Muà hè không phải chỉ là mùa cuả hoa phượng nở mà còn là mùa cuả những tiếng ve nữa. Ve kêu vang suốt ngày đêm, hết ngày này qua ngày khác, từ lúc bình minh cho đến lúc hoàng hôn buông xuống. Hình như cuộc đời cuả chúng sinh ra để ca hát suốt ngày trong cái nắng gay gắt vàø rực rỡ cuả những ngày hè oi ả. Rồi đến khi gió “heo may thổi…,” chúng ta thấy vắng hẳn tiếng ca quen thuộc đó, rồi hết cả muà đông, cả khi muà xuân năm sau tưng bừng trở lại. Mãi cho tới khi nắng hè gay gắt đến, chúng ta mới lại bắt đầu được nghe thấy tiếng ve.
Ca hát trong muà hè để rồi im trong muà đông, ve đã trở thành đề tài cho một câu chuyện ngụ ngôn mà nhà thơ La Fontaine đã viết:
“Con ve sầu
Kêu ve ve,
Suốt muà hè,
Đến kỳ gió bấc thổi,
Nguồn cơn thật bối rối .
Một miếng cũng chẳng còn,
Ruồi bọ, không một con …”
Thế rồi bụng đói nên ve :
“Đành vác miệng kêu ca,
Sang chị Kiến cạnh nhà,
Xin vay dăm ba hạt,
Cho qua cơn đói khát …”
Nhưng Kiến đã không cho vay lại còn mắng cho:
“Trong muà hè chú hát,
Nay thử muá xem coi?”
Thế thì dưới ngòi bút nhà thơ ve sầu đã trở thành anh chàng lười biếng, chỉ hát hỏng mà không biết lo xa. Trái lại Kiến là con vật có đức tính tốt, cần cù chăm chỉ .
Nhưng tiếc thay câu chuyện lại xãy ra không như nhà thơ đã kể . Ve sầu là loại sâu bọ thuộc bộ cánh giống (homoptera). Ngược với lời miêu tả cuả nhà thơ, ve không thể dùng thức ăn rắn như loài Kiến. Miệng ve là một ống hút dài, chỉ cho phép nó hút thức ăn lỏng. Ve đã dùng cái uống hút đó khoan vào cái vỏ cây mà hút nhựa. Không những thế cuộc đời cuả ve rất ngắn nguỉ. Từ lúc lột xác để trở thành chàng ca sĩ đến khi qua đời, cuộc sống cuả ve chỉ võn vẹncó 5 tuần . Nó không đủ sống qua muà hè chứ đừng nói tới muà đông để “đến kỳ gió bấc thổi nguồn cơn thật bối rối.”
Trước nỗi oan ức cuả chàng ve, nhà côn trùng học nổitiếng Fafereur đã phải viết một bài minh oan tuyệt tác như sau : “ Tháng bảy chiều về trời nồng nực, trong khi quần chúng côn trùng tả ra vì khát, lũ lượt đi trên hoa khô lá héo để tìm đồ uống mà không moi đâu ra được một giọt thì ve sầu như cười muĩ trước cảnh thiếu thốn cuả bạn đồng quần .Nó dùng vòi như muĩ nhọn làm khoan, đim ở một thùng trong hầm rượu vô tận cuả nó . Nó bám vào cành cây, vẫn ca hát như thường,rồi chọc thủng vào vỏ cây cứng rắn phẳng lì, nhưng hơi phồng lên vì nhụa cây đã chín do mặt trời nung nấu . Cắm sâu vòi vào trong lổ thùng rượu, nó khoan khoái hút lấy, hút để…, nhưng biết bao sâu bọ đang khát khao luôn đến .Chúng đã nhận ra dòng nước chung quanh bờ cái giếng quí hoá kia .Những con bé muốn vào gần bờ cái giếng lẽn ngay xuống cái bụng chú ve. Ve tỏ lượng khoan hồng, rướn mình lên cho kẻ khác chui vào . Những con lớn nóng nảy hơn nhiều vội uống tranh cướp vài ngụm lảng sang cành lá chung quanh,đợi dịp lộn trở lại táo bạo hơn chút nữa . Lòng ham muốn cực độ, lúc đầu chúng còn dè dặt,nhưng rồi chúng quấy rối, tấn công sát sạt muốn trục xuất khỏi miệng giếng ngay chính cái kẻ có công đào .”
Trong cuộc xâm lăng này mấy chị Kiến là kẻ bền gan hơn .Các chị đều cắn vào chân ve. Có chị dữ tợn đến nỗi vào lôi cả vòi ve ra .Sự thực đã đảo lộn địa vị“Ve, Kiến ’’ trong chuyện ngụ ngôn trẻ con đọc hàng ngày . Con vật đi ăn xin trơ tráo đến thành kẻ cướp giật là Kiến chứ không phải là Ve .Trái lại, Ve là con vật tài tình, kiếm được nước uống, lại sẵn sàng san sẽ cho những ai cơ nhỡ.
Ve sầu không phải cất tiếng hát từ khi chào đời . Chúng ra đời trong một cành cây mà mẹ chúng đã dùng cơ quan sinh dục khoan ra và đẻ trứng vào trong đó. Theo luật chung cuả họ hàng sâu bọ,trứng nở thành ấu trùng.Không giống gì ve sầu trưỡng thành cả .Một hai tháng sau khi ấu trùng nở, chúng buông mình từ cành cây rơi xuống đất . Chúng đào lổ và bắt đầu cuộc sống trong lòng đất, xa lánh hẳn ánh mặt trời . Trong đất chúng đào hang đi tìm các rể cây, đâm vòi vào rể để hút nhựa
(sự tác hại cuả ve sầu đối với cây cối là chổ đó ) Chúng sống liền trong đất như thế một vài năm, và thay hình đổi dạng ba bốn bận .
Sau cùng, một ngày hè tươi nào đó, ve sầu chui lên mặt đất,lột xác lần cuối cùng để trở thành những chàng ca sĩ . Ve không hát bằng cổ họng cuả nó nên có thể vừa hút nhựa vừa hát .Cơ quan phát âm là hai cái mà người ta gọi là mõ ở hai bên bụng . Cái mõ đó có thể xem như là một thứ trống một mặt, mà mặt trống lại phồng lên về phía bên ngoài nhờ những đường gân nâng đở khi ta gỏ trống sở dĩ phát ra tiếng kêu là gì mặt trống rung lên .Nếu có cách làm cho mặt trống rung lên liên tục thì tiếng trống sẽ là một âm thanh liên tục chứ không gián đọan như người ta đánh từng tiếng một . Mặt trống cuả ve nối liền với một cơ bắp . Khi cơ co giãn liên hồi nó đã làm cho mặt trống cuả ve phát âm liên tục Đó là tiếng Ve .
Muốn kêu to hay nhỏ,ve sầu chỉ cần phình bụng ra hay xẹp bụng lại .Bụng căng sẽ làm tiếng ve to hơn, vì sự cộng hưởng âm thanh được mạnh hơn . Trái lại bụng xẹp làm cho tiếng ve bé đi .Trời nắng thì trống căng tiếng ve kêu to . Trái lại trời ẩm hay mưa thì tiếng ve kêu bé.
Thế nhưng ve ca hát suốt ngày để làm gì ? Có phải chúng muốn thay các bà mẹ hát ru cho các chú bé trong những buổi trưa hè không? Hay chúng muốn giải khuây cho những khách bộ hành dừng chân dưới một gốc cây trong những ngày nắng chói? Hay chúng hát cho thoả những ngày âm thầm sống trong lòng đất ?.
Không phải như vậy. Nếu chúng ta bắt các con ve sầu quan sát thì thấy những con có cơ quan phát âm, có những con không có cơ quan phát âm .Chỉ có ve sầu đực mới có cơ quan phát âm. Và tiếng ve trong muà hè chính là những bản “tình ca” mà các chàng ve đực dùng để gọi các cô ve cái .
Như trên Ve không dùng cổ họng để kêu như những sinh vật khác,đặc biệt chúng dùng hai cái mõ bên bụng nên có sức kêu được liên tục suốt muà hè . Còn việc kêu to hay nhỏ hay dở có sức quyến rũ đồng loại cuả chúng hay không là nhờ vào những bộ phận hiện có trong cơ thể cuả chúng, nhưng là sự hiện thực chân thật .Vì tính cơ bản này mà chúng đã thu hút được đa số đồng loại cuả chúng . Điều đáng chú ý là chỉ có Ve đực mới có những khả năng này, cũng như để dụ dổ các người đẹp Ve cái đa tình hay nói cách khác là “lường gạt một tí niềm tin ” của đồng chủng .
HÀ ĐÌNH HUY
Muà hè không phải chỉ là mùa cuả hoa phượng nở mà còn là mùa cuả những tiếng ve nữa. Ve kêu vang suốt ngày đêm, hết ngày này qua ngày khác, từ lúc bình minh cho đến lúc hoàng hôn buông xuống. Hình như cuộc đời cuả chúng sinh ra để ca hát suốt ngày trong cái nắng gay gắt vàø rực rỡ cuả những ngày hè oi ả. Rồi đến khi gió “heo may thổi…,” chúng ta thấy vắng hẳn tiếng ca quen thuộc đó, rồi hết cả muà đông, cả khi muà xuân năm sau tưng bừng trở lại. Mãi cho tới khi nắng hè gay gắt đến, chúng ta mới lại bắt đầu được nghe thấy tiếng ve.
Ca hát trong muà hè để rồi im trong muà đông, ve đã trở thành đề tài cho một câu chuyện ngụ ngôn mà nhà thơ La Fontaine đã viết:
“Con ve sầu
Kêu ve ve,
Suốt muà hè,
Đến kỳ gió bấc thổi,
Nguồn cơn thật bối rối .
Một miếng cũng chẳng còn,
Ruồi bọ, không một con …”
Thế rồi bụng đói nên ve :
“Đành vác miệng kêu ca,
Sang chị Kiến cạnh nhà,
Xin vay dăm ba hạt,
Cho qua cơn đói khát …”
Nhưng Kiến đã không cho vay lại còn mắng cho:
“Trong muà hè chú hát,
Nay thử muá xem coi?”
Thế thì dưới ngòi bút nhà thơ ve sầu đã trở thành anh chàng lười biếng, chỉ hát hỏng mà không biết lo xa. Trái lại Kiến là con vật có đức tính tốt, cần cù chăm chỉ .
Nhưng tiếc thay câu chuyện lại xãy ra không như nhà thơ đã kể . Ve sầu là loại sâu bọ thuộc bộ cánh giống (homoptera). Ngược với lời miêu tả cuả nhà thơ, ve không thể dùng thức ăn rắn như loài Kiến. Miệng ve là một ống hút dài, chỉ cho phép nó hút thức ăn lỏng. Ve đã dùng cái uống hút đó khoan vào cái vỏ cây mà hút nhựa. Không những thế cuộc đời cuả ve rất ngắn nguỉ. Từ lúc lột xác để trở thành chàng ca sĩ đến khi qua đời, cuộc sống cuả ve chỉ võn vẹncó 5 tuần . Nó không đủ sống qua muà hè chứ đừng nói tới muà đông để “đến kỳ gió bấc thổi nguồn cơn thật bối rối.”
Trước nỗi oan ức cuả chàng ve, nhà côn trùng học nổitiếng Fafereur đã phải viết một bài minh oan tuyệt tác như sau : “ Tháng bảy chiều về trời nồng nực, trong khi quần chúng côn trùng tả ra vì khát, lũ lượt đi trên hoa khô lá héo để tìm đồ uống mà không moi đâu ra được một giọt thì ve sầu như cười muĩ trước cảnh thiếu thốn cuả bạn đồng quần .Nó dùng vòi như muĩ nhọn làm khoan, đim ở một thùng trong hầm rượu vô tận cuả nó . Nó bám vào cành cây, vẫn ca hát như thường,rồi chọc thủng vào vỏ cây cứng rắn phẳng lì, nhưng hơi phồng lên vì nhụa cây đã chín do mặt trời nung nấu . Cắm sâu vòi vào trong lổ thùng rượu, nó khoan khoái hút lấy, hút để…, nhưng biết bao sâu bọ đang khát khao luôn đến .Chúng đã nhận ra dòng nước chung quanh bờ cái giếng quí hoá kia .Những con bé muốn vào gần bờ cái giếng lẽn ngay xuống cái bụng chú ve. Ve tỏ lượng khoan hồng, rướn mình lên cho kẻ khác chui vào . Những con lớn nóng nảy hơn nhiều vội uống tranh cướp vài ngụm lảng sang cành lá chung quanh,đợi dịp lộn trở lại táo bạo hơn chút nữa . Lòng ham muốn cực độ, lúc đầu chúng còn dè dặt,nhưng rồi chúng quấy rối, tấn công sát sạt muốn trục xuất khỏi miệng giếng ngay chính cái kẻ có công đào .”
Trong cuộc xâm lăng này mấy chị Kiến là kẻ bền gan hơn .Các chị đều cắn vào chân ve. Có chị dữ tợn đến nỗi vào lôi cả vòi ve ra .Sự thực đã đảo lộn địa vị“Ve, Kiến ’’ trong chuyện ngụ ngôn trẻ con đọc hàng ngày . Con vật đi ăn xin trơ tráo đến thành kẻ cướp giật là Kiến chứ không phải là Ve .Trái lại, Ve là con vật tài tình, kiếm được nước uống, lại sẵn sàng san sẽ cho những ai cơ nhỡ.
Ve sầu không phải cất tiếng hát từ khi chào đời . Chúng ra đời trong một cành cây mà mẹ chúng đã dùng cơ quan sinh dục khoan ra và đẻ trứng vào trong đó. Theo luật chung cuả họ hàng sâu bọ,trứng nở thành ấu trùng.Không giống gì ve sầu trưỡng thành cả .Một hai tháng sau khi ấu trùng nở, chúng buông mình từ cành cây rơi xuống đất . Chúng đào lổ và bắt đầu cuộc sống trong lòng đất, xa lánh hẳn ánh mặt trời . Trong đất chúng đào hang đi tìm các rể cây, đâm vòi vào rể để hút nhựa
(sự tác hại cuả ve sầu đối với cây cối là chổ đó ) Chúng sống liền trong đất như thế một vài năm, và thay hình đổi dạng ba bốn bận .
Sau cùng, một ngày hè tươi nào đó, ve sầu chui lên mặt đất,lột xác lần cuối cùng để trở thành những chàng ca sĩ . Ve không hát bằng cổ họng cuả nó nên có thể vừa hút nhựa vừa hát .Cơ quan phát âm là hai cái mà người ta gọi là mõ ở hai bên bụng . Cái mõ đó có thể xem như là một thứ trống một mặt, mà mặt trống lại phồng lên về phía bên ngoài nhờ những đường gân nâng đở khi ta gỏ trống sở dĩ phát ra tiếng kêu là gì mặt trống rung lên .Nếu có cách làm cho mặt trống rung lên liên tục thì tiếng trống sẽ là một âm thanh liên tục chứ không gián đọan như người ta đánh từng tiếng một . Mặt trống cuả ve nối liền với một cơ bắp . Khi cơ co giãn liên hồi nó đã làm cho mặt trống cuả ve phát âm liên tục Đó là tiếng Ve .
Muốn kêu to hay nhỏ,ve sầu chỉ cần phình bụng ra hay xẹp bụng lại .Bụng căng sẽ làm tiếng ve to hơn, vì sự cộng hưởng âm thanh được mạnh hơn . Trái lại bụng xẹp làm cho tiếng ve bé đi .Trời nắng thì trống căng tiếng ve kêu to . Trái lại trời ẩm hay mưa thì tiếng ve kêu bé.
Thế nhưng ve ca hát suốt ngày để làm gì ? Có phải chúng muốn thay các bà mẹ hát ru cho các chú bé trong những buổi trưa hè không? Hay chúng muốn giải khuây cho những khách bộ hành dừng chân dưới một gốc cây trong những ngày nắng chói? Hay chúng hát cho thoả những ngày âm thầm sống trong lòng đất ?.
Không phải như vậy. Nếu chúng ta bắt các con ve sầu quan sát thì thấy những con có cơ quan phát âm, có những con không có cơ quan phát âm .Chỉ có ve sầu đực mới có cơ quan phát âm. Và tiếng ve trong muà hè chính là những bản “tình ca” mà các chàng ve đực dùng để gọi các cô ve cái .
Như trên Ve không dùng cổ họng để kêu như những sinh vật khác,đặc biệt chúng dùng hai cái mõ bên bụng nên có sức kêu được liên tục suốt muà hè . Còn việc kêu to hay nhỏ hay dở có sức quyến rũ đồng loại cuả chúng hay không là nhờ vào những bộ phận hiện có trong cơ thể cuả chúng, nhưng là sự hiện thực chân thật .Vì tính cơ bản này mà chúng đã thu hút được đa số đồng loại cuả chúng . Điều đáng chú ý là chỉ có Ve đực mới có những khả năng này, cũng như để dụ dổ các người đẹp Ve cái đa tình hay nói cách khác là “lường gạt một tí niềm tin ” của đồng chủng .
HÀ ĐÌNH HUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét