Ngày 21-7-1954, trong buổi họp kết thúc hội nghị Genève, Phạm Văn Đồng tuyên bố sẽ đạt tới thống nhất như đã chiến thắng nước Pháp. Ngày hôm sau, 22-7-1954, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh sự quyết tâm này bằng cách công khai kêu gọi nhân dân miền Bắc đấu tranh gian khổ và trường kỳ để chiếm cho được miền Nam, mà họ Hồ gọi là “lãnh thổ của chúng ta”. Để có thể chiếm được miềnNam, Việt cộng phải củng cố ách thống trị trên miền Bắc, một công việc mà Hồ Chí Minh gọi là “Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Việt cộng đã đoàn ngũ hóa được khối nhân lực ở nông thôn. Đồng thời cuộc cải tạo tư bản tư doanh, đưa đến công tư hợp doanh, và biến thành quốc doanh cùng hợp tác hóa nông nghiệp, đăng ký hộ khẩu giúp nhà nước cộng sản đoàn ngũ hóa được khối nhân lực thành thị. Tổng cộng trong những năm sau đó, Việt cộng đã động viên được một khối nhân lực lao động lên tới 9.600.000 người dưới sự lãnh đạo sản xuất của nhà nước. Họ làm đêm làm ngày, tăng gia sản xuất, “một người làm việc bằng hai” để tăng cường củng cố sức mạnh của chế độc và chuẩn bị xâm chiếm miềnNam. Tất cả các nỗ lực của miềnBắc đều dồn vào việc thực hiện hai mục tiêu trên.
Tháng 2 năm 1957, Việt cộng triệu tập Đại Hội Trung Ương Đảng Lao Động khóa 12 để thông qua kế hoạch nhà nước năm 1957, và để tăng cường quốc phòng.
Tháng 4 năm 1960, quốc hội bù nhìn Việt cộng thông qua đạo luật động viên thanh niên miền Bắc mà Việt cộng gọi là đạo luật về Nghĩa Vụ Quân Sự.
Đó là những nét đại cương về đường lối chính sách trên phương diện quân sự. Nhìn lại thực tế thì, vào thời điểm 1955 sau khi chiếm được miềnBắc, cuộc chiến tranh chống Pháp đã để lại cho Việt cộng một quân đội tuy háo chiến nhưng còn yếu kém về tổ chức và kỹ thuật hiện đại. Muốn xâm lăng miềnNam, Việt cộng cần cải tổ lại quân đội đó. Công tác này được gọi là “công cuộc xây dựng quân đội chính quy miền Bắc” mà ta sẽ nói ở phần sau. Nhưng công tác này không đòi hỏi nhiều thì giờ cho bằng công tác xây dựng kinh tế miềnBắc, vì muốn vơ vét nhân lực miền Bắc, cộng sản đã lợi dụng luôn lực lượng quân đội làm cái khung cho công việc sản xuất, và chuẩn bị các cơ sở có tính cách phục vụ cho một cuộc chiến tranh lâu dài. Với ý niệm trên, trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu 3 chủ đề chính:
- Tổng Biên Chế quân đội miềnBắc.
– Xây dựng các công trình sản xuất chiến lược, cơ sở quân sự và xa lộ chiến lược.
– Xây dựng lực lượng chính quy Việt cộng trong đó có công tác hiện đại và công tác chính trị hóa quân đội.
I. Tổng Biên Chế Quân Đội Miền Bắc
Năm 1956 Phạm Văn Đồng “đệ trình” lên quốc hội bù nhìn Việt cộng dự luật “Giảm Trừ Quân Bị”. Nguyễn Ngọc Mai, một hồi chánh viên thuật lại:
“Theo dự luật này, Việt cộng nói rằng sẽ giảm bớt 80.000 bộ đội chính quy, và tuyên truyền ầm lên rằng miềnNam vi phạm hiệp định Geneve, không chịu Hiệp Thương Tổng Tuyển Cử”.
Thực chất của vấn đề là Việt cộng miền Bắc dùng dự luật Giảm Trừ Quân Bị làm bình phong cho chính sách Tổng Biên Chế Quân Đội Miền Bắc. Danh từ Tổng Biên Chế có nghĩa là chuyển một cách quy mô số 80.000 quân đội từ công tác chiến đấu sang công tác sản xuất mà vẫn duy trì khả năng võ trang. Danh từ Tổng Biên Chế khác với danh từ Phục Viên của Việt cộng dùng để chỉ việc giải ngũ quân đội cho họ trở thành thường dân. Phục viên có nghĩa là về vườn (mượn của Tàu).
Điểm chủ yếu của chính sách Tổng Biên Chế quân đội Miền Bắc là quân đội đóng vai trò chính trong mọi công tác sản xuất, làm thành phần tiên phong để xây dựng nhất là ngành công nghiệp và nông nghiệp. Sau chiến dịch sửa sai và ổn định tình hình chính trị, ổn định tình hình an ninh lãnh thổ. Việt cộng đặt một kế hoạch ba năm (1957,1958,1959) ổn định kinh tế với mức yêu cầu là phải đạt được nền kinh tế 1939 (Việt cộng lấy tiêu chuẩn năng suất canh nông của năm 1939 là năm tấn mỗi hectare). Chính sách Tổng Biên Chế quân đội mang phần lớn nhân lực của quân đội Việt cộng ra thực hiện công tác phục hồi kinh tế và chỉ giữ lại một số quân thường trực để đáp ứng tình hình.
1. Sự lợi hại của chính sách Tổng Biên Chế
Chính sách Tổng Biên Chế đã giải quyết một lúc hai vấn đề gai góc:
– Thứ nhất là các đơn vị Miền Nam ra tập kết ngoài Bắc, sau công tác đàn áp di cư và Cải Cách Ruộng Đất, trở nên dư thừa và có nhiều bộ đội tập kết thất vọng vì Hồ Chí Minh không thực hiện được sự thống nhất đất nước qua một cuộc tổng tuyển cử như đã hứa hẹn long trọng. Không thống nhất được đất nước, nghĩa là sau 2 năm xa cách miền Nam những bộ đội tập kết ra Bắc nhìn thấy hy vọng được phép về đoàn tụ với gia đình trở nên quá mờ mịt. Trong 5 năm hay 10 năm, chưa chắc đã gặp lại thân nhân còn ở lại miền Nam, việc “hội nhập” một số đông đảo thanh niên gốc miền Nam ở đất Bắc là một vấn đề khó khăn, gây nhiều áp lực tâm lý trên tập thể này.
Đề ra chính sách Tổng Biên Chế, Việt cộng hứa hẹn sẽ xây dựng gia đình cho các anh em bộ đội tập kết bằng cách đưa anh em đi khai phá miền thượng du lập nông trường, nơi mà nhà nước gọi là “quê hương mới”. Khi đã đưa anh em tới nơi khai phá nông trường, một mặt nhà nước hứa hẹn xây dựng vợ con cho bộ đội, một mặt ra lệnh cho Tỉnh uỷ địa phương tuyển mộ những thiếu nữ địa phương từ 18 tới 25 tuổi vào làm công nhân trong nông trường. Các nữ công nhân này khi đã vào trong nông trường mới biết rằng mình không được phép ra khỏi nông trường, vì lệnh trên truyền xuống là bất cứ nữ công nhân nào muốn ra nông trường phải có giấy phép của “chồng” . Như vậy họ chỉ còn có cách lấy bộ đội tập kết chứ còn cách nào khác nữa! Tình trạng này đã đưa đến những sự mâu thuẫn giữa bộ đội tập kết và dân chúng địa phương, vì trong số những nữ công nhân bị đưa vào nông trường, có nhiều người đã hứa hôn với thanh niên tại địa phương. Do đó nhiều thanh niên địa phương tìm đánh bộ đội tập kết vì cho rằng các anh em tập kết đã chiếm đất lại còn chiếm cả vợ của họ nữa.
Vấn đề gai góc thứ hai là tại Việt cộng có nhiều nơi ở đồng bằng dân cư quá đông, mà đất đai cằn cỗi không canh tác được, trong khi ở miền thượng du nhiều nơi đất còn nguyên mầu mỡ chưa được khai phá. Những người nông dân Việt Nam rất sợ nơi rừng thiêng nước độc, vả lại công việc phá rừng lấy đất trồng trọt là một công tác cực kỳ gian khổ. Đề ra chính sách Tổng Biên Chế quân đội, đảng và nhà nước có một lực lượng nhân công có sẵn tinh thần kỷ luật, chịu đựng gian khổ.
Có nhiều nông trường “quê hương mới” được bắt đầu thiết lập từ 1957-1958, mà quan trọng nhất phải kể nông trường Lam Sơn ở Thanh Hóa, nông trường Đồng Vàng ở Phú Thọ, nông trường Gỗ Cao-Bắc-Lạng (thuộc ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn).
Tại nông trường Lam Sơn, chính sách Tổng Biên Chế sử dụng bộ đội của Sư đoàn 338 tập kết, mỗi tiểu đoàn lấy ra một đại đội xuất sắc. Sự gian khổ cực nhọc của công việc khai phá nông trường có khi còn vượt quá mức độ ở nông thôn, nơi giờ lao động hàng ngày là 12 giờ, từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối. Một cán binh tập kết thuộc Sư đoàn 338 đã phải phục vụ tại nông trường Lam Sơn 3 năm từ 1958 đến 1961, kể lại nỗi gian khổ và công trình trồng cà phê, cao su:
“Công việc khai thác rừng để thành lập nông trường là một công tác cực nhọc vô biên, không tả xiết. Từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ tôi phải làm cực nhọc như thế. Nông trường lấy tên là nông trường Lam Sơn tại huyện Hòa Lạc, tỉnh Thanh Hóa, quê hương vua Lê Lợi. Chúng tôi đến đây phá rừng để trồng cà phê, cao su và chăn nuôi trâu bò gà vịt. Chiến sĩ lúc này trở thành một tên cu-li, đầu đội nón lá tay cầm rựa suốt ngày đi chặt cây đốt rừng, cuốc đất v.v…. Nắng cháy da thịt. Chúng tôi có cảm tưởng như tù khổ sai bị đầy ải…” (Nguyễn Văn Hoài).
Ngoài Sư đoàn 338 tập kết, tại Nông trường Lam Sơn còn có nhiều đơn vị khác nữa vì tổng số bộ đội tập kết tại đây là 39 đại đội, mỗi đại đội phụ trách một khu rừng và được tăng cường thêm một số công nhân địa phương.
“Đời sống anh em mình ngày Bắc đêm Nam” đó là câu nói thường xuyên của các anh em tập kết, có nghĩa là ban ngày gian lao khổ cực không còn thì giờ suy nghĩ nhưng đêm xuống là tâm hồn bộ đội tập kết đều hướng về miền Nam nơi gia đình thân yêu đương sống.
Tại nông trường Đồng Vàng, Phú Thọ, bộ đội tập kết được tổng biên chế để khai khẩn nông trường trồng trà và cà phê. Thượng uý Đặng Anh Kiến thuộc Trung đoàn tập kết 96 từ An Khê ra Bắc và hoạt động tại nông trường Đồng Vàng, cho biết hai phần ba trung đoàn và cơ quan Trung đoàn Bộ được đưa tới nông trường:
“…Lúc mới đầu tuy sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên cách thức tổ chức và điều hành của quân đội, nhưng về sau, khi nông trường đã hoạt động đều, hình thức quân đội được xoá bỏ. Anh em bộ đội biến thành công nhân của nông trường, trực thuộc Bộ Nông Trường. Nghĩa là họ chính thức thành công nhân, họ ăn lương theo cấp bậc công nhân nông trường chứ không còn ăn lương của quân đội nữa…. Trong thời gian khai phá nông trường Đồng Vàng (lúc ban đầu) chúng tôi vẫn ăn uống theo chế độ cung cấp của quân đội) 1 ngày là 0.70 đồng (tức là 21 đồng một tháng). Ngoài ra chúng tôi không được bồi dưỡng thêm gì cả. Có thể nói thời gian này mồ hôi chúng tôi đổ rất nhiều…”
“… Sau khi các nông trường đã hoàn chỉnh, nghĩa là các nông trường đã bắt đầu hoạt động thì nhà nước đẩy các chị em phụ nữ chưa chồng vào các nông trường. Và sau đó, anh em bộ đội và chị em phụ nữ xây dựng với nhau thành những cặp vợ chồng. Trong tinh thần đó các nông trường dần dần lớn mạnh và trở thành những trung tâm kinh tế đông dân cư…”.
Chính sách Tổng Biên Chế không phải chỉ đem quân đội vào nông trường, mà nói chung vào tất cả mọi ngành:
“Nông trường là ngành mà quân đội xây dựng đến 80% hay 90% Về công nghiệp (công trường) quân đội cũng chuyển ngành qua xây dựng, như khu công nghiệp Việt Trì là do Trung đoàn 108 thuộc Sư đoàn 305 xây dựng hoàn toàn, hoặc khu Liên Hợp Gang Thép Thái Nguyên là do Sư đoàn 316 xây dựng…. Hoặc công tác cải tạo tư bản tư doanh, công tư hợp doanh ở thành thị cũng đều do cán bộ quân đội đảm trách… “Có thể nói quân đội chiếm trên 90%.Ngay công an dân cảnh Hà Nội bây giờ, các hầm mỏ, cảng Hải Phòng”. (Đăng Anh Kiến).
Ngoài việc Tổng Biên Chế các đơn vị chiến đấu chính quy để làm công tác sản xuất, Việt cộng bắt bộ đội phải thi hành Lời Thề Thứ 5: “Quân đội làm tròn trách nhiệm là chiến đấu và sản xuất” . Vì thế các đơn vị chủ lực của các tỉnh, hay các đơn vị công binh, cầu đường sống tại căn cứ, ít di chuyển cũng phải sản xuất để tự túc cung cấp lương thực một tháng mỗi năm. Các đơn vị này còn phải chăn nuôi thêm để trực tiếp cung cấp thịt ăn.
2. Các Nông Trường, Công Trường Do Quân Đội Được Tổng Biên Chế Để Xây Dựng Và Quản Lý
Mặc dầu các cán binh bị đem vào nông trường và công trường làm công tác sản xuất như một công nhân viên, họ vẫn phải nằm trong khuôn khổ huấn luyện quân sự. Trên toàn miền Bắc có 43 nông trường, thì 32 cái được gọi là nông trường quân đội, trong đó hàng tuần công nhân được huấn luyện quân sự, và được biên chế vào các đơn vị đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn chiến đấu.
Một hồi chánh viên cho biết như sau:
“Mỗi nông trường coi như một trung đoàn tự vệ. Khi cần thiết họ có thể điều động một lúc hàng trăm người ra chiến đấu ngay được, ví dụ cụ thể năm 1961, nông trường Rạng Đông tỉnh Nam Định thuộc Quân khu Hữu Ngạn Sông Hồng điều động một lần được 300 sĩ quan và binh sĩ đi chiến đấu ở chiến trường B (miền Nam) chiến trường C (Lào) và sau đó mỗi quý, mỗi 6 tháng hay một năm lại điều động một loạt cho đến khi hết cựu sĩ quan và binh sĩ ở nông trường mới ngưng lại. Như vậy mục đích họ thành lập nông trường Quốc doanh do bộ đội chuyển ngành sang (Tổng Biên Chế) là để giữ lượng cựu sĩ quan và binh sĩ lại để vừa sản xuất kinh doanh vừa huấn luyện quân sự, và khi cần thiết có thể điều động ngay ra chiến trường chiến đấu…”
- .
Các nông trường còn là nguồn bổ sung lực lượng trừ bị. Đó là các thanh niên được tuyển từ các thành phố, thị xã hoặc các vùng nông thôn vào làm công nhân trong nông trường. Một khi đã vào nông trường, họ bị khép vào kỷ luật quân đội, kỷ luật tập thể, phải học tập chính trị và bị nhồi sọ bằng tư tưởng Mác-xít.
Trên phương diện an ninh diện địa, các nông trường còn có nhiệm vụ phòng thủ biên giới, bờ biển và các vị trí trọng yếu như ta sẽ thấy trên bản đồ dưới đây.
– Hai tỉnh Sơn La, Lai Châu ở phía Tây-Bắc của Việt cộng có 2 nông trường Điện Biên Phủ và nông trường Mộc Châu do hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 305 tập kết và 316 đóng giữ.
– Tỉnh Sơn Tây có nông trường Xuân Mai do một trung đoàn của Sư đoàn 338 tập kết trấn đóng.
– Tỉnh Thanh Hóa có nông trường Sao Vàng do một trung đoàn của Sư đoàn 338 quản trị, cùng với nhiều đơn vị khác, tổng cộng 39 đại đội tập kết (tương đương một Sư đoàn).
– Tỉnh Nam Định có nông trường Rạng Đông do Trung đoàn độc lập 269 quản trị.
– Tỉnh Ninh Bình có nông trường Bình Minh do Trung đoàn độc lập 271 quản trị.
– Tỉnh Nghệ An có các nông trường Sông Con, Đông Tây Hiếu do một trung đoàn của Sư đoàn 324 tập kết quản trị.
– Tỉnh Quảng Bình có nông trường Lệ Thủy do một trung đoàn của Sư đoàn 325 tập kết quản trị.
– Tỉnh Phú Thọ có nông trường Đồng Vàng do Trung đoàn tập kết 96 (từ An khê ra Bắc) quản trị.
– Khu công nghiệp Việt Trì do Trung đoàn 108 thuộc Sư đoàn 305 tập kết quản trị.
– Khu Liên Hợp Gang Thép Thái Nguyên do Sư đoàn 316 xây dựng và quản trị.
3. Hệ Thống Tổ Chức Các Nông Trường, Công Trường
Mặc dầu các nông trường, công trường quốc doanh là do quân đội xây dựng và quản trị, nhưng các nông trường đều do một bộ nông trường chỉ huy trên phương diện chính quyền, và các Đảng uỷ trong nông trường thì chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ chứ không ở dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ địa phương, mặc dầu trên phương diện địa dư nó có thể nằm trong phạm vi một huyện. Ví dụ nông trường Rạng Đông thuộc phạm vi địa dư và hành chánh huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, thì Đảng uỷ nông trường chịu sự điều khiển của tỉnh uỷ Nam Định, mặc dầu trong những vấn đề hành chánh thì cũng có liên lạc hội ý với cơ quan hành chánh địa phương của huyện Nghĩa Hưng.
Những nông trường hoặc công trường tùy theo phạm vi lớn nhỏ phải sử dụng ít hoặc nhiều công nhân, hoặc phải dùng cơ giới. Ví dụ khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên là một công trường đại quy mô có tới 20.000 nhân công. Nông trường Rạng Đông là một nông trường trung quy mô, còn gọi là nông trường loại II, sử dụng khoảng 2500 cán bộ và công nhân (từ 2.500 đến 5.000 nhân công là trung quy mô. Theo tài liệu phỏng vấn các hồi chánh viên, hệ thống tổ chức của một nông trường điển hình có thể được mô tả theo sơ đồ dưới đây của nông trường Rạng Đông.
Nông trường trung quy mô nói trên có một Giám đốc và 2 Phó giám đốc, dưới sự lãnh đạo của một bí thư Đảng uỷ với cấp bậc Đại úy hoặc Thiếu tá trong quân đội. Quân hàm của Phó giám đốc là Thượng úy.
Bên công đoàn có một thư ký công đoàn cấp bậc Thượng úy và 2 thư ký công đoàn cấp bậc Trung úy có nhiệm vụ giám sát kiểm tra từ Giám đốc xuống đến công nhân, mặc dầu trên danh nghĩa là để bảo vệ quyền lợi công nhân.
Tổ Chức Công Đoàn Trong Nông Trường
Công đoàn là tổ chức hàng dọc để đoàn ngũ hoá mọi công nhân không phải là đảng viên, và như vậy, không có một công nhân nào thoát ra khỏi màng lưới của đảng và nhà nước.
Danh từ Công Đoàn khiến nhiều người bên ngoài nhầm lẫn với Công Đoàn của các nước tự do nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân, hoặc trong một số trường hợp bảo vệ quyền lợi riêng của một bọn đầu nậu. Dưới chế độ Việt cộng, bọn đầu nậu chính là đảng, và đảng kiểm soát công nhân một cách chặt chẽ qua Công Đoàn và hệ thống Đảng ủy.
Tổ Chức Đảng Ủy Trong Nông Trường
Giống như trong hợp tác xã nông nghiệp hay bất cứ một tổ chức quy mô nào của cộng sản, Đảng ủy giống như hệ thống thần kinh nối liền cấp chỉ huy xuống tới mọi thành phần nhỏ nhất là một đội hoặc một tổ sản xuất. Đảng ủy từ cao xuống thấp có tên gọi là Chi ủy, Chi bộ, Liên tổ đảng và Tổ đảng, có nhiệm vụ lãnh đạo, giám sát, làm đầu tàu gương mẫu để thúc đẩy và bắt buộc công nhân lao động sản xuất. Cũng giống như trong hợp tác xã nông nghiệp, “làm việc tại đồng, phân công tại sở”, trong nông trường quốc doanh cán bộ có nhiệm vụ thi công, tức là thi hành công tác bằng cách chỉ tay năm ngón phân phối công việc, còn công nhân đổ mồ hôi và sức lao động xuống nông trường. Về tình trạng bóc lột công nhân trong các nông trường và công trường, ta sẽ có dịp nghiên cứu một cách chi tiết trong tương lai, khi nói về những nỗ lực đẩy mạnh chiến tranh của Việt cộng.
II. Xây Dựng Các Công Trình Sản Xuất ChiếN Lược, Cơ Sở Quân Sự Và Xa Lộ Chiến Lược
Đầu tháng 9 năm 1960, Đại Hội Đảng Lao Động Việt cộng lần thứ III họp tại Hà Nội để thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhằm xây dựng một nền công nghiệp làm “cơ sở vật chất của xã hội chủ nghĩa”, mà căn bản là chiến tranh bành trướng.
Bắt đầu từ năm 1961 trở đi rất nhiều xí nghiệp kỹ nghệ được thiết lập, và các nhà máy này được xây dựng chung quanh các khu công nghiệp quan trọng nhất sau đây:
– Khu công nghiệp Hà Nội
– Khu công nghiệp Hải Phòng
– Khu công nghiệp Việt Trì (khánh thành ngày 18-1-1962)
– Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên
1. Sản xuất chiến lược
Nằm trong mục tiêu chiến lược dài hạn, ngành công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và khối cộng sản, Việt cộng đã đẩy mạnh việc sản xuất điện lực, khai thác than đá và luyện thép.
Các nhà Máy Điện quan trọng nhất là:
Nhà máy thủy điện Bàn Thạch, Thanh Hóa (khánh thành ngày 2-1-1962)
Nhà máy thủy điện Thác Bà, Bắc Kạn
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Hồng Quảng
Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, Thái Nguyên
Nhà máy nhiệt điện Cọc 5, Cẩm Phả
Nhà máy nhiệt điện Lào Kay
Nhà máy nhiệt điện Việt Trì
Nhà máy nhiệt điện Hà Nội
Nhà máy nhiệt điện Vinh
và một trạm biến điện lớn nhất miền Bắc tại Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, với đường giây điện cao thế Đông Anh Thái Nguyên, khánh thành ngày 5-1-1963.
Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc viện trợ là một kỳ vọng của Việt cộng cho nền công nghiệp nặng và nền kinh tế tự túc và chiến lược. Khu gang thép dùng 20.000 công nhân làm việc ngày đêm, và năm 1965 mức sản xuất lên tới 150,000 tấn. Ngày 20-12-1963 Việt cộng khánh thành lò luyện thép đầu tiên tại Thái Nguyên. Ngày 23-9-1965, lò luyện thép số II được khánh thành.
Song song với nền công nghiệp gang thép là việc khai thác than đá tại khu vực Hòn Gay, Đông Triều, Cẩm Phả, Vàng Gianh, Thái Nguyên phần lớn là loại anthracite (năng xuất nhiệt rất cao) và số lượng sản xuất năm 1965 đã lên tới 4.000.000 tấn.
Vẫn trong phạm vi mục tiêu chiến lược lâu dài, Việt cộng thiết lập những ngành sản xuất có tính chất lưỡng thể, cần thiết trong thời bình cũng như thời chiến:
– Các nhà máy phân đạm Hà-Bắc: Trong thời bình, các nhà máy này yểm trợ cho canh nông, còn trong thời chiến chỉ cần thay đổi công thức hóa học một chút để sản xuất thuốc nổ.
– Các nhà máy cơ khí: nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí xe lửa Gia Lâm, nhà máy cơ khí Lương Yên, nhà máy sửa chữa xe hơi “1 tháng 5″, nhà máy cơ khí ZK 120. Để phục vụ chiến tranh các nhà máy có thể sản xuất võ khí, vỏ lựu đạn, vỏ mìn, một số phụ tùng thay thế cho đại bác, xe tăng v.v….
2. Sản xuất hàng tiêu thụ
– Có lẽ Hà Nội nghĩ rằng với sách lược chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng, các nước chống cộng không có lý do can thiệp mạnh tới mức độ oanh tạc Miền Bắc và tàn phá nền kỹ nghệ của cộng sản. Vì thế Hà Nội đã xây dựng hàng loạt những nhà máy sản xuất đồ tiêu thụ (danh từ Việt cộng gọi là hàng tiêu dùng) để cho các cấp cán bộ đảng được ưu đãi sử dụng theo “phiếu cung cấp”, còn công nhân viên phải là những người xuất sắc trong những người xuất sắc nhất mới được rút thăm (danh từ Việt cộng gọi là “bình bầu chiến sĩ thi đua”) để mua trong những dịp đặc biệt. Những nhà máy này tập trung ở những khu vực quan trọng dưới đây.
- Khu Hải Phòng: Nhà máy len, nhà máy đồ hộp, nhà máy hóa chất, nhà máy thủy tinh.
-Khu công nghiệp Việt Trì: Nhà máy hoá chất, nhà máy mì chính, nhà máy giấy, nhà máy đường, nhà máy sấy chuối khô.
-Khu công nghiệp Hà Nội: Nhà máy phích nước, bóng đèn, nhà máy Cao-Xà-Lá (cao su, xà phòng, thuốc lá) do Trung Quốc viện trợ và được khánh thành ngày 18-5-1960; nhà máy dệt kim Đồng Xuân (dệt áo lót và bí tất) do Trung Quốc viện trợ, khánh thành ngày 13-4-1959; nhà máy xe đạp Thống Nhất, nhà máy Pin Văn Điển nhà máy in Tiến Bộ, nhà máy diêm Thống Nhất v.v….
3. Những công trình xây cất chiến lược
Ngoài những nhà máy sản xuất võ khí như công trường 14 ở Tuyên Quang (sản xuất súng AK mang nhãn hiệu Trung Quốc, lựu đạn, súng đại bác, mìn) Việt cộng xúc tiến mạnh mẽ những công trình chiến lược có tính cách quan trọng như sân bay, đường chiến lược với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Tại mỗi tỉnh của miền Bắc ngày nay đều có một phi trường chiến lược dành riêng cho mục tiêu quân sự. Ngoài những phi trường quan trọng có từ trước như sân bay Cát-Bi, sân bay Bạch Mai, sân bay Gia Lâm, được mở rộng, Việt cộng còn xây cất thêm các phi đạo quan trọng khác như:
– Sân bay Đa Phúc (Vĩnh Yên)
– Sân bay Hòa Lạc (Sơn Tây)
– Sân bay Kép (Bắc Giang)
– Sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa)
Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thủy lợi nói về phi trường Đa Phúc tại Vĩnh Yên:
“…Tôi biết rõ nhất là sân bay Đa Phúc vì sân bay này ở ngay cạnh đập Đại Lãi. Khi bộ Giao thông Vận tải thiết kế sân bay này cũng có tham khảo ý kiến của tôi. Theo như họ nói thì sân bay Đa Phúc là sân bay chiến lược lớn nhất Đông Nam Á, có thể chứa được từ 500 tới 700 phi cơ phản lực Mig, tuyệt đối không có máy bay vận tải tại đây. Phi trường này rộng một chiều 12 km và một chiều 9km. Nằm theo trục quốc lộ số 2 và số 3. Đường bay được làm rất kỹ với các lớp đệm cát rất dày và mặt đường bay được lát bằng tấm bê tông dày từ 50 phân tới 70 phân. Bởi vì làm bằng các tấm bê tông như vậy nên khi bị đánh phá hư hỏng trong các vụ oanh tạc của Mỹ ở miền Bắc, phi trường được sửa chữa và sử dụng lại mau chóng bởi vì đã có sẵn các tấm bê tông. Hơn nữa phi trường Đa Phúc ở cạnh núi Sóc Sơn nên có nhiều hầm hố kiên cố do Nhật để lại, nay Việt cộng dùng để chứa nhiên liệu hoặc cất dấu máy bay rất kín đáo…” (Nguyễn Văn Thân).
Về đường bộ có việc xây cất hai con đường chiến lược quan trọng do Trung Quốc thiết kế và thi công:
“…Đường thứ nhất là đường từ biên giới Trung Quốc qua các tỉnh Bắc Kạn, Bắc-Thái (Bắc Giang và Thái Nguyên) đường rộng từ 18 thước tới 24 thước, không tráng nhựa mà trải đá lớn dầy 50 phân rồi đổ đá dăm và đất Biên Hòa cán bằng. Nói tóm lại các tỉnh ven biên giới Việt Nam-Trung Quốc đều do Trung Quốc đài thọ. Các đường này đều được mở cấp tốc từ khoảng năm 1961-1962, và có thể chịu đựng được các chiến xa nặng khoảng 70 tấn”.
Con đường chiến lược lớn thứ hai là đường lộ từ Trung Quốc qua biên giới Việt Nam đến Điện Biên Phủ rồi sang Lào tới Cánh đồng Chum, Savanakhet. Đường này đã có từ trước, nay chỉ làm công tác mở rộng và đảm bảo lại cho chắc chắn, kỹ càng hơn…” (Nguyễn Văn Thân).
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Thân thì con đường chiến lược Điện Biên Phủ tới cánh đồng Chum và Savanakhet đã có từ trước, nhưng đương sự không cho biết có từ bao giờ. Hệ thống này không thể là hệ thống quốc lộ số 13 vì quốc lộ này nằm trong khu vực quân đội Hoàng gia Lào, khiến cho Việt cộng không thể sử dụng thường xuyên cho những đoàn xe vận tải như thực tế đã chứng tỏ. Ở một đoạn khác, Nguyễn Văn Thân nói rõ con đường chiến lược này song song với đường mòn thượng đạo (sách báo Tây phương quen gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) vì trong khi đi đường vẫn nghe thấy tiếng xe ô tô di chuyển gần đó. Nhưng đương sự lại gọi lầm đường đó là đường số 9 đưa đến Khe Sanh bởi vì đường số 9 băng ngang từ Việt Nam qua Lào tới Savanakhet, chứ không chạy song song với đường mòn thượng đạo dọc biên giới Việt Lào.
Ngoài ra Nguyễn Văn Thân không nói đến con đường chiến lược từ Bắc Việt băng qua khu Bắc Lào sang Thái Lan.
III. Xây Dựng Lực Lượng Chính Quy Bắc Việt
Năm 1956, sau khi việc chia đôi hai miền Nam Bắc đã dứt khoát, vấn đề an ninh lãnh thổ tạm ổn định, Hà Nội bằt đầu bỏ ra nhiều năm xây dựng quân đội chính quy. Lực lượng võ trang của Việt cộng nói chung có ba ngành: lực lượng chính quy, lực lượng địa phương và dân quân du kích. Tại mỗi xã ngoài Bắc, lực lượng địa phương có một xã đội với ban chỉ huy và lực lượng du kích có từ một trung đội đến một đại đội tùy theo xã lớn hay nhỏ và tùy theo tầm quan trọng. Tại mỗi huyện có một huyện đội và ít nhất một đại đội, còn tại mỗi tỉnh có tỉnh đội và một tiểu đoàn. Ngoài ra tại các đô thị, thị xã, xí nghiệp còn có các đơn vị tự vệ giữ an ninh, và có một cán bộ cấp Đảng uỷ-viên tại mỗi nơi này phụ trách việc tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện các lực lượng tự vệ.
Ở một phần khác ta sẽ nói kỹ về lực lượng địa phương quân và dân du quân kích trong vai trò giữ nhà. Ở đây ta chỉ nói về công trình xây dựng quân đội chính quy Việt cộng trong kế hoạch thôn tính Đông Dương, kể từ năm 1956 khi Phạm Văn Đồng đệ trình lên quốc hội Việt cộng dự luật “giảm trừ quân bị”.
Đạo luật “giảm trừ quân bị” được thông qua nằm trong chính sách Tổng Biên Chế quân đội Miền Bắc, và 80.000 quân chính quy giải ngũ gồm một số lớn thương phế binh, số còn lại quy tụ các thành phần bị coi là địa chủ, cường hào, ác bá, tư sản v.v… và được đem vào khai thác các nông trường “quê hương mới”cùng với một số lớn các bộ đội tập kết miền Nam (ở những nông trường riêng).
Những đơn vị Nam Bộ tập kết năm 1954 ra Bắc được tổ chức thành những sư đoàn mang phiên hiệu Việt cộng 305, 324, 325, 330, 338 và một số trung đoàn biệt lập. Như ta đã thấy trong bài trước, một phần của các sư đoàn này được chia ra xây dựng và quản trị các nông trường, phần còn lại có nhiệm vụ giữ an ninh, hoặc được huấn luyện tại các quân trường như sẽ được trình bày trong phần dưới đây.
Theo đạo luật về “Nghĩa vụ quân sự” của Việt cộng năm 1960, tất cả các thanh niên từ 18 đến 28 tuổi đều phải nhập ngũ và phục vụ ít nhất 3 năm. Bằt đầu từ đó, Việt cộng xúc tiến công tác xây dựng quân đội chính quy, mà xuyên qua các tài liệu về Việt cộng, ta có thể nhận định thấy hai nét chính yếu:
– Hiện đại hóa quân đội
– Chính trị hóa quân đội
1. Hiện đại hóa quân đội
Hiện đại hóa là khuynh hướng chung của bất cứ một nhà cầm quyền mới nào chứ không riêng gì Việt cộng. Nhưng việc hiện đại hóa quân đội của Việt cộng có một số đặc điểm làm nổi bật những ưu điểm cũng như khuyết điểm của Hà Nội trong khung cảnh chiến tranh Đông Dương.
Sau khi đã nằm vững được tình hình chính trị Miền Bắc, Hồ Chí Minh và cấp đầu lãnh Việt cộng có nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan đến công tác hiện đại hóa quân đội. Năm 1956, khi dự tính nuốt trôi miền Nam qua âm mưu Tổng Tuyển Cử không thành, viễn ảnh xâm chiếm Miền Nam bằng một cuộc chiến tranh võ trang đã trở thành một sự lựa chọn chằc chằn. Trong dự tính xâm lăng Miền Nam, Việt cộng cũng nhìn thấy khả năng can thiệp của Hoa Kỳ bằng một lực lượng quân sự hiện đại.
Mặt khác, trong khi rêu rao rằng “không có gì quý hơn độc lập và tự do”, Hồ Chí Minh và đảng Việt cộng còn nhằm thôn tính Đông Dương và Thái Lan, một công tác phục vụ cho quan thầy được mệnh danh là “nghĩa vụ quốc tế”.
Quân đội Việt cộng Miền Bắc lúc đó còn mang tính chất một lực lượng võ trang của một cuộc chiến tranh du kích, thích hợp với một cuộc chiến tranh phi quy ước, nhưng thiếu những đặc tính cần có trong một cuộc viễn chinh quy ước tại các chiến trường ngoại lai như Kampuchia và Thái Lan, hoặc trong trường hợp phải đương đầu với quân đội Việt Nam Cộng Hòa và lực lượng yểm trợ của Hoa Kỳ tại miền Nam.
Cho tới năm 1958, ngay các đơn vị chủ lực của quân đội Việt cộng còn được trang bị bằng đủ loại võ khí hỗn tạp của Pháp và Nhật để lại cùng với võ khí và trang bị của Trung Quốc. Các sĩ quan và binh lính Việt cộng còn mang quân phục của thời kháng Pháp.
Ngày 20-6-1958, chính quyền Việt cộng ký nghị định số 307/TTG chính thức ấn định quân hàm cho các cấp trong quân đội, và ngày 22 tháng 12, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng gằn lon cho các cấp Tướng Miền Bắc. Từ ngày các cấp Tướng Tá Việt cộng mang lon, báo chí Việt cộng lại mở một chiến dịch tuyên truyền về sự khác biệt giữa hệ thống “lon tư bản phản cách mạng” và hệ thống “quân hàm tiến bộ” của quân đội nhân dân (bài diễn văn của Nguyễn Chí Thanh đăng trong báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9-9-1958).
Nhưng vấn đề quan trọng nhất của công tác hiện đại hóa là vấn đề tổ chức, huấn luyện và trang bị. Trên phương diện tổ chức một đạo quân hiện đại, Việt cộng Miền Bắc phải thành lập thêm các quân chủng ngoài quân chủng Bộ binh. Đó là các quân chủng Hải quân, Không quân, và các binh chủng Pháo binh, Công binh, Truyền tin và Thiết kỵ. Việc thành lập thêm những binh chủng mới đòi hỏi công tác huấn luyện trong nước cũng như gửi các thành phần đảng viên trung kiên hoặc con của các lãnh tụ và cán bộ đầu sỏ đi học ở các trường quân sự của các nước cộng sản khác.
Từ năm 1958, Việt cộng thiết lập các trường huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc mọi quân binh chủng:
– Trường Bộ binh
– Trường Hải quân Bãi Cháy, Hòn Gay
– Trường Hải quân Hải Phòng
– Trường Hải quân Vinh
– Trường Pháo binh Sơn Tây
– Trường Truyền tin
– Trường Công binh
– Trường sĩ quan Thiết kỵ
Việt cộng đã gửi quân nhân đi các nước cộng sản để được huấn luyện về không quân, ra-đa, tên lửa (hỏa tiễn), hải quân (chủ yếu là tàu ngầm và phóng ngư lôi), công binh, quân giới, đặc công v.v…. Đồng thời các chế độ cộng sản, nhất là Liên Xô và Trung Quốc, đã trang bị võ khí hiện đại cho Việt cộng. Quan niệm hiện đại hóa quân đội của Việt cộng bị giằng co giữa hai khuynh hướng đối nghịch. Khuynh hướng Võ Nguyên Giáp chủ trương sử dụng võ khí hiện đại, kỹ thuật hiện đại. Vì “chiến tranh nhân dân” đã lỗi thời. Dĩ nhiên, trong khối cộng sản chỉ Liên Xô là có khả năng trang bị đầy đủ võ khí hiện đại cho Việt cộng. Đối nghịch với khuynh hướng Võ Nguyên Giáp là khuynh hướng Trường Chinh gồm có Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh và Lê Đức Thọ chủ trương lấy “chiến tranh nhân dân” để đánh thắng chiến tranh hiện đại và trong chủ trương “chiến tranh nhân dân”, vấn đề tối quan trọng là lãnh đạo tư tưởng, là chính trị hóa quân đội, và võ trang một cách dư thừa bằng võ khí cổ điển. Quan điểm của Trường Chinh cũng là quan điểm Mao Trạch Đông đã thằng thế trong Bộ chính trị, vì thế việc hiện đại hóa quân đội Miền Bắc chỉ được thực một cách hạn chế. Hậu quả là Việt cộng nhận tương đối ít võ khí hiện đại của Liên Xô, mặc dầu tính thành tiền, con số viện trợ của Liên Xô rất lớn vì vũ khí hiện đại trị giá cao. Mặt khác Việt cộng nhận được rất nhiều võ khí cổ điển của Trung Quốc từ súng lục súng trường tới tiểu liên, trung liên, súng phòng không 37, phòng không 57, đại bác phòng không v.v….
Ưu điểm thứ nhất của đường lối hiện đại hóa quân đội Việt cộng là việc thành lập binh chủng đặc công, tượng trưng cho quan điểm trang bị hạn chế võ khí hiện đại nhưng chú trọng tới chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu chuyên biệt và tinh nhuệ. Bộ Tư lệnh Đặc công trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Miền Bắc và Bộ Tổng Tham Mưu. Ban chỉ huy rường cột là Lữ đoàn 305 tức là Lữ đoàn Dù được thành lập từ năm 1958. Nhưng vì binh chủng Dù không đắc dụng trong cuộc chiến tranh Đông Dương nên bộ Tổng Tư lệnh Việt cộng đã giải tán và lấy toàn thể Bộ Tư lệnh Dù lập thành Bộ Tư lệnh Đặc công, do Đại tá Điều làm Tư Lệnh trưởng và Thượng tá Đạo làm Chính ủy. Đặc điểm về tổ chức là binh chủng này không có cấp trung đoàn, trung đội và tiểu đội, chỉ có cấp tiểu đoàn, đại đội, phân đội và thấp nhất là tổ, gồm từ 3 đến 5 người. Từ 4 tới 5 tổ hợp thành một phân đội và 5 phân đội thành một đại đội. Đặc điểm thứ hai là sự chuyên biệt. Ví dụ Tiểu đoàn 5 chuyên đánh dưới nước, đánh cầu, đánh tàu. Tiểu đoàn 2 chuyên huấn luyện bổ sung miền Nam. Tiểu đoàn 4 chuyên đánh thành phố….
Ưu điểm của đặc công là lấy chuyên môn đánh không chuyên môn, lấy ít đánh nhiều, và về phương diện này, bộ đội đặc công giống các chiến sĩ biệt kích và các chiến sĩ người nhái của Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Ưu điểm thứ hai của đường lối hiện đại hóa hạn chế là ngành pháo binh của Việt cộng. Pháo binh đã dùng hỏa lực cực kỳ ồ ạt phối hợp với việc quan trằc địa hình rất kỹ lưỡng. Pháo diện địa cũng như pháo phòng không của Việt cộng đã nằm ưu thế tại miền Bắc cũng như ở Hạ Lào. Ở Miền Nam, pháo của cộng quân đã nâng đỡ cho chúng rất nhiều trước ưu thế trên không, ưu thế lưu động tính, và ưu thế cơ giới của quân đội Miền Nam và Đồng Minh.
Mặt khác, đường lối hiện đại hóa hạn chế cũng có một số khuyết điểm. Trước hết, quân chủng Hải quân, mặc dầu với tàu ngầm, với phóng ngư lôi hạm, với tên lửa trang bị cho chiến hạm, đã bị Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đè bẹp ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh không tập và Việt cộng đã phải giải tán quân chủng này, chỉ giữ lại một ít tàu tượng trưng để tuần tiểu. Toàn bộ sĩ quan và binh sĩ tàu nổi đều được chuyển sang các quân chủng khác, phần lớn là bộ binh. Riêng quân số tàu ngầm được tăng cường thêm. Một khuyết điểm thứ hai là về không quân. Sau 10 năm chiến tranh, không quân Việt cộng hầu như đã không có dịp nào tung hoành trên mặt trận Đông Dương, mà chỉ quanh quẩn trong nội bộ Việt cộng, hơn nữa, còn bị đàn áp trước ưu thế của không lực Hoa Kỳ, suốt trong 3 năm không tập từ 1965 tới 1968, Việt cộng đã mất 50% không lực trong các cuộc không chiến cũng như trong các cuộc không tập của Hoa Kỳ. Khuyết điểm thứ ba là về hoả tiễn. Từ 1965 tới tháng 1-1967, Việt cộng đã bằn 1.000 hỏa tiễn SAM mà chỉ hạ 30 máy bay Hoa Kỳ trị giá 60 triệu Mỹ kim.
Trong khi các loại võ khí thường hạ được 430 máy bay trị giá hơn 1 tỷ Mỹ kim, thì trong suốt thời gian chiến tranh không tập, Việt cộng đã bằn hơn 3.500 hỏa tiễn SAM trị giá gần 100 triệu Mỹ kim mà không đạt được kết quả mong muốn.
2. Chính trị hoá quân đội
Đường lối hiện đại hoá quân đội một cách hạn chế và khuynh hướng ngả về loại chiến tranh phi quy ước mà Việt cộng mệnh danh là “chiến tranh nhân dân” đã đưa đến việc rập khuôn mẫu tổ chức của Trung Quốc trong công tác “chính trị hóa”quân đội.
Cấp cao nhất của hệ thống chính quyền trong quân đội Việt cộng là Hội Đồng Tối Cao Quốc Phòng gồm toàn Ủy viên chính trị bộ và Trung ương đảng: Chủ tịch: là Chủ tịch Nhà nước
Hồ Chí Minh (chủ tịch đầu tiên)
và là Tôn Đức Thắng (chủ tịch thứ hai).
Phó chủ tịch:
Phạm Văn Đồng (chính trị bộ)
Võ Nguyên Giáp (chính trị bộ)
Ủy viên:
Nguyễn Chí Thanh (chính trị bộ)
Văn Tiến Dũng (chính trị bộ)
Nguyễn Duy Trinh (chính trị bộ)
Trần Quốc Hoàn (chính trị bộ)
Nguyễn Văn Trân (Trung ương đảng bộ)
Chu Văn Tấn (Trung ương đảng bộ)
Song Hào (Trung ương đảng Bộ)
Dưới Hội đồng Tối cao Quốc phòng là Bộ Quốc phòng rồi đến Bộ Tổng Tư lệnh. Cấp đảng ủy kiểm soát Bộ Tổng Tư lệnh Miền Bắc là Tổng Quân ủy Trung ương, gồm một số Tướng lãnh Việt cộng: Võ Nguyên Giáp (quân hàm Đại tướng), Song Hào (Trung tướng), Phạm Ngọc Mẫu (Thiếu tướng) và một số Ủy viên Trung ương đảng như Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng v.v….
Đường lối chính trị hóa quân đội, theo sơ đồ, cho thấy mấy đặc điểm chính sau đây:
– Thủ trưởng (chỉ huy) các cấp đơn vị từ Bộ chỉ huy đến ban chỉ huy đều phải chịu sự lãnh đạo của đảng. Sự lãnh đạo của đảng đi tới cấp thấp nhất là một tổ trong một tiểu đội. Đơn vị nhỏ nhất của quân đội là “Tổ tam tam”, gồm 3 người, trong đó tổ trưởng hoặc phải là một đảng viên, hoặc một thành phần trung kiên cơ bản. Một tiểu đội có ba ba “Tổ tam tam”.
– Cấp chỉ huy quân đội chịu sự kiểm tra của cấp đảng ủy đơn vị, ví dụ Sư đoàn Trưởng chịu sự kiểm tra của Chính ủy sư đoàn là người chấp hành đường lối đảng thi hành các Nghị Quyết do đảng đề ra.
– Các chức vụ Chính trị viên hay Chính ủy trong quân đội đều do Bí thư Đảng ủy, Đảng bộ cấp đó nằm giữ mà bí thư là nhân vật quan trọng nhất của Đảng ủy, Đảng bộ.
Dĩ nhiên đường lối chính trị hóa quân đội nói trên cũng được áp dụng cho tất cả các đơn vị võ trang của Việt cộng ở trong Nam, và đảng của Việt cộng ở trong Nam mang “ngụy danh” là Đảng Nhân Dân Cách Mạng để che dấu sự can thiệp của Việt cộng.
Tóm lại, với tổ chức chính trị hóa như trên, đảng đã nằm chằc quân đội trong tay, đã nhào nặn cả triệu thanh niên trong một hệ thống “bịt mằt bằt hào quang giải phóng miền Nam ruột thịt”, đã lừa bịp và thúc đẩy cả triệu thanh niên miền Bắc chết cho cái ảo vọng đẫm máu của Các-Mác, Lê-nin.
Cũng theo sơ đồ nói trên, song song với vai trò kiểm soát và lãnh đạo chính trị của hệ thống Đảng ủy, Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ thi hành các công tác chính trị qua các Cục Tuyên huấn, Cục Cán bộ, Cục Tổ chức, Cục Bảo vệ, Cục Địch vận, Cục Dân vận và Cục Văn hoá.
Chuẩn Bị Xâm Nhập Miền Nam
Đồng thời với công việc xây dựng lực lượng quân đội Miền Bắc, Việt cộng đã bí mật huấn luyện cán binh để âm thầm xâm nhập miền Nam, thành lập khung cho lực lượng cộng quân ở miền Nam mệnh danh là “Lực lượng võ trang giải phóng miền Nam”. Các cán binh Việt cộng ở miền Nam tập kết ra Bắc được huấn luyện tại các trung tâm sau đây:
– Trung tâm Mạch Lũng ở làng Mạch Lũng, huyện Đông Anh, tỉnh Hải Dương.
– Trung tâm Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình.
– Trung tâm Sơn Tây.
– Trung tâm Phú Yên, tỉnh Bắc-Thái (Băc Kạn-Thái Nguyên)
– Khu vực “Thép” tại Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, huấn luyện bộ binh, pháo binh, cơ giới, công binh, thông tin, hóa học.
– Trường đặc công, núi Na-Sơn, tỉnh Sơn Tây.
– Trường đặc công xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
Các cán binh thuộc Sư đoàn Nam Bộ tập kết 324 là những cán binh xâm nhập trong đợt đầu tiên vào năm 1960, và được bí mật huấn luyện tại một doanh trại của bản doanh Sư đoàn 338 của Tô Ký.
Riêng trung tâm Xuân Mai có khả năng huấn luyện mỗi đợt 1.000 người.
Tổng Kết
Những nỗ lực của Hồ Chí Minh và Việt cộng trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhằm thôn tính Đông Dương đã làm nổi bật kế hoạch hai mặt của Việt cộng: mặt chìm và mặt nổi. Mặt nổi là xây dựng và phát triển, mặt chìm là chiến tranh thôn tính và bành trướng mà Hồ Chí Minh gọi là “nghĩa vụ quốc tế”, trong đó Hồ bằt nhân dân Việt Nam đóng vai trò tên lính tiền phong cho cộng sản Liên Xô.
Trong giai đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc chiến tranh, một nhà máy phân đạm (chlorure de potassium) được Việt cộng đề cao là để phục vụ cho nông nghiệp, tăng gia năng xuất và nâng cao mức sống nhân dân. Nhưng khi phát động cuộc chiến tranh, nhà máy phân đạm biến thành nhà máy thuốc súng (sản xuất chlorate de potassium) và nhà nước nói là để “giải phóng miền Nam ruột thịt và các nước anh em Miên-Lào”.
Khi nhân dân phải ăn đói để nhà nước xây cất các nhà máy cơ khí, thì họ hy vọng có máy cày, máy nổ, xe đạp, bình thủy, để nâng cao mức sống. Nhưng khi Việt cộng phát động chiến tranh thôn tính, nhân dân mới vỡ lẽ ra rằng nhà máy cơ khí là nơi sản xuất vỏ lựu đạn, mìn, súng đạn, cơ giới chiến tranh.
Xây dựng xã hội chủ nghĩa trong mấy chục năm qua đã gằn liền với chiến tranh thôn tính. Hình thức bề ngoài có khác, nhưng bản chất bên trong nếu có khác thì cũng chỉ là sự khác biệt giữa chlorure de potassium và chlorate de potassium.
Chiến tranh thôn tính trong mấy chục năm qua đã đem lại gì cho nhân dân, và đã phục vụ cho ai? Nhân dân nghĩ gì về cuộc chiến tranh mà Hồ Chí Minh nói là sẽ đem lại Thống Nhất, Độc Lập và Tự Do? Ta hãy đọc những vần thơ dưới đây của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:
Không có gì quý hơn độc lập tự do!
Tôi biết nó, thằng nói câu đó.
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó không đứng yên, tất bật điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rụi vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng trái chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên
Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó:
-Súng, tăng, tên lửa, tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
+
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bằn
Độ nửa triệu nông dân
Rồi bảo là nhầm lẫn
Đường nó đi trùng điệp bất nhân
Hâm hấp trời đêm nguyên thủy
Đói khổ dựng cờ đại súy
Con cá, lá rau nát nhầu quản lý
Tiếng thớt tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn “ngụy quân”
Nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù Vì ai cũng đói mòn nhục nhằn cằn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha!
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó!
+
Ôi! Độc Lập! Tự Do
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó!
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to!
Võ Trường Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét