Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

BÁO CHÍ VIỆT NAM CÓ TỪ BAO GIỜ?


                
TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH
                VÀ PHÁT TRIỂN TRONG
                NỀN VĂN HỌC NƯỚC NHÀ.
                                                                                                         
                          HÀ ĐÌNH HUY

A.NGUỒN GỐC TRONG NƯỚC .
Thời xa xưa nước ta không có báo chí, sau khi Pháp sang các bậc trí giả của nước ta mới bắt chước Pháp mà viết báo. (theo Quốc Văn Trích Diễn của Dương Quảng Hàm, nhà xuất Bốn Phương)  Không kể những tờ báo bằng chữ Pháp và riêng về chữ quốc ngữ, thì phải nói rằng ông Pétrus Ký là người ký giả đầu tiên, ông tổ của nghề.(1) Năm 1867 ông Kerguda Thống Đốc Nam Kỳ tiếp xúc với ông Pétrus Ký ý định mời ông ra “làm quan” , nhưng ông một mực từ chối và chỉ xin được làm báo mục đích dùng ngòi bút để khai hóa quốc dân. Ông cho rằng trong suốt thời gian dưới chế độ phong kiến chính thống, và khi bị đô hộ bởi người Pháp, dân trí người Việt còn thấp nên chưa bắt kịp với đà tiến hóa của các nước Tây Phương. Lại nữa, nước ta luôn bị các cường quốc thời đó xâm chiếm và cai trị áp dụng “chính sách  ngu dân” về mặt tư tưởng dường như bị bóp nghẹt. Ông Pétrus Ký thấy được điều đó, nên tìm mọi cách để thông đạt kiến thức cơ bản đến người dân. Việc ông từ chối “ làm quan” đã làm cho viên Thống Đốc Nam Kỳ Kerguda, khó chịu, nhưng vì biết ông là một người có tài nên đành nương theo ý của ông. Nhưng sự yêu cầu của ông cũng không thực hiện ngay được. Mãi đến bốn  năm sau, ông mới được nhà cầm quyền Pháp ký nghị định ngày 19 tháng 9 năm 1869 sang tờ Gia Định Báo thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1865 của ông Ernest Potteaux, thông ngôn trong chính phủ Nam Kỳ làm chủ nhiệm cho ông đứng tên làm chủ nhiệm. Và từ đó tờ Gia Định Báo theo thời gian được xem như là tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của người Việt và cũng là tờ báo tiên phong cho nền báo chí Nam Kỳ.
Gia Định Báo khi về tay ông Pétrus Ký trở nên phong phú về mọi mặt tờ báo có thêm những bài biên khảo, nghiên cứu , nghị luận, truyện đời xưa , thi ca … và được nhiều danh sĩ nổi tiếng thời đó tham gia và nhiệt liệt ủng hộ. Các danh sĩ như : Hùynh Tịnh Của, Tôn Thọ Tường, Trương Minh Ký …có những bài viết sâu sắc nhắm vào sự khai phóng tư tưởng và nâng trình độ dân trí nước ta, nên nhà cầm quyền Pháp đã để ý và đã nhiều lần khuyến  cáo với ông chủ nhiệm Pétrus Ký về thái độ của tờ báo. Và từ sau sự khuyến  cáo, tờ Gia Định Báo với chủ nhiệm là Ông Pétrus Ký được xem gần như là một tờ công báo có hai phần rõ rệt. Phần đăng công văn của các nhà cầm quyền của Pháp và phần còn lại chỉ đăng những điều thường thức , tạp nhạp trong xứ. Có thể nói nghề làm báo của nước ta vào tiền đầu thế kỷ 20 mục đích chỉ có thông tin lặt vặt trong xứ và phần lớn là làm phương tiện cho chính quyền đô hộ dùng để thông báo hoặc ban bố những mệnh lệnh của họ. Báo chí không thiên về văn chương hay học thuật hoặc truyền tải ý tưởng của người dân.(2)
Ông Pétrus Ký tên thật là Trương Vĩnh Ký sinh năm 1837 và mất năm 1898. Người thôn Cái Mong, làng Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long nay thuộc tỉnh Bến Tre, tinh thông Pháp Văn, Hán Văn và nhiều thứ tiếng ngọai quốc khác.Cha ông là Trương Chánh Thi. Năm 1840 mồ côi cha được một cố đạo nuôi, gởi qua học ở Pinhalu, Cao Miên. Năm 1851 học ở Penang. Năm 1858 về nước .Ông là một trong những người họp tác đầu tiên với Pháp. Năm1859:Thông sự cho Trung tá Jauréguiberry, chỉ huy trưởng Sàigòn. Năm 1862: Theo Simon ra Đà Nẵng, tham gia cuộc thương thuyết hòa ước ngày 5 tháng 6 năm 1862, nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. Ngày 21 tháng 6 năm 1863 Phan Thanh Giản và mộ phái bộ sứ thần qua Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Nam . Pétrus Ký là một phái viên của phái đòan Pháp phụ tá Aubaret, do Trung Tá Rieunier dẫn đầu.
1865 – 1872: làm báo. Năm 1866 – 1868: Dạy trường thông ngôn ( Collège des interprètes)  Năm 1877: Hội đồng Thành Phố Sàigòn. Tháng 12 năm 1886: Được Paul Bert cửû ra Huế, làm việc trong Viện Cơ Mật. Ngày 1 tháng 9 năm 1898: Chết tại Chợ Quán Sàigòn.(3)

Sự nghiệp văn chương của ông được đáng giá cao về mặt khai phóng qua các trứ tác : Chuyện đời xưa xuất bản vào năm 1866, chuyện khôi hài (1882) Miscelanées ou Thông Lọai Khóa Trình (1-12 - !888 – 1889). Grammaire de la lague annamite (1883) . Petit dictionaire Francais annamite (1884) . Cours D’histoire annamite, (1875 – 1877) Voyage au Tonkin en 1876. Chuyến đi Bắc Kỳ  năm Aát Hợi (1881).(4)

Sau tờ Gia Định Báo, nhiều tờ báo quốc ngữ đã hình thành và tăng trưởng theo một khuôn khổ nhất định, dưới sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền Pháp. Tờ “Phan Yên báo” do ông Diệp Văn Cương làm chủ bút, được xem là tờ báo đứng thứ nhì về báo viết bằng chữ quốc ngữ trong Nam kỳ. Kế tiếp là tờ “Nông Cổ Ním Đàm “ của ông Cannavagio được nhà cầm quyền Pháp cho phép xuất bản vào năm 1901, và tờ báo này, ngoài ông Cannavagio là người Pháp làm chủ bút trước tiên còn có các ông Lương Khắc Ninh, Gibert Chiếu, Lê Văn Trung, Nguyễn Chánh Sắt, lần lượt nắm bút quyền.
Bên cạnh 3 tờ báo quốc ngữ, ở Nam Kỳ cũng có một số tờ báo viết bằng Hán văn và Pháp văn do thủy sư đô đốc B. Bonard lập ra để nhằm mục đích tuyên tryuền. Ông cho phát hành 2 tờ “ Bulletin officiel de L’expédition de la Cochinchine” và Bulletin ommunes”

B. NGUỒN GỐC BÊN  NGOÀI NƯỚC
Theo một số tư liệu gần đây, được phổ biến, và bài viết của ông Quán Chi Đào Trinh Nhất thì người Việt ở bên Xiêm (Thái Lan) đã biết làm báo từ thời vua Minh Mạng  và Thiệu Trị, nghĩa là từ thời phong kiến người Việt Nam đã biết làm báo, chứ không đợi đến khi Pháp vào đô hộ người Việt mới bắt chước Pháp mà làm báo. “ Biết lợi dụng, phổ thông quốc ngữ, vào việc làm báo làm sách cho công chúng, bắt đầu chính là người Việt Kiều ngụ bên Xiêm trước, rồi đến đồng bào trong Nam sau”.
 “ Nguyên xưa, người Việt Nam mình sang ở đất Xiêm khá đông vì lẽ hoạn nạn ở quê hương xô đẩy. Có hai hạng người , kết hợp thành xóm làng riêng: Một là: “ Cựu  Annam hương” – tiếng Xiêm gọi là Samphên – gồm những người theo đức Cao Hoàng sang từ trăm năm về trước ; hai là “ Tân Annam hương”  - Sansên – gồm những người theo đạo Thiên Chúa ở hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị; trong nước có lệnh cấm đạo nghiêm khắc, họ trốn qua Xiêm rồi sanh tụ luôn ở đấy. “ Nhóm cựu Ananam hương  đã hoàn toàn hóa bản xứ , nhất thiết ngôn ngữ , phong tục , không còn chút gì vấn vương cố hương . Duy nhóm Tân Annam hương thì còn giữ được phần nhiều bản sắc , tuy sự sinh họat có thay đổi theo hoàn , nhưng tiếng mẹ đẽ vẫn không lãng bỏ, lại cố tình đùm bọc quây quần với nhau là nhờ vào sức tôn giáo”.  Họ nhận thấy chữ quốc trên đà phát triển trong nước và thấy sự ích lợi của nó nên họ nhờ Đức Giám Mục Bá Đa Lộc mở mở ra ở Vọng Các một nhà in để in sách quốc ngữ truyền bá trong đám kiều bào. Ngoài  ra, họ còn lại in một tập kỷ yếu gần như  tạp chí xuất bản  bất thường ghi chép những việc quan hệ trong giáo hội và dân gian, cho các đạo hữu cùng biết.
Qua trên cho thấy, không đợi đến khi Pháp vào người Việt mới bắt chước Pháp mà làm báo như trong quốc nội. Người Việt ở nước ngoài đã biết làm báo từ thời phong kiến, mặc dù không có tính chuyên nghiệp, đã chứng tỏ người Việt ta có tính sáng tạo độc lập. Dù lưu lạc ở xứ người nhưng tính dân tộc : cần cù, siêng năng, và cầu tiến luôn luôn là kim chỉ nam cho định hướng phát triển tương lai của mỗi người Việt. Nhóm người Việt ở Thái Lan đã tạo cho mình một chỗ đứng có giá trị nhất định trong lịch sử văn học, tiên phong góp phần cho sự khai sáng  nền báo chí nước ta.
Trong khi người Việt ở Thái Lan làm báo trong tinh thần độc lập, thì trong quốc nội nền báo chí của người Việt cũng đang hình thành và khởi sắc mạnh mẽ, chính quy hơn, nhưng hầu như mọi liên hệ đến báo chí đều bị người Pháp chỉ đạo hoặc có sự họp tác của họ bằng hình thức này hay bằng hình thức khác.
Ở Nam Kỳ, vì là thuộc địa nên hình thức báo chí có tính rập khuôn theo  kiểu của báo chí Pháp. Ba tờ báo được xem như là tiên khởi cho nền báo chí trong Nam Kỳ là Gia Định Báo, Phan Yên Báo và Nông Cổ Ním Đàm hình thức không khác một tờ tin tức , của chính quyền địa phương Pháp ở các nơi xa thủ đô Paris. Còn phần nội dung, cũng không khá hơn vì trong đó nhà cầm quyền thuộc địa Pháp đã gởi gắm nhiều dụng ý vào bên trong , nên mất đi tính tự quyết.
Sau ba tờ báo có tính tiên phong trên, ở Nam kỳ còn có thêm một số tờ báo nữa như tờ Nhật Báo Tỉnh  do ông Georges Garros sáng lập sáng lập , bộ biên tập gồm các ông Gilbert Chiếu, Thái Chiên Đinh và Nguyễn Quang Phong. Tờ Nam Kỳ Kinh Tế  của bà Rose Quintaine, tờ Lục Tỉnh Tân Văn, và Nam Trung Nhật Báo do ông Schneider vào Saigon lập ra, sau khi tờ Đông Cổ Tùng Báo ngòai Bắc đình bản. (Có thể nói các báo thời kỳ này, hầu hết là người Pháp khaisáng , đứng tên xin phép rồi cho người Việt thuê lại, công khai cho mướn nhà phố)
Ở Bắc kỳ, vì là đất thuộc bảo hộ, nên việc hình thành báo chí chậm hơn trong Nam. Tờ báo đầu tiên ra đời viết bằng chữ quốc ngữ là tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo và sau này đổi tên thành Đăng Cổ Tùng Báo có vào đầu thế kỷ 20. Tờ báo này có hai phần: phần chữ quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách và phần Hán văn do ông Kiều Oanh Mậu biên tập. Tờ này, chủ vẫn là người Pháp. Tờ báo thứ nhì ra đời ở Bắc kỳ là tờ Đại Việt Tân Báo do ông Ernest Babut xuất bản và chủ bút là ông Đào Nguyên Phổ. (Theo sách ghi lại : Đào Nguyên Phổ là người hiểu được tư tưởng Âu Tây qua những tân thư bên Tàu gởi qua. Trên Đại Việt Tân Báo ông cùng mấy nhà nho tân tiến, thường giải thích cho độc giảbiết về nghệ thuật mới và cổ võ sự canh tân xứ sở.)
Tóm lại, đứng trên phương diện cho nghề nghiệp:trong giai đọan đầu của báo chí Việt Ngữ , ba tờ báo ngoài Bắc và ba tờ báo trong Nam kỳ đã mở đường, khai lối cho nghề viết báo nước nhà.

C. BÁO CHÍ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐỌAN PHÁP THUỘC
Nền báo chí nước ta trong giai đọan Pháp thuộc, hầu như không có tính độc lập và tự quyết, bởi các tờ báo đều do người Pháp khai sáng và làm chủ, hoặc xin giấy phép rồi cho người Việt mướn lại, nhưng việc mướn lại cũng có quá nhiều nhiêu khê về thủ tục hành chánh cũng như về mặt  an ninh.
Năm 1913, khi có cuộc ném bom tại “Hà Nội Hotel” nhà cầm quyền Pháp thấy được mần mống chống đối và bài Pháp của người Việt, nên vội vàng đưa tên Schneider ra Bắc lập một tờ báo mục đích của họ là chiêu dụ người dân . Tờ Đông Dương Tạp Chí ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Tờ báo này giao cho một người Việt uyên bác làm chủ bút và dưới ông là một ban biên tập gồm những nhà học giả uyên thâm như Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim và Phan Kế Bính….
Ngày 1 tháng 6 năm 1915 ông Nguyễn Văn Vĩnh rời tờ Đông Dương Tạp Chí đứng ra thành lập tờ Trung Bắc Tân Văn, nhưng cũng do tên Schneider đứng tên trên giấy phép.
Trong giai đọan này, báo chí nước ta có thể chia từng giai đọan sau đây:
1) Giai đọan chiến tranh Âu châu.
a) Giai Đọan lệ thuộc
Báo chí nước ta trong giai đọan đầu, tờ báo dù có viết  bằng tiếng Pháp, tiếng Hán hoặc  tiếng Việt đi chăng  nữa cũng chỉ là lợi khí tuyên truyền của người Pháp, vì do người Pháp trực tiếp điều khiển, hoặc do người Việt được Pháp tín nhiệm giao cho chỉ huy.
Trong Nam Phong Tạp Chí, với chủ trương đem học thuật Tây Phương vào nền văn hóa nước nhà, Phạm Quỳnh có những bài viết nghiên cứu học thuật nước Pháp, không ai có thể phủ nhận công phu của ông và lợi ích . Mặt khác, Phạm Quỳnh với Nam Phong Tạp Chí chủ trương cổ xúy cho việc  tôn vinh vua Khải Định và nhà cầm  quyền Pháp. Có lẽ, các độc giả thuộc những thế hệ trước không quên những câu thơ  nồng nhiệt như : “ Rồng Nam phun bạc ! Đánh đổ Đức tặc” nhằm ca tụng việc nhà nước Pháp ở Đông Dương mở những công khố phiếu ( có sách gọi là Công Thải) để lấy tiền cho Chính quốc chống Đức Quốc Xã.
Đông Dương Tạp Chí cũng không xa với Nam Phong Tạp Chí về mặt chủ trương: Những số báo đầu tiên, Đông Dương Tạp Chí chưa rõ nét về mặt văn học, phần lớn những bài viết đều nhắm vào tuyên truyền cho Pháp. Và đã kích các phần tử yêu nước của ta như việc số báo xuất bản trong tháng năm 1913. Báo đã kích việc ném bom vào khách sạn Hà Nội đã làm hại cho một số viên chức người Pháp, và báo cũng đã đề cao vai trò của Hội Đồng  Đề Hình , một tòa án đặc biệt được Pháp lập ra để xử các nhà cách mạng Việt Nam đã bị bắt trong vụ ném bom ấy.
b) Giai đọan tự lực
Cũng giống như Nam Phong Tạp Chí giai đọan đầu đều nhắm vào mục đích tuyên truyền cho Pháp, nhưng về sau là giai đọan nghiên cứu và phổ biến văn học . Từ sau năm 1919, khi báo chí trở thành việc kinh doanh và được nhà cầm quyền Pháp cấp giấy phép, một số người Việt đã tự lực ra làm báo, từ đó báo đã có chủ trương mới. Ông Nguyễn Văn Vĩnh được ông Schneider nhượng lại tờ Trung Bắc Tân Văn. Trong khỏang năm 1920 – 1921, có thêm hai tờ nhật báo ra đời: tờ Thực Nghiệp Dân Báo của ông Nguyễn Hữu Thu ( sau nhường lại cho ông Mai Du Lân) và tờ Khai Hóa của ông Bạch Thái Bưởi, do ông Lê Sĩ Tố làm chủ bút.
Trong giai đọan tự lực, nhưng người Việt làm báo vẫn phải chịu dưới sự theo dõi gián tiếp của nhà cầm quyền Pháp. Nhưng các nhà báo của ta thời đó một đôi khi tác giả cũng cố gắng viết kín đáo để phát biểu vài tư tưởng ít xu thời.
Tờ Lục Tỉnh Tân Văn khi vào hẳn tay của ông Huyện Của ( Nguyễn Văn Của) thì việc tuyên truyền cho người Pháp bớt hẳn đi và khi có tờ Tribune Indigène xuất hiện do ông Nguyễn Phú Khai chủ trương thì báo đã trở thành một cơ quan tranh đấu cho quyền lợi người Việt Nam, đồng thời tờ Đông Pháp Thời Báo do ông Nguyễn Kim Đính ra đời và hai tờ này đã có khuynh hướng bênh vực cho người Việt Nam, nên làm cho nhà cầm quyền Pháp rất lo sợ.
2) Giai đọan sau chiến tranh Âu Châu
a) Thời kỳ tiền phát triển
Thời kỳ này vào khoảng những năm 1925 – 1927, Báo chí hầu  như  ít phụ thuộc vào nhà cầm quyền Pháp cũng như người Pháp làm báo. Báo chí phần lớn do sự điều khiển của người Việt, nên khuynh hướng quốc gia đã được thể hiện qua báo chí và đã trở thành một phong trào bộc phát từ Nam ra Bắc. Người dân được kích thích lòng ái quốc qua báo chí và báo chí đã cổ xúy nồng nhiệt vào kết quả này. Trường hợp của cụ Phan Bội Châu là một điển hình về sự tranh đấu của báo chí đối với việc đòi trả tự do cho cụ . Mặt khác báo chí đã góp phần tích cực đưa thuyết dân trị của cụ Phan Chu Trinh  đã thức tỉnh đồng bào bằng những tư tưởng dân chủ. Có thể nói báo chí Việt trong thời kỳ này đã thể hiện rõ tính phát triển của nó qua hướng dẫn dư luận để đến những cuộc tranh đấu thắng lợi cho người Việt. Về mặt hình thức tờ báo cũng đã được trang trí đẹp mắt hơn thời kỳ còn người Pháp làm chủ, nhưng nhìn một cách khách quan thì báo chí Việt Nam ta trong giai đọan này vẫn còn những khuyết không ít về mặt kỹ thuật và nội dung dù có phát triển tuy vẫn còn chưa đủ các bài viết sâu sắc để cho trình độ dân trí thời đó tiếp thu được.Tóm lại về mặt thông tin và tin tức chưa có cập nhật hóa đúng mức.
Thời kỳ phát triển hay thông tin
Mãi đến sau năm 1929, thì báo chí Việt Nam mới trổi mình, nghĩa là tờ báo có tương đối đầy đủ các mục đặc biệt là mục tin tức và nghị luận … và việc phát hành ấn lóat trở nên qui cũ sáng sủa.
Trước năm này,báo chí ít lưu tâm đến tin tức và những bài viết bình luận. Tin tức và thông tin dường như các báo bị xao lãng . Tờ báo chỉ dành chở để đăng thơ, tiểu thuyết nhiều hơn. Năm 1930 ông Ngô Văn Phú chủ trương tờ Đông Pháp dã tổ chức thành một tờ tin tức thông tin chuyên nghiệp bao gồm tin thế giới và trong nước. Song hành với tờ Đông Pháp, tờ Hà Thành Ngọ Báo cũng mở ra một đường lối mới trong nghề viết báo. Các ông Bùi Xuân Học, Hòang Tích Chu, Đỗ Văn, Phùng Bảo Thạch và Vũ Đình Chi đã đưa tờ Hà Thành Ngọ Báo trở nên một bộ mặt mới về cách trình bày, sáng sủa , ấn lóat rõ ràng, đăng những bài ngắn , tin tức rõ rệt, điều tratại chỗ, theo đúng như phương pháp làm báo ở Pháp mà họ Hoàng đã nghiên cứu khi còn ở Paris. Hoàng Tích Chu còn tung ra một lối văn ký sự rất mới, gọn gàng vắn tắt.Khi họ Hoàng tung ra lối viết ngắn gọn , rõ ràng thì làng báo ở Bắc Hà sôi nổi như là có cuộc cách mạng lớn . Và không tránh khỏi những sự công kích của các nhóm khác. Tuy nhiên cũng có nhóm ủng hộï và bắt chước lối làm báo của họ Hoàng. Có thể nói Hòang Tích Chu đã có công canh tân lối văn viết báo.
Song hành với làng báo miền bắc thời đó, trong miền nam cũng có những người làm báo nổi tiếng có tinh thần quốc gia như các ông Diệp văn Kỳ  và Nguyễn Đức Nhuận (xin bạn đọc đừng lầm ông Nguyễn Đức Nhuận Phú Đức hay ông Nguyễn Đức Nhuận Bút Trà). Đầu tiên khởi sự làm báo ông Diệp Văn Kỳ mướn tờ Đông Pháp Thời báo sau đó được giấy phép mở ra tờ Thần Chung. Diệp Văn Kỳ là người biết trọng dụng người tài nên không lâu giới trí thức cựu và tân đều đến họp tác với ông . Và tờ Thần Chung bị đóng cửa vì nêu cao tinh thần quốc gia dân tộc. Kế tờ Thần Chunglà tờ Phụ Nữ Tân Văn , tờ báo này xứng đáng là một tờ báo thông tin , ngôn luận cho phụ nữ học tập từ Nam ra Bắc, nhưng cũng bị rút giấy phép vì dám nói lên sự thật , chống lại ông Bùi Quang Chiêu dính líu đến nhóm lý tài Homberg. Sau tờ Phụ Nữ Tân Văn , còn có nhiều tờ báo khác ở Nam kỳ như tờ Công Luận Báo, Trung Lập Báo…cũng có tinh thần quốc gia rõ rệt.
Tại Bắc Kỳ, có những tờ báo chuyên nghị luận như tờ Đông Phương của ông Lavalée, và sau này nhường lại cho ông Mai Du Lân. Tờ Phụ Nữ Thời Đàm của ông Nguyễn Văn Đa, khởi sự ra hàng ngày, do ông Ngô Thúc Địch  làm chủ bút, và hàng tuần với bút quyền ông Phan Khôi
Các tuần báo, cũng có tờ Phong Hóa do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ trương, đứng đầu là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Với Phong Hóa nhóm này đặt ra châm ngôn: “ Lấy cười cợt mà sửa đổi phong hóa”, dùng thể tài trào phúng , dùng văn chương, hí họa để giễu cợt , những hủ tục trong xã hội. Tuy rằng có những giới hạn nhất định, nhưng có thể nói, thời kỳ này báo chí nước ta có khuynh hướng tăng trưởng về phẩm chất. Và tờ Phong Hóa và Ngày Nay đã góp công một phần tô điểm cho nền văn học cận đại.
 Trong khi báo chí miền Bắc và Nam Kỳ đang đà phát triển, ở Trung Kỳ về báo chí thì chậm hơn . Hai tờ Tiếng Dân của cụ Hùynh Thúc Kháng và Sông Hương của Phan Khôi tuy không phát triển , nhưng cũng đã cầm cự và sống trong suốt mấy mươi năm. Tờ Tiếng Dân kéo dài được 20 năm vì nhờ vào tài quản lý khéo léo của các cộng sự viên, đồng thời nhờ vào uy tín của cụ Hùynh Thúc Kháng.
3) Giai Đọan Báo Chí Bị Đàn Áp
Giai đọan này vào những năm 1936 – 1939. Ở nước Pháp chính phủ Léon Blum của giới bình dân lên cầm quyền và hứa sẽ gởi một phái bộ sang các thuộc địa lập một “ ủy ban điều tra” về các vấn đề thuộc địa. Vì vậy dân chúng Việt Nam lập ra một “ủy ban hành động” trong các giới để thu thập dân nguyện hầu triệu tập một “ Đông Dương Đại Hội” để tiếp xúc với “ ủy ban điều tra” từ  Pháp phái sang. Báo chí đóng giai trò quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền cho việc thành lập “Đại Hội Đông Dương”. Ngoài tờ báo LaLutte là một tờ báo đã có quá trình tranh đấu cho người dân thuộc địa. Ở Hà Nội cũng có tờ Letrvail cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ cho quan điểm của người dân. Các tờ nhật báo ở Saigon như tờ Điện Tín của Lê Trung Cang, Tờ Việt Nam của ông Nguyễn Phan Long, tờ Saigon của Bút Trà, tờ Ngọ Báo của Bùi Xuân Học , tờ Đông Pháp của Ngô Văn Phú đều đăng những tin tức liên quan đến phong trào “ Đông Dương Đại Hội”. Và một số tờ báo khác cũng ngấm ngầm cổ động cho cho việc thâu tầm dân ý, dân nguyện.
Với một hệ thống báo chí cả nước thông tin như vậy, các tờ báo của Pháp đã đưa vội những tin tức và cố ý xuyên tạc ý nguyện của người dân Việt Nam là làm như là “ có một cuộc khởi nghĩa” , nên Bộ thuộc Địa đã chỉ thị cho Toàn  quyền Đông Dương đàn áp phong trào. Từ khỏang tháng 6 đến tháng 9 của năm 1936, nhà cầm quyền thuộc địa cho đóng cửa một số tờ báo ở hai miền Nam và Bắc. Các tờ báo đầu tiên bị đình bản là: Ngọ Báo, Hồn Tre,û Phong Hóa, Khỏe, Việt Nam và Dân Quyền…
Vào tháng 7 năm 1937, toàn quyền Brévie đã thẳng tay đàn áp báo chí đóng cửa thêm một số tờ báo nữa như tờ: Tiếng Trẻ, Nhành Lúa, Tương Lai, Nữ Lưu, Thế giới, Tân Văn, Đuốc Nhà Nam …
Sự đàn áp không ngừng ở chỗ là rút giấy phép, toàn quyền Brévie còn dùng biện pháp thâm độc hơn nữa là trục xuất ký giả. Vụ trục xuất ký giả xãy ravào tháng 12 năm 1936, khi có cuộc bầu cử đại biểu vào” Thượng Hội Đồng Thuộc Địa”. Chính phủ thuộc địa Pháp ủng hộ ông Bùi Quang Chiêu, trong khi Hai ký giả Diệp Văn Kỳ và Bùi Thế Mỹ, kiêm chủ bút hai tờ Việt Nam và Địên Tín thì lại chống đối và có bài viết công kích kịch liệt ông Chiêu, nên đã bị Thống Đốc Pagès ký nghị định trục xuất về miền Trung không cho lưu trú ở Nam Kỳ. Năm 1937, ông Trần Đình Long một ký giả miền Bắc vào Nam thăm bạn cũng đã bị nhà cầm quyền Pháp đưa về nguyên quán. Bệnh cạnh trò thâm độc là trục xuất ký giả, nhà cầm quyền Pháp còn đưa một số ký giả ra tòa. Năm 1939, ông Nguyễn Văn Sâm, chủ nhiệm tờ Đuốc Nhà Nam kiêm chủ tịch hội Liên Hữu Báo Chí (AJAC) là người tích cực tranh đấu cho tự do báo chí đã bị đưa đi an trí ở Sóc Trăng.
Bị nhà cầm quyền Pháp thuộc đàn áp báo chí, vì người làm báo Việt Nam ( có lương tâm và ái quốc) đã dám nói lên tiếng nói tranh đấu cho một  dân tộc bị trị, và cứ người này đến người khác , báo này đến báo khác, dấy lên tiếng nói quyết tâm và trở thành phong trào “ dám viết bài chống đối, đấu tranh” , cho nên báo chí Việt Nam giai đoạn này cũng được xem là giai đọan ưu thịnh nhất.
4) Giai Đoạn Trong Và Sau Thế Chiến II
Kể từ sau năm 1939, nền báo chí nước ta càng bị bó buộc thêm, vì nước Pháp bị Đức Tấn công, Bộ Thuộc Địa Pháp xiết chặt chế độ kiểm duyệt, báo chí không được tỏ bày ý kiến gì độc lập. Tình trạng khủng hoảng kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cộng với sự thiếu hụt giấy in báo, làm cho số báo xuất bản bị rút bớt đi đưa đến sự khó khăn vô cùng. Mãi đến khi Nhật đảo chánh Pháp vào tháng 3 –1945, thì sự khó khăn mới có hướng tương đối giải tỏa, các báo được tiếp tục ra, vì người Nhật muốn có sự tuyên truyền về chính sách của họ, nên khuyến khích và trong thời điểm này có nhiều tờ báo mới xuất hiện. Nhưng rồi sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại miền Nam, các tờ báo của người Việt  lại bị đóng cửa hết, chỉ có hai tờ báo mới được xuất bản thời gian sau đó là tờ: Tương Lai và Phục Hưng.
Năm 1947, dưới hai thời chính phủ tự trị Nguyễn Văn Thinh và Lê Văn Hoạch, thì báo chí nước ta lại khá phát triển, nhưng phần lớn đi sâu vào những phong trào kháng chiến , hoặc chủ trương thương thuyết với Pháp trong một giải pháp chính trị. Khi Việt Minh lên cướp chính quyền cũng có chủ trương và cho xuất bản nhiều tờ báo như Cứu Quốc với khuynh hướng chính trị rõ rệt. Các đảng phái quốc gia cũng có chủ trương những tờ báo riêng . Ông Khái Hưng ra tờ Việt Nam là cơ quan ngôn luận chính thức cho Việt Nam Quốc Dân Đảng, lập trường rõ rệt là chống Việt Minh. Các tờ , Thiết Thực, Đồng Minh, Vì Nước , Độc Lập cũng có lập trường ít nhiều chống Việt Minh. Ngoài ra những tờ báo cũ sau này cũng đổi tên khác như tờ Đông Pháp đổi thành Đông Phát và tờ Tin Mới đổi thành Dân Quốc.
Khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, báo chí Việt Nam không còn được xuất bản công khai. Các báo có lập trường quốc gia đều rút vào (kể cả các tờ báo do Việt Minh chủ trương) hậu phương và Việt Minh đã kiểm soát chặc chẻ báo chí mà họ cho là phản động, và chỉ có những tờ báo nào ủng hộ nhà cầm quyền Việt Minh mới được tiếp tục xuất bản. Khi Việt Minh rút vào bong kháng chiến, Pháp trở lại Hà Nội , báo chí Việt Nam có thêm hai tờ báo : Trật Tự và Ngày Mới do Cao Uûy Phủ Pháp và Hội Đồng An Dân  chủ trương.
D. BÁO DƯỚI THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Sau cuộc di tản  vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào Nam tránh nạn Cộng sản, một số nhà báo cũng vào được miền Nam và tiếp đuổi nghề làm báo cùng với một số ký giả trong Nam. Tưởng cũng nên nhắc lại, báo chí nước ta trong thời Pháp cai trị có những luật lệ quá khắc khe và cấm đoán trên một số lãnh vực, vì Pháp dùng chính sách “ ngu dân “ để cai trị, nên họ đã đưa ra nhiều luật lệ nhầm giới hạn quyền về báo chí. Đạo luật báo chí căn bản ngày 29 tháng 7 năm 1881 do nhà cầm quyền Pháp ban hành tại Nam Kỳ và bổ túc sắc lệnh ngày 4 tháng 10 năm 1927 áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam  cho thấy những nghĩa vụ báo chí và xuất bản phẩm định kỳ. Theo luật này, báo chí và xuất bản định kỳ phải ghi tên và địa chỉ nhà in . Nếu ghi sai lầm hay giả mạo , hoặc quên không ghi, đều coi là một tội phạm sẽ bị phạt  từ 100 quan  đến 1.000 quan. Và nếu trong vòng 12 tháng tái phạm  sẽ bị phạt nặng hơn. Ngoài ra còn phải khai trình, tên và loại báo chí hay xuất bản phẩm định kỳ, tên họ, địa chỉ người quản nhiệm, tên và địa chỉ nhà in , in báo chí hay xuất  bản phẩm. Nạp bổn: khi phát hành  một số báo chí hay xuất bản phẩm định kỳ người quản nhiệm phải đệ nạp tại toà án hai số có chữ ký  của người quản nhiệm, việc nạp bổ này, mục đích để chính quyền theo dõi  dư luận nên luật cũng đòi hỏi thêm nạp bản thêm tại Nha Thông tin thuộc Bộ Thông Tin. Bên cạnh việc khai trình, nạp bổn, tờ báo hay xuất bản định kỳ cũng phải có tên người quản nhiệm ở phía dưới tờ báo, nếu không sẽ bị phạt về hành chánh

Sau khi truất phế  vua Bảo Đại bằng cuộc trưng cầu dân ý.Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bình định quốc gia bằng nhiều mặt, ưu tiên là chính trị và quân sự, nhưng lãnh vực báo chí Tổng Thống cũng đã có kế hoạch phát triển .Tuy nhiên song hành  với sự tự do phát triển báo chí Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã ấn định nhiều hình phạt về các luật lệ hiện hành báo chí và tất cả các phương tiện xuất bản phổ biến. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa  Dụ số 13  qui định về hình phạt vi phạm của báo chí  trong đó chính quyền nêu rõ các mức hình phạt bằng tiền hoặc tù cho những cơ quan báo chí vi phạm. Bị phạt từ 25.000 đến 1.000.000 đồng và từ 6 tháng đến 5 năm tù, khi cơ quan báo chí vi phạm sự truyền tin, xuất bản, phổ biến , nhắc lại bất cứ bằng cách nào , những tin tức hoặc bình luận  xuyên tạc lợi cho những hành động cộng sản, hay phản quốc gia, dầu những hành động ấy  có tính cách đoàn thể hay cá nhân. Từ 10.000 đến 5000.000 đồng và từ 1 đến 2 năm tù, cùng với sự tịch biên những tài liệu và vật liệu, phạm pháp, mọi sự xúc phạm đến thuần phong mỹ tục, sự đem bán, phân phát, trưng bày những hoạ phẩm, ấn khắc phẩm, biểu hiện, tranh vẽ, ảnh chụp, hoặc ấn loát phẩm có tính cách dâm ô. Từ 5.000 đến 250.000đồng và từ 15 ngày đến 1 nămtù, sự phỉ báng hay lăng mạ tư nhân. Ngoài việc  bị phạt tiền hay tù thì các cơ sở báo chí vi phạm , khi có lệnh tuyên phạt của toà án , tất cả các phương tiện sẽ bị tịch thu, và thu hồi toàn bộ giấy phép tạm thời hay vĩnh viễn tuỳ theo mức độ vi phạm. Ngoài những phương tiện cơ sở bị đóng cửa hay tịch thu, các đối nhân như : chủ nhiệm, chủ bút và tác giả, người quản lý ( nếu không có những viên chức kể trên) , chủ xuất bản, người niêm yết nếu không có quản lý  cũng bị truy cứu trách nhiệm có thể bị truy tố, tuỳ theo tình tiết.
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa người dân có quyền tự do kinh doanh truyền thông qua hình thức báo chí. Có khoảng hàng chục tờ báo phát hành dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà với nhiều hình thức : nhật báo, Tuần Báo Nguyệt San , Đặc San …trong số các loại trên có những tờ báo do chính quyền và quân đội quản lý, như tờ Tiền  Tuyến, tờ Quật Cường,.., riêng tờ Đời Mới không hẳn là của chính quyền nhưng do cụ Trần Văn Ân sáng lập lúc cụ đang làm Tổng Trưởng Thông Tin. Cũng có nhiều tờ chuyên viết dành cho phụ nữ như tờ Phụ Nữ Mới, ….



(Sẽ Viết Tiếp)

NỖI HOÀI HƯƠNG & NIỀM HY VỌNG

          
 Nói lối                   


Khi chiều xuống đem màn đêm     về thành phố
Bước người đi trong gió lạnh dưới hoàng hôn
Tình quê hương như trổi dậy, dấy tâm hồn
Bao thương nhớ của kẻ ly hương, viễn xứ.

Câu số 1.
Nhớ lại buổi xa quê vào một chiều nắng vàng ngã bóng,mà nỗi hoài hương cứ canh cánh bên…lòng.
Việt Nam ơi! Oâi thương nhớ muôn phần. Khi chiều xuống nắng chãy dài trên từng khu phố nhỏ,chợ Bến Thành còn in rõ nét phồn hoa. Mới năm nào đây Việt Nam vẫn còn thể chế Tự Do;mà nay Việt Nam đã đổi sang thành cộng sản. Oâi thù đó, toàn dân uất hận, mãnh đất ông cha giờ đây tan nát.
Câu số 2.
Quê hương đó,thân yêu, niềm nhớ dâng lên nổi dậy từng giờ. Cuộc sống tha hương hoài nỗi mong chờ, ngày quang phục Tự Do, Dân Chủ khắp quê nhà dân Việt được yên vui.
Từ nay,cho đến nghìn sau,
Việt Nam đất nước dạt dào hương yêu
Quê cha đất tổ mỹ-miều
Chung nhau xây dựng sớm chiều yêu thương.
Cao Phi.
Những ngày tháng qua,
Bọn giặc thù nham hiễm ,vô thần.
Chúng bày mưu gian,
Rồi xâm chiếm,hết cả quê hương.
Người dân đau khổ, ly tán,
Gia đình cùng với thôn xóm,
Nên phải bỏ làng,
Bỏ đất nước tìm đường vượt biên.
Câu số 5.
Không thể sống dưới ách bạo quyền của bọn người cộng sản, nên tất cả người dân: Trẻ, già, trai, gái tìm cách vượt biên để ra khỏi quê…nhà. Giọt nước mắt ly hương không thể phai nhòa. Hai mươi bảy năm sống trên đất người xa lạ,nhưng lòng vẫn nhớ về nơi đất mẹ,quê cha. Dù lạc loài nhưng vẫn một trái tim, một hơi thở, một niềm kiêu hãnh. Dân tộc Việt sẽ là bất diệt, sẽ mãi mãi vươn lên với trí tuệ tuyệt vời.
Câu số 6.
 Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con xin tạ tội, trước linh đài của các đấng tiền nhân, chúng con sẽ nhớ mãi những lời căn dặn và quyết làm tròn bổn phận của người dân. Sẽ trở lại đem thanh bình cho xứ sở,mà bao kẻ ly hương ai cũng mong muốn quay về.
Việt Nam đất nước Tiên -Rồng,
Hiên ngang đứng giữa cộng đồng năm châu.
Thiện, ác qui luật đáo đầu,
Tiêu diệt cộng sản, nước giàu dân no.

   ( SanJose, đêm 11-12-2002)
             

               DUY VĂN












TÌM LẠI CỐ NHÂN

Nói lối.

Tôi đến quê em một chiều nắng đẹp
Hàng bãi thưa xào xạt đón gió xuân
Sông Tiền Giang, đò đưa khách reo mừng
Bến Lộ Mới trời xuân vui kỷ niệm.
Câu số 1.
Tôi đến quê em một chiều nắng vàng rực rỡ, trời nước bao la, mờ xanh ruộng lúa, sâu thẳm ngàn khơi chan chứa ân…tình. Oâi,đẹp biết bao là Đồng Tháp quê mình. Khi chiều xuống con đò nghèo đưa khách; khách sang đò mang cả một niềm tin.Mong tìm gặp lại người em gái nhỏ xinh xinh, bao năm tháng dãi dầu thân sương gió. Em gái ơi,cho dù mười năm dài đời anh gian khó,nhưng lòng vẫn thương hoài tình em trong thương nhớ.
Câu số 2.
Em ơi, làm sao anh quên được hình bóng thân yêu của em tự thuở năm nào.Khi quê hương, vừa dậy sóng ba đào.Anh phải ra đi để làm tròn nghĩa cả,của một người trai làng yêu tổ quốc quê hương. Còn em ở lại nhà lắm cảnh đau thương, bao năm tháng dặm trường thân gió bụi.Em hãy vui lên đi bây giờ anh đã ngỏ, đã đến đây rồi em chớ vội sầu lo.
Trăng Thu Dạ Khúc
Sóng xa đưa lẹ,con đò ta qua bến sông.
Cho ta gặp người, yêu năm nào,
Mười năm xa cách nhớ thương ơi!
Sóng xa đưa lẹ, ta về qua mau với cố nhân.
Dòng sông xanh êm,dịu mát con đò,
Chở bao ước hẹn,cho đời thêm thắm tươi…
Câu số 5.
Cố nhân ơi, có hiểu cho ta thời gian qua vượt đường xa vạn dặm, trở về đây tìm lại chút hương…nồng.
Dù mười mấy năm qua anh vẫn biết em đã theo chồng. Nhưng anh không bao giờ quên kỷ niệm, thuở ban đầu hai đứa yêu nhau. Chuyện tình mình là cả một giấc chiêm bao, tan rồi họp, họp rồi tan như mây gió. Trong tình yêu của chúng ta có quá nhiều oan trái, nên cuộc đời ta phải mang nặng nổi thương sầu.
 Câu số 6.
Em cứ vui lên đi, đừng bao giờ buồn nữa! Đã có anh rồi sưởi ấm nguồn yêu.Chúng ta sẽ cùng nhau xây lại chuyện lương duyên, cho sóng nước sông Tiền vui họp xướng và khu vườn nhỏ ngày xưa có đầy hoa bướm, cùng đua nhau trổi lên nhạc khúc đón ta về.
Anh đi ngàn dặm sơn khê,
Trùng dương sóng nước nảo nề biển khơi.
Xanh xanh, mây nước , chân trời,
Ta đưa nhau đến cuộc đời vinh quang.

             DUY VĂN




Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

CÁI XẢO QUYỆT CỦA VIỆT CỘNG TRONG CỤM TỪ “HỌC TẬP CẢI TẠO”



HÀ ĐÌNH HUY



Cụm từ “ Học Tập Cải Tạo”, không có mới mẻ gì, bởi tự điển Việt Nam dù nhỏ hay lớn đều có định nghĩa rõ ràng. Theo bộ tự điển của Lê văn Đức và một nhóm thân hữu, được Lê Ngọc Trụ hiệu đính ( quyển thượng) : học tập có nghĩa học và luyện tập, cải tạo nghĩa là bỏ cái cũ, tạo cái mới. Nghe qua cụm từ trên người ta liên tưởng đến sự thay đổi, về mặt xã hội được tốt hơn, và về con người thì có cách suy nghĩ mới văn minh hơn… Cuộc cách mạng cải tạo kỹ thuật ở Nhật Bản  sau đệ nhị thế chiến đã đưa bộ mặt xã hội  từ một nước bị thua trận, lệ thuộc vào nước ngoài trở thành một xã hội văn minh có tầm vóc cao trên trường quốc tế. Người dân Nhật kiên quyết học tập cải tạo và kiên quyết từ bỏ cái suy nghĩ cũ rích, lạc hậu, để đón nhận tư tưởng mới họp thời , họp trào lưu, nên họ đã đưa được đất nước của họ đến cường quốc như ngày nay. Cụm từ “ học tập cải tạo” người Nhật đã định nghĩa đúng và triển khai rất thuần lý về mặt ý nghĩa. Chính phủ Nhật Bản đã  áp dụng ý nghĩa của cụm từ này thật rõ ràng , trong sáng không như những chính thể độc tài, cộng sản thường hay dùng thuật ngữ để đánh lừa người dân của họ.
Trong thế chiến lần thứ hai, chính quyền  Đức tuy là phát xít độc ác, nhưng họ vẫn giữ trong sáng từ ngữ khi đối với tù binh chiến tranh, họ không sử dụng từ “ Trại cải tạo hay “ học tập cải tạo”. Từ “ trại tập trung” hay “ trại tù” thường thấy trên văn kiện hành chánh của chính quyền  phát xít Đức. Họ thực dụng  với từ ngữ  không đánh lừa  với kẻ bại trận. Ngay cả nước cộng sản Campuchia, chính quyền Pôn Pốt khi chiếm lãnh  cai trị toàn nước, tạo ra một cuộc diệt chũng vĩ đại, giết chết hàng triệu người trong đó có cả quân , dân cán chính, của chính quyền Lonol, nhưng họ cũng không lập lững trong danh từ khi họ dùng trường học hay hotel để nhốt những người chống lại họ. Những nơi họ dùng để giam cầm người họ đều dùng một từ duy nhất là “ trại tập trung” hay nhà tù. Họ nói rõ ra, chứ không dùng thuật ngữ xảo quyệt.
Riêng cộng sản Việt Nam, sau khi chiếm được miền Nam họ lùa quân, cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào những trại tập trung ( nhà tù)  khổng lồ họ lập ra từ Bắc chí Nam để giết lần giết mòn  những người này qua hình thức khổ sai lao động, bệnh tật, đói khát mà họ không dám gọi là nhà tù . Trên mặt tuyên truyền họ thường gọi nơi giam giữ  những quân cán chính VNCH là “ trại học tập cải tạo”.  Theo cụm từ này “ trại học tập cải tạo”  là, nơi đó tập trung lại những người Việt Nam vi phạm pháp luật  vướng vào tệ đoan xã hội, hoặc các nhân vật bất đồng chính kiến với chính phủ có thể tập trung và cải tạo. Định nghĩa như thế, họ xem ra miền Nam trước đây là một vùng đất thuộc họ cai trị và bị tạm chiếm do một nhóm người “phản động” đứng lên chiếm lấy chống lại chính quyền chính thống mà họ đang lãnh đạo. Nên họ thường tuyên truyền gọi chính quyền miền Nam là “Ngụy quyền”. Cái quan niệm theo kiểu cộng sản của họ là một lối suy nghĩ vô luật lệ, mang tính rừng rú, hoang dã. Vì bản chất ngang ngược lập luận tính hoang dã như vậy, nên họ đã bất chấp hiệp định Genève mà họ đã đặt bút ký vào ngày 27 tháng 10 năm 1954, và theo hiệp định quốc tế  này đã quy định rõ ràng rằng: Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia có chủ quyền được hơn 100 nước trên cộng đồng quốc tế công nhận. Và cũng vì tính rừng rú xảo quyệt đó nên họ đã bất chấp hiệp định Ba Lê xua quân chiếm miền Nam, trong khi đó chính quyền miền Nam hành sử theo luật lệ văn minh không vi phạm hiệp ước nên có phần thiệt thòi, hậu quả là mất nước.
Cũng với trò xảo quyệt về cách dùng từ ngữ hay nói khác hơn là “chơi chữ” theo hạ sách. Cộng sản Việt Nam đã trấn an được tâm lý của người dân từng thời điểm để từ đó thi hành toàn bộ kế sách thống trị của họ, mà ít khi bị chống đối.
Bởi  bản chất của cộng sản  thường hay bịp bợm, xảo quyệt, nói dối, nên họ tránh né , không dám nhận  nơi giam giữ  người là nhà tù. 
Quân  Cán Chính Việt Nam Cộng hòa không phải là công dân  của nước “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” do một số  lãnh tụ cộng sản là tai sai của Nga Tàu cai trị nên không thể có danh từ “ học tập cải tạo” đối với họ . Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những thành phần ưu tú của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tự do, đang bảo vệ tự do chống lại sự xâm lược của cộng sản quốc tế muốn nhuộm đỏ Đông Nam Á mà điển hình là cộng sản Bắc Việt đang thi hành kế sách đó.
Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể pháp nhân hiện hữu, là những quan chức của một chính quyền họp hiến hợp pháp, nên theo quy chế chiến tranh, khi bị sa cơ thất thế phải được hưởng quy chế tù binh. Phải được đối đải theo quy chế tù binh và nơi giam giữ họ phải có danh goi thật minh quang và sáng nghĩa đó là trại tập trung hay trại tù binh, chứ không thể lấp lững là “ trại học tập cải tạo” được.
Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, đã là những người có tâm hồn nhiệt huyết và lý tưởng cao cả trong suốt thời gian phục vụ cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bảo vệ tự do cho người dân, họ đã hành sử  theo truyền thống văn hóa ngàn đời của nước nhà, và văn minh của nhân loại, cùng với sự tiến bộ  loài người nên hơn hẳn những con người trong thể chế của nhóm các nước  “ xã hội chủ nghĩa” thời đó đã có. Vì họ đã hơn hẵn nên không cần phải “học tập cải tạo” với những ai thấp kém hơn họ.
Học tập cải tạo là học những gì hay, tốt văn minh hơn cái cũ, mới gọi là cải tạo. Xin đi ngược lại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, nếu đem tỉ sánh toàn diện giữa hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam và Xã Hội Chũ Nghĩa miền Bắc thì phải công nhận rằng, miền Nam Việt Nam Cộng Hòa văn minh hơn, giàu có hơn .Tuy rằng có chiến tranh nhưng từ thành đến quê vẫn sống đầy đủ sung túc, người dân luôn tự do tiếp cận với các nguồn văn minh của tây phương. Còn chính thể cộng sản miền Bắc, nghèo đói, lạc hậu, người dân bị kềm kẹp, suy nghĩ một chiều, mọi giao tiếp đều bị cấm đoán.
 Nhận xét bối cảnh trên, một nhà xã hội người Pháp nhận định: “Người dân miền Nam nói chung và Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng không có gì để học tập dưới sự lạc hậu nghèo đói và độc tài của chủ nghĩa cộng sản miền Bắc cả .Người miền Nam vốn tốt bụng cũng cần chia sẽ cái hay của mình cho một đồng chũng  vốn quá lạc hậu dù hiện tại đang bị kềm kẹp dưới bàn tay sắt của cộng sản.”

Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa không thể là một  “cải tạo viên” theo danh gọi của bọn cai tù . Ông P.MAC một thành viên trong hiệp ước đình chiến Balê nhận định: “ Trái với công ước Genève quy định về cách đối xử  với tù binh chiến tranh, những thành phần Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt buộc phải đi lao động, làm việc ở các nông trường, công trường, trong những trại được chính quyền cộng sản lập ra nơi rừng sâu nước độc , trên núi non, cực khổ, hàng chục ngàn người đã bị chết, do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong các trại giam kém chất lượng hoặc vì ăn uống thiếu thốn. Sau khi chết đa số những người tù này chỉ được chôn bằng những nấm mồ sơ sài, không mộ bia, khiến sau này thân nhân của họ gặp khó khăn trong vấn đề đi tìmtung tích để cải mộ.
Những người sống sót sau thời gian gọi là “ học tập cải tạo” được đưa về địa phương để làm việc và sinh sống trong tình trạng quãn chế tại gia. Vì bị lý lịch xấu nên khi được trả tự do, cuộc sống của nhiều cựu tù nhân  và gia đình gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng phân biệt đối xử.”
Bởi là công dân của nước VNCH, nên những  người làm việc dưới thể chế này  khi bị bắt giam cầm không thể chịu mang danh là “ cải tạo viên”. Họ xứng đáng với danh xưng “ tù binh chiến tranh”. Họ phải hưởng quy chế theo quy chế tcủa một tù binh. Chính sự căn cứ trên  lý lẽ công pháp quốc tế  nên  các nước có liên hệ trong cuộc chiến, phải có trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ đã đưa ra chương trình H.O để những tù binh bị gán đặt danh “cải tạo viên ” này ra khỏi nơi trại tù rộng lớn là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên tinh thần giống như là trao đổi tù binh khi cuộc chiến chấm dứt.
Cũng theo quy chế tù binh , sau khi cuộc chiến kết thúc, hai bên liên hệ chiến tranh phải có nhiệm vụ giải quyết vấn đề  tù binh để những người lính trở về  đồng đội hay đất nước của  họ hoặc ít ra cũng đưa họ về với lý tưởng mà họ từng chiến đấu. Quân Cán chính Việt Nam Cộng Hòa không còn đất nước để họ trở về nên đã được những phe liên hệ chiến tranh thay vào đó bằng nguyện vọng tự do dựa tinh thần quy chế tù binh quốc tế Genève. ( chiến đấu cho lý tưởng nào khi ra trao trả tù binh sẽ về với ý nguyện đó).
Chon nên không có gì phải  ngạc nhiện tại sao có chương trình nhân đạo H.O mà Hoa Kỳ đại diện cho phía tự do cùng với cộng sản Việt Nam thực hiện những cam kết quốc tế về quy ước tù binh trong mấy thập niên qua. Cũng nên nhắc rằng, trong chương trình nhân đạo này, cộng sản Việt Nam bắt buộc phải thực hiện. Người tù nhân chiến tranh Việt Nam hôm nay đã được tròn sở nguyện của mình là chiến đấu dưới lá cờ tự do, cho nền dân chủ tự do và nay đã thật sự có tự do.
Cũng nên bàn rộng thêm về  cụm từ  “ học tập cải tạo”. Cộng sản Việt Nam tuyên truyền với quốc tế rằng Quân Cán Chính của VNCH là “ngụy quân và ngụy quyền” nên phải cải tạo họ. Họ không phải là tù binh chiến tranh. Cái lối lập luận này nhằm cốt để nêu chính quyền của cộng sản là họp pháp và sau đó là để chạy trốn trách nhiệm về quy chế tù binh. Nếu là cải tạo viên , thì Quân cán VNCH không thể hưởng quy chế tù binh theo luật quốc tế, sẽ không được trở về đồng ngũ để tiếp tục chiến đấu và theo sở nguyện và không thể định cư ở một xứ nào có cùng một thể chế mà họ chiến đấu . Theo một tài liệu tin cậy , thì vào khỏang thập niên 80, Cộng sản Việt Nam đã cố  tránh né vấn đề bàn luận sau thời hậu chiến cùng với các nước lâm chiến  về vấn đề tù binh. Họ cứ khư khư cho rằng việc Quân Cán Chính VNCH bị bắt là việc nội bộ của đất nước Việt Nam .Nhưng nhóm liên hệ trong chiến tranh gồm có : Mỹ đứng đầu thế giới tự do và Nga tầu đứng đầu phe cộng sản quốc tế , bác bỏ luận cứ bảo thủ này của cộng sản Việt Nam. Vì trên giấy trắng mực đen nơi Hội Nghị 4 bên ở Ba Lê, Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia họp hiến, họp pháp , có chủ quyền có chính phủ và quân đội. Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu chống lại khối cộng sản quốc tế điển hình là ngăn chặn làn sóng xâm lăng của quân Bắc Cộng. Vì thế việc cộng sản Việt Nam buộc phải công nhận  Quân Cán Chính  VNCH  bị chúng bắt giam là một tù binh chiến tranh. Tuy nhiên trong nước họ vẫn thường gọi những chiến sĩ tự do của VNCH là “ Cải tạo viên”.


HÀ ĐÌNH HUY