Đường về Thánh Địa có hai phần : Thánh Địa Hữu
Hình và Thánh Địa Vô Hình.
Thánh Địa Hữu Hình : Trước khi xác định đâu là Thánh Địa Hữu Hình,
xin nói về lược sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1945 đến 1954. Thời kỳ
nhiểu nhương tháng 8/ 1945 Nhựt đảo chánh Tây, sau đó Nhựt đầu hàng
Đồng minh. Tháng 9/1945 Việt Minh cướp chánh quyền. Đầu năm 1946 Tây
trở lại Đông Dương(Việt, Miên, Lào). Khi Tây chiếm được các thành thị
thì Việt Minh rút vào rừng, bưng, nông thôn. Bản chất của Việt Minh
là hể ai không theo thì giết. Bản chất của Tây khi đi ruồng bố khi
bắt người hể cho là Việt Minh thì bắn bỏ. Do đó người dân Việt Nam
chịu cảnh một ách hai tròng. Khi ở nông thôn ra thành thị mua nhu yếu
phẩm trở về thì bị Việt Minh cho là Việt Gian là mổ bụng. Người ở
thành thị về nông thôn trở về thì Tây cho là theo Việt Minh cũng giết
hoặc bỏ tù. Thanh niên ở nông thôn thì bị Việt Minh bắt đi lính Cụ
Hồ(bộ đội). Ngoài thành thị thì Tây bắt tổng động viên, thành phần
có học thì vào trường Sĩ Quan, Kẻ thất học thì đi lính.
Có
thể nói thời gian nầy ở Việt Nam không có nơi nào bảo đảm sự an ninh
cho dân chúng cả. Toà Thánh Tây Ninh cũng chưa phải là nơi an toàn(tháng 5/ 1946) sau khi Tây bắt Đức Hộ
Pháp và 5 vị Chức Sắc đài qua hải Đảo Madagasca( Phi Châu), chúng
chiếm Toà Thánh làm trại lính. Tất cả Chức Sắc phải về nhà.
Một số Chức Sắc Cao Cấp ở Sài Gòn vận
động với Pháp là nếu Pháp thả Đức Hộ Pháp về thì Cao Đài sẽ hợp
tác với Pháp( Lúc đó Quân Đội Cao Đài có một số quân khoảng 3,4
tiểu đoàn, đã rút vào nông thôn vùng Bình Linh Chuối Nước, gần khu
vực Bến Cầu vửa chống Pháp vừa chống với Việt Minh). Pháp đồng ý,
do đó có một số quân đội Cao Đài về đóng quân trong vùng nội ô Toà
Thánh, cho đến tháng 8/1946 Pháp đưa Đức Hộ Pháp về Sài Gòn. Nên
biết là Quân Đội Cao Đài do Đức Lý giáng Cơ sai Ngài Giáo Sư Thượng
Vinh Thanh thành lập hầu hết là những người làm việc cho hãng tàu
cuả Nhựt gần cầu chữ Y, khi quân Nhựt đầu hàng Đồng Minh tháng
8/1945. Khi Đức Hộ Pháp về đến
Toà Thánh thì Bộ Tư Lịnh của Quân Đội Cao Đài do Thiếu Tướng Nguyễn
văn Thành đặt tại Giáo Tông Đường, sau Giáo Tông Đường là Phòng Nhì,
kế đó là trại huấn luyện đến góc ngã tư đường Cao Thượng Phẩm và Quyền Giáo
Tông. Trước mặt Phòng Nhì là sân vận động, kế sân vận động là Khách
Đình. Một Đại Đội Danh Dự và Đội Kèn đóng khoảng giữa cửa số 7 và
số 8 nội Ô. Cơ Thánh Vệ nằm tại góc đường Oai Linh Tiên và Cao Thượng
Phẩm. Đối diện bên kia đường Oai Linh Tiên về hướng cửa số 6 là phòng
thông tin..........
Đức
Hộ Pháp thấy mọi sự việc đã rồi, điều nầy trái ý của Đức Ngài do
đó có một đàn Cơ Ngày 22/4/Mậu Tý(30/5/1948) của Đức Lý : ... “ Lão đã nói , hoàn cảnh của đôi ta phản
trắc, Lão vô hình lại đảm nhiệm trách nhậm trị thế định vị, tức
là chủ khảo thiêng liêng vị. - Bởi
thế cho nên khi Hộ Pháp trấn Thánh Phi Châu. Lão mới đến cầm quyền
đặng định vị cho các Thánh Tử Đạo, vì đó mà lập nên quân đội. - Còn hiền hữu hữu hình mà lại nắm
Thiên điều hành pháp lập giáo. Hiền hữu là chủ khảo hữu hình vị,
bởi cớ cho nên hiồn hữu làm đầu toàn Hội Thánh.”....
Đức
Hộ Pháp không muốn cho quân đội nằm trong châu vi Nội Ô Toà Thánh là
nơi tu hành do đó Ngài cho dời Cơ Thánh Vệ ra ngoại ô, gần chơ bắp
cửa số 2, còn Bộ Tư Lịnh Quân Đội Cao Đài xuống Giang Tân.
Cũng
nhờ Quân Đội Cao Đài về đóng quân nơi vùng Toà Thánh Tây Ninh nên bổn
đạo nơi vùng nầy được yên ổn, còn những nơi khác thì Việt Minh lấy
cớ Cao Đài hợp tác với Pháp cho nên ra tay giết hại bổn đạo nhất là
ở các vùng nông thôn.
Quân
Đội Cao Đài lấy danh nghĩa là “Bảo Sanh, Nhơn Nghĩa, Đại Đồng” không
chỉ đóng quân nơi vùng Toà Thánh mà còn rãi rác khắp các tỉnh Nam
Phần Việt Nam. Ngoài việc giữ gìn trật tự an ninh cho sanh chúng, còn
phải tổ chức hành quân đến các vùng nông thôn gom bổn đạo về nơi
thành thị, lập các “Căn Cứ Đạo” để tránh bị Việt Minh giết hại.
Ngoài ra những gia đình nào muốn về vùng Toà Thánh Tây Ninh thì Quân
Đội Cao Đài có bổn phận đưa họ về. Do đó mà dân số tỉnh Tây Ninh từ
vài chục ngàn vọt lên gần nửa triệu người trong vòng 3,4 năm trời.
Những nơi nào Quân Đội Cao Đài chưa tới được mà tình hình Việt Minh
giết đạo đang gieo rắt nỗi kinh hoàng thì phải tự tìm đường trốn ra “Căn
Cứ Đạo” hay về Toà Thánh Tây Ninh. Trong số người đạo ở vùng nông
thôn trốn Việt Minh về Toà Thánh có gia đình tôi.
Gia
đình tôi ở xóm “Tho Mo” giáp ranh với Miên. Dọc theo biên giới
Việt-Miên từ Mộc Hóa lên đến Tây Ninh có các xóm “Mỏ Vét”tức là “Ba
Thu”, đến xóm “Cóc Rinh”, đến “Xóm Mới”, đến xóm “Tho Mo”, đến Chưn
Tốc”(thuộc làng Mỹ Qúi Quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An); đến xóm “Sư Đư”, Phước Chỉ (thuộc tỉnh Tây Ninh).
Bên phần đất Miên thì thuộc đất liền, bên phía
Việt Nam thì toàn là “Bưng” trải dài ra cho đến sông Vàm cỏ Đông,
trong vùng Bưng trủng nước có nỗi lên những giồng đất cao hơn mặt Bưng
một vài thước, có giồng lớn, có giồng nhỏ, có tên như sau : Giồng
Lớn , Giồng Dinh , Giồng Á Rặc, Giồng Thổ Địa, Giồng Quéo Ba, Giồng
Búng, ......Muốn đi chợ Việt Nam thì phải dùng ghe nếu là mùa mưa,
dùng xe trâu nếu là mùa nắng, ra Chợ Rạch Tràm gần bờ sông Vàm Cỏ
Đông hay qua Lộc Giang rồi thẳng qua Chơ Trảng Bàng. Sáng 5 giờ bắt
đầu đi khoảng 12 giờ tới chợ, 1 giờ về đến nhà khoảng 6,7 giờ tối. Nếu không thì chỉ có đi Chợ “Sóc Nóc”
của Miên chỉ lội bộ băng đồng mà đi khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Vì
nơi hẽo lánh xa xôi nên Quân Đội Cao Đài không đến được do đó mà Việt
Minh tha hồ làm mưa làm gíó. Tôi còn nhớ chúng (VM)mời bà con bổn đạo đi
họp, lần thứ nhứt chúng nói ba điều bốn chuyện rồi cho về hết,
khoảng một tháng sau chúng lại mời đạo đi họp nữa, cũng như lần
trước chúng cho về hết, rồi chúng lại mời đạo đi họp lần thứ 3 lần
nầy bổn đạo đi đông hơn hai lần trước. Lần nầy chúng nhốt lại hết
trong những vuông tre và chiều xuống chúng gọi tên một số người lên
cấp trên làm việc, đi bao nhiêu mất bấy nhiêu, hỏi ra thì chúng bảo
là khi làm việc với cấp trên xong họ được về nhà rồi. Số người còn
lại cũng mong mình sớm được gọi đi làm việc với cấp trên, nhưng họ
có biết đâu là những người được kêu tên dẫn đi, ra khỏi vòng tre đều
bị thúc ké bịt mắt dẫn đến bên những cái hố đã được đào sẳn và
bị chém bằng mã tấu và xô xuống hầm chôn tập thể. Do một vài người
trốn thoát ra thuật lại. May mắn là gia đình tôi không có ai đi họp
cả. Sau khi biết tin tức trên, gia đình tôi buộc phải bỏ xứ ra
đi, nhưng đi bằng cách nào cho an toàn ?
Vì Việt Minh ở khắp nơi, hể bị bắt là bị chặt
đầu là cái chắc, vì chúng cấm dân
chúng không được ra thành thị, ai ra thành thị về là bị cho là Việt
Gian sẽ bị giết không cần ai xét xử.
Sau
đây là cuộc hành trình về Thánh Địa của gia đình tôi : Thời điểm đó
vào khoảng tháng 5 âm lịch năm 1946 nên có những trận mưa lớn làm cho
dưới bưng nước nhiều không thể nhắm hướng băng đồng mà đi được. Lúc
chạng vạng mặt trời vừa khuất, chúng tôi bắt đầu đi dựa theo triền
bưng núp theo những bụi đưng cao khoảng 1 thước và lội nước cạn, do
cậu tư tôi là Lễ Sanh Ngọc Trượng Thanh dẫu đầu, lúc đó tôi mới 12
tuổi. Chúng tôi lội bộ theo triền giồng Búng qua giồng Sơ Rơ” thì nơi
đây trời mới mưa lúc chiều, bây giờ còn lâm râm nên dân chúng họ đi soi
cá đỏ đồng, nhờ trời tối chúng tôi cứ nhắm chỗ thưa đèn soi mà len
lõi xuyên qua đám người đi soi. Dù cẩn thận thế nào thì cũng gây ra
tiếng động cho nên họ tưởng đâu chúng tôi cũng là dân đi soi như họ.
Bất thần bị hỏi sau không soi tiếp, lại đây mồi đèn đi soi tiếp(thì ra đó là một người đi soi vừa mới tắt đèn
cho nên chúng tôi không thấy đèn để tránh), cũng may là trời còn mưa nhỏ nhưng vẫn u ám chỉ
nghe tiếng động chớ không thấy nhau, trong khi mọi người không ai nói
gì thì tôi lên tiếng “mưa lạnh lắm thôi không soi nữa về thôi”. Hú hồn
tránh qua được cái lưởi hái của tử thần. Cậu tư tôi ra lịnh mọi
người ngồi lại, ổng nằm sát xuống đất, quan sát để tìm hướng đi.
Nhờ trời tối cho nên chúng tôi không phải lội dưới triền bưng nữa mà
đi trên giồng. Đến khoảng 4,5 giờ sáng thì chúng tôi đến Rạch “Ba
Dồn” trên bờ Tây của sông Vàm Cỏ Đông. Nơi đây người ta đào mương để
thông thương ra sông, trên bờ thì trồng cây Mù U(Mù U bông trắng trái tròn/ Giận thì nói vậy chứ
dạ còn thương nhau). Lội bộ từ chiều đến
giờ chân tôi lê lết không còn đi bình thường được nữa. Khi đi ngang qua
cửa một nhà bên đường tôi vô tình vướng con chó nằm bên đường, nó
không sủa mà dùng hai chân trước lết tới trước rồi nằm im, qua khỏi
nhà đó thì chúng tôi quẹo bên tay phải đi chừng 20 thước thì cậu tư
tôi ra dấu đứng lại. Cậu gỏ cửa căn nhà còn le lói ngọn đèn dầu.
Một người đàn bà bưng đèn ra mé cửa nhìn thấy cậu tư tôi thì bà ấy
liền bụm miệng cậu tư lại và ra dấu có cái trạm gát của Việt minh
ở đầu đường(tức chỗ tôi vấp con
chó). Sau đó người đàn bà ấy dẫn chúng tôi vòng vo
vài ngã đường nữa đến một cái mương chỉ cho mấy anh tôi lắc ghe và
tát nước, vì ghe phải nhận chìm chớ không để trên mặt nước được. Sau
đó chúng tôi xuống ghe, mấy anh tôi chèo qua bên bờ đông sông Vàm Cỏ
Đông là thoát khỏi vùng kiểm soát của Việt Minh. Sau khi nằm nghĩ
đến sáng thì tôi không thể nào ngồi lên được, hai bắp vế cứng ngất,
ba tôi phải bóp cho tôi gần nửa tiếng đồng hồ, tôi mới ngồi lên được
để tiếp tục đi lên “Lộc Giang” để qua Trảng Bàng. Khi qua Trảng Bàng
chúng tôi phải tạm trú dưới tàn mấy cây soài, bên ngoài bót Cao Đài
số I gần khu bán Bánh Canh nỗi tiếng sau nầy; để chờ đoàn
“Convoi”của Pháp phối hợp với QĐCĐ lên xuống Trảng Bàng - Tây Ninh. Xe
đò họ cũng phải tháp tùng theo đoàn Convoi chớ đi riêng lẽ sẽ bị
Việt Minh bắt. Đặt biệt những người nào là dân tị nạn muốn về Tòa
Thánh thì phải khai trước với Bót CĐ số I. Họ lập danh sách sẳn khi
có đoàn convoi thì họ giao cho QĐCĐ đi theo đoàn convoi, sẽ được đi
miễng phí về đến Toà Thánh Tây Ninh.
Trong
thời buỗi nhiễu nhương, trong vùng thôn quê thì Việt Minh tự tung tự
tác, những ai không hùa theo chúng thì bắt tội là Việt gian đều bị
giết một cách dã mang; họ đưa nạn nhân ra trước tòa án nhân dân chì
có kết tội mà không có bào chừa. Cho nên các nạn nhân không thể nào
thoát tội, bị chặt đầu hoặc mổ bụng thồn trấu, hay trói thúc ké
rồi thả xuống sông, xuống ao. Ngoài thành thị thì bị nạn Tây bố
ráp, bắt bớ, bỏ tù, nếu không có đủ giấy tờ tùy thân. Những người
có đủ giấy tờ tùy thân thì bị bắt đi lính , những người trí thức
thì bị động viên sĩ quan. Pháp bị sa lầy nơi Điện Biên Phủ nên rất
cần lính và sĩ quan bổ sung chiến trường Điện Biên Phủ. Do đó những
người dân thì chạy về Tòa Thánh nhập môn vào Đạo để được cấp giấy
chứng nhận là người Đạo cao Đài thì Tây không bị Tây bắt bớ; số
người trí thức cũng chạy về Tòa Thánh Tây Ninh để tránh bị động
viên; nhờ đó mà những ngôi trường như Đạo Đức Học Đường, Lê văn Trung
mới có đủ Thầy dạy học(niên học 49-50 trường
ĐĐHĐ có tới 10 lớp Cao Đẳng, 5 lớp Đệ Thất...). Cho nên có người gọi những người theo đạo để
được yên thân đó là “Đạo giấy” tức là chỉ cần giấy chứng nhận của
Đạo chớ chẳng tu hành gì cả. Vì vậy mà bổn đạo lúc bấy giờ tăng
lên cả triệu người.
Đức
Chí Tôn : “ Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh Địa” cho nên có thể
nói rằng khoảng thời gian từ năm 47 đến 54, vùng Tòa Thánh Tây Ninh
mang danh là Thánh Địa không sai chút nào. Tuy rằng trong tỉnh Tây Ninh
có nhiều mật khu Việt Minh nhưng vùng Tòa Thánh Tây Ninh thật là bình
yên; dân chúng tha hồ phá rừng làm rẫy, chở củi về thành phố bán,
các danh mộc như Bênh, gỏ,cẩm lai, trắc, dầu, vên vên, thao lao, xẽ gỗ
phân phối cho các trại mộc khắp vùng Thánh Địa.
Không đầy 10 năm mà dân chúng chạy về đây
với hai bàn tay trắng đã trở nên giàu có. Những chú nhóc như chúng
tôi được ăn, học miễn phí suốt 10 năm trời cũng có chút vốn liếng
học thức.
Sau
khi Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, rồi trưng cầu dân ý để lên làm
Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Quân Đội Cao Đài quốc gia hóa, tiếp
theo cái nạn phản thầy của Nguyễn thành Phương đem quân về vây Hộ
Pháp Đường, buộc lòng Đức Hộ Pháp phải lưu vong qua Miên tỵ nạn.
Chúng tôi rời Thánh Địa, lớp thì tìm công ăn việc làm, lớp thì vào
trường Võ bị Đà Lạt, trường Bộ Binh Thủ Đức, lớp thì thi vào Quốc
Gia Hành Chánh, lớp thì vào trường Sư Phạm làm nghể “GO ĐAU TRE”. Có
thể nói từ 1956 trở đi bọn chúng tôi có mặt khắp các tỉnh của Miền
Nam Việt Nam.
Cây
muốn lặng mà gíó chẳng chịu ngừng, nên mới xãy ra cuộc đổi đời
30/4/75 Nhà giàu trở thành
trắng tay, quan quyền trở thành tù tội, ông chủ trở thành đầy tớ;
kẻ ngu dốt dạy người trí thức( Ở đâu có sự lạ kỳ :
Người khôn ngồi học / kẻ ngu dạy đời ). Cả lũ chúng tôi trở
thành những thằng tù không bản án, bị giam giữ nơi rừng thiên nước
độc. Cũng phá rừng làm rẫy nhưng không được ăn no làm cho một số anh
em phải bỏ mình vì đói khát.
Toà
Thánh Tây Ninh bị chiếm dụng, không còn là nơi yên bình cho bổn đạo tu
hành như ngày nào nữa. Cho nên có thể nói là Thánh Địa hữu hình
chỉ tạm an bình một thời gian nào đó, chớ không vĩnh viễn. Vì vậy
muốn tìm nơi an bình vĩnh viễn là phải tìm cho được Thánh Địa Vô
hình mà thôi.
Con
đường về Thánh Địa vô hình chỉ phù hợp với những người học Đạo,
cho nên tôi tạm ngưng nơi đây vì nó không phù hợp với tập san Tây Ninh
Đồng Hương Hội. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu con đường về Thánh
Địa Vô hình thì liên lạc với tôi. Qua địa chỉ E-Mail Đatthong 2005@yahoo.com
Kính
tặng qúi đồng hương ba bài THI( cơ bút) do ba anh bạn tù cải tạo ở Phước Long năm 1978:
Một người Cao Đài, một người Công Giáo, một người không theo Tôn Giáo
nào. Ba anh cầu xin các Đấng Thiêng Liêng hiển linh về nhập cơ mách
bảo cho ba điều : 1/- Cho biết số phận và tương lai của các sĩ quan
QLVNCH đang bị giam giữ trong các trại cải tạo khắp đất nước ?
2/-
Số phận và tương lai của nước Việt Nam ?
3/-
Tình hình thế giới trong tương lai ?
Điều 1- Được một Chơn Linh giáng cơ cho
bài thi sau đây :
Mạt
lộ mã vô mục
Tùng
lâm ký ố thân
Y
khuyển, tâm bất khuyển
Ngạ
qủi lộ ngạ qủi
Kỳ
vương độ hóa thân
Ngục
môn hóa long môn./.
Ký
tên : Trình minh Thế Tướng quân, đệ tử Bạch Vân Động, cho biết người
không đủ thẳm quyền trả lời Điều 2 và 3, xin cầu Sư Phó của ông nơi
Bạch Vân Động.
Sau
đó một Chơn Linh khác giáng cơ, xưng danh là Trấn Nam Đệ Bát Phẩm,
bạch Vân Động Chơn Nhơn cho hai bài Thi :
Điều 2- Nam Quốc sơn hà hữu Thánh nhân
Lôi âm vỏng lực diệt si quân Điều 3- Cấn Chấn tỵ
niên vượng
Hồ ly tuyệt vọng vong tà đạo Hắc Điểu
hiệp Thái Dương
Chiến quốc hậu đài bất trụ thân Tinh Kỳ khai ác
chiến
Cấn Chấn vô minh ưu huyết địa Nhân quả tự Bắc
phương
Khôn Đoài Bạch Hạt đáo Kỳ Lân Khôn Đoài đại binh
xuất
Long kỳ thượng đỉnh thị minh quân Bạch Hạt đáo Kỳ Lân
Phu phụ đệ huynh tao ngộ đắc./. .......................................
........................................
(Hai câu sau không nhớ)
SanJose,Cuối
Thu Giáp Ngọ.
Đạt Thông Dương văn Ngừa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét