TÂY
NINH QUÊ ANH
Nhân
đọc hai bài phóng sự "Phiếm về những món ăn đặc sản dân tộc" và
"Oái Oăm Cái Sự Đời" của Duy Văn. Tác giả có đôi giòng về tỉnh lỵ Tây
Ninh của anh, làm tôi bỗng nhớ về Tha La xóm đạo, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh,
và đặc biệt món bánh canh Trảng Bàng nổi tiếng của xứ này.
Tây
Ninh với tôi có nhiều thiện cảm, chắc bởi lẽ trước đây Tổng Thống Ngô Đình Diệm
đặc biệt quan tâm về xứ này trong những chương trình cải cách điền địa, an ninh
nông thôn. Đây cũng là mt trong những thành tích đáng kể trong những năm huy
hoàng của chính phủ Đệ Nhất Việt Nam Cng Hòa. Và sau biến cố lịch sử 1975, Tây
Ninh là mt địa điểm đầu tiên tôi đến công tác trong quãng đời công nhân viên
của tôi trong chế đ Cng Hòa Xã Hi Chủ Nghĩa Việt Nam thế thôi.
Tha
hương nơi xứ người đã mười năm, nhưng tôi vẫn nhớ vào những năm trước 1975, tôi
vẫn thường nghe ca sỹ Thanh Tuyền hát về Tha La xóm đạo, trong chương trình ca
nhạc của Đài phát thanh Sài Gòn. Lúc ấy tôi cho rằng Tha La chỉ là mt địa danh
được hư cấu của nhà thơ Vũ Anh Khanh. Tha La là mt bài thơ tả tình, tả cảnh rất
đẹp, với lời thơ lúc hùng tráng, lúc uất nghẹn đau thương như tâm trạng của
người dân trong thời chinh chiến.
Bài
thơ Tha La cùng với sách vở của tôi bị hủy đi trong chién dịc
h "bài trừ
văn hóa" trong năm 1975 trước đây do chính phủ mới phát đng. Khi viết bài
này, tôi cố moi óc để nhớ lại, nhưng với trí nhớ kém cỏi, tôi chỉ nhớ mt vài
đoạn:
Đây
Tha La xóm đạo,
Có
trái ngọt, cây lành.
Tôi
về thăm mt dạo
Giữa
mùa nắng vàng hanh.
Ngậm
ngùi, Tha La bảo
Đây
rừng xanh, rừng xanh
Bụi
đùn quanh ngõ vắng
Khói
đùn quanh nóc tranh
Gió
đùn quanh mây trắng,
Và
lửa loạn xây thành.
....................................
Lòng
viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách
rùng mình ngẩn ngơ người, hiu quạnh
-
Thôi hết rồi, còn chi nữa Tha La!
Đây
mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng
lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
............................................................
Nhẹ
bảo rằng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao
năm qua khói loạn phủ mịt mù,
Người
nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha
La vắng, vì Tha La đã biết
Thương
giống nòi, đau đất nước lầm than."
Trời
xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày
hiu quạnh, ơ.. ơ.. hờ tiếng hát.
Buồn
như gió lướt, lạnh dài đôi khúc nhạc,
Tiếng
hát rằng Tha La giận mùa Thu
Tha
La hận quốc thù,
Tha
La hồn quốc biến,
Tha
La buồn tiếng kiếm.
Não
nùng Tha La nguyện hy sinh.
.....................................................
Viễn
khách ơi! Viễn khách ơi!
Người
hãy dừng chân
Nghe
Tha La kể, nhưng mà thôi, khách nhé!
Đất
đã chuyển, nung lòng bao thế hệ,
Trời
Tha La vần vũ đám mây tang.
Vui
gì đâu mà tâm sự,
Buồn
làm chi cho bẽ bàng.
..........................................
Giờ
khách đi, Tha La nhắn câu này:
"Khi
hết giặc hãy về thăm khách nhé,
Hãy
về thăm xóm đạo
Có
trái ngọt cây lành
Tha
La dâng ngàn hoa gạo
Và
suối mát, rừng xanh,
Xem
đám chiên hiền thương áo trắng,
Nghe
trời đổi gió nhớ quanh quanh."
........................................................
Vũ
Anh Khanh
Rồi
Tha La được trở lại trong tôi vào khoảng năm 1991, khi nhóm công tác chúng tôi được
cử đến Trạm Cung Cấp Thực Phẩm Công Nghệ tỉnh Tây Ninh trực thuc Công ty Thực
Phẩm Công Nghệ Cấp I Trung Ương để giao dịch. Sau khi hoàn thành công việc công
ty giao phó, chúng tôi trỏ lại Sài Gòn vào buổi chiều. Trên đường về qua Trảng
Bàng, Tây Ninh, trời chạng vạng tối, khung cảnh thật lặng lẽ và buồn tẻ, xa xa
trong con l liên tỉnh, tôi nhìn thấy mt xóm đạo với nóc nhà thờ mang thánh giá
cao vút trên nền trời. Với bản tánh hiếu kỳ và hay thắc mắc, tôi hỏi thăm và
được chú tài xế của đoàn cho biết đó là Tha La xóm đạo. Lúc ấy tôi mới hiểu ra
rằng Tha La là mt địa danh có thật trong lịch sử và rất gần với thành phố Sài
Gòn.
Hơn
ba mươi năm trước đây, khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường trong những
giờ học Việt văn thơ mới. Tôi đón nhận thơ mới như là mt trào lưu, mt luồng gió
mới mang theo những sinh khí cho giới học sinh trẻ theo thời, bởi lẽ thơ mới
mang tính tự do và phóng khoáng. Tôi đọc bài thơ Tha La trong sự xúc đng của
người dân sống trong thời chinh chiến. Tôi yêu bài thơ Tha La vì chính nghĩa,
và tính cách hùng tráng, bi ai. Hôm nay nơi xứ người, khi đọc lại bài thơ này
tôi vẫn thấy nguyên vẹn niềm rung cảm dạt dào trong tôi.
Cùng
với địa danh lịch sử này trong tỉnh lỵ Tây Ninh, Tòa Thánh Cao Đài hiện hữu như
là mt kỳ quan. Có thể nói Tòa Thánh này là mt trong những công trình kiến trúc
vĩ đại của Việt Nam.
Tôi
vẫn nhớ, đó là vào khoảng tháng tư năm 1992, khi chúng tôi (mt nhóm nhân viên
làm cùng sở) được mời dự đám cưới người em trai của sếp tại vùng quê Trảng Bàng
- Tây Ninh. Tôi rất thích thú vì được dự mt đám cưới thật lớn ở tại vườn quê
với lều căng và bàn ghế sắp xếp theo từng dãy như phòng họp. Thật là đông đúc
và ồn ào bởi thân nhân, bạn hữu, nên gia chủ phải sắp xếp các toán người phục
vụ tiếp khách theo quy trình thứ tự. Với phong cách nửa quê, nửa tỉnh làm chúng
tôi thật tự nhiên trong ăn uống, cười nói như thể đang cắm trại ngoài trời. Sau
khi dự xong tiệc cưới, chúng tôi xin phép ra về, sếp gởi lời cám ơn theo thủ
tục và nhắc tài xế đưa chúng tôi đi thăm viếng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh trước
khi về Sài Gòn.
Thật
là danh bất hư truyền, TòaThánh Cao Đài thật lớn, sừng sững như biểu tượng của
tỉnh lỵ Tây Ninh. Như những tín đồ ngoan đạo, chúng tôi bước qua những cánh cửa
lớn hình vòng cung, rón rén ngồi xếp bằng cầu nguyện như những tín đồ Cao Đài
thực thụ. Vừa cầu nguyện, vừa đảo mắt quan sát cách kiến trúc bên trong Tòa
Thánh, tôi thấy khói hương nghi ngút quyện trên những bàn thờ cao và lớn. Hai
hàng ct chạm rồng cao vút dọc theo Tòa Thánh, bốn hàng gạch bông lót sàn theo hoa
văn khác nhau và được sắp xếp như các bậc tam cấp lớn rõ rệt, tất cả như nói
nên mt kiến trúc kỳ công của nhân tạo. Theo đó, những âm thanh tụng kinh đều
đặn, với khói hương lan tỏa làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và tĩnh mịch của Tòa
Thánh này.
Sau
bốn tiếng đồng hồ đi thăm hầu hết các nơi trong lãnh địa thánh thất, chúng tôi
trở lại Sài Gòn vào buổi chiều. Cũng trên đường về qua Trảng Bàng, chúng tôi
ghé vào tiệm bán bánh canh dọc đường. Có thể nói bánh canh Trảng Bàng là món ăn
nổi tiếng của xứ này. Những sợi bánh canh, trắng đục, mềm, dai của phẩm chất bt
gạo tinh khiết, những lát thịt đùi trắng phốp xen lẫn với những lát giò lụa,
những miếng giò heo được sắp gọn gàng, và bên trên được điểm xanh bằng những
lát hành ngò trong những chiếc tô lớn. Ôi thôi! thật là hấp dẫn! Chúng tôi
thưởng thức món ăn này mt cách thích thú.
..................................................................................................................................
Tây
Ninh rất gần với thành phố nơi tôi cư ngụ lúc bấy giờ. Tôi cứ hẹn với chính tôi
là phải đến thăm những địa danh này trước khi đến Canada. Nhưng với những bền
bn và lo toan, cho đến bây giờ với kiếp sống tha hương, tôi vẫn chưa thực hiện
được lời hứa đó.
Ottawa,
tháng 9 năm 2004
Lê
Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét