh rỗi Tý Lèo chạy đến chơi với dì và xem dì như là một người mẹ. Dì Nhân cũng thường hay cho tiền nó mua quà bánh, nên nó tỏ vẽ khâm phục dì. Nó cũng thường khoe với ông ba nó về người đàn bà nhân hậu này. Ông Tý Lùn tin nơi con nên tò mò tìm hiểu. Một ngày nọ, tình cờ cùng con đi chợ kinh tế Giốc Cồn, thằng Tý Lèo chỉ cho ba nó một người đàn bà dáng vẽ mảnh mai đang đứng trước quày bán cá khô. Nhìn qua ông Tý Lùn bỗng  nhiên lạnh cả người. Ôâng mường tượng đến vợ của ông, vì mới thoáng qua người đàn bà này giống vợ ông như đúc nhất là khuôn mặt. Ông không còn tin vào mắt ông, và cho rằng người giống người là chuyện thường rồi ngồi xụp xuống bệ đá để trấn tỉnh tinh thần.
                  Trong khi đó, thằng Tý Lèo vụt khỏi tay ba của nó chạy đến ôm dì Nhân, dì cháu luyến thắng vui mừng. Tý Lèo hướng dẫn dì Nhân đến gặp ba nó. Khi diện kiến dì, ông Tý Lùn một phen nữa như người mất hồn vì bà Nhân ngoài khuôn mặt  và dáng vóc còn có giọng nói giống y bà Hậu vợ của ông.
                  Qua chuyện trò trao đổi riêng tư, Tý Lùn biết được dì  Nhân là chị em họ với vợ của ông mà ông chưa từng biết bao giờ, vì ông là lính Biệt Động Quân trong lực lượng tổng trừ bị của quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên rày đây mai đó trấn giữ nhiều miền của đất nước. Oâng gặp bà Hậu và cưới vợ trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt cả hai đều không biết về thân tộc.
                   Biết  Tý Lèo là cháu họ của mình dì Nhân càng quí mến Tý Lèo hơn, thỉnh thoảng dì đến nhà ông Tý Lùn thăm thằng Tý Lèo và dạy nó học chữ. Từ khi có dì Nhân đến kèm cho Tý Lèo học ông Tý Lùn có vẽ an tâm và hạnh phúc hơn. Những ngày nghĩ  ông không đến nhà người hàng xóm chơi như  trước, mà ở nhà lo chăm sóc những cây hoa hồng . Ông tưới nước, vun phân cho hoa sớm có nụ hồng.
                   Trong lúc làm việc ông len lén nhìn qua cửa sổ bên trong nhà, thấy dì Nhân đang dạy chữ cho con ông và qua nhân dáng cuả dì làm  ông gợi nhớ đến  Hậu người vợ cùng chia ngọt sẻ bùi với ông một thời nay đã ra người thiên cổ. Ông mơ có một mái ấm gia đình trong lúc này, mơ có được người đàn bà hiền thục như  Hậu vợ của ông để dạy dỗ con ông. Ông không dám nghĩ xa hơn về chuyện “Kiều Tái Hồi Kim Trọng” và việc Kiều vì chữ hiếu hy sinh tình riêng nhường người tình Kim Trọng  cho em ruột là Thúy Vân để giữ trọn chữ nghĩa với tình. Ý tưởng của ông đã bị cắt đứt bởi một bàn tay vỗ mạnh vào  vai của ông. làm ông đau điếng!
                   Bà Đụp đến hiên ngang trước mặt ông như là một thần hoả và đã xác nhận rằng tiếng vỗ vào vai ông, không phải là lối vỗ vai thân mật, mà đây là một cú đánh để nhắc nhỡ. Bà Đụp thường gây gỗ với  ông Tý Lùn, nhất là từ khi thằng Tý Lèo không còn chăn trâu cho tên chủ tịch Truộng nữa. Qua việc Thằng Tý Lèo không chăn trâu cho tên chủ tịch xã, bà Đụp mất uy tín với những viên chức ở xã Vàm Láng nhất là đối với tên chủ tịch Truộng. Và càng cay cú hơn nữa việc dì Nhân đến nhà thường xuyên dạy học cho Tý Lèo.
            Có lần Bà Đụp sỉ nhục dì Nhân như là một người đàn bà không đoan chính, hiện thân của một loài quỹ đến quấy phá bà, nhưng dì Nhân không thèm tranh cải với bà. Dạy học xong dì về nhà.
                     Bà Đụp cảm thấy xấu hổ về hành động thái quá và trơ trẻn của mình, nhưng sự bực tức trong lòng không thể phai. Chân thư ký ở xã cũng bị mất bởi cuộc chỉnh lý nội bộ. Buồn tủi bà bỏ làng ra đi.
                     Việc bà Đụp bỏ làng ra đi, ông Tý Lùn như  hồi sinh có lẽ vì không còn ai để cải vã và quấy rầy nữa. Ông cảm thấy yêu đời, ngoài thời gian đi làm thuê, ông dành thời gian rỗi rãnh chăm sóc cây ăn trái và hoa quả sau vườn.
Có đêm ông nằm mơ thấy vợ ông trong một quần áo lộng lẫy của thời vua chúa, nhưng câu nói đầu tiên vẫn là “ Mình ơi! Mình có khỏe không? Đó là lời nói của Hậu vợ ông hỏi ông khi bà còn sống mỗi khi ông đi hành quân về. Trong nhập nhằn của giấc mộng , ông yêu cầu Hậu trở về sống cùng ông và dường như ông đã nhận được lời nói của vợ ông với sự hứa hẹn.
Những đêm thằng TýLèo ngủ say, ông đến bên con nhìn nó và rồi nhìn lên bàn thờ vợ .Ôâng cảm tưởng có tiếng nói từ trên bàn thờ vọng xuống. Lúc đầu, việc nghe hơi lộn nhưng sau nhiều lần tiếng nói đã đi vào trong óc của ông, lời nói của vợ ông rõ ràng hơn. Và Hậu cho biết thế giới nàng sống là dạng vô hình, phi vật chất, nhưng có khả năng nghe, nhìn , những cảm giác nóng lạnh. Đặc biệt là không biết đau đớn. Có một điều nữa mà ông cảm nhận được từ trong giấc mộng là vợ ông khuyên ông nên cẩn thận và cảnh giác trước mọi việc đối với chính quyền nơi ông đang sống. Qua nhiều lần có cảm giác như vậy, ông TyÙLùn cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống vì nghĩ rằng vợ ông đang phù hộ ông. Sau cơn xúc động gặp lại vợ là nỗi buồn phiền, sự trống vắng cô đơn. Oâng nghĩ  mông lung.
                     Như thường lệ dì Nhân vẫn đến dạy cho Tý Lèo học chữ, dì thông suốt những từ vựng Việt Nam kể cả những danh từ tình cảm hóc buá nhất mà đôi khi trong một số tự điển nhỏ không ghi chú, nhưng dì không thể tìm cho mình được từ vựng nào để giải tỏa nỗi bức xúc của con tim trong tình thế cô đơn đã hơn 10 năm và còn phải cân nhắc, đối với giữa xã hội tha hoá và đạo lý làm người. Cuối cùng dì tự nhũ hãy thả nó trôi theo dòng đời và nếu con tim cuả dì có đòi cơn thì đó là “ định mệnh”.
                        Dì Nhân dọn đến ở chung nhà cùng thằng Tý Lèo theo yêu cầu của người chị quá cố qua một cơn nằm mộng với những lời nhắn nhũ: “ hãy thay chị chăm sóc cho anh TýLùn và thằng TýLèo”  mà đối với truyền thống đạo lý cương thường của người Việt khó dễ chấp nhận. Và thời gian trôi qua, vẫn trôi qua mãi như những đám mây trôi vùn vụt  trên bầu trời. Cuối cùng chỉ còn lại tình thương yêu.
                                                                                                                               
HÀ ĐÌNH HUY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét