Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Kế Hoạch Hóa Gia Đình


 
Phạm Quang Trình
 
Xã Tam Bình thuộc huyện Thù Đức, thành phố Hồ Chí Minh từ ngày Miền Nam được giải phóng tới nay dưới sự lãnh đạo của Chi Bộ Đảng tại xã, trong đó có các đồng chí Lê Văn Cu tự Út Cu, đồng chí Nguyễn Văn Tươi tự Ba Bồi, đồng chí Bẩy Quới, đồng chí Sáu Mua, đồng chí Nguyễn Văn Đề… đã gặt hái được những thành tích đáng kể trong chiến dịch vận động đưa đồng bào đi vùng Kinh Tế Mới. Công tác hô hào đồng bào đi làm Thủy Lợi ở miệt Cát Lái, qua ngả xã Phú Hữu cũng đã đạt được thành công. Trong buổi họp tổng kết thành tích hai tháng đầu của kế hoạch Đông Xuân, đồng chí Một Chuẩn, một đảng viên kỳ cựu đã có trên hai mươi tuổi đảng, với tư cách là đại diện Huyện Ủy Thủ Đức đã đánh giá cao thành tích của xã Tam Bình là vượt chỉ tiêu. Thế nhưng mồm mép của mấy thằng phản động lại cứ hay xuyên tạc và bóp méo việc làm của nhà nước cách mạng. Chương trình thủy lợi, bọn chùng lại bảo là “thủy hại” bởi xẩy ra vụ thác Trị An chảy mạnh quá, làm bể đập, khiến bốn mươi người chết đuối mất tích… Ngay cái tên đáng kính của đồng chí Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Lê Văn Cu tự Út Cu, chúng nó cũng không trừ. Đòng chí là con út trong một gia đình nông dân tại ấp Bình Phú, chuyên trốn quân dịch, ở nhà chăn bò rồi mãi mới tham gia cách mạng, đến khi thành công được Huyện Ủy đề cử làm Chủ Tịch, chúng lại gọi xỏ xiên là đồng chí Mút Cu.
Song song với kế hoạch giải quyết nạn mù chữ, mà mục tiêu chính yếu là làm sao cho đồng bào đều có thể đọc được thông cáo của nhà nước thì lịnh đưa xuống cho hay rằng các Chi Bộ Đảng, Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng và Mặt Trận Tổ Quốc phải lo tuyên truyền giáo dục làm cách nào cho đồng bào ý thức được tầm quan trọng của vấn đề sinh đẻ có kế hoạch. Lý do: công cuộc tăng gia sản xuất dù thành công nhưng dân số cứ gia tăng theo cấp số nhân (nghĩa là tăng gấp bội lên) thì sự tiến bộ của cả nước cũng gặp trở ngại. Ý thức được tầm quan trọng đó, ngay ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng cũng đã áp dụng chính sách “Ba Khoan” là khoan yêu, khoan cưới và khoan đẻ. Nội dung của “Ba Khoan” được cán bộ thông tin Đảng giải thích rất rành rọt như sau:
“Còn là thanh niên nam nữ trai trẻ thì ráng lo học hành, lo công tác lao động, hãy khoan yêu. Nhưng khi đã lỡ yêu rồi thì thong thả hãy cưới, tức là khoan cưới; đừng có cưới vội gây tốn phí tiền của lôi thôi. Nhưng kẹt chẳng đã, lỡ cưới rồi thì phải khoan đẻ. Đẻ thêm thì lấy gì mà nuôi, mà chiến đấu. Mà nếu cả “Ba Khoan” đều thất bại, nghĩa là lỡ có bầu, có bí, vợ chống cứ việc đưa đến nhà thương tức là Xưởng Đẻ để nạo thai, lấy thai nhi làm thực phẩm cho heo ăn lại càng tốt.”
Cái dân Miền Nam này, theo nhận xét của Đảng, còn chịu ảnh hưởng của bọn Thực Dân Đế Quốc, nặng tình cảm gia đình, lãng mạn, yêu bừa bãi, đẻ tùm lum chẳng có kế hoạch gì cả làm tăng gia dân số gấp bội, ảnh hưởng tai hại đến kế hoạch ngũ niên của nhà nước. Trong một buổi họp, đồng chí Một Chuẩn đã giải thích rành rọt vấn đề ấy. Rồi đồng chí nhấn mạnh:
“Cái xã Tam Bình này, đa số là bọn Bắc Kỳ di cư, là thành phần rất ngoan cố và lì lợm, các đồng chí thấy không? Trong đợt hô hào đi Kinh Tế Mới vừa qua, bọn chúng đã lần lữa ở lì. Một số gia đình ra đi là vì quá nghèo. Còn những tên nào có thể bám sống ở đây là chúng cứ đánh nước lì. Mặt khác, Trung Ương Đảng cảnh cáo là đã có nhiều hiện tượng tiêu cực, quan liêu, móc ngoặc, tham ô cửa quyền ở Miền Nam; thế nên thành phố Hồ Chí Minh trước ngày phát động phong trào đi Kinh Tế Mới, dân số có khoảng hai triệu rưỡi. Phát động phong trào xong, dân số gia tăng thành hai triệu bẩy. Vậy mục tiêu của vấn đề sinh đẻ có kế hoạch là ngăn chặn mức gia tăng dân số để cho việc sản xuất thực phẩm được dồi dào.
Cả hội trường vỗ tay nhất trí tán thưởng nhận xét của đồng chí Một Chuẩn, người đảng viên kỳ cựu của xã Tam Bình. Đồng chí nhìn mọi người xem ra thỏa mãn, đoạn ngồi xuống ghế. Đồng chí Lê Van Cu tự Út Cu đứng lên tiếp lời:
-         Với nhiều năm kinh nghiệm đấu tranh, đồng chí Một Chuẩn, đại diện Huyện Ủy đã cho chúng tôi những nhận xét thật đúng đắn và quý hóa. Riêng đối với vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, đây là vấn đề quá mới mẻ. Ngày trườc, chế độ Mỹ Ngụy không hề giáo dục cho quần chúng biết nên dân chúng sinh đẻ bừa bãi, tùm lum…
Mọi người trong hội trường cười rồ. Sáu Mua lấy tay hích nhẹ vào cạnh sườn Bẩy Quới rồi ghé miệng vào tai nói nhỏ:
-         Mẻ, hồi đó nó dư cơm dư gạo, đẻ đâu có ngán…
Bẩy Quới gật gù cái đầu xem ra tán đồng ý kiến của Sáu Mua.
Chờ hôị trường hết cười, đồng chí Út Cu lại tiếp:
-         Giờ đây, Miền Nam đã được giải phóng, người phụ nữ cũng phải được giải phóng để họ có cơ hội góp phần vào việc xây dựng đất nước với nam giới chúng ta. Một trong những vấn đề cấp bách là làm sao cho họ được rảnh rang việc gia đình, con cái để việc đóng góp được tích cực, đạt kết quả hơn. Sinh đẻ có kế hoạch nhằm hạn chế sinh đẻ cũng là cách giải phóng phụ nữ.
Hội trường vỗ tay tán thưởng. Nhưng ngươì vỗ ta mạnh nhất là đồng chí Ba Vui, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ. Đồng chí Ba Vui, hồi trước ngày giải phóng chuyên đi mua bán chè chai khắp các xóm làng để làm công tác do thám địch. Hồi đó chẳng ai ngờ cái mụ đàn bà người lùn tịt mập ú đó lại là tên Việt Cộng! Mụ có chồng tập kết ra Bắc rồi chết ở mặt trận luôn, để lại cho mụ mấy đứa con nhỏ, giờ này đã thành du kích xã. Sau ngày “giải phóng”, mụ được Đảng tuyên dương công trạng là vợ của liệt sĩ, nhưng nghe đâu mụ đang lẹo tẹo với lão Ba Khoan, trưởng Nông Hội xã.
Út Cu lại tiếp:
-         Để đi vào hiện thực, Ủy Ban chúng tôi xin đồng chí giải thích thêm về kế hoạch thi hành.
Út Cu vừa nói vừa nhìn về phía đồng chí Một Chuẩn. Nhưng đồng chí Một Chuẩn đã lẹ tay, chỉ về phía đồng chí cán bộ từ Thành phố Hồ Chí Minh gửi xuống:
-         Đây là hai đồng chí đặc trách về công tác đặt kế hoạch giáo dục sinh lý quần chúng tử Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh gửi xuống giúp địa phương chúng ta. Như tôi đã giới thiệu với các đồng chí lúc nãy là đồng chí Nguyễn Khanh và đồng chí Lê Thị Ngoan.
Út Cu nhanh nhẩu:
-         Vậy xin mời đồng chí Nguyễn Khanh phát biểu.
Đồng chí Nguyễn Khanh đứng lên với dáng điệu của một cán bộ thông tin giáo dục, rất thành thạo về việc sinh hoạt quần chúng. Người đồng chí xương xương nhanh nhẹ. Đồng chí mặc một cái áo sơ mi trắng cụt tay với cái quần kaki bộ đội, chân mang dép râu. Đồng chí từ Bắc vào Nam công tác được sáu tháng, đặc trách giáo dục sinh lý quần chúng. Đồng chí Nguyễn Khanh mạnh dạn phát biểu:
-         Thưa các đồng chí và các bạn. Vần đề sinh đẻ có kế hoạch là vấn đề khẩn trương cấp bách mà Đảng đã đề ra từ bao năm nay. Điều quan trọng là cán bộ địa phương làm sao cho quần chúng địa phương ý thức được tầm quan trọng của vấn đề tăng dân số. Sau chiến tranh, với những di hại do Đế quốc Mỹ Ngụy để lại, viẹc tăng gia sản xuất là việc khó khăn, chưa kể sự xuất hiện những tệ đoan xã hội trong khi tình hình chưa ổn định. Nhờ nỗ lực của Đảng và toàn dân, chúng ta đã khăc phục được mọi khó khăn. Riêng vấn đề sinh đẻ có kế hoạch thì cần có sự hợp tác chặt chẽ của dân chúng mới thành công. Nhà nước đã ra nhiều biện pháp chữa trị ở các nhà thương và các trạm y tế rồi. Tại địa phương xã ấp, chỉ cần dân chúng chấp hành nghiêm chỉnh là xong. Nhiệm vụ của chúng ta là tổ chức các buổi họp và phổ biến cho họ về các phương pháp ngừa thai. Cụ thể như xã Tam Bình đây, thì các đồng chí đã áp dụng như thế nào rồi?
Đồng chí Sáu Mua, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng đỡ lời:
-         Theo chỉ thị ở trên thì chúng tôi sẽ chấp hành nghiêm chỉnh và sau phiên họp này thì chúng tôi sẽ đích thân xuống tận khóm, ấp, khu để tổ chức các buổi họp nhân dân. Thí điểm đầu tiên lá Ấp Tam Hà để đồng chí xuống sinh hoạt cùng nhân dân ấp đó.
-         Vậy thì hay đấy. Chúng tôi mong được các đồng chí tổ chức tốt các buổi học tập cáng sớm càng tốt.
Phiên họp bế mạc. Út Cu đứng lên cám ơn sự hiện diện của đồng chí Một Chuẩn, đại diện Huyện Ủy Thủ Đức và hai đồng chí cán bộ từ Sơ Y Tế thành phố Hồ Chí Minh đồng thời quay sang phía Ba Bồi:
-         Anh Ba về lo tổ chức họp nhân dân ở ấp Tam Hà của anh nghe.
-         Dạ, đồng ý.
-         Còn anh Bẩy có ý kiến gì không?
Bẩy Quới từ nãy đến giờ ngồi yên, không hề nhếch mép, trừ ra cái lúc hắn bị Sáu Mua lấy cùi chỏ hích  nhẹ vào cạnh sườn nói về cái vụ đẻ đái ở trong Nam và hắn đã cười. Giờ này, bất ngờ bị Út Cu hỏi, hắn chỉ lắc đầu:
-         Dạ không.
Thật ra Bẩy Quới mới có nhiều ý kiến. Là cán bộ tập kết ra Bắc từ năm 1954 theo hiệp định Genève, hắn làm cán bộ nông nghiệp ở ngoài đó, sau đó được đổi về Bộ Xây Dựng. Tưởng rằng đi tập kết hai năm rồi chờ Tổng Tuyển Cử thống nhất trở về Miền Nam, không ngờ “Mỹ Diệm” không chịu tổng tuyển cử nên Đảng và Bác Hồ phải phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam. Hắn bất mãn muốn bỏ cuộc. Mấy người bạn Miền Nam biểu tình yêu sách bị Đảng cho đi cải tạo hết ráo. Còn hăn biết thân biết phận nằm im, buồn quá lấy ngay một cô vợ miền Bắc, rồi sinh một tràng mấy đứa con. Hồi trước mới ra Bắc, hắn cứ nghĩ rằng Hồ Chủ Tịch và các đồng chí Trung Ương là những người mẫu mực cách mạng rất đáng kính. Thế nên có lần trong lúc nhậu nhẹt với mấy anh cán bộ Bắc Kỳ, mấy anh hỏi sao Quới chưa lấy vợ. Bẩy Quới thật tình phát biểu:
-         Mình từ Miền Nam ra Bắc tập kết, ráng phấn đấu, chừng nào trở về Nam lấy vợ cũng chưa muộn. Hồ Chủ Tịch một đời không vợ không con có sao đâu? Mình ráng noi gương Bác Hồ xem sao…
Mấy anh cán bộ bắc Kỳ trong lúc ngà ngà say, đã chẳng ngần ngừ nói toạc móng heo:
-         Mấy thằng Nam Kỳ các anh sao mà dễ tin thế. Anh bảo Hồ Chủ Tịch không có vợ hả? Bác cũng là người như chúng ta, cũng có đủ bộ phận sinh lý, cũng phải có cán bộ hộ lý cho Bác chứ. Bác đi đâu, Đảng Cộng Sản phải lo cho Bác ở nơi đó để tâm trí Bác được thoải mái, thông minh sáng suốt mà làm việc phục vụ nhân dân. Ngay cái hồi ở bên Nga, Bác cũng có cô vợ Nga. Qua Hồng Kông, Bác lại có vợ ở Hồng Kông… thê mà các anh đíu biết!
Bẩy Quới trố mắt ngạc nhiên:
-         Chuyện của Bác sao mà tụi tui biết được.
-         Chúng tao ngoài này là biết hết. Ngay lúc này, tuổi Bác tuy cao, nhưng sức lực Bác còn dồi dào khỏe mạnh, Đảng phải lo giải quyết vấn đề sinh lý cho Bác để Bác đủ trí óc thông minh sáng suốt mà làm việc. Các nữ đồng chí ở trong Nam ra Bắc được phục vụ Bác là một vinh hạnh lớn. Có điều việc Bác làm thì mình phải giấu kín...
Bẩy Quới nghe thế cứ há hốc miệng, mở to mắt mà nhìn và chỉ sợ lời chúng nói bay tới tai Công an thì nguy hiểm đến thân. Nhưng đám cán bộ miền Bắc đã ôn tồn dịu giọng lại:
-         Tụi tớ nói cho cậu nghe biết tí thôi nghe. Đừng có bép xép nói lại cho thằng khác. Trung Ương mà nghe thấy thì đi tù cả lũ cho mà coi!
Đám cán bộ miền Bắc còn kể rằng hồi những năm chiến tranh chống Pháp, có hội nghị ở Khu Tư, cán bộ quân sự đặt thẳng vấn đề với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân:
-         Xin Trung Ương giải quyết vần đề sinh lý cho các anh em bộ đội.
Giáp đã trả lời thẳng thừng:
-         Chúng ta làm cách mạng, tuyệt đối không có vấn đề trai gái bê bối. Tuy nhiên có luật trừ “Ăn vụng thì phải biết chúi mép”. Anh nào làm mất uy tín Quân Đội Nhân Dân thì bị chém.
Từ đó, bộ đội Việt Minh tha hồ ăn vụng và ăn vụng rất tài tình. Chỉ khổ cho những cô cán bộ hộ lý đi theo bộ độ phục vụ ở rừng sâu, lắm cô tanh bành xí quách, rạc cả gáo dừa!
Nghe xong và từ đấy, Bẩy Quới thấy thần tượng Hồ Chí Minh sụp đổ một cách thê thảm. Hai mươi năm công tác ngoài Bắc, hắn còn thấy nhiều sự thật hơn. Đồng chí trung ương nào cũng có nhiều vợ, nhiều mèo. Có điều họ giấu rất hay và anh nào cũng ăn vụng khéo chùi mép. Mà xét cho cùng, họ cũng chẳng cần phải lo. Đứa nào bép xép thì cứ cho lên mạn ngược hay đi học tập cải tạo là xong. Nhưng từ đấy, Bẩy Quới sinh ra bất mãn và cưới vợ. Khi Miền Nam được giải phóng, hắn vội  vã mang vợ con vô Nam, tìm được bà mẹ già từ miền Vĩnh Long  đưa về Thủ Đức nuôi. Là đảng viên lâu năm, hắn được quyền chiếm ngụ một căn nhà của một người đã bỏ đi Mỹ, cạnh xưởng dệt nhà ông Oanh để ở. Ngày ngày lên xã làm việc. Chi bộ xã tuy đa số là đảng viên người miền Nam, nhưng Đảng Cộng sản đã khôn lanh gài một tay đảng viên Bắc Kỳ để giám sát. Đó là Thiếu Úy Nguyễn Văn Đề. Hắn biết vậy nên chẳng thèm có ý kiến gì rắc rối mà mắc họa vào thân, cứ để mặc cho bọn Một Chuẩn, Út Cu tha hồ mà ca tụng Đảng, ca tụng Bác, tin theo vào cách mạng. Ở xã hắn không nắm một chức vụ gì nổi, nhưng nếu có công tác nào quan trọng thì Đề lại giao cho Bẩy Quới. Nhiều người đã tinh mắt nhận ra rằng con người lầm lí ít nói ấy lại có nét mặt đanh ác lạ thường, có thể làm những việc mà không ai dám làm, điển hình như vụ hạ sát Linh mục Lý Văn Hảo ở ấp Tam Hà.
 
                                                         *      *
                                                             *
Sau khi dự phiên họp ỡ xã về, Nguyễn Văn Tươi  tức Ba Bồì cho một tên du kích đạp xe gọi ngay mấy tên Trưởng Khu đến nhà hắn để nghe chỉ thị vắn tắt. Hắn bảo với mấy tên Trưởng Khu:
-         Tôi vừa đi họp trên xã về một kế hoạch mới…
Nghe đến kế hoạch mới, mấy tên Trưởng Khu xem ra anh nào cũng ngài ngại vì dân chúng ở mấy cái ấp này rất khó vận động. Mỗi lần hô hào đi kinh tế mới hay di thủy lợi là cả một vấn đề khó khăn. Nhà nào cũng đưa lý do để từ chối, như nào là đông con, con còn nhỏ, chồng đau, vợ ốm… Thôi thì đủ lý do, không sao kể hết. Mà xét ra họ lì cũng có lý do của họ. Mấy người bà con từ ngoài Bắc vô đã cho họ biết rằng “đừng có đi đâu hết, cứ bám lấy thành phố mà sống, cứ từ chối bằng cách hoãn binh kheo khéo một tí là xong…” Mấy anh Trưởng Khu thì toàn là những người lính Quốc Gia cũ và ở mấy cái ấp này chẳng có một tên Việt Cộng nằm vùng nào cả, thế nên mấy anh bị bắt buộc phải làm. Làm mẫn cán, chăm chỉ thì dân chúng chửi xéo cho cũng rát mặt; còn lè phè thì bị cấp trên Chi Bộ và Ủy Ban phê bình cảnh cáo. Trừ có mỗi lão Vũ bán báo, đã đi lính Pháp ngày xưa bị thương què tay, có vẻ hăng hái một chút. Nhưng hành động tích cực của lão lúc đầu cũng bị nhân dân trong khu viết truyền đơn rải chửi thậm tệ nên giờ này lão cũng ngán quá rồi. Con gái lão lấy một thằng công an, sanh được một đứa con, rồi bị nó bỏ rơi nên lão còn hận hơn.
Thấy thái độ ngần ngừ của mấy anh Trưởng Khu, Ba Bồi hiểu ý nên đã nói ngay:
-         Các đồng chí lại ngại phải không? Kế hoạch này dễ ợt à. Mà ai cũng khoái, cũng nghe, cũng làm được hết trọi…
Mấy anh Trưởng Khu ngờ ngợ cười cười có vẻ thắc mắc. Ba Bồi tiếp luôn:
-         Làm cho các đồng chí ngạc nhiên chút chơi, chớ chẳng có gì khó khăn cả. Tôi ra lệnh cho các đồng chí, theo chỉ thị trên, mình tổ chức các buổi họp nhân dân để cán bộ Sở Y Tế Thành Phố nói chuyện về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, điều hoà sinh sản gì đó…
-         Ngừa đẻ hả?
-         Ừa, ngừa đẻ đó. Họp để bà con biết đường lối chính sách của nhà nước là làm sao cho đồng bào bớt đẻ đi đó thôi…
-         Tưởng gì chớ, chứ cái này, hô hào đồng bào đi họp chắc cũng không khó khăn bằng họp đi thủy lợi.
Ba Bồi nhìn lại Vũ, Trưởng Khu I:
-         Buổi họp bắt đầu tối mai ở Khu của anh, lấy địa điểm ở nhà máy dệt nghe.
-         Dạ, nhất trí.
-         Ráng lo cho tốt nghe anh Vũ. Cỏn kế tiếp là Khu II, Khu III, Khu IV thì sau đó…
Các Trưởng Khu cũng đồng ý:
-         Nhất trí.
Các Trưởng Khu ra về. Còn Ba Bồi đi lo đồ nhậu cho mấy đồng chí trong Chi Bộ và hai cán bộ của Sở Y Tế Thành Phố. Sáng nay, hắn đã sai vợ ra chợ Tam Hà mua được một đùi thịt chó của bà trùm Lịch để dọn đãi các đồng chí. Hắn tự nhủ, thời nào cũng thế, khéo chèo khéo chống thì sống lâu thế thôi. Thời quốc gia, hắn trốn quân dịch bằng cách chạy tiến đút lót cho xã ấp. Thời cách mạng, hắn nhanh chân bắt thân với thằng cha Minh cạnh chùa Vạn Đức Tự lén in truyền đơn thả cho Việt Cộng. Thế là hắn trở thành đảng viên của cách mạng và được cử làm Trưởng Ấp. Giờ hắn có làm bậy kiếm chút cơm thì cũng phải khéo khéo chia cho bọn mới này chút cháo. Há miệng mắc quai. Ăn xong bọn chúng có nói cũng hơi ngượng. Và hắn tự nhủ, “thủ trước là xong.”
Lão Vũ đạp xe về tới nhà thì trời cũng đã nhá nhem tối. Lão muốn tranh thủ thời gian để mai còn thì giờ coi đứa cháu ngoại cho vợ lão đi chợ trời, thế nên lão ghé đại vô nhà mấy ông Tổ Trưởng. Đầu tiên, hắn vào nhà ông chủ tiệm phở Rạng Đông, Tổ Trưởng Tố I , ngay đầu ngõ chợ Tam Hà. Lão chủ tiệm đóng cửa bán từ lâu, nhưng vẫn để hé cánh cửa chờ vợ con lão đi nhà thờ về. Lão đang ngồi lai rai ở bàn bằng một xị rượu với mấy con khô mực. Thấy tiếng động ở cửa, lão lên tiếng:
-         Mời vô.
Lão Vũ đẩy cửa, dựng xe đạp để thò ra cái bánh trước, phòng hờ có kẻ gian lấy cắp. Chủ tiệm hỏi:
-         Có gì đấy ông Trưởng Khu?
Lão Vũ trả lời nhát gừng:
-         Họp. Mời dân đi họp.
-         Lại họp với hẹp. Mà họp cái gì chứ?
-         Họp ngừa thai, ngừa đẻ.
-         Tôi già rồi. Vợ tôi cũng gia rồi. Còn làm ăn gì được nữa đâu mà ngừa đẻ với chẳng ngừa. - Chủ tiệm vừa cười vừa nói.
-         Lệnh trên bắt thế. Ông không ngừa thì ngưòi khác ngừa. Con cái ông ngừa – Vũ trả lời thẳng thừng.
-         Rõ rắc rối, - Chủ nhà giải thích thêm: - Nó đẻ thì mặc xác nói chứ. Có con thì ráng mà nuôi.
-         Thôi ông ơi. Việc mình hô hào thì cứ việc hô hào. Còn bà con sao kệ người ta…
Nói xong, lão Vũ tiếp tục vào các Tổ khác báo cho Tổ Trường biết nội dung như vậy. Hội trường của Khu vẫn là nhà dệt của ông Oanh, ai cũng biết.
Nhâm nhi xị rượu và mấy con khô mực vừa xong thì vợ con lão chủ tiệm phở Rạng Đông cũng vừa đi nhà thờ về. Lão bảo vợ:
-         Mẹ mày vô ăn cơm trước đi. Tao đi gọi bà con trong Tổ mai đi họp.
Lão đi đến từng nhà một, đừng ngoài ngõ, chõ mồm nói to làm chó sủa um lên. Người nhà ra mở cổng, hỏi lão có chuyện gì, mời lão vào thì lão nói:
-         Bảo nhà tối mai bẩy giờ họp ở nhà máy dệt. Có cán bộ về nói chuyện ngừa đẻ, ngừa đái gì đó, nghe không. Vắng mặt không có được.
-         Dạ.
                                                       *      *
                                                           *
Cái vụ họp đêm ở cái ấp, cái khu này xem ra đã có mòi quen thuộc. Mới đầu ai cũng ngại, nhưng sợ bị buộc tội phản động ngoan cố, nên mọi người ai cũng cố gắng đi cho xong chuyện. Đi cho xong nghĩa là họ đi để nghe cán bộ nói, muốn nói gì thì nói, hay dở mặc kệ, họ không có ý kiến. Mà có ý kiến sao được khi nghe những tên cán bộ nói ngang như cua bò, nói dai như đỉa đói, cũng rập khuôn một giọng điệu từ trên xuống dưới. Mình chê, nó bảo mình phản động, chống cách mạng. Mình khen nó thì lấy cái gì mà khen. Thế nên im lặng là tốt hơn cả. Im lặng cho nói xong, rồi về ngủ sơm để lấy sức mai đi làm lao động.
Sau bao lần họp về kinh tế mới, về thủy lợi, đồng bào khu này vẫn thế, nhờ mấy lão Tổ Trưởng hô hào ầm lên về cái chuyện ngừa đẻ, ngừa đái, bà con vừa bực, vừa tò mò lại vừa buồn cười. Có mấy bà nêu ý kiến:
-         Lo ăn chưa xong đã lo đẻ.
Mấy ông phản ứng liền:
-         Ăn thì nhịn được, chứ đẻ thì sức mấy mà nhịn được!
Bà con lại kháo nhau cười. Tò mò nhất là đám thanh niên thiếu nữ. Tuần trước có mấy thầy cô di dạy học ở trường Thái Văn Lung, đã phải học qua một khóa về huấn luyện về phương pháp ngừa thai. Họ khoe rằng cán bộ ngoài Bắc vô Nam ăn nói nghe rất là “hiện thực”, thế nên lần này bà con kéo nhau đi đông.
Bẩy giờ, hội trường ở nhà dệt đã đông, chật ních người. Không có ghế ngồi, bà con tham dự họp phải ngồi bệt xuống đất, lấy guốc lấy dép kê đít làm ghế. Phía trong có một cái bàn gỗ nhỏ làm bàn chủ tọa cho các cán bột. Lá cờ đỏ sao vàng được căng treo trên tường và tấm ảnh Bác Hồ đầu râu tóc bạc với cặp mắt ác ôn như nhìn thấu suốt tâm can mọi người ở hội trường, vẫn nghênh ngang ngự trị ở giữa lá cờ. Lần này, ban tổ chức kê thêm một cái bảng lớn làm giá để cán bộ treo các hình ảnh khi thuyết trình. Trên bản chủ tọa, người ta nhìn thấy, ngoài đồng chí Nguyễn Văn Tươi tức Ba Bồi, còn có các đồng chí trên Chi Bộ Xã như các đồng chí Út Cu, Sáu Mua, Bẩy Quới, và nhất là đống chí Một Chuẩn, hai cán bộ của Sở  Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Về phía nhân dân thì có mặt đủ thành phần, trẻ già, trai gái. Đám trẻ thanh niên thì nói chuyện cười um lên. Còn đám bà gia thì xem ra mệt mỏi, chán ngán, ngồi ủ rũ chỉ muốn về ngủ. Có bà than thở:
-         Họp cái này mà cũng bắt mình đi
-         Thôi bà ơi, nói nhỏ tí, nó nghe thấy thì phiền to…
Giờ Việt Nam vẫn là giờ cao su. Chương trình bẩy giờ khai mạc nhưng vẫn dằng dai mất 30 phút nữa rồi mới bắt đầu. Đồng chí Ba Bồi làm thủ tục khai mạc phiên họp rồi giới thiệu các đồng chí trên bàn chủ tọa. Các đồng chí lần lượt đứng lên và bà con cùng vỗ tay ran cả hội trường. Sau đó, đồng chí giới thiệu đồng chí Út Cu, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng nói về ý nghĩa của phiên họp cùng tầm quan trọng của vấn đề. Đồng chí nhắc lại bài học mà đồng chí đã phát biểu trong buổi họp ở trên xã. Sau đó, đồng chí nói vắn tắt:
“Thưa các đồng chí
Thưa bà con cô bác,
Tôi xin giời thiệu với bà con cô bác hai đồng chí cán bộ từ Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh thuyết trình giúp bà con về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch. Trong hoàn cảnh của một nước sau chiến tranh, kinh tế còn nhiều khó khăn, nạn dân số bộc phát, Đảng và chính phủ ta đã ra biện pháp để ngăn ngừa. Hy vọng rằng với kinh nghiệm chuyên môn tronh lĩnh vực y tế gia đình, các đồng chí trên Sở Y Tế sẽ giúp chúng ta khắc phục mọi khó khăn bằng những lời chỉ dân quý báu. Xin cám ơn.
Tiếng vỗ tay vang dội.
Hai cán bộ của Sơ Y Tế bắt đầu thuyết trình. Đồng chí Nguyễn Khanh cầm một thanh gỗ dài đứng một bên giá thuyết trình vừa nói vừa chỉ. Còn nữ cán bộ Lê Thị Ngoan thì đứng ở phía bên kia có nhiệm vụ lật qua các tờ giấy vẽ các hình ảnh và họa đồ. Nguyễn Khanh bắt đầu nói phớt qua về lý do phải đặt vấn đề ngừa thai trong đó Khanh kết án gay gắt “Mỹ Ngụy” đã ru ngủ người dân bằng những tình cảm lãng mạn, ủy mị, không tôn trọng quyền lợi và nhân phẩm của người phụ nữ. Ngược lại, Đảng Cộng Sản và Chính Phủ Cách Mạng luôn luôn chú trọng đến cuộc sống của nhân dân, nhất là muốn thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như giải phóng đất nước. Sau đó, đồng chí đi thằng vào vấn đề ngừa thai tức là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch.
Dưới anh sáng của một ngọn đèn điện chỉ vừa đủ sáng cho cả hội trường, nữ cán bộ Ngoan vẫn điềm nhiên lật tờ giấy bìa đầu tiên trên giá thuyết trình có vẽ ghi chữ đậm lớn “Sinh Đẻ Có Kế Hoạch” qua phía sau. Cả Hội Trường đều trố mắt nhìn vào tờ thứ hai: Hình ảnh hai người nam, nữ không quần áo đang đứng cạnh nhau. Và tiếng cười của hội trường vang lên, nhất là đám đàn ông thanh niên. Phía đàn bà hay thiếu nữ thì như có vẻ bẽn lẽn, như mắc cỡ, nửa muốn nhìn, nửa e thẹn. Có bà buột miệng nói to:
-         Rõ đồ quỷ!
Bà con lại cười to hơn.
Cán bộ Khanh giải thích:
-         Đây là hình ảnh của hai người nam, nữ…
Có tiếng nói to ở phía dưới:
-         Biết rồi, khổ lắm nói mãi…
Cô nữ cán bộ tủm tỉm cười, và với vẻ mặt điềm nhiên xem ra đã quá quen thuộc, cô lật trang thứ hai: hình ảnh bộ sinh dục của nam giới được vẻ trông rất đồ sộ, hiên ngang! Cả hội trường lại phá ra cười. Nhưng rồi lại có tiếng của một bà gia nào lúc nãy:
-         Rõ đồ ma, đồ quỷ!
Có mấy lão đàn ông ở phía góc dưới hội trường ghé tai nhau thì thầm:
-         Ủa “Bác Hồ” sao bự quá ta!
-         Im cái mồm, muốn di tù cả lũ hay sao?
Cán bộ Khanh lại giải thích:
-         Đây là bộ phận sinh dục cùa người đàn ông, cũng gọi là “con kẹ”
Một giọng nói to của thanh niên ầm lên:
-         Biết rồi…
Có tiếng phản đối:
-         Ấy mà có người chưa biết!
Và tiếng cười lại vang lên.
Nữ cán bộ lại lật trang thứ hai: hình ảnh bộ sinh dục của người phụ nữ xem ra có vẻ rắc rối hơn. Tiếng cười lại vang lên. Nhưng các bà, các cô hình như không muốn nhìn cái của mình. Có người thẹn đỏ cả mặt. Còn bà nào lúc nãy rủa thì lần này cũng không quên rủa thêm:
-         Thật là đồ ma, đồ quỷ!
Cán bộ Khanh lại giải thích:
-         Đây là bộ sinh dục của người phụ nữ cũng gọi là “con cua”.
Hội trường vẫn không ngớt tiếng cười. Cái đám đàn ông ớ phía góc vẫn ghé tai nhau to nhỏ rồi cười hố hố với nhau:
-         Ố là là, hang Pắc Pố của Bác!
-         Im cái mồm mày lại!
Cán bộ vẫn tiếp tục giảng giải và những trận cười nghiêng ngửa lại vang lên. Nhưng cái gì cũng thời cũng có hạn của nó kể cả thời gian. Trong suốt hơn hai giờ thuyết trình về chi tiết của các bộ phận sinh dục nam nữ, cách ăn ở làm tình với nhau, sinh con đẻ cái và làm sao tìm cách ngừa thai, tránh thai Rồi nhỡ khi có thai rồi thì làm sao… Bao nhiêu phương pháp đều được cán bộ trình bày một cách cặn kẽ, chẳng còn thiếu phương pháp nào như Ogino-Knaus, Billings, uống thuốc ngừa, dùng bao hay bọc cao su, bắn sẻ nửa chừng, vân vân.
Thời gian càng về đêm, mọi người như cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, sau một ngày lao động quá vất vả. Đám trẻ thanh niên thiếu nữ thời sức khỏe còn dồi dào không nói chi, chớ đám già cả thi ai cũng muốn về ngủ cho sớm.
Các đồng chí từ trên xã về, cách riêng đồng chí Ba Bồi thấy hội trường ồn ào nhộn nhịp thi có vẻ phấn khởi cho rằng buổi học tập đã thành công. Nhưng Ba Bồi muốn lấy điểm với chi bộ, cách riêng với đồng chí Một Chuẩn và hai cán bộ của Sơ Y Tế nên tìm cách biểu dương. Hắn nhớ lại Một Chuẩn vẫn cho rằng cái đám Bắc Kỳ di cư này ù lì, khó trị. Bọn này không thèm nói gì hết, chỉ hay cười diễu. Vậy nên nhân buổi họp, Ba Bồi yêu cầu đồng bào phát biểu ý kiến. Hắn nói:
-         Cán bộ đã giảng giải cặn kẽ. Vậy yêu cầu đồng bào phát biểu ý kiến về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước trong kế hoạch điều hòa sinh sản.
Nói đến phát biểu ý kiến, hội trường im phăng phắc như muốn nghẹt thở. Họ thầm nghĩ: dại gì mà phát biểu. Nhưng Ba Bồi, cách riêng Một Chuẩn vẫn có thành kiến với cái đám Bắc Kỳ di cư bất trị này. Hắn lên tiếng yêu cầu mãi chẳng ai thèm trả lời. Cuối cùng hắn kết án:
-         Như vậy là đồng bào không thông hiều đường lối và chính sách của Đảng và Nhà Nước Cách Mạng…
Hắn nói chưa hết câu thì có tiếng:
-         Tôi xin có ý kiến.
-         Xin mời ông.
Mọi người nhìn lại phía sau xem là ai? Đó là ông giáo Đồng, một người cao niên, đứng đắn, ăn nói đàng hoàng. Ông phát biểu:
-         Thưa quý ông, tôi nhận thấy cán bộ và quý ông trình bày rất hay và đầy đủ. Nhân dân khu ấp chúng tôi rất cảm phục. Nhưng quý ông cho rằng chúng tôi không hiểu đường lối chính sách của nhà nước thì e rằng oan cho chúng tôi quá. Còn sở dĩ nhân dân chúng tôi không có ý kiến là vì chúng tôi đã hiểu rõ đường lối chính sách của của Đảng và Nhà Nước rồi… phải không bà con?
Ông vừa nói vừa quơ tay làm hiệu hỏi mọi người trong hội trường. Và từng loạt người hô lớn đáp lại:
-         Đúng! Đúng! Đúng! Ông giáo nói đúng.
Nhìn đoàn người phản ứng như thế, Ba bồi xem ra chưa hài lòng. Hắn muốn đồng bào phải nói một cái gì hay nữa kia để hắn có điểm. Cái thái độ muốn lập công đó làm cho nhiều người khinh ghét nên đã từng gọi xếch mé hắn là thằng “Ba Buồi”. Nhưng tiếng cười ngầm thỏa thuận với lời phát biểu của ông giáo Đồng chưa được bao lâu thì hội trường đã trở lại cái không khí nặng nề chán nàn. Nữ cán bộ Ngoan cố làm cho hội trường nhộn nhịp trở lại bằng cách giở đi giở lại mấy cái hình vẽ bộ phận sinh dục của phái nam và phái nữ, nhưng vì mệt mỏi, buồn ngủ, bà con ngó lên chẳng ai thèm cười. Nhưng hình như khó chịu nhất là mấy bà già. Ở cái tuổi gần đất xa trời này mà còn bị buộc đi học tập về cách ngừa thai, ngừa đẻ thì thật là quái ác!
Giữa cái không khí căng thẳng buồn tẻ ấy, thì có một giọng nói ồm ồm như đang nhai trầu của một bà già nào vang lên. Mọi người quay lại trố mắt nhìn. À thì ra bà cụ Năm. Bà nói:
-         Xin cáng bổ cho tui có ý kiếng.
-         Xin mời bà cụ.
Bà cụ Năm là người miền Nam, mẹ của liệt sĩ Thái Văn Lung, trẻ con trong ấp gọi xách mé là là liệt sĩ Đái Lung Tung. Bà có mấy thằng con trai, thằng thì theo Việt Cộng chết làm liệt sĩ, thằng thì tu chùa rôi vô Quân Đội Quốc Gia làm Tuyên Úy Phật Giáo và đang đi học tập cải tạo vẫn chưa về. Giờ bà phải ở chung với mấy cô con gái, nhà ở ngay sau hội trường. Tuy là mẹ liệt sĩ, bẩy mươi tư tuổi rồi, nhưng hằng ngày bà vẫn phải lọm khọm mò ra mấy sào ruộng muống để cắt rau và bón phân hữu cơ tức là phân chuồng. Thân già, cỡ tuổi này mà chúng cũng không tha cho bà khỏi họp. Cám cảnh mẹ liệt sĩ, có tiếng mà không có miếng, bà tỏ ra buồn bực. Ngồi lâu chẳng tích sự gì, bà muốn về ngủ cho sớm nên liều có ý kiến. Hội trường thấy bà đứng lên thì chờ đợi, xem ra có vẻ hồi hộp. Bà nói tiếp:
-         Thưa cáng bổ. Nãy giờ tui thấy cáng bổ nói nhiều cái hay góa xá! Nhưng tui vẫn không thấy kết quả tốt. Tui đề nghị cáng bổ, muốn ăng chắc, cứ lấy dao chặc mẻ cái coong cặc của mấy ổng đi là hết đẻ…
Bà chưa nói hết câu thì cả hội trường vỗ tay lăn ra cười ngặt nghẹo. Nhưng bà cón nói tiếp:
-         Chớ bang mãi cũng dậy thui à. Xin cáng bổ cho tui dìa ngủ để lấy sức mai đi lao động chớ…
-         Đúng! Bà cụ Năm nói đúng! Thôi cho bà con dìa ông cáng bổ ơi…
Thế là cả hội trường tự động kéo nhau ra về vui vẻ. Ra đến ngoài đường, trận cười vẫn chưa dứt. Nhưng có một tiếng thanh niên giọng lanh lảnh vang lên trong đám đông:
-         Bà Cụ Năm ơi, cụ già rồi hổng có sao. Chớ tụi tui coòng chẻ mà. Chặc đi thì uổng góa! Chết tụi tui mất cụ ơi!!!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét