Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu 'dễ sống' hơn?


image
'Tôi cho Sài Gòn 2 điểm và Hà Nội 1 điểm', đó là phần cho điểm của một khách mời tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC với các khách mời hôm 11/9/2014 với chủ đề "Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu dễ sống hơn?".

Từ Sài Gòn, hôm thứ Năm, khi được hỏi ở đâu dễ sống hơn, dễ làm ăn và dễ thở hơn giữa hai đô thị này, Tiến sĩ Alan Phan, blogger và nhà phân tích kinh tế, tài chính, nhận xét với BBC rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến trúc, đến cơ sở hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống.

image
"Thực tình mà nói về văn hóa hay về bất cứ điều gì khác của hai thành phố này, tôi thấy nó rất là xấu xí, từ vấn đề kiến trúc, cho tới vấn đề con người, cho đến vấn đề hạ tầng cơ sở.
"Nghĩa là môi trường sống có thể nói rất là tệ hại," người cho điểm khá thấp cả Hà Nội và Sài Gòn trên thang điểm từ một tới mười nói.

"Một trong những nơi tệ hại so sánh như những quốc gia mà tôi đã từng đi qua, mà tệ nhất là Nigeria hay là Bangladesh, còn tất cả những nơi khác đều có môi trường sống tốt hơn là Sài Gòn và Hà Nội."

Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định chung và so sánh hai thành phố, trước tiên, Tiến sĩ Alan Phan nói:
"Hiện nay Sài Gòn tương đối cởi mở hơn, có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố rất năng động và đang cố gắng bắt kịp Sài Gòn, nhất là họ (Hà Nội) đang được dành cho những ưu đãi rất tốt.
"Xây dựng hạ tầng cơ sở, họ đã đầu tư rất nhiều. Tôi nghĩ trong vòng 10 năm nữa thì Hà Nội có thể bắt kịp Sài Gòn về môi trường sống."

Bản sắc

image
Khi nói về phương diện giữ gìn, phát huy 'bản sắc' cũng như về môi trường sống mà cả hai thành phố đang chịu sự cạnh tranh với một số thành phố, đô thị khác ở Việt Nam, blogger này nhận xét:
"Khi tôi, nói về văn hóa, tôi vẫn thích thành phố Huế, hay là thành phố Hội An hơn là Sài Gòn với Hà Nội.
"Về môi trường sống, tôi nghĩ thành phố Đà Nẵng tương đối được hơn, đây là so giữa Việt Nam với nhau.
"Hay là về sống trong một cộng đồng, thì những nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long là những nơi khá là hấp dẫn. Và nói thêm nữa là những thành phố trên vùng Tây Nguyên, là những thành phố mà tôi rất thích.
"Bởi vì nó gần với thiên nhiên rất nhiều, dù rằng việc phá rừng gần như đã làm suy kiệt vấn đề này."
So sánh về 'bản sắc' giữa Sài Gòn và Hà Nội, ông Alan Phan nói thêm:
"Vấn đề mỗi bản sắc, phải có một bản sắc riêng, đây là so sánh giữa Sài Gòn và Hà Nội. Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản sắc gần giống nhau."

Đồng hóa?

image
Sài Gòn ngày càng bị 'đồng hóa' bởi Hà Nội, theo TS. Alan Phan.
Và blogger này đưa ra lời giải thích:
"Bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông. Và sự đồng hóa, từ hồi di cư năm 1954, là đã có một sự thay đổi lớn về văn hóa, nhưng mà sau đó đến thời 1975, có thể nói văn hóa Sài Gòn bị biến đổi hàng ngày, hàng giờ.
"Và cho đến ngày hôm nay, như tôi nói chừng 10 năm nữa, có lẽ không phân biệt được giữa Sài Gòn với Hà Nội. Sài Gòn lúc nào cũng ảnh hưởng Âu - Mỹ nhiều. Hà Nội rất ảnh hưởng từ Trung Cộng, nhưng hai cái đấy đang trở thành một hỗn hợp."

Hôm thứ Năm, một khách mời khác của tọa đàm trực tuyến, nhà báo Phạm Tường Vân cho điểm Hà Nội 7/10 và Sài Gòn 8/10.
Bình luận với BBC về một bài báo gần đây trên tờ Bloomberg vốn gợi ý rằng Sài Gòn vượt xa Hà Nội trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, du lịch tới môi trường sống v.v..., nhà báo Tường Vân nói:
"Bài báo đó thích hợp với những người nước ngoài muốn dành thời gian khoảng 5 tới 10 phút để biết về một đất nước mà không phải trong mối quan tâm thường xuyên.
"Tôi nghĩ đó là concept (quan niệm) của tờ Bloomberg. Còn dưới góc độc của người trong cuộc thì tôi nghĩ có một cái nhìn rất là khác..."

Thiếu cân bằng

image
Về sự khác biệt của Hà Nội với Sài Gòn, cũng như căn nguyên của nó, nhà báo nữ nêu quan điểm:
"Ở một đất nước tưởng vậy mà không phải vậy thì sự khác biệt rất là dài về văn hóa. Một cuộc giao thoa văn hóa giữa đông và tây, một lộ trình lịch sử có nhiều biến động, chiến tranh, tác động của chính sách quản lý những cuộc di dân...
"Hà Nội sau năm 1954 và Sài Gòn sau năm 1975... có một sự khác biệt rất lớn, trước và sau giai đoạn lịch sử này."
"Trong cái nhìn của tôi, tôi thấy Hà Nội có một cái gì đó giống nước Pháp, còn Sài Gòn giống với nước Mỹ. Nhưng Hà Nội sau năm 1954, có một sự thay đổi về xã hội, văn hóa.
"Tôi nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây giờ luôn luôn thiếu một sự cân bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự phản biện, loại trừ.
"Và bản thân mỗi thành tố khi sinh ra nó đã chứa đựng một sự cực đoan nhất định. Và điều đó làm cho bản thân thành tố đó phải đối diện với một sự cực đoan mới, khởi sinh sau nó, giống như một phản ứng cân bằng."
"Nhưng mà cái sinh sau nó cũng bị quá, nó cũng cực đoan, cho nên nó cũng cần có những mảng đối lập mới khác với nó, cho nên luôn tôi thấy Hà Nội là một sự thiếu cân bằng, nhưng nó cũng thú vị, sự thiếu cân bằng đó cũng thú vị."

Cái nhìn thoáng hơn

image
Một lễ kéo quốc kỳ của binh sĩ Việt Nam trước lăng cố Chủ tịch VN.
Cho điểm Sài Gòn 8/10 và Hà Nội 6/10 là doanh nhân Nam Phạm, khách mời tham gia chương trình từ BostonMassachusetts, Hoa Kỳ.
Khi được hỏi thành phố nào có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của ViệtNam sau hàng thập niên chấm dứt chiến tranh, kể từ diễn biến 30/4/21975, ông Nam nói:
"Con người Sài Gòn cởi mở, có những cái nhìn thoáng hơn con người Hà Nội. Vì vậy Sài Gòn từ xưa đến giờ vẫn là động cơ chính để thúc đẩy đất nước ViệtNam mình từ Bắc chí Nam đi lên.
"Hà Nội với những sự cực đoan như là nhà báo Tường Vân nói, với quyền lực chính trị nhiều hơn Sài Gòn rất là nhiều.
"Nhưng nếu con người Hà Nội không có được một cái nhìn thoáng, không du nhập được những cái hay, cái lạ ở những vùng khác đến, thì tôi nghĩ rằng Sài Gòn lúc nào cũng đi trước Hà Nội, nhất là về vấn đề kinh tế.
"Và Hà Nội chắc còn lâu lắm mới bắt kịp Sài Gòn, nếu như con người Hà Nội vẫn giữ, vẫn ôm lấy cái cực đoan, và dựa vào cái quyền lực chính trị của mình để mà cứ thế mà đi."

Cơ hội cho người trẻ

image
Từ Sài Gòn, một nhà báo tự do đang làm cố vấn quảng cáo cho một công ty, người cho Hà Nội 6/10 điểm và Sài Gòn 9/10 điểm, so sánh hai thành phố từ góc độ cơ hội phát triển cho thanh niên.
Nhà báo Hoài Nam nói với BBC:
"Bản thân tôi, tôi thích sống ở Sài Gòn, bởi vì Sài Gòn đơn giản là chúng tôi rất thờ ơ với chính trị... Con người Sài Gòn đơn giản và khoáng đạt, con người Sài Gòn muôn mặt và đa dạng.
"Vì thế cơ hội đến với những người trẻ như chúng tôi ngay tại đất Sài Gòn rất là cao. Nếu như bạn giỏi, bạn có cơ hội để tồn tại và điều đó là lý do tôi thích ở Sài Gòn."

image
Một tuyến đường mới bắc qua sông Sài Gòn với vốn đầu tư của nước ngoài.
Từ Hà Nội, kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn trước hết bình luận về ý kiến của các vị khách mời khác.
Anh Tuấn nói với BBC:
"Trước hết tôi đồng ý với ý kiến của anh Nam Phạm đó là nếu như người Hà Nội cứ tiếp tục khư khư giữ chặt cái lối của mình mà cứ thế mà đi, thì quả thật chắc chắn là Hà Nội sẽ không bao giờ bắt kịp Sài Gòn...
"Chị Hoài Nam có nói ở Sài Gòn mọi người sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn, cởi mở hơn, nhất là trong giới trẻ, thanh niên, bởi vì người Sài Gòn chỉ làm những gì mà họ muốn và họ ít quan tâm chính trị."

Mùi của chính trị

image
Theo kiến trúc sư trẻ này, có một sự khác biệt rõ rệt giữa Hà Nội và Sài Gòn, với một bên 'thiên về 'chính trị' còn bên kia thiên về 'thú vui, vô tư' nhiều hơn.
Anh Tuấn nói với BBC: "Cũng phải nói luôn là ở Hà Nội, đấy chính là điều khác.
"Đấy là cái mật độ và tỷ lệ những người quan tâm đến chính trị và có một thái độ giống như chị Tường Vân có nói, đó là sự cực đoan về chính trị theo mặt này hay mặt khác thì nhiều hơn ở Sài Gòn, theo quan sát của tôi.
"Sự khác biệt đó có thể nói lên là giữa một bên chúng ta để ý đến những cái diễn ra hàng ngày về mặt chính trị, và một bên là chúng ta để ý đến những cái chỉ thuần túy là cho niềm vui cho cuộc sống của mình, thì nó làm nên sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn.
"Nếu như chỉ để tìm một niềm vui hàng ngày trong cuộc sống, thì tôi, bản thân tôi là người sống ở Hà Nội, tôi cũng rất thích sống ở Sài Gòn, tôi cũng chọn Sài Gòn.
"Nhưng để phục vụ cho những mong muốn khác của bản thân, đúng như chị Tường Vân có nói, đó là về mục đích, hay như chị Nam có nói là trong cơ quan nhà nước, hay vị trí chính trị, thì không hẳn, nhưng để có thể quan sát những hoạt động về mặt chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm thấy ở Hà Nội, tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn.

image

"Và nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn ở Hà Nội," kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn, người cho Sài Gòn 8 điểm và Hà Nội 6 điểm, nói với cuộc tọa đảm của BBC hôm thứ Năm từ Hà Nội.

Đã sang Mỹ, xin đừng tiếc công học lại

Đã sang Mỹ, xin đừng tiếc công học lại


image
Ảnh minh họa esu.edu.
Tôi khuyên bạn đừng nên đốt cháy việc học nếu bạn có cơ hội học tập tại Mỹ. Tương lại bạn sẽ trả lời câu hỏi đó. Còn nếu bạn đi du học rồi trở về Việt Nam để làm thì không cần phải học lại đại học, học thẳng lên cao học cho rẻ tiền, rồi lĩnh lương Việt Nam đi.
Nhân đọc bài bằng cấp ở Việt Nam có được công nhận tại Mỹ không và bài các loại trường học ở Mỹ, tôi có vài ý kiến sau.
Bạn từ Việt Nam đến nước Mỹ để học. Bao nhiêu năm nay trong cuộc đời bạn ăn cơm Việt, ở nhà Việt, giao tiếp bằng tiếng Việt, tranh luận cũng bằng tiếng Việt. Mọi thứ đều là Việt. Nay bạn đến nước Mỹ lấy tấm bằng đại học và định ở lại cạnh tranh với người Mỹ trong việc chạy đua tìm viêc làm. Liệu bạn có đủ sức cạnh tranh với người Mỹ ở đỉnh cao công việc hay không? Bạn muốn được trả lương như người Mỹ? Bên cạnh đó, người Mỹ đã có nền tảng trình độ tiếng Anh trong hơn 12 năm từ cấp 1 đến cấp 3.
Trung bình chương trình đại học đòi hỏi bạn khoảng từ 120 units (3 unit/lớp = 40 lớp) đến 130 units. Giả sử bạn được chấp nhận khoảng 10-70% tín chỉ từ Việt Nam chuyển sang. Bạn học còn lại 90-30% tại đại học ở Mỹ. Bạn có dám tự tin là mình sẽ làm tốt công việc hơn người Mỹ không? Hiện giờ tỷ lệ thất nghiệp đang rất cao tại Mỹ (khoảng trên dưới 10%). Tôi khuyên bạn đừng nên đốt cháy việc học nếu bạn có cơ hội học tập tại Mỹ. Tương lại bạn sẽ trả lời câu hỏi đó. Còn nếu bạn đi du học rồi trở về Việt Nam để làm thì không cần phải học lại đại học, học thẳng lên cao học cho rẻ tiền, rồi lĩnh lương Việt Nam đi.
Ngay bản thân tôi, từng học Đại học Kinh tế tại Việt Nam. Tôi đến Mỹ năm 2005, nộp đơn xin việc bookkeeper trong 6 tháng đầu nhưng không ai nhận vì tôi không biết phần mềm kế toán của Mỹ. Phần mềm Quickbooks tuy rất dễ nhưng Đại học Kinh tế đâu có đào tại tôi đâu. Họ đào tạo Words, Excel, Access nhưng cái các công ty nhỏ của Mỹ đang dùng là Quickbooks kia mà. Thế rồi tôi lao vào học tại Adult Education lớp Accounting, Quickbooks, Excel, Access, Word, English… trong vòng 6 tháng. Tôi học như điên từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm trong 6 tháng. Học vừa xong tôi nộp đơn xin làm Bookkeeper cho một cửa hàng bán hoa với mức lương 8 USD/giờ. Làm khoảng 3 tháng tôi nhảy việc sang công ty khác với mức lương 10 USD/giờ, rồi 13 USD/giờ…
Cuối năm 2007, khi nộp đơn xin việc tại một công ty phần mền giáo dục, mức lương của tôi đạt được 20 USD/giờ, cũng là vị trí Bookkeeper. Ông chủ là người Ấn Độ, phải nói là ông ta rất thông minh trong vai trò vừa là kỹ sư vừa là chủ tịch của công ty. Công việc Bookkeeper cho người Ấn Độ không phải dễ dàng, không chỉ là nhập số liệu như data entry. Ban ngày đi làm, ban đêm đi học. Tôi bắt đầu nhập học tại San Jose Community College (SJCC) năm 2006. Nhưng kiến thức tại SJCC không đủ để tôi tồn tại trong công ty phần mềm này. Ông chủ tôi trả lương Bookkeeper nhưng muốn tôi làm tốt công việc hơn cả CPA (Certified Public Accountant), CPA chủ yếu là lắng nghe ý kiến của tôi rồi ký APPROVAL mà thôi. Nếu để CPA tự làm mọi thứ thì công ty phải trả thêm tiền. Thế là tôi năn nỉ bạn bè học tại đại học (univeristy) cho tôi đi học ké một số môn như Income tax, Payroll tax, Corporataion tax… Trường SJCC không có dạy Corporation tax, Payroll tax… phải đợi vào San Jose State University (SJSU) mới có lớp đó. Nếu tôi đợi đến lúc vào được SJSU để học thì tôi đã mất công việc tại công ty phần mềm này rồi.
Khi khai thuế cho năm 2009, CPA không dùng hết credit từ Net operation loss (NOL) từ năm 1999 khoảng $300,000 (NOL của 1999 sẽ hết hạn trong năm 2010 thuế). Năm tới công ty có lãi nên phải tận dụng cho năm 2009. Tôi đề nghị CPA chỉnh sửa lại thuế 2009 (tax amendment). Thế là tôi tiết kiệm được khoảng 100.000 USD tiền thuế cho công ty trong năm tới (Coporation tax là 30% của net income). Ông chủ tôi rất tin tưởng tôi mọi thứ nhưng khi tôi đề nghị tăng lương thì ông chủ tôi lại bảo tôi là ông cứ đi tìm việc làm tại công ty khác nếu họ trả lương cho tôi cao hơn. Ba năm qua tôi không hề được tăng lương thêm một đồng nào cả. Đó là ví dụ để bạn thấy sức cạnh tranh tại Mỹ khốc liệt cỡ nào nếu bạn muốn được việc làm tốt với mức lương cao.
Nói về trình độ tiếng Anh của tôi, chồng tôi là người Mỹ da trắng chính gốc. Mỗi ngày đều cùng tôi giao tiếp tiếng Anh, coi phim Mỹ, tranh luận Mỹ nhưng chồng tôi vẫn thường khuyên tôi nên đăng ký học lại speaking vì giọng của tôi phát âm không tuyệt đối chuẩn như người Mỹ. Hiện giờ tôi đã lên SJSU. Sau khi tốt nghiệp xong tôi sẽ đăng ký học lại speaking. Khi thi vào SJCC, tôi đã đủ điểm vào English 1A nên tôi không phải học ESL. Đó là sai lầm rất lớn của tôi vì môn nói và luyện giọng không được rèn luyện một cách có khoa học tại trường.
Vì lấy chồng Mỹ nên tôi phải tự kiếm tiền trang trải học phí, sinh hoạt. Chồng tôi không hề giúp đỡ vì muốn tôi tự đứng trên đôi chân của chính mình. Tôi không hối hận đã lấy chồng Mỹ vì đổi lại chồng tôi rất tôn trọng tự do của tôi và tôi được nói tiếng Anh, tranh luận tiếng Anh hằng ngày miễn phí với chồng tôi. Cái gì cũng có cái giá của nó.
Năm đầu khi đến Mỹ, tôi không được vào College liền vì California đòi hỏi tôi phải trả mức học phí Out of state nếu tôi chưa sống tại California đủ một năm. Tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng. Không có tiền để vào Community College học thì làm sao tôi có thể đủ tiền vào University đây? Tôi đi học tại Adult Education. Tại đây tôi quen một cô bạn người Đài Loan, và một cô bạn người Trung Quốc. Cả hai đều có kinh nghiêm thâm niên về kế toán ở đất nước họ. Cô bạn người Đài Loan vì quá tự tin về 10 năm kinh nghiệm kế toán tại Đài Loan, khi đi xin việc làm không chịu chấp nhận mức lương khởi điểm 10 USD/giờ vì cô ta chưa có kinh nghiệm tại Mỹ nên đâu ai dám trả lương cao. Cuối cùng, nghe lời tôi khuyên bảo cô ta chấp nhận mức lương đó nhưng vì có quá nhiều kinh nghiệm từ Đài Loan cô ta không chịu thay đổi theo yêu cầu việc làm của Mỹ, thế là cô ta thất nghiệp cho đến hôm nay. Còn cô bạn Trung Quốc của tôi, cô ta nộp đơn vào thẳng để học thạc sỹ về kế toán. Học nửa chừng cô ta không theo kịp chương trình vì trình độ nền tảng kiến thức xã hội không có, tiếng Anh không được đào tạo bài bản mặc dù cũng có chồng người Mỹ như tôi. Bây giờ cô ta chấp nhận làm việc với mức lương 11 USD/giờ cho công việc tiếp tân của một công ty Trung Quốc.
Trong lúc học tại SJCC, tôi có một cô bạn thân người Việt. Cô ta học xong SJCC và nộp đơn xin vào SJSU ngành kế toán. Khi nộp đơn cô điền vào đơn là có bằng đại học tại Việt Nam. Trường SJSU bắt cô ta phải nộp bảng điểm từ Việt Nam. Tốn rất nhiều công sức và thời gian mới lấy được bảng điểm Việt Nam sang đây nộp cho SJSU (lấy bảng điểm, dịch bảng điểm, đánh giá bảng điểm…). Làm xong mọi thủ tục, cô ta nhận được thông báo của trường là tiểu bang (California state) cắt giảm ngân sách nên không chấp nhận người học có hai bằng đại học trừ khi là cô ta chịu đổi sang học ngành không hot tại SJSU. Ngành kế toán, quản trị, business, engineering… là những ngành hiện đang hot tại trường này. Ngành không hot là ngành ngôn ngữ học, toán…
Chị họ của tôi đến Mỹ trước tôi nên chị ta tốt nghiệp đại học 4 năm trước tôi. Chị ta tốt nghiệp ngành kế toán nhưng không xin được việc làm tại các công ty Mỹ vì chị ta không có khả năng giao tiếp tiếng Anh thiệt lưu loát. Cuối cùng đành chấp nhận công việc văn phòng tại một nhà trẻ tư nhân. Người ta giao cho chị làm giấy tờ, không để chị làm kế toán vì không tin tưởng trình độ tiếng Anh của chị.
Bản thân tôi hiện đang học tại SJSU. Tôi định sau này khi tốt nghiệp sẽ tìm việc làm cho chính phủ hoặc mở văn phòng CPA của chính tôi. Để mở văn phòng CPA, tôi phải tranh thủ nâng cao kinh nghiệm kế toán cũng như phải trải qua các kỳ thi về CPA. Bên cạnh đó, tôi không ngừng nâng cao về mặt tiếng Anh và kiến thức xã hội.
Muốn thành công tại Mỹ tôi phải nỗ lực rất nhiều. Kinh nghiệm của tôi là không nên đốt cháy một giai đoạn nào cả. Đã vào đại học học thì tiếc gì phải học thêm vài môn nữa. Đã mua con trâu rồi còn tiếc gì sợi dây thừng phải không bạn?
Jolene

Cô gái trẻ dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì người nghèo


image
Cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Saigon
Một cô gái trẻ bị mất việc, bị đuổi khỏi nhà trọ, bị cấm xuất cảnh, bị công an câu lưu, hành hung, xúc phạm nhân phẩm vì cộng tác cho một trang báo độc lập không thuộc ‘lề đảng’ nhưng vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để theo đuổi sứ mạng truyền thông vì người nghèo.
Đó là câu chuyện của cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) ở Sài Gòn.

image
Trang bắt đầu làm cộng tác viên cho DCCT vào năm 2011. Sau khi công an áp lực chỗ làm đuổi việc cô, từ đầu năm ngoái, Trang đã bỏ hẳn công việc chuyên ngành kinh tế để trở thành phóng viên toàn thời gian của truyền thông DCCT, ngược xuôi khắp nơi để đưa ra ánh sáng những câu chuyện oan khuất, những tiếng nói của người dân thấp cổ bé miệng, những thông tin không được báo chí nhà nước đề cập tới.

Ngoài việc đi thu thập tin tức, phỏng vấn, viết bài cho trang web Dòng Chúa Cứu Thế, Trang còn đảm trách biên tập chương trình Cà Phê Tối, một trong sáu chương trình truyền hình của Dòng Chúa Cứu Thế, chuyên điểm tin hằng ngày và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt Nam.

image


Hai trong số những lần Trang bị bắt bớ, hành hung được dư luận biết đến là lần cô vô cớ bị công an phường Cầu Kho (quận I, TPHCM) cưỡng chế về đồn hồi tháng 10/2012, bị tra tấn, bị lột quần áo để khám xét, theo tường thuật chi tiết cô công khai trên các trang mạng xã hội sau đó; và lần cô bị đánh ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất và bị tịch thu hộ chiếu trước khi lên đường tham gia hội thảo về tự do báo chí tại Quốc hội Mỹ với tư cách là một nhà báo độc lập từ Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm ngoái, theo lời mời của hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ. Những hình ảnh Trang và bạn bè của cô ghi được về vụ việc này sau đó đã được phổ biến rộng rãi trên internet.

Trong môi trường kiểm duyệt chặt chẽ thông tin, không dung chấp ý kiến bất đồng, và bằng mọi cách ngăn chặn truyền thông độc lập như tại Việt Nam, tường thuật tin tức không theo lề đảng là một việc làm hết sức nguy hiểm mà những bản án liên tiếp dành cho các nhà báo-blogger tự do trong nước đã chứng minh rõ nét.

image
Vậy sức mạnh nào đã thôi thúc cô gái đôi mươi gầy gò, mảnh khảnh ấy dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì những người không có tiếng nói trong xã hội?

Tạp chí Thanh Niên VOA mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua cuộc trò chuyện với Anna Huyền Trang trong chương trình hôm nay.

Anna Huyền Trang: Trước khi em cộng tác với truyền thông DCCT, em đã tham gia các hoạt động xã hội trong thời gian dài bắt đầu từ năm học lớp 12, vì thời gian đó em có cơ hội tiếp xúc rất nhiều trẻ em đường phố, những người nghiện ma túy, và những người nhiễm HIV. Em cũng tham gia các hoạt động truyền thông bảo vệ sức khỏe cho họ. Điều này em được gặp lại trong sứ mạng của truyền thông DCCT, nên đã thu hút em tham gia, và em đã có nhiều dịp tiếp cận với các mảnh đời tan thương, bất hạnh do chính thể chế độc tài tạo nên.

Cô gái trẻ dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì người nghèo

image
Trà Mi: Cộng tác với truyền thông DCCT từ bấy tới nay, Trang đã rút ra cho mình những kinh nghiệm thế nào trong hoạt động truyền thông độc lập, đa chiều?

Anna Huyền Trang: Trong quá trình cộng tác, em đã nâng lên được khả năng tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau, gặp được nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như tụi em đến với những dân oan mất đất để tìm hiểu sự việc của họ và viết tin đúng sự thật.

Trà Mi: Làm truyền thông theo ‘lề dân’ rất nhiều khó khăn. Bạn trang bị cho mình sự chuẩn bị ứng phó về mặt tinh thần như thế nào?

Anna Huyền Trang: Phóng viên tự do gặp rất nhiều đe dọa về tính mạng. Mình biết sẽ bị tóm cổ bất cứ lúc nào, nhưng đó đúng là điều ‘thú vị’ nhất ở ViệtNam đấy chị. Em luôn chuẩn bị là công an sẽ bắt mình. Em và các bạn em cũng sẵn sàng cho điều đó.


Trà Mi: Biết có thể bị bắt bất cứ lúc nào, bạn có cách gì để tự vệ trước những rủi ro đó?

image
Cô Anna Huyền Trang Trang biên tập chương trình truyền hình Cà Phê Tối của DCCT, chuyên điểm tin và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt Nam
Anna Huyền Trang: Trước khi đi tác nghiệp, mình thông báo cho những người bạn của mình biết địa điểm và thời gian. Nếu trong thời gian đó các bạn không thấy mình liên lạc thường xuyên thì biết là mình đã gặp rủi ro. Chính những người bạn của em là những người giám sát em trong quá trình em tác nghiệp.

Trà Mi: Từ lúc mới bước vào truyền thông DCCT tới nay, Trang thấy mình có gì thay đổi khác xưa, đã học hỏi được những gì?

Anna Huyền Trang: Điều thay đổi lớn nhất là em ý thức hơn vai trò của một công dân đối với đất nước, mình không thể câm lặng trước các vấn nạn của xã hội ví dụ như tham nhũng hay việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam.

Trà Mi: Có thể kể mình nghe một vài trường hợp đã kinh qua với vai trò một ký giả độc lập trong môi trường kiểm soát chặt chẽ thông tin ở Việt Nam?

Anna Huyền Trang: Cuối tháng 10/2012 sau khi đi lấy tin về phiên sơ thẩm hai nhà sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, em bị công an bắt về phường Cầu Kho.  Em bị các nhân viên công quyền đánh đập, hành hung, lột đồ ra để khám xét. Cũng có vài lần bị bắt khác nhưng em không có gì là sợ cả. Họ đe dọa rất nhiều về tính mạng và gia đình mình. Họ hỏi ‘Mày là ai?’ Em nói ‘Tôi là phóng viên DCCT.’ Họ hỏi ‘Thẻ nhà báo đâu? Chúng mày là dân phản động làm gì mà có thẻ nhà báo của nhà nước.’ Từ đó, em thấy họ rất miệt thị các phóng viên tự do như tụi em và cần tác động làm sao để mọi người quan tâm nhiều hơn đến các phóng viên tự do chưa được các tổ chức xã hội bảo vệ.

Trà Mi: Bị miệt thị trong một xã hội mà mọi chuyện đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước rõ ràng là một bất lợi rất lớn cho các sinh hoạt hằng ngày và những giao tiếp xã hội. Những bất lợi, thiệt thòi đó đối với bản thân Trang thấy thế nào?

image
Anna Huyền Trang: Em không cảm thấy bị tủi thân vì họ có quyền làm điều đó với mình. Còn mình phải nghĩ khác, phải làm thế nào để giúp họ thay đổi và nhận ra được những giá trị mà các anh em dân chủ đang đấu tranh vì lợi ích của đất nước, xã hội, và con người Việt Nam chứ không phải như những gì nhà nước này rêu rao rằng là ‘phản động.’ Những người đấu tranh dân chủ nhìn thấy công việc mình làm mang lại nhiều ý nghĩa cho xã hội, cho người nghèo, mà cũng mang lại niềm vui cho mình nữa thì tại sao mình phải tủi hổ? Tại sao mình lại buồn trước những ánh mắt lạ lùng đó? Em tin một ngày nào đó những ánh mắt lạ lùng đó sẽ quý mến mình. Chỉ cách đây 1 năm, bạn bè em cũng nhìn em soi mói, xét đoán công việc của em, nhưng rồi các bạn em theo dõi công việc của em trên facebook và dần hiểu được công việc em làm. Bây giờ, chính các bạn đã ủng hộ em.

Trà Mi: Gia đình phản ứng thế nào trước những việc làm của Trang?

Anna Huyền Trang: Bố mẹ em rất lo cho em. Họ từng bị an ninh mời lên làm việc hỏi về việc em làm. Thế nhưng, bố mẹ em muốn em sống tốt, trở thành người tốt, đó là cách em báo hiếu cho bố mẹ.

Trà Mi: Nói về vui-buồn của một nhà báo tự do trong nước, Trang sẽ chia sẻ những gì?

image
Ông Vũ Xuân Ái, cán bộ công an sân bay Tân Sơn Nhất: “Tôi là luật !”
Anna Huyền Trang: Em cảm nhận được niềm vui thật sự trong nhóm truyền thông DCCT. Mọi người rất quý mến nhau, xem nhau như một gia đình vì không biết mỗi người sẽ bị bắt lúc nào, nên quý nhau từng ngày. Tụi em chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm hay bị bỏ rơi vì mình biết con đường mình đang đi là đúng, có ích cho xã hội. Đó là niềm vui. Lần đầu tiên bị bắt, em cũng buồn và sợ lắm vì họ đánh, họ nhục mạ. Nhưng chính lúc trong đồn công an đó mình mới nhận ra được bản chất của chế độ. Nhờ đó, giúp mình có thêm sức mạnh. Trong nhóm chúng em đã có 3 người bị bắt là Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, và Trần Minh Nhật.

Trà Mi: Trang có bao giờ nghĩ nếu không may mình bị như họ cuộc đời mình sẽ ra sao, tương lai mình sẽ như thế nào?

image
Paulus Lê Sơn bị công an bắt trái phép năm 2009
Anna Huyền Trang: Tụi em luôn luôn nghĩ rằng không sớm thì muộn tụi em sẽ có cơ hội được ăn bánh mì mốc. Có người đang đe dọa em điều đó mà. Tuy nhiên, cá nhân em nghĩ việc này có thể là một trải nghiệm cho đời sống tâm linh của một người Kitô hữu. Em cảm nhận được điều này trong cuốn sách của đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người đã từng bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù mà không thông qua một phiên tòa xét xử nào. Chính cuộc đời của Ngài đã tác động em rất nhiều. Em tin những việc em đang làm hiện nay là đúng.

Trà Mi: Cũng có người nói rằng truyền thông độc lập, báo chí không theo lề đảng không bao giờ đưa tin tốt hoặc nói gì hay cho nhà nước cả. Lúc nào cũng nói những điều không tốt, không hay cho nhà nước thì phải chăng đó là một sự ‘chống đối’? Phản hồi của Trang thế nào?

image
Anna Huyền Trang: Nhà cầm quyền luôn ra rả ‘dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.’ Do đó, bản thân em là một công dân nước Việt Nam đang thực hiện quyền giám sát các hoạt động của nhà cầm quyền để họ làm tốt hơn, phục vụ dân tốt hơn. Nếu ai đó nghĩ em là người ‘chống đối’ hay ‘phản động’ thì chính họ đang đi ngược lại những chính sách mà nhà nước đang khuyến khích.

Trà Mi: Với các bạn trẻ ở Việt Nam không biết nhiều hoặc không mấy quan tâm đến truyền thông độc lập, Trang muốn chia sẻ điều gì với họ?

image
Anna Huyền Trang: Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng ‘Chúng mình là người lớn. Hãy sống thế nào cho ra người lớn. Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn.

Trà Mi: Cảm ơn Trang rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.


*****

Cô gái bán báo xinh đẹp ở Sài Gòn


image
Tại các địa điểm thi của ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm Sài Gòn và ĐH Khoa học tự nhiên Sài Gòn, nhiều phụ huynh, thí sinh bị thu hút bởi một cô bé bán báo xinh đẹp.

Hình ảnh được đăng tải trên các diễn đàn dành cho giới trẻ, cộng đồng mạng gọi cô bằng biệt danh “hot girl bán báo”. Thông tin cá nhân của cô gái lạ nhanh chóng được tìm ra. Cô chính là Lâm Bảo Nhi, 17 tuổi đang sống cùng dì tại Q.4, Sài Gòn.

image
“Từ một người bạn giới thiệu, Nhi biết được bên tòa báo nọ có tuyển cộng tác viên bán báo tại các cổng trường nhân dịp thi đại học. Nhi thấy việc làm cũng không khó lắm nên tham gia. Đi bán mới biết nghề này rất cực, đứng cả buổi mà bán được có hơn chục tờ. Nhi nhận công việc này không ngoài mục đích kiếm thêm thu nhập” – Nhi chia sẻ.

image
Khi được hỏi ai tác giả của những bức ảnh chụp trong lúc bán báo của Nhi, cô thành thật chia sẻ mình cũng không biết chắc là ai chụp vì sáng hôm đó có rất nhiều người đến xin ghi hình cô. Có một anh còn kêu Nhi đứng hẳn ra một chỗ cho để chụp vài tấm ảnh, không rõ anh ấy đến từ báo nào.

image
Cô Lâm Bảo Nhi cho biết mình có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt, từ khi Nhi học lớp 6, bố mẹ ly hôn rồi mỗi người bỏ đi một nơi, để cô lại cho dì nuôi.
Hiện tại, Nhi không biết bố mẹ mình ở đâu. Dì không có điều kiện nên học xong lớp 9 Nhi xin nghỉ kiếm tiền tự nuôi bản thân, bớt gánh nặng cho người thân. “Mình đi làm đủ thứ, cái gì có tiền miễn không phạm pháp là mình làm, những ngày 8 tháng 3 hay Valentine mình cũng đi bán bông để kiếm thêm thu nhập”.

image

image

image

image

image

image
Tuy nhiên, vận may dường như đã mỉm cười với Lâm Bảo Nhi khi cô bạn được một số kênh truyền thông phát hiện và mời tham gia chương trình.

image
Nhờ có nhan sắc xinh đẹp, khuôn mặt sáng, ăn hình và dáng vóc cân đối, Nhi được mọi người biết đến nhiều hơn, yêu thích nhiều hơn.

image
Những bức ảnh của Lâm Bảo Nhi nhận được nhiều lượt like và chia sẻ hơn sau khi những hình ảnh cô bạn bán báo trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa rồi lan tràn trên mạng.

image
Những hình ảnh nóng bỏng của Lâm Bảo Nhi trong một buổi chụp hình.

image
https://www.youtube.com/watch?v=QkKVOYe_qp4

image
https://www.youtube.com/watch?v=DSkl3t5xeJw


Cô Bán Báo Hot Girl !

Này cô bán báo hót g
ơ
Xin cô ch
 chút , cho t Thanh Niên
Thanh niên chìm đ
m trin miên
Trong bia đ
c hi , rượu kia tàn đi
Theo nh
ư li bán câu mi
Cô còn Ph
 N sáng ngi hay không ?
Ngày nay ph
 n long đong
Mi
n Tây t tán , gi đu , tm hơi
M
i mê cùng khách làng chơi
Nhân Dân còn kh
 , xá gì kiếp hoa ?
Công An to
 khp mi nhà
Vô t
ư bt b , lut là tao đây !
Vi
Nam kiếp sng đo đy
Còn chi Lu
t Pháp nhng ngày hôm nay
Thôi thì Văn Hoá ch
c hay ?
Anh 
ơi , văn hoá ngày nay gì còn ?
Hà N
i , Đà Nng , Sài Gòn
Đ
ng ta thâu hết bao nhiêu “ chân dài ”
Th
i nay con gái mit mài
Se sua hàng hi
u , IPhone khoe giàu
Xe đua , ti
n t , nhà lu
Nh
ưng tâm rng tuyếch , chút tình cũng không
Còn gì đâu n
a mà mong !!!
Hoàng Hạc