Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

PHẠM QUỲNH VÀ NAM PHONG

Thời xa xưa nước ta không có báo chí, sau khi Pháp sang các bậc trí giả nước ta mới bắt chước Pháp mà viết báo. Năm 1865 tờ báo đầu tiên do chính phủ thuộc địa chủ trương đó là tờ Gia Định Báo viết bằng chữ quốc ngữ xuất bản ở Saigòn. Năm 1892, ở ngoài Hà nội có tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo viết bằng chữ Nho ( chữ Hán)  do Nha Kinh Lược Pháp chủ trương . Về tư nhân tự sáng lập báo có tờ Nông Cổ Ním Đàm và Nhật Báo Tỉnh xuất bản vào khoảng  thời gian 1900 - 1905. Hai tờ báo này đều viết bằng chữ quốc ngữ và cả hai cũng đều ở trong Nam Kỳ. Cùng thời điểm này ở Bắc Kỳ có những tờ báo viết bằng quốc ngữ và chữ nho là tờ Đại Việt Tân Báo của ông Đào Nguyên Phổ làm chủ bút và ông Babut làm chủ nhiệm. Tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo vào năm 1907 lại được mang thêm một cái tên nữa đó là Đăng Cổ Tùng báo thêm phần chữ quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và ông Phan Kế Bính làm trợ bút. Có thể nói nghề làm báo của nước ta vào tiền đầu thế kỷ 20 mục đích chỉ có thông tin lặt vặt trong xứ và phần lớn là làm phương tiện cho chính quyền đô hộ dùng để thông báo hoặc ban bố những mệnh lệnh của họ. Báo chí không thiên về văn chương hay học thuật hoặc truyền tải ý tưởng của người dân. Mãi đến những năm thập niên 1910 –1920, với sự xuất hiện của các tờ báo như : Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Bắc Tân Văn , Tiếng Dân…., báo chí mới thực sự là những cơ quan thông tin và đạo đạt ý tưởng của dân chúng, nhưng về phương diện truyền tải văn học thì phải đợi đến những năm sau này, khi một số tờ báo như Đại Việt Tạp Chí , Hữu Thanh Tạp Chí , Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí thì việc truyền bá học thuật Aâu Á mới được phổ biến rộng rải. Các học thuyết Tây âu và kể cả chuyên khảo về sư phạm cũng đã được đề cập một cách tương đối phổ quát hơn.
Song hành với các tờ báo như : Đại Việt Tạp Chí, Đông Dương Tạp Chí…, có khuynh hướng truyền bá học thuật và tư tưởng Tây Aâu. Tạp Chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút,là một trong những tờ báo có chất lượng về mặt dịch thuật và có thể nói cả cái nghiệp văn chương của ông đều xuất hiện trên Nam Phong Tạp Chí. Vậy Nam Phong Tạp Chí là một tờ báo như thế nào, chủ trương và mục đích của Phạm Quỳnh ra sao. Hãy thử tìm xem Thượng Thư Bộ Học gởi gắm gì trong đó!?
Nam Phong Tạp Chí xuất bản số đầu vào tháng 7 năm 1917, đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản. Trong vòng 17 năm phát hành được 210 số và đây là một tạp chí có sự sống lâu dài so với các báo khác của nước ta trong thời kỳ này.
Mục đích của Tạp Chí Nam Phong. 
Phạm Quỳnh chủ trương Nam Phong Tạp Chí với 2 mục đích chính rõ ràng.
1) Đem tư tưởng học thuật Aâu- Á diễn ra tiếng nước ta để cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem và lãnh hội được.
2) Luyện tập quốc văn  cho nền văn học nước nhà và thành lập một hệ thống khảo cứu văn học.
Và để thực thi được 2 mục đích đó Phạm Quỳnh và cả ban biên tập phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, viết lách các bài khảo cứu về triết lý, khoa học, văn chương, lịch sử Á Đông và của Aâu Tây. Dịch các tác phẩm về Triết học, văn học nguyên ngữ từ chữ Hán hoặc chữ Pháp. Sưu tập các thơ văn cổ của nước nhà bằng tiếng Hán hoặc tiếng Nôm. In các tác phẩm cổ của nước ta (a) 
Aûnh hưởng của Tạp Chí Nam Phong đối với nền văn học nước ta.
Trước khi nói đến ảnh hưởng của Tạp Chí Nam Phong đối với văn học nước nhà,thiết nghĩ cần lược qua tình hình quốc văn của nước ta trong thời kỳ Nam Phong Tạp Chí ra đời. 
Trước Nam Phong Tạp Chí ngoài trừ các bản dịch của các tiểu thuyết Tàu ra tiếng nước ta không có một bản dịch hay sách nào viết bằng chữ quốc ngữ. Trong nước chỉ có một vài tờ báo và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về dịch thuật tư tưởng để cho độc giả trong nước có thể đọc mở mang kiến thức . Từ khi Nam Phong xuất hiện về đường văn tự  Tạp Chí Nam Phong đã sát nhập vào tiếng nước ta nhiều danh từ triết học, khoa học mới mượn từ chữ Nho hoặc chữ Pháp. Luyện cho tiếng nước ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các tư tưởng về triết học , khoa học mới. Về mặt văn hóa Nam Phong đã phổ thông được những điều yếu lược của học thuật Aâu – Tây. Diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông, các triết thuyết Nhọ học , Phật học…và bảo tồn những điều cốt yếu như lễ nghi, phong tục , thờ cúng …trong văn hóa cũ của nước ta.
Tiểu sử Phạm Quỳnh 
Phạm Quỳnh bút hiệu là Thượng Chi, Hồng Nhân, Lương Ngọc , Thiếu Hoa Đường, sinh năm 1892 tại Hà Nội. Năm 1908 tốt nghiệp trường Thông Ngôn. Từ 1908 – 1917 làm Thừa phái (Secrétaire) tại trường Viễn Đông Bác Cổ . Năm 1917- 1920 Thừa phái hạng 5 tại Nha Hành Chánh và Quản Trị Bản Xứ ( Directtion de LA’dministration et politique indigènes)
Năm 1917 – 1932 chủ trương Tạp Chí Nam Phong. Năm 1918 làm phụ giảng ( répétiteur) tại trường Sinh Ngữ Đông Phương. Năm 1920 – 1924 Nghị viên Hà Nội. Năm 1922 qua Pháp cùng vua Khải Định và Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1925 -1926 thành lập đảng Jeune Annam. Và cùng nhóm viết thư cho toàn quyền Alexandre Varenne yêu cầu ân xá cho Phan Bội Châu. Năm 1926 thành lập Việt Nam Tiến Bộ Dân Hội và là nghị viên Viện Dân Biểu Bắc Kỳ. Năm 1928 Chủ Tịch Hội Tương Trợ Giáo Dục Bắc Kỳ. Năm 1929 – 1931Phó Chủ Tịch Đại Hội Đồng Đông Dương. Sáng Lập Viên và Tổng Thư Ký Hội Khai Trí Tiến Đức . Năm 1932 Phó Chủ Tịch Hội Địa Lý Hà Nội- Tổng Thư Ký Hội Từ Thiện Bắc Kỳ. Tháng 11/ 1932 Ngự Tiền Tổng Lý của vua Bảo Đại. Năm 1933 Thượng Thư Bộ Học. Năm 1939 qua Pháp cùng vua Bảo Đại. Năm 1942 Thái Tử Thiếu Bảo, Thượng Thư Bộ Lại. 17- 03- 1945 từ chức . Tháng 8 – 1945 bị Việt Minh  giữ rồi thủ tiêu cùng với Ngô Đình Khôi.
Phạm Quỳnh với những hiện thực văn học qua Nam Phong.
Với vị trí của một chủ nhiệm kiêm chủ bút, Phạm Quỳnh đã thực hiện một hoài bảo là cải tiến và phát triển chữ quốc ngữ , đã tạo cho nền quốc văn của nước ta mỗi ngày thêm phong phú. Qua Nam Phong Tạp Chí, những tác phẩm của ông ngoài những bài viết nghị luận, luận thuyết,ký sự, đoản văn ghi chép các điều quan sát thực tiễn xã hội, có tính cách nhằm hướng dẫn dư luận, số còn lại phần lớn ông nhắm vào 2 lãnh vực khảo cứu và dịch thuật.
Oâng dịch các đoạn văn và tác phẩm của Tây Aâu. Về triết học có quyển Discours de la méthode (Phương Pháp Luận) của Descartes. Về Tư Tưởng có quyển Manuel (Cách ngôn) của Epictète, Lavie sage ( Đời Đạo Lý) của Paul Carton. Về tiểu thuyết và kịch bản có tuồng Le Cid ( Tuồng Lôi Xích) và Horace ( Hòa Lạc) của Corneille…
Trên lãnh vực khảo cứu với Phạm Quỳnh cho đây là phần quan trọng trong cuộc đời làm báo và làm văn học của ông. Oâng đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu các sách nước ngoài và rồi viết ra những bài chuyên khảo về học thuật Aâu Tây ra Quốc Văn đưa vào Nam Phong Tạp Chí để chuyển tải  nền văn minh của các nước tiên tiến đến trong dân chúng và các trí giả nước ta ( Văn Minh Luận  NP 42) , Khảo cứu về học thuyết Thái Tây và nền chính trị của nước Pháp ( NP 31) . Nhất là ông nghiên cứu các tư tưởng của các nhà tư tưởng học của Pháp như :Rousseau, Montesquieu và Voltaire,về tư tưởng dân chủ và dân quyền, các triết thuyết Á Đông về quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng. Về văn học, trên Nam Phong ông đã  những bài viết đào sâu về tục ngữ ca dao của nền văn chương truyền khẩu của nước ta. Những bài nghiên cứu về khía cạnh văn chương trong lối hát ả đào của dân tộc.
Tóm lại,chỉ trên lãnh vực văn hóa văn học Phạm Quỳnh là người có công lớn đối với nền văn học cũ nước ta trong thời kỳ truyền bá và phát triển quốc văn. Và nói theo cách nói của học giả Dương Quảng Hàm : “ Đối với nền văn hóa cũ nước ta thì ông Nguyễn Văn Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, còn ông Phạm Quỳnh thường nghiên cứu chế độ, văn chương của tiền nhân. Ông Nguyễn Văn Vĩnh có công lớn trong việc diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Aâu Tây và phát triển cái hay trong tiếng Nam ta, thì  Phạm Quỳnh là người có công lớn trong việc dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các tư tưởng mới. Giống như Pétrus Ký ở miền Nam Phạm Quỳnh là một trong những người có công lớn trong việc cải thiện chữ Việt mới tại miền Bắc . Phạm Quỳnh cũng là người có công quảng bá Đoạn Trường Tân Thanh(Truyện Kiều) của Nguyễn Du.”

                                                                                    HÀ ĐÌNH HUY
Sáchtham khảo:
(1) Việt Nam Văn Học Sử Yếu  tác giả Dương Quảng Hàm
(2) L’oeuvre de M . Nguyễn Văn Vĩnh tác giả Nguyễn Văn Tố
(3) Phê Bình và Khảo Luận Văn Học tác giả Thiếu Sơn
(4) Enquête sur la Jeunesse annamite tác giả Đào Đăng Vỹ
(5) Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí tác giả Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
(a) Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét