Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

XIN MỘT LẦN YÊU NHAU

XIN MỘT LẦN YÊU NHAU 

Thơ:Như Thủy bây giờ em ở đâu 

Có thường nhắc đến mối tình đầu.

Ngày xưa hai đứa cùng chung bóng

Dưới mái  hiên chùa giữa canh thâu.

TRĂNG THU DẠ KHÚC

Nhớ chăng kỷ niệm, ngày xưa của chúng ta.Bên mái hiên chùa, những năm nào Giờ đây đôi ngã đã cách xa, Nhớ thương – óan hận cũng là niềm đau thế nhânGiờ em sang sông, hạnh phúc bên chồngAnh đang chết lặng, giữa trời hoang gió giông.

Câu số 1.
Như Thủy ơi, nhớ thương làm chi, khi không còn chung bóng, buồn nào hơn nỗi buồn xa vắng lạnh nào hơn khi vò võ ………cô phòng. Nàng hãy quên ta mà vui vẽ bên chồng; Ta ở đây với mối tình vô vọng, năm tháng về buồn nghĩ  chuyện ngày xưa. Bởi vì nàng ta sống kiếp lang thang, thân cô đơn như thú nọ xa đàn. Nỗi riêng này biết chia xẽ cùng ai, ngày tháng đong đầy sầu lên khóe mắt.
LÝ CON SÁO
Em sang ngang, có nhớ đến người yêu xưa,Giờ vẫn còn trong mưa,Đang lang thang cô lẽ một mình,Luôn nghĩ đến ân tình,Thủa ban đầu cùng nhau dấu yêu,Bao nhớ thương thêm khổ đau triền miên.Lòng ưu sầu nhìn theo bóng em,Em hởi em có thấu cho lòng ta…..
Câu số 2.Tình cảm của chúng ta, hiện giờ là hai lối rẽ thì Như Thủy ơi, làm sao ta được sống chung….. cùng. Bài hát năm xưa không hòa điệu tương phùng, Ta với em là hai giòng đời xuôi ngược , chẳng bao giờ cùng gặp một thời gian, đã biết rằng hai lối mộng ly tan, nhưng sao ta vẫn bẻ bàng tìm ảo ảnh, để rồi thực tế hiện về bao cay đắng, kẻ theo chồng và ta buồn khổ mình ta.
NHẠC: 
Ta đưa tiễn ai, bước lên xe hoa về đâuTrông theo bước ai, bao giòng lệ máu tuôn rơiTình đôi nơi, mình đôi nơiNgười ơi tình ta giờ đôi nơi, tiễn đưa người nghe sầu giăng mi..
Câu số 5:
Nàng cứ vui lên đi với cuộc đời hoa mộng, đừng nghĩ chi chuyện ngày xưa mà sầu khổ …..ưu phiền. Hãy để cho mình ta lãnh trọn đau buồn. Là kiếm khách giang hồ đa cảm , ta yêu nàng nên chấp nhận oan khiên. Nhớ về nàng lòng ta bổng đảo điên, muốn làm kẻ cướp cô dâu kiệu cưới, để được chết trên tay người yêu dấu, và cho tình chúng ta mãi mãi miên trường .
PHỤNG HOÀNG (12)
Sớm mai này… em về ….DinhCùng chồng vui duyên mớiNổi buồn này trời cao có thấuVui vẽ bên chồng, lòng có nghĩ về đến người xưa
Như Thủy em ơi! Lần gặp hôm nay, sao ta thấy như vĩnh viễn chia lìa.Lời hát  của nàng sao nghe cay đắngNhư rót mật vào hồn để giết chết đời taKim Vũ anh ơi, xuất giá vu quy là để cho thân phụ được vui lòngDù không thương cũng tình nghĩa vợ chồngKhoát  áo cô dâu để yên lòng cha mẹLàm kẻ bạc tình em sầu khổ anh nào hay?Thôi hãy quên đi những gì đôi ta ước hẹnVương vấn mà chi cho bận bịu trong lòngCó đáng gì đâu một cánh hoa đã héo nhầuNhớ nhau nhiều, ta giữ lời …Thề hẹn ước mai sauNỗi khổ chia xa , ai chẳng đau thươngEm tan nát gan lòng, đành phải lìa xa anh Còn đau đớn  nào hơn hởi Kim Vũ ơi Đôi ta đành vĩnh biệt nhau rồiĐây là số tiền xin người hãy nhận lấy Với tất cả tấm lòng của Như Thủy là ở nơi đây
Câu số 6:
Đời vẫn đẹp khi tình còn dang dở, xa cách nhau rồi cứ vẫn tưởng bên nhau, kỷ niệm ngày nào ngồi ngắm trăng sao, em đã gởi trọn cho anh tình nồng ấm, nhưng số kiếp con người bất hạnh, em với chàng đành đau khổ chia xa,Đời em như một cánh diềuBị cơn gió lọan, xoáy nhiều rách tơiAnh như thuyền nhỏ ngàn khơiGặp cơn biển động nổi trôi bềnh bồngXa nhau rồi đừng trách chi nhau, nên cố gượng mà cùng nhau xây duyên mới,Lên xe hoa đến nhà chồngNhớ anh lặng lẽ cõi lòng ưu tư.

Bản vọng cổ này riêng dành tặng cho nghệ sĩ  Chí Văn
        San Jose ngày 22 tháng 5 năm 2010                      

Duy Văn Hà Đình Huy

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

CẢM NHẬN QUA BÀI THƠ MẸ

          MẸ!
 (Một nén nhang, một vành khăn tang trắng xin chia với Nhung.)

Còn đêm cuối con được nằm bên mẹ,
Nhắm mắt ngỡ mình như thuở ấu thơ
Thả hồn theo lời hát mẹ ru
Và dáng mẹ cứ chập chờn hư ảo.

Như đứa bé còn ngây thơ khờ khạo
Cứ vòng tay ôm mãi quan tài
Còn đêm nầy thôi! Chẳng có ngày mai
Và chữ HIẾU trốn chạy con rất vội

Hơn nữa đường đời mình con mệt mõi
Thấm thía câu ru, ngọt dưới trăng rằm:
 "Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn"
Con cứ lớn theo câu hò măng sữa.

Thưa mẹ, con hiểu cõi trần tạm bợ
Con biết câu tử biệt hơn sinh ly
Nhưng sao trong giờ phút cuối mẹ ra đi
Trái tim con vẫn nvò xé!

Rồi chiều mai…con sợ chiều lặng lẽ 
Bữa cơm dọn rồi không có mẹ ngồi bên
Con sợ không gian quạnh vắng lạnh tênh
Sợ thấy nén nhang bên chén cơm đôi đũa…

Thôi đã hết ngày vui cài hoa đỏ,
Ngày mai mẹ về với huyệt đất sâu
Vành khăn tang con đã quấn lên đầu
Nỗi đau mình con làm sao chở hết

Mẹ ơi! Đêm nay là đêm ly biệt,
Mẹ có chờ con ở cõi vĩnh hằng?
Cuối cuộc đời con chỉ một hành trang
Là tình mẹ, với tình con…vĩnh cữu…

QUÝ LÂM



Tôi đọc không biết là lần thứ mấy bài thơ của tác giả Quý Lâm nhan đề" Mẹ", đã đươc đăng trên tuần báo Mõ  San Francisco số ra ngày 20-12-1997. Bài thơ đã mở đầu như vầy: " Còn đêm cuối con được nằm bên mẹ; nhắm mắt ngỡ mình như thuở ấu thơ; thả hồn theo với lời hát mẹ ru; và dáng mẹ cứ chập chờn hư ảo…,"
và những câu cuối cùng là:" Mẹ ơi đêm nay là đêm ly biệt; mẹ có chờ con ỡ cõi vĩnh hằng? Cuối cuộc đời con chỉ một hành trang; là tình mẹ với con ….vĩnh cữu…,".
Trong những bài thơ viết về đề tài Mẹ gần đây của các tác giả ở hải ngoại, tôi mới thấy được năm,ba bài cảm động như bài thơ nầy. Lần nào đọc lại tôi cũng rưng rưng nước mắt, mà hối hận, tôi đã sụt sùi vì tôi nghĩ đến mẹ tôi." còn đêm nay đêm nay thôi! Chẳng có ngày mai ;và chữ hiếu trốn chạy con rất vội…,". Vâng tôi quá thờ ơ để chữ hiếu trốn chạy vội quá, tôi không thể nào bắt lại được,để sự hối hận giờ đây cứ mỗi ngày dâng cao trong tâm hồn tôi, một sự hối tiếc và niềm đau ray rứt…
Cũng phải nói rằng với quan niệm “  thương cho roi ,cho vọt" nhiều bậc cha mẹ hay phụ huynh thường dạy dỗ ,khuyên răn con cái rất kỹ luật và nghiêm khắc! Mẹ tôi cũng không đi xa quá quan niệm đó! Tôi nhớ lại hồi tôi lên tám lên chín gì đó; nghĩa là tôi đánh vần tốt chữ quốc ngữ, mẹ tôi thường chỉ bài cho tôi. Một bửa no, mẹ tôi chỉ bài cho tôi rồi gánh một số hàng ra chợ bán. Trước khi đi người dặn tôi thật kỹ là phải học bài cho thuộc lòng đã, rồi hãy đi chơi, để khi mẹ về trả bài. Nhưng mẹ tôi vừa bước ra khỏi nhà, thì hai đứa bé bên nhà hàng xóm qua rủ tôi đi ra đồng bắt dế đá,thế thì tôi quên mất lời của mẹ tôi dặn,rồi cùng hai bạn vui vẻ ra đồng ruộng bắt dế với chúng nó. Sau khi mẹ tôi trở về,bài không thuộc và tôi bị đè ra đánh. Tôi không nhớ trận đòn ác dữ ra sao? Nhưng tôi còn nhớ người hàng xóm chạy qua xin giùm tôi. Ngay chiều hôm đó sau khi ăn cơm xong tôi vẫn còn lấm le, lấm lét, tính mở sách ra học thì mẹ tôi bảo: "chiều nay con nghỉ họ ,tắm rửa thay quần áo rồi đi chơi với mẹ." Tôi mừng quýnh.Mẹ tôi dẫn tôi ra Tòa Thánh Tây Ninh. Trên đường đi mẹ tôi mua cho tôi một bịch bánh tai heo,hai mẹ con đi dọc theo các bửu tháp,nơi chôn cất các vị tiền bối khai Đạo,và ngồi hóng mát nơi vườn hoa trước Đền Thờ Phật  Mẫu. Mẹ tôi dấu bịch bánh bảo tôi kiếm, đùa giỡn với tôi.
Cái chuyện như thế có gì đâu, mà hơn bốn mươi năm nay tôi vẫn nhớ rành mạch. Nhớ từng nụ cười, nhớ từng nếp nhăn trên mặt của người, và hình ảnh của người khi rượt bắt con chuồn chuồn cho tôi trên mặt hồ sen trong vườn hoa lần ấy.
         Hồi đó tôi chưa hiểu gì về tâm lý của người, tôi chỉ cảm nhận được lòng yêu thương của người với sự lờ mờ của số tuổi, tôi chưa phân tích được tâm lý của người, nhưng hôm nay tôi đã hiểu được tâm lý đó. Tâm lý đó cũng giống y như tâm lý của tôi bây giờ đối với cháu của tôi. (Tôi có một đứa cháu trai cha mẹ cháu mất sớm. Tôi đã nhận nuôi nó và xem nó như con trai của tôi)  Mỗi  lần cháu  tôi nó mê chơi, vì bạn bè rũ rê, nó không làm bài hoặc giả nó không nghe lời tôi chỉ dạy, nó làm sai tôi giận quá đánh nó mấy cái tát tay và còn bắt nó quì gối, làm lại cho đúng bài. Vài ba phút sau tôi nguôi đi cơn giận,tôi thấy tôi vô lý, tôi hối hận và dắt nó đi tắm rửa, mua bánh cho nó ăn và mua nước ngọt cho nó uống,trong khi nó ăn uống thì nước mắt tôi rơi rớt mà nó nào hay biết. Tôi dắt nó ra sân banh và hai bác cháu chơi trò đá banh. Tôi để nó thắng tôi. Thắng được tôi nó thích lắm. Tôi nghĩ nó đã quên trận đòn và hình phạt quì gối, nhưng tôi thì không quên.
Một nhà giáo dục đã nói: " một nỗi thương tâm chung cho loài người là khi hiểu được tình của cha mẹ thì cha mẹ đã khuất bóng". Thật vậy sau cái lần mẹ tôi dẫn tôi đi chơi nơi Tòa Thánh, người chỉ còn sống thêm được khoảng vài ba năm nữa.Bây giờ tôi biết đổi cái gì cho mẹ tôi sống lại được dù trong vài phút để nghe lời sám hối của tôi, người không bao giờ quay lại nữa với tôi,với trần gian khổ lụy nầy, người đã đi vào cõi vĩnh hằng và người luôn hằng chờ tôi ở đó như Quý Lâm cũng đã đau khổ hứa hẹn:
         " Mẹ ơi đêm nay là đêm ly biệt
          Mẹ có chờ con ở cõi vĩnh hằng
         Cuối cuộc đời con chỉ có một hành trang
       Là tình ,mẹ với con …vĩnh cữu."

Tôi biết rằng, một đứa trẻ thơ như tôi, tôi không biết thế nào là bổn phận, là trách nhiệm của sự việc phải làm, vì thế tôi mê chơi không học bài đâu phải là có lỗi. Nhưng hôm nay vẫn sám hối vì tôi đã gây khổ cho mẹ tôi, dù một trạng thái vô thức. Tôi nghĩ là chiều hôm đó mẹ tôi chắc đã bức rức, hối hận lắm,nên mới trìu mến, nuông chìu tôi như vậy. Xin vong hồn mẹ tha lỗi cho con, hôm nay lòng con cũng nát như lòng mẹ hôm đó vậy.
Phàm người đời với cuộc sống thường hay ít khi quan tâm đến cha mẹ, nhất là các bạn trẻ, khi chưa có con,phần lớn chưa ý thức về công lao của cha mẹ, phải có con rồi mới biết, hiểu được nổi lòng của cha mẹ,trong hầu hết những gia đình có con cái,dù bất cứ địa vị nào trong xã hội, tôi nghĩ không chắc có một gia đình nào được hoàn hảo,toàn vẹn mà không buồn phiền ít hay nhiều vì con cái. Chúng ngu đần thì cha mẹ ắt phải than thân hay tự trách phận,chúng thông minh tinh ranh thì cha mẹ bực mình,chúng khó dạy thì cha mẹ buồn khổ ,ngay khi chúng dễ dại thì cha mẹ chưa chắc đã khỏi lo âu. Chính tôi hồi còn nhỏ, tôi được khen là ngoan nhất xóm, mà tôi đã làm cho cha mẹ tôi bao phen sầu khổ .
Ngoài ra còn biết bao trẻ con đã mắng lại cha mẹ mình, từ bỏ cha mẹ đó mới là điều đau lòng hơn hết.Đó là những đứa trẻ chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ gì đến ông bà, cha mẹ. Những đứa trẻ đó đã quên nguồn gốc. Đãõ trưởng thành rồi ,hai mươi ba mươi tuổi mà cứ nhờ vả vào gia đình, vẫn để cho cha mẹ già lo lắng chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ. Một số không chịu học hành, không bằng cấp không nghề nghiệp gì trong tay để giúp đở phần nào cho cha mẹ. Ngược lại ,nhiều cha mẹ già còn phải lo toan mọi thứ trong nhà và xã giao ngoài xã hội.
Ngày nay, đối với những xã hội văn minh quyền lợi của trẻ con được bênh vực, và được một số nước thông qua bằng văn kiện pháp lý ,điều đó rất phù họp với trào lưu văn minh nhân loại, nhưng bênh vực cho chúng không có nghĩa là chìu chuộng tất cả mọi phương diện. Chính vì chổ giới hạn đó mà mỗi sắc dân, mỗi gia đình còn giữ được cái truyền thống đặc thù của dân tộc. Với một quan điểm tiến bộ, chúng ta phải nhìn nhận rằng,người lớn đôi khi cũng bất công,có kẻ tàn nhẫn nữa là khác,cho nên việc bảo vệ và bênh vực trẻ con đối với các nước dân chủ  văn minh là chuyện hiển nhiên.
Với bốn ngàn năm văn hiến, đất nước Việt nam ta có biết bao nhiêu văn hào,thi sĩ,và các nhà luân lý đạo đức đã bỏ công sưu tầm viết lách nói đến công lao của cha mẹ, nhưng ít ai lưu tâm đến,dù chỉ một phút thôi. Nỗi lòng của cha mẹ. Không dạy trẻ thì có tội bỏ bê chúng, còn dạy chúng thì làm sao chẳng có lúc nghiêm khắc? Rồi chuốc lấy những oán trách của các nhà phê bình xã hội. 
Ba tôi vốn là người nông dân hiền lành chất phác, ít học ,nhưng có nhiều tình thương và lương tri. Người không bao giờ can dự vào nghề nghiệp hay sự lựa chọn của tôi trong việc lập gia đình. Lúc bấy giờ,tôi xem đó là một chuyện tự nhiên,bây giờ tôi xấp xỉ bằng tuổi người lúc đó rồi,tôi mới nhận ra rằng: Người hy sinh cho tôi,người không can thiệp vào đời sống của tôi không có nghĩa là người không có trách nhiệm và không lo lắng cho tôi, mà người hành xử theo quan niệm riêng của người.
Có những quan niệm sai lầm trong giới trẻ khi cho rằng cha mẹ không sáng suốt khi ý kiến cha mẹ trái ngược hẳn ý kiến của mình. Điều này giới trẻ ít quan tâm tới vì lẽ" nước chảy xuôi chớ không bao giờ chảy ngược" như người xưa thường nói: " Tình thương của cha mẹ như nước chảy xuôi, còn lòng hiếu thảo của con phải nhờ sự giáo dục mới có được." Tôi không tin cha mẹ ích kỷ bao giờ . Ích kỷ là nghĩ đến mình và phân biệt ta và người, còn cha mẹ không bao giờ phân biệt mình và con cái. Không một bậc cha mẹ nào nuôi dưỡng con là mong sau nầy con sẽ trả ơn cho mình. Ba tôi đã già vẫn tự túc làm ăn sinh sống, đôi khi còn ký cóp vài miếng ngon vật lạhay tiền bạc đến thăm con và cháu nội. Ôâi tình thương bao la của cha mẹ.Cha mẹ còn có lúc đau xót ân hận vì thấy mình không giúp ích gì cho con,nước mắt chảy xuôi mãi cho tới khi nào cạn.
Trong sinh hoạt bất tuyệt của loài người, nước đã chảy xuôi không bao giờ trở lại nguồn. Hỡi các bạn trẻ sắp lập gia đình, như dòng nước sắp bắt đầu tuôn xuống! Các bạn nên ngừng lại một chút, quay lại nhìn nguồn để hiểu nguồn, thì trên đường đời các bạn đở phải ân hận,đỡ phải sám hối và tiếc trhương khi cha mẹ mình phải về với lòng đất như Quý Lâm bùi ngùi lưu luyến chuỗi ngày còn có mẹ trong đời.
"Thôi đã hết ngày vui cài hoa đỏ,
Ngày mai mẹ về với huyệt đất sâu."
Tôi khuyên các bạn trẻ, trong lúc tôi đang sám hối trên bàn viết, trước mặt bàn thờ cha mẹ tôi mà không có một nén hương trầm của quê hương nghi ngút khói. Cái Tết cổ truyền của dân tộc trên xứ người chỉ có ba cây nhang điện thay thế một tấm lòng ăn năn trể muộn.

HÀ ĐÌNH HUY

TANG CHỨNG VÀ DẤU VẾT 
     
  Dấu vết có tính khoa học

Cách nay hơn 35 năm, khi còn là một Sinh Viên Sĩ Quan Cảnh Sát thụ huấn tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia Thủ Đức, mỗi khi đến giờ học về môn Hình Sự Tố Tụng, tôi thường bị choáng  ngợp vì đầu óc của tôi không thể nào phân biệt được giữa việc truy tìm dấu vết của ngành Cảnh Sát Khoa Học và việc đi tìm tang chứng của ngành Cảnh Sát Hình Sự, mặc dầu các giảng sư đã giải thích rất cặn kẻ, nhất là thầy Tiến sĩ Trần An Bài. Nhiều người bạn đồng khóa cũng đã giúp tôi không ít trong việc phân biệt rõ ràng sự kiện này, nhưng tôi vẫn không sao hiểu nổi, và cứ thế đưa tôi vào tình trạng không nắm bắt được bài học, nên khi thi tốt nghiệp môn này tôi có điểm thấp nhất .
Ra trường tôi về ngành đặc biệt, sau một kỳ thi tuyển chọn của khối Đặc Biệt Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Khi thụ huấn xong khóa 3 Cán Bộ Điều Khiển tại trường Tình Báo Trung Ương , tôi được thuyên chuyển về một tỉnh nhỏ ở miền Đông Nam Bộ và được bố trí làm việc tại một quận lỵ hẻo lánh .
Ở đây, khi bắt tay vào công việc điều tra để  tìm tang chứng – dấu vết, tương đối phức tạp nhưng thật là khoa học này, tôi dần dần  mới hiểu và phân biệt về thế nào tang chứng và dấu vết!
Với tư cách là người đứng đầu ngành đăc biệt của Bộ chỉ Huy Cảnh Sát Quận tôi đã trực tiếp điều tra nhiều vụ có tính lẫn khuất buộc tôi và những người cộng tác phải động não và truy tìm, nhờ vậy tôi đã có một số ít kinh nghiệm nên hiểu ra rằng: Tất cả những gì đã và đang tồn tại đều để lại dấu vết. Dấu vết có mặt khắp nơi: trong ký ức, trong lịch sử, trên các vật thể , trên trái đất và trên vũ trụ. Dấu vết có tính vật chất và phị vật chất, dấu vết xa xưa và dấu vết mới qua, Nơi nào có sự sống và vận động – nơi đó có dấu vết, dấu vết chéo chồng nhau.
Mọi dấu vết đều chứa một lượng thông tin nhất định. Đối với chúng ta, giá trị chủ yếu của dấu vết chính là ở đó. Những dấu vết in trên đá vôi ở công trường khai thác đá ở núi Bà Đen  giới thiệu cho chúng tôi hiểu biết về cuộc sống du canh của người Chăm đã sống qua nơi này cách đây gần hơn thế kỷ. Vết máu rơi rải rác trên đường rút lui của giặc cho chúng ta đoán được hướng tháo chạy của kẻ thù… Dấu vết các sự vật và hiện tượng của thế giới quanh chúng ta trên phim ảnh và các nhũ tương nhạy sáng khác chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ . Một vệt sao băng sáng chói – dấu vết trên bầu trời – cung cấp cho nhà khoa học  tin tức từ chiều sâu của vũ trụ. Vệt trắng của máy bay đang chiếm lĩnh tầng cao, cho biết tính chất luồng không khí dọc tuyến  bay và những tài liệu về chính máy bay. Những chiếc đĩa với rãnh ghi âm, kích thước hiển vi đã trở thành tài sản quí giá của hàng triệu con người, gìn giữ cho chúng ta và các thế hệ mai sau, giọng hát của Duy Khánh, Thái Thanh, Nhật Trường ...., tiếng đàn kỳ diệu của Đặng Thái Sơn, Văn Vĩ , Năm Cơ…
Thời gian tồn tại của dấu vết không giống nhau. Đôi khi đó chỉ là khoảnh khắc- như dấu vết của các hạt vũ  trụ bay nhanh để lại trên bầu trời. Cũng có trường hợp dấu vết lưu lại hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm. Thí dụ dấu vết của hạt nhân tích điện  bay xuyên qua vật chất thiên thạch. Khỏanh khắc và vĩnh cữu! Nhưng nói về dấu vết là nói về những cái đã qua. Tương lai chưa có thể ghi lại dấu vết. Nhưng dấu vết giúp cho việc tìm hiểu về quá khứ, bắc một chiếc cầu giữa quá khứ và hiện tại, cho phép con người thâm nhập vào cả tương lai.
Dấu vết cho phép thấy lại những sự vật và hiện tượng chìm lắng trong không gian và thời gian, tìm hiểu những bí mật của lịch sử, khám phá những bí ẩn của thiên nhiên và giữ gìn kỷ niệm về quá khứ. Nhưng không phải bao giờ dễ dàng tìm thấy dấu vết . Việc tìm dấu vết, nhất là dấu vết của quá khứ xa xăm, thường là một công việc rất phức tạp.  Hãy nhớ lại trường hợp của Henrich Stieman  tìm kiếm dấu vết của thành Toroa huyền thoại. Quá trình tìm kiếm nhiều dấu vết “ hiện đại” cũng không đơn giản. Chúng ta đều biết các nhà bác học đã áp dụng kỹ thuật phức tạp và những thủ pháp tinh diệu  đến mức nào để săn đuổi dấu vết của các hạt neutron tuy có mặt khắp nơi nhưng không sau thu nhận được.
Thông thường việc nhận thức các dấu vết đã thu nhận được cũng không đơn giản. Những thông tin chứa trong dấu vết thường được “mã hóa” cẩn  thận, khó có thể đạt tới bằng tri giác trực tiếp. Do vậy việc tìm kiếm các dấu vết phát hiện những qui luật , hình thành chúng , khám phá và giải thích những tín hiệu chứa trong chúng là một cực kỳ phức tạp. Những nhiệm vụ đó chỉ có thể giải quyết thành công dựa trên cơ sở khoa học. 
Trong ngành Cảnh Sát Khoa Học và Hình Sự hay cả ngành Cảnh Sát Đặc Biệt cũng có một bộ phận chuyên nghiên cứu dấu – kỹ thuật điều tra . Nó nghiên cứu dấu vết 
“ với mục đích sử dụng chúng để khám phá, điều tra phòng ngừa tội ác” . Trong số các sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ của thế giới vật chất. Nhân viên cảnh sát chỉ chọn lựa những đối tượng có quan hệ nhân quả với một tội ác nào đó. Và chỉ có thế thôi! Toàn bộ những dấu vết còn lại đều nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của kỹ thuật điều tra. Ngành khoa học cơ bản rộng lớn về các dấu vết – có thể tạm gọi là khoa học dấu vết  .
Có lẽ tổ tiên sơ khai của chúng ta – những người thợ săn truy lùng thú vật  - là những người đầu tiên để ý xem các dấu vết . Lăn theo dấu vết họ xác định được đường đi quen thuộc của con mồi . Họ đào hố bay và dựng ổ phục kích trên những con đường đó. Từ thời xa xưa ấy tới nay con người đã tích lũy được biết bao kinh nghiệm trong việc tìm kiếm giải thích dấu vết . Dấu vết được xem xét không riêng chỉ cho các người lính cảnh sát hình sư, khoa học hay đặc biệt mà có thể cho toàn tổng các ngành nghề nhà vật lý học , y học , nhà nghiên cứu nghệ thuật, đạo diễn điện ảnh … 
Có những lãnh vực nhận thức trong dấu vết là nguồn thông tin vô giá duy nhất cho phép khôi phục lại những mắt khâu lịch sử của loài người và vũ trụ tưởng chừng thời gian vĩnh viễn xóa nhòa. Thí dụ chỉ dựa vào dấu vết có thể biết về sự tồn tại  của những sinh vật trên trái đất  vào những kỷ nguyên xa xôi. Có những ngành khoa học chỉ dựa vào dấu vết để phát hiện những phân tử có kích thước  cực nhỏ  và thời gian tồn tại ngắn ngủi tới mức khả năng cảm nhận  của các giác quan chúng ta, dù được kỹ thuật hiện đại nhân lên hàng ngàn lần  cũng đành chịu bó tay. Điều này có thể gặp trong ngành vật lý. Trên thực tế, thậm chí đã từng có những dấu vết ngẫu nhiên dẫn tới những phát minh mang ý nghĩa thời đại. Đó là trường hợp Anry Beckeren, người phát hiện trên tấm phim ảnh có một vết sẩm mang dáng dấp mẫu khóang vật  tình cờ đặt trên hộp phim. Khoáng vật này chứa muối urani. Dấu vết ngẫu nhiên đó – vâng , chính là dấu vết !  - đã dẫn đến sự phát minh ra hiện tượng phóng xạ.
Thế giới dấu vết không ngừng biến động . Cùng với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật , các dạng dấu vết mới khác liên tiếp xuất hiện. Người ta nhận thức được qui trình hình thành của dấu vết và sử dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ khoa học thực tiễn . Cách đây chưa lâu, ai đã dám nghĩ tới ghi đồng thời âm thanh và hình ảnh trên một băng từ ? Hoặc nghĩ về những dấu vết ghi trên băng ảnh nổi có khả năng khôi phục toàn cảnh hình ảnh  của vật thể? Hiện nay, những dấu vết như thế và những loại khác nữa đang được tích cực áp dụng trong khoa học , kỹ thuật , nghệ thuật và đời sống.
Việc sử dụng dụng rộng rải các dấu vết và những kinh nghiệm phong phú tích lũy trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau  của nhân loại đang chờ đợi được sự nhận thức sâu sắc về mặt lý luận. 
Như thế chúng ta có thể kết luận rằng  nghiên cứu dấu vết đó là một khoa học, có tính chiến lược và trang rộng trên nhiều lãnh vực thực tế là góp phần vào sự khám phá đưa đến sự phát minh cần thiết, giúp con người trong đời sống. 

Tang chứng có tính thực tiễn và ngắn hạn.

Tang chứng ?  ( Evidence)  theo nghĩa thông thường bất cứ chứng cớ nào được đưa ra một cách hợp pháp tại phiên xử  với ý định thuyết phục tòa  hoặc bồi thẩm đoàn về sự thật  của một sự kiện đang được xét xử . Bằng chứng bằng lời khai hữu thệ bởi các nhân chứng, các hồ sơ , tài liệu, hình ảnh và các tang vật .
Theo nghĩa trên, tang chứng là một hiện thực cụ thể, có thể là người, vật, hình ảnh … được ghi dấu lại qua một hành động có thật, không thể là mơ hồ như trường hợp truy tìm dấu vết . Hơn nữa những tang chứng có tính ngắn hạn và cấp thời nhằm bằng chứng trưng bày cho một sự việc, ngoài ra tang chứng còn có tính bảo mật trên phương diện điều tra. Nhiều vụ án kéo dài cả hàng năm cũng không có đủ tang chứng để tòa án luận tội đành phải đóng hồ sơ .
            Thí dụ “ về vụ án cái chết của tổng thống thứ 35 của Mỹ Fitgerald Kennedy đã dường như không được công khai kết thúc trong những thập niên trước đây.Thực tế thì giới điều tra đã bối rối trong dịp này.Trong khi đó thì giới báo chí,nhà xuất bản và giới điện ảnh đã thủ đắc thu lượm đô la rất nhiều trong những năm qua khi khai thác nhiều khía cạnh trong vụ án này.
            Trong hơn 30 năm qua, hàng trăm cuốn sách và các bộ phim đã được thực hiện bởi các luậtsư, phóng viên,các tay lường gạt, những kẻ a dua và những người tập tành làm thám tử đã tiết lộ đủ thứ những chuyện phanh phui đặc biệt về người gọi là “ kẻ ám sát  Kennedy”.Nhưng thực ra họ chỉ dựa vào báo cáo của Earl Warren mà thôi. Giới phim ảnh và báo chí đã làm cho ủy ban Warren phải điên đầu,mà đau đầu nhất là người thân của tổng thống Kennedy nên họ đã thốt lên “Họ còn nói chuyện này trong 100 năm nữa!”.
            Trong cả hàng loạt  “ âm mưu” của giới làm phim và nhà xuất bản suy diễn cũng có một số những sự kiện đã làm cho người dân Mỹ hoang mang.Có người tự hỏi “ vậy còn ai không dính líu tới âm mưu nào?” .Họ đã hướng dẫn người dân Mỹ theo một lối nhìn “ma thuật” để người dân Mỹ mất đi phương hướng và họ phải tự hỏi với chính họ.
           Theo những giới làm phim và nhà xuất bản thì họ đã đưa ra nhiều âm mưu nhằm triệt hạ tổng thống Kennedy. Thứ nhất họ cho là có liên quan đến Liên xô và Cu ba .Aâm mưu thứ hai là âm mưu của nhóm đảo chánh lầu năm góc,các nhà công nghiệp quân sự, các nhà quân sự cao cấp,các nghị sĩ liên kết với nhau để loại trừ Kennedy vì ông từ chối đưa quân vào Việt nam .Aâm mưu thứ ba là ở Dallas .Một người tỉ phú người Texas có liên hệ đến phong trào cực hữu và phân biệt chủng tộc ,đã hợp đồng với Lee Oswald .Sau vụ ám sát, lẽ ra Oswald đã bị cảnh sát viên Tippit bắn chết ,nhưng Lee Oswald ngờ vực đã ra tay trước .Ruby đã giết Oswald với sự hổ trợ của cảnh sát Dallasđể bịt đầu mối. Aâm mưu thứ tư của phe phân biệt chủng tộc .Những người ở miền nam thuộc tổ chức “Civil Right” đã quyết định triệt hạ tổng thống Kennedy trước rồi đến Robert Kennedy.Aâm mưu thứ năm ,là của Mafia và các bố già như Santo Trafficante và Carlos Marcello muốn trả thù anh em Kennedy đã xử tội chúng. 
           Người ta còn viết Oswald đã tự ý giết Kennedy trước khi Mafia ra tay,người ta còn giả định rằngcó từ 3 đến 6 tay súng của Mafia đã có mặt trong lúc bắn cùng với Oswald và không hề hay biết anh ta có mặt bên trong cửa sổ .
            Người ta còn nói đến một Oswald giả và thậm chí khẳng định là có hai Oswald .Năm 1976 Micheal Ed dơes một nhà văn Anh giới thiệu kịch bản như sau : Oswald thật đã bị thủ tiêu sau khi qua thăm Liên xô và bị thay bằng một nhân viên KGB nói sỏi tiếng Anh ,người này đã cưới Marina bằng giấy tờ của Oswald rồi vào Mỹ năm 1962 để giết tổng thống Mỹ,sau đó bị Ruby sát hại .Nhưng sau này Ed dơes đã bị hố to vì sau khi quật mộ của Oswald vào tháng 10 năm 1981 thì quả thật đấy là một Oswald thật .Oâng ngạc nhiên ,nhưng không thất vọng ông nói: “ Đơn giản là tôi chỉ muốm biết rõ sự thật hơn” .Tất cả chi phí việc quật mồ đều do ông ta đài thọ.
            Cùng với những kẻ đi tìm “ bí mật thế kỷ” những kẻ ăn theo cũng đã cho mình là tác giả thật của vụ án ,nhưng lại không tiết lộ chi tiết,chẳng hạn như trong lần cung khai tên Charles Harrelson đã bị truy nã vềtội ám sát một quan tòa ở Texas cho rằng chính hắn là thủ phạm vụ ám sát Kennedy .Còn tên Robert Easterling đã từng ngồi tù và đã kể cho phóng viên Henry Hurt vào năm 1985 rằng hắn đã bắn Kennedy theo lệnh củ Fidel Castro!. Và vào năm 1989 một cảnh sát ở Dallas có tên là Ricky White hắn đã tuyên bố rằng cha hắn là Roscoe vừa qua đời đã bắn Kennedy từ đồi cỏ, nơi được xem là có nhiều tay xạ thủ ẩn nấp.hắn cho biết là đã tìm thấy băng ghi âm và lời thú tội của cha mình trong nhà kho. 
           Cũng theo lời tuyên bố đại loại kiểu này một nhà làm phim người Anh đã mua bản quyền câu chuyện của Christian David ,người bị tù vì sử dụng ma túy cho rằng 3 sát thủ người Pháp ở đảo Corse đã giết Kennedy .Câu chuyện có vẽ tầm phào này được báo chí thế giới đề cập tới nhiều vàkẻ làm phim người Anh đã cho ra bộ phim “ Những kẻ hạ thủ Kennedy” .Nhưng thực tế 3 tên người Pháp này chưa có lần nào hân hạnh đến Dallas  và trong thời điểm xãy ra vụ ám sát 3 tên này có người còn trong quân đội và có kẻ thì đang ngồi tù .
           Có khoảng 28 người đã thú nhận tội giết Kennedy. Năm 1967 Jim Garrison một luật sư cấp quận ở New Orleans đã gây tiếng vang với tư liệu nhiều kỳ “những bí mật ở Dallas” .Oâng ta triệu tập các nhà báo và tuyên bố đầy phấn khích : “ tôi đã giải đáp được bí mật Kenned .Tôi có mọi bằng chứng … không có tên nào thoát khỏi công lý,ngoại trừ cách tự vận” 
            Theo ông ta âm mưu được hình thành tại một căn hộ ở Miami, trong bửa tiệc của giới đồng tính luyến ái cực hữu liên hệ với giới chính quyền cao nhất nước . Jim Garrison không nắm trong tay bằng chứng nào, nhưng ông cũng làm cho một nhà công nghiệp đáng kính Clay Shaw  bị bắt vì một trong những người tổ chức cái gọi là âm mưu cũng có tên Clay….Clay Sha w từng là sĩ quan chiến tranh và nhiều lần được thưởng huân chương .Ở sự lừa dối ngông cuồng của Jim không thành công .Sau  ba mươi bốn ngày tranh luận bồi thẩm đoàn đã tuyên bố Clay Sha w trắng án trong vòng chưa đầy một giờ . Bị lụn bại sau hai năm kiện cáo Clay đâm đơn kiện Garrison vì tội lạm quyền và bức hại người vô tội ,nhưng ông đã mất trước vụ kiện .Tuy rằng đây là giả thuyết hoang tưởng của Jim ,nhưng vào gần đây trong một tiết mục của kinh truyền hình Pháp cũng đã nhắc lại.
            Năm một ngàn chín trăm bảy mươi chín, trong một bản báo cáo chính thức của ủy ban Thượng viện điều tra về vụ ám sát ( Kennedy & mục sư  King) xác nhận báo cáo của Warren  Oswald là tác giả của các phát đạn . Nhưng có chín mươi lăm phần trăm khã năng một sát thủ thứ hai đã bắn từ đồi cỏ ,nhưng không trúng ai.Kết luận “ tổng thống có thể bị ám sát do một âm mưu” Năm một ngàn chín trăm tám mươi tám Bộ Tư Pháp Hoa kỳ cho ngưng mọi cuộc điều tra đang tiến hành và xếp hồ sơ hai mươi lăm năm sau vụ việc với kết luận rằng không có chứng cớ rõ ràng nào về một âm mưu.
            Tưởng cũng nên hiểu phần nào về ủy ban Warren .Mục đích ủy ban này thành lập để nhằm trấn an lòng người dân Mỹ. Thành phần gồm các cơ cấu tổ chức chính quyền ,đứng đầu là quan tòa Warren ,về phía lập pháp gồm có sáu nghị sĩ và dân biểu .Trong sáu vị này có Geral Ford (sau này là tổng thống Hoa kỳ) ,bên cơ quan tình báo có giám đốc CIA Allen Dulles .Mười bốn nhân viên an ninh cũng như các chuyên viên đạn dược ,hai chục luật sư ,biên tập viên và điều tra viên .Đây là một ủy ban có quyền hạn rộng nhất .Riêng về ngành cảnh sát liêng bang (FBI) cũng đã cử đến tám chục nhân viên đến tiếp sức cho văn phòng ủy ban ở Dallas.Mọi tin tức trong nước và ngoài nước có liên quan đến vụ án đều phải được thu thậpvà báo cáo rõ ràng,những lượt điều tra tìm hiểu nguồn tin FBI đã có hơn 2 6. 550 cuộc thẩm vấnvà soạn thảo 2 300 báo cáo ,tổng cộng là 2 5400 trtang đã đệ trình lên ủy ban .Trong nội bộ các nhân viên mật vụ đã thẩm vấn hơn 1 500 người và đã gởi đi 800 báo cáo dày tổng cộng 4 600 trang .Riêng về phần ủy ban đã nghe 552 nhân chứng trong đó có tổng thống Johnson ,thống đốc Connally và Marina Oswald vợ của Oswald .Các nhà lãnh đạo Mỹ cũng phải ra điều trần và tường trình các hoạt động của nhân viên dưới quyền của mình.Từ ngoại trưởng Dean Rusk,Bộ trưởng tài chánh Douglas Dillon cho đến giám đốc CIA John Mccone,Giám đốc FBI Edgar Ho over và chỉ huy mật vụ James Ro wley cũng phải tuyên thệ khai báo trong vòng bí mật .Bà Jackie Kennedy thì được quan tòa Warren thẩm vấn tại nhà .Warren cũng hỏi cung tên Jack Ruby kẻ đã ám sát Oswald tại nhà tù Dallas .Uûy ban này làm việc cật lực trong vòng 10 tháng liên tục và đã đệ trình lên tổng thống Johnson một báo cáo gồm một tập dày 4 70 trang và 2 6 tập biên bản hình ảnh. Nhưng cuối cùng vấn đề ai giết Tổng thống Kennedy cho đến  nay vẫn còn trong vòng nghi vấn. Quần chúng duy nhất có cách nghĩ là Oswald giết . Và vụ án đã bị khép kín.” 
            Một vụ án khác cho đến nay, cũng vẫn được xem như khép lại, đó là vụ án của cô đào Marylyn Monroe. Sau mấy chục năm các cơ quan tư pháp và tình báo Mỹ  cố  tìm rùng sục khắp mọi nơi để tìm tang chứng để kết tội, nhưng ngành tư pháp của Mỹ phải đành bó tay, không thể đưa ra bằng chứng nào cụ thể khả tín để tìm ra cái chết của cô đào này. Sở dĩ người ta không thể tìm ra tang chứng  bởi có quá nhiều tang chứng trong cùng lúc  nên tang chứng đã bị đánh lạc hướng.
            
           Sự tương quan giữa tang chứng và dấu vết.

           Khi tòa  án xử một vụ án và muốn có mức độ chính xác, như vụ án giết người chẳng hạn đều cần phải có tang chứng: có thể là khẩu súng , con dao hay những khí cụ khác. Những thứ đó gọi chung là phương tiện để giết người, và thường những phương tiện này sau khi thi hành tội ác, hung thủ ít khi bao giờ để lại hiện trường, chỉ trừ trường hợp cố tình dùng phương tiện để du oan cho một người khác, mục đích cố ý đánh lừa công cuộc điều tra. Trong trường hợp như thế thì việc đi tìm tang chứng thực cần phải liên quan đến việc truy tìm dấu vết bởi dấu vết là điều kiện duy nhất có khả tín để tìm ra tang chứng. 
Câu chuyện  một phụ nữ giết chồng bằng rượu ngâm lá ngón ở Lạng Sơn gần đây báo chí trong nước đã đăng tải. Cho thấy anh X bị chị T giết chết hơn 6 ngày mới tìm thấy  khi xác đã rửa mục , mà điều tra viên chưa tìm ra manh mối. Nhưng sau đó nhờ vào dấu vết trong khu vực anh X chết có một lọ chai lạ, mà theo dân cư vùng đó ít khi thấy có bao giờ. Phăng lần theo dấu vết cơ quan điều tra đã bắt được thủ phạm là chị T vợ của anh X.
Vụ án giết trẻ sơ sinh. 
Tang vật giết trẻ sơ sinh là chiếc áo cũ rách của một người đàn ông, sau khi tóan điều tra lần mò theo một chất màu trắng nhờn nhợt đượm ít máu  rơi trên con đường mòn dẫn đến khu rừng. Và từ dấu vết này toán điều tra đã biết được dụng cụ giết trẻ sơ sinh là một chiếc áo cũ . Vì nghi ngờ vợ ngoại tình và có con với người đàn ông khác trong thời gian mình đi vắng, anh Hùng đã dùng áo bịt chặt miệng đứa trẻ vợ vừa sinh ra và vứt vào rừng. Đứa bé đã chết. Và anh Hùng đã bị bắt . Qua vụ án trên thấy được sự tương quan rất chặt chẻ giữa tang chứng cũng là dụng cụ gây ra tội ác và dấu vết liên hệ rất mật thiết. 
Trong vụ bắt gọn nhóm thanh niên khuynh tả trong khuôn viên đại học Luật khoa Sàigòn năm 1974, nhờ vào dấu tay in đậm một tờ truyền đơn trước cổng trường, điều tra viên của tổ nội chính phăng lần ra và dùng kỹ thuật xâm nhập sau đó đã tóm gọn toàn ổ sinh viên khuynh tả chuẩn bị kế họach bắt cóc các giáo sư  có lập trường quốc gia.
Qua những vụ án điển hình trên, chúng ta thấy được giá trị tương quan của dấu vết và tang chứng. Tang chứng vì có tính ngắn hạn và được bảo mật nên mức độ mai một rất thấp, nhưng dấu vết có nhiều nguy cơ lẫn mất. Chiến tranh là kẻ thù độc ác nhất của dấu vết , ngọn lửa chiến tranh đã thiêu đốt vĩnh viễn những dấu vết vô giá của nền văn minh nhân lọai.

Kết Luận

Tóm lại, nhờ vào sự học hỏi và sự làm việc trực tiếp khi còn trong ngành cảnh sát đặc biệt trong những năm làm việc dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam, nên tôi có dịp được hiểu phần nào về thế nào là dấu vết, thế nào là tang chứng. Sự tương quan giữa tang chứng  và dấu vết có tính keo sơn, và dấu vết là yếu tố ưu tiên để tìm tang chứng, ngược lại tang chứng là một hiện thực cụ thể được truy tìm do dấu vết. Hai yếu tố tang chứng và dấu vết là hai yếu cơ bản để người điều tra viên hay nghiên cứu viên tìm ra những vấn đề về tội ác , và tìm bắt tội phạm. Dấu vết không chỉ thuần lý cho các điều tra viên hay nghiên cứu viên từ đó dò ra để bắt tội phạm trong lãnh vực chống tội ác, mà dấu vết còn có tính khoa học để cho các lãnh vực ngành nghề khác xem xét để tìm những dự kiện cần thiết. Do vậy khoa học về dấu vết còn có nhiều phức tạp. Những vấn đề tìm dấu vết cần được xem xét không chỉ trong lãnh vực điều tra tội phạm, đi tìm tang chứng hay duy cho ngành khoa học, mà cần phải phát xuất từ những quan điểm khoa học chung nhất và triết học.

HÀ ĐÌNH HUY


PHẠM QUỲNH VÀ NAM PHONG

Thời xa xưa nước ta không có báo chí, sau khi Pháp sang các bậc trí giả nước ta mới bắt chước Pháp mà viết báo. Năm 1865 tờ báo đầu tiên do chính phủ thuộc địa chủ trương đó là tờ Gia Định Báo viết bằng chữ quốc ngữ xuất bản ở Saigòn. Năm 1892, ở ngoài Hà nội có tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo viết bằng chữ Nho ( chữ Hán)  do Nha Kinh Lược Pháp chủ trương . Về tư nhân tự sáng lập báo có tờ Nông Cổ Ním Đàm và Nhật Báo Tỉnh xuất bản vào khoảng  thời gian 1900 - 1905. Hai tờ báo này đều viết bằng chữ quốc ngữ và cả hai cũng đều ở trong Nam Kỳ. Cùng thời điểm này ở Bắc Kỳ có những tờ báo viết bằng quốc ngữ và chữ nho là tờ Đại Việt Tân Báo của ông Đào Nguyên Phổ làm chủ bút và ông Babut làm chủ nhiệm. Tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo vào năm 1907 lại được mang thêm một cái tên nữa đó là Đăng Cổ Tùng báo thêm phần chữ quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút và ông Phan Kế Bính làm trợ bút. Có thể nói nghề làm báo của nước ta vào tiền đầu thế kỷ 20 mục đích chỉ có thông tin lặt vặt trong xứ và phần lớn là làm phương tiện cho chính quyền đô hộ dùng để thông báo hoặc ban bố những mệnh lệnh của họ. Báo chí không thiên về văn chương hay học thuật hoặc truyền tải ý tưởng của người dân. Mãi đến những năm thập niên 1910 –1920, với sự xuất hiện của các tờ báo như : Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Bắc Tân Văn , Tiếng Dân…., báo chí mới thực sự là những cơ quan thông tin và đạo đạt ý tưởng của dân chúng, nhưng về phương diện truyền tải văn học thì phải đợi đến những năm sau này, khi một số tờ báo như Đại Việt Tạp Chí , Hữu Thanh Tạp Chí , Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí thì việc truyền bá học thuật Aâu Á mới được phổ biến rộng rải. Các học thuyết Tây âu và kể cả chuyên khảo về sư phạm cũng đã được đề cập một cách tương đối phổ quát hơn.
Song hành với các tờ báo như : Đại Việt Tạp Chí, Đông Dương Tạp Chí…, có khuynh hướng truyền bá học thuật và tư tưởng Tây Aâu. Tạp Chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút,là một trong những tờ báo có chất lượng về mặt dịch thuật và có thể nói cả cái nghiệp văn chương của ông đều xuất hiện trên Nam Phong Tạp Chí. Vậy Nam Phong Tạp Chí là một tờ báo như thế nào, chủ trương và mục đích của Phạm Quỳnh ra sao. Hãy thử tìm xem Thượng Thư Bộ Học gởi gắm gì trong đó!?
Nam Phong Tạp Chí xuất bản số đầu vào tháng 7 năm 1917, đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản. Trong vòng 17 năm phát hành được 210 số và đây là một tạp chí có sự sống lâu dài so với các báo khác của nước ta trong thời kỳ này.
Mục đích của Tạp Chí Nam Phong. 
Phạm Quỳnh chủ trương Nam Phong Tạp Chí với 2 mục đích chính rõ ràng.
1) Đem tư tưởng học thuật Aâu- Á diễn ra tiếng nước ta để cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem và lãnh hội được.
2) Luyện tập quốc văn  cho nền văn học nước nhà và thành lập một hệ thống khảo cứu văn học.
Và để thực thi được 2 mục đích đó Phạm Quỳnh và cả ban biên tập phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, viết lách các bài khảo cứu về triết lý, khoa học, văn chương, lịch sử Á Đông và của Aâu Tây. Dịch các tác phẩm về Triết học, văn học nguyên ngữ từ chữ Hán hoặc chữ Pháp. Sưu tập các thơ văn cổ của nước nhà bằng tiếng Hán hoặc tiếng Nôm. In các tác phẩm cổ của nước ta (a) 
Aûnh hưởng của Tạp Chí Nam Phong đối với nền văn học nước ta.
Trước khi nói đến ảnh hưởng của Tạp Chí Nam Phong đối với văn học nước nhà,thiết nghĩ cần lược qua tình hình quốc văn của nước ta trong thời kỳ Nam Phong Tạp Chí ra đời. 
Trước Nam Phong Tạp Chí ngoài trừ các bản dịch của các tiểu thuyết Tàu ra tiếng nước ta không có một bản dịch hay sách nào viết bằng chữ quốc ngữ. Trong nước chỉ có một vài tờ báo và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về dịch thuật tư tưởng để cho độc giả trong nước có thể đọc mở mang kiến thức . Từ khi Nam Phong xuất hiện về đường văn tự  Tạp Chí Nam Phong đã sát nhập vào tiếng nước ta nhiều danh từ triết học, khoa học mới mượn từ chữ Nho hoặc chữ Pháp. Luyện cho tiếng nước ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các tư tưởng về triết học , khoa học mới. Về mặt văn hóa Nam Phong đã phổ thông được những điều yếu lược của học thuật Aâu – Tây. Diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông, các triết thuyết Nhọ học , Phật học…và bảo tồn những điều cốt yếu như lễ nghi, phong tục , thờ cúng …trong văn hóa cũ của nước ta.
Tiểu sử Phạm Quỳnh 
Phạm Quỳnh bút hiệu là Thượng Chi, Hồng Nhân, Lương Ngọc , Thiếu Hoa Đường, sinh năm 1892 tại Hà Nội. Năm 1908 tốt nghiệp trường Thông Ngôn. Từ 1908 – 1917 làm Thừa phái (Secrétaire) tại trường Viễn Đông Bác Cổ . Năm 1917- 1920 Thừa phái hạng 5 tại Nha Hành Chánh và Quản Trị Bản Xứ ( Directtion de LA’dministration et politique indigènes)
Năm 1917 – 1932 chủ trương Tạp Chí Nam Phong. Năm 1918 làm phụ giảng ( répétiteur) tại trường Sinh Ngữ Đông Phương. Năm 1920 – 1924 Nghị viên Hà Nội. Năm 1922 qua Pháp cùng vua Khải Định và Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1925 -1926 thành lập đảng Jeune Annam. Và cùng nhóm viết thư cho toàn quyền Alexandre Varenne yêu cầu ân xá cho Phan Bội Châu. Năm 1926 thành lập Việt Nam Tiến Bộ Dân Hội và là nghị viên Viện Dân Biểu Bắc Kỳ. Năm 1928 Chủ Tịch Hội Tương Trợ Giáo Dục Bắc Kỳ. Năm 1929 – 1931Phó Chủ Tịch Đại Hội Đồng Đông Dương. Sáng Lập Viên và Tổng Thư Ký Hội Khai Trí Tiến Đức . Năm 1932 Phó Chủ Tịch Hội Địa Lý Hà Nội- Tổng Thư Ký Hội Từ Thiện Bắc Kỳ. Tháng 11/ 1932 Ngự Tiền Tổng Lý của vua Bảo Đại. Năm 1933 Thượng Thư Bộ Học. Năm 1939 qua Pháp cùng vua Bảo Đại. Năm 1942 Thái Tử Thiếu Bảo, Thượng Thư Bộ Lại. 17- 03- 1945 từ chức . Tháng 8 – 1945 bị Việt Minh  giữ rồi thủ tiêu cùng với Ngô Đình Khôi.
Phạm Quỳnh với những hiện thực văn học qua Nam Phong.
Với vị trí của một chủ nhiệm kiêm chủ bút, Phạm Quỳnh đã thực hiện một hoài bảo là cải tiến và phát triển chữ quốc ngữ , đã tạo cho nền quốc văn của nước ta mỗi ngày thêm phong phú. Qua Nam Phong Tạp Chí, những tác phẩm của ông ngoài những bài viết nghị luận, luận thuyết,ký sự, đoản văn ghi chép các điều quan sát thực tiễn xã hội, có tính cách nhằm hướng dẫn dư luận, số còn lại phần lớn ông nhắm vào 2 lãnh vực khảo cứu và dịch thuật.
Oâng dịch các đoạn văn và tác phẩm của Tây Aâu. Về triết học có quyển Discours de la méthode (Phương Pháp Luận) của Descartes. Về Tư Tưởng có quyển Manuel (Cách ngôn) của Epictète, Lavie sage ( Đời Đạo Lý) của Paul Carton. Về tiểu thuyết và kịch bản có tuồng Le Cid ( Tuồng Lôi Xích) và Horace ( Hòa Lạc) của Corneille…
Trên lãnh vực khảo cứu với Phạm Quỳnh cho đây là phần quan trọng trong cuộc đời làm báo và làm văn học của ông. Oâng đã bỏ ra một thời gian dài nghiên cứu các sách nước ngoài và rồi viết ra những bài chuyên khảo về học thuật Aâu Tây ra Quốc Văn đưa vào Nam Phong Tạp Chí để chuyển tải  nền văn minh của các nước tiên tiến đến trong dân chúng và các trí giả nước ta ( Văn Minh Luận  NP 42) , Khảo cứu về học thuyết Thái Tây và nền chính trị của nước Pháp ( NP 31) . Nhất là ông nghiên cứu các tư tưởng của các nhà tư tưởng học của Pháp như :Rousseau, Montesquieu và Voltaire,về tư tưởng dân chủ và dân quyền, các triết thuyết Á Đông về quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng. Về văn học, trên Nam Phong ông đã  những bài viết đào sâu về tục ngữ ca dao của nền văn chương truyền khẩu của nước ta. Những bài nghiên cứu về khía cạnh văn chương trong lối hát ả đào của dân tộc.
Tóm lại,chỉ trên lãnh vực văn hóa văn học Phạm Quỳnh là người có công lớn đối với nền văn học cũ nước ta trong thời kỳ truyền bá và phát triển quốc văn. Và nói theo cách nói của học giả Dương Quảng Hàm : “ Đối với nền văn hóa cũ nước ta thì ông Nguyễn Văn Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, còn ông Phạm Quỳnh thường nghiên cứu chế độ, văn chương của tiền nhân. Ông Nguyễn Văn Vĩnh có công lớn trong việc diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Aâu Tây và phát triển cái hay trong tiếng Nam ta, thì  Phạm Quỳnh là người có công lớn trong việc dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các tư tưởng mới. Giống như Pétrus Ký ở miền Nam Phạm Quỳnh là một trong những người có công lớn trong việc cải thiện chữ Việt mới tại miền Bắc . Phạm Quỳnh cũng là người có công quảng bá Đoạn Trường Tân Thanh(Truyện Kiều) của Nguyễn Du.”

                                                                                    HÀ ĐÌNH HUY
Sáchtham khảo:
(1) Việt Nam Văn Học Sử Yếu  tác giả Dương Quảng Hàm
(2) L’oeuvre de M . Nguyễn Văn Vĩnh tác giả Nguyễn Văn Tố
(3) Phê Bình và Khảo Luận Văn Học tác giả Thiếu Sơn
(4) Enquête sur la Jeunesse annamite tác giả Đào Đăng Vỹ
(5) Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí tác giả Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
(a) Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013



ĐỜI GÁI BAO

.DUY VĂN



“Gái bao” từ ngữ  này không biết có từ bao giờ mà dường như các sách tự điển của Việt Nam ít thấy đề cập đến.!  Ngược lại những từ ngữ như: gái già, gái giang hồ, gái đĩ…. lại thường thấy nhiều. Cũng theo các nhà biên sọan tự điển, từ ngữ “ gái bao” có lẽ được hình thành trong một hoàn  cảnh nhất định của đất nước ta. Sau năm 1975, vì đời sống thiếu thốn, cơ cực, mọi người đều phải chạy ăn hàng ngày, nên đã phát sinh ra nhiều nghề bất đắc dĩ để kiếm sống, dĩ nhiên, trong các loại nghề phát sinh này, có nghề “ gái bao” vốn đã không mang tính đạo đức.
Theo sự hiểu biết của quần chúng, “ gái bao” có một nghĩa thật đơn giản là: những người cô gái trẻ sống sống nhờ vào sự cấp dưỡng của các ông kép già giàu có.
“ Gái bao” cũng có nhiều thành phần, nhưng có một điểm chung là trẻ và ảo vọng tiền bạc.

CÔ GÁI CÓ NICK NAME “ HỒNG SƯƠNG”

Chiếc Mercedes màu đen 4 chổ ngồi loáng bóng do gã đàn ông trạc tuổi tứ tuần lái, ngừng trước cửa nhà hàng Đăng Nguyên trên đường AX, quận I , thành phố Saigòn. Trong xe một ông già độ tuổi thất tuần và một cô gái trẻ ước khỏang 28 tuổi. Cả hai rời  khỏi xe và khoác tay tiến thật nhanh vào trong nhà hàng bỏ lại sau lưng nhiều cú nhìn dò xét của người xung quanh.
Cô gái có nick name là Hồng Sương, nhưng thật chất tên cúng cơm là “ Thị Mít” . Thị Mít sinh năm 1986 , xuất thân trong một gia đình đông anh em , nhà  nghèo tại Vĩnh Long. Mặc dù, từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, sống trong môi trường nghèo, nhưng trời phú cho Thị Mít có một thân hình cao ráo , nay đặn và bản chất thông minh. Lại thêm có giọng ca tân cổ ngọt ngào như mía lùi. Học chưa hết lớp 7, Thị Mít phải theo đoàn hát để kiếm sống, mục đích để giải thoát cái kiếp nghèo , nhưng qua thời gian dài cũng không thấy cuộc vận thay đổi. Thị Mít bèn tìm lên thành phố để đổi đời.
 Khi lên Sài thành, công việc đầu tiên là vào làm cho một quán cà phê trong khu vực quận 3 . Lương căn bản bốn trăm ngàn đồng, nhưng chủ bắt phải thức khuya dậy sớm, cô chịu không nổi nên tìm đi nơi khác.. Qua sự giới thiệu của “ gái bán bar” cùng nhà trọ ,Thị Mít  được vào phục vụ tại một quán Bar X trong khu vực quận nhất.
Nhờ vào thân hình “ bốc lửa” và đôi “ trường túc” , cộng với tính thông minh, nên Thị đã khéo léo chài mồi , trong một thời gian ngắn Thị đã đưa về quán bar nơi cô công tác hàng chục ông già “ gân” , béo bở . Trong số có hàng chục ông đến với quán bar X, hay nói hơn là các “lão” đến với em gái xinh đẹp “ Hồng Sương” có lão già gân tên Tài , biệt danh là Tài Chỉa. Tài Chỉa là giám đốc công ty May mặc AZ thuộc tỉnh Bình Dương. Tài Chỉa có nhà ở Sảigon, nhưng ít khi về , ông ta làm việc và ở lại Bình Dương. Ông có ba người con và một bà vợ già  gá nghĩa hồi thời “ kháng chiến” . Người con út  tuổi khỏang tứ tuần., hai người con khác đã thành đạt . Tài Chỉa rất thích bay nhảy, nhưng vì “ tiếng tăm” , “danh phận”, và vì  còn vươn vươn một ít đạo đức theo truyền thống gia đình nên lão ta không thể li dị , bởi sợ tiếng đời. Vì tính tình thích bay nhảy, và cũng để bù lắp với những khoảng thiếu vắng với bà vợ già nên lão ta thường lân la với những cô gái trẻ.
Với Hồng Sương, một cô gái trẻ có thân hình “vệ nữ” , làn da trắng trẻo  và giọng nói ngọt ngào như rót mật vào tai. Tài Chỉa, vị giám đốc già của công ty may mặc nổi tiếng của tỉnh Bình Dương đã bị điên đảo. Sau nhiều đêm liền mất ngủ. Tài Chỉa quyết định “ chinh phục” con cừu non bé bỏng Hồng Sương này.
Tài Chỉa Lên xuống Saigòn như cơm bửa. Cứ hể trời chập tối là thấy lão ta có mặt ở quán bar X.
Hồng Sương nhận được số tiền hậu hỉnh từ mấy tay già lão thích “ cừu non”. Cứ thế Hồng Sương khai thác tận gốc rễ túi tiền của các lão già , nhưng vẫn còn “ vịt” này. Có hôm chỉ cần một bài hát theo yêu cầu của khách VIP thì cô đã có bạc triệu trong tay. Ngoài tiền mặt , Hồng Sương còn có quà tặng từ các khách “ sộp” đi công tác xa chưa kịp về. Riêng tên Giám đốc Tài Chỉa còn cho tài xế đến phòng trọ của nàng chở đi mua sắm, ăn uống.

Nhưng những món quà và tiền bạc không phải là cái mục đích cuối cùng của cô, và cô thừa biết lão Tài Chỉa cần gì ở mình. Sau một lần” đầu ấp tay gối “ trong khách sạn cô đưa ra đề nghị : “ Em rất thương anh em muốn hết lòng phục vụ anh, nhưng anh thấy rồi đó. Hiện nay em chẳng có nhà để ở. Nhà trọ thì chật chội nóng nực, mỗi lần anh đến thăm, người ta xì xầm , nói ra nói vào, em sợ ảnh hưởng đến uy tín làm việc của anh. Lão Tài Chỉa “xiêu lòng” ngay không cần suy nghĩ.

Chỉ một tuần sau, nàng Hồng Sương bé bỏng của gã giám đốc Tài Chỉa từ giả cái phòng trọ nóng nực , mà mỗi lần đi tắm phải sắp hàng chờ đợi. Từ giả các thanh niên có những đôi mắt nhìn tròng trọc trêu ghẹo mỗi lần khi cô xuất hiện. Hồng Sương đến ở tại một ngôi nhà không lớn lắm , nhưng nay đủ tiện nghi và được thiết kế , trang trí nội thất  tận đến chân , răng. Sau khi về đây Hồng Sương cũng thôi việc trong quán bar X.

CÔ GÁI TÊN VIỆT HƯƠNG

Trong cuộc sống chỉ biết nhờ vã vào đàn ông, và nhất là nhờ vào những người đàn ông lớn tuổi đáng cha, chú của mình. Việt Hương cũng không ra khỏi quy luật là làm đời “ gái bao”. Chỉ có một điều là cô không phải làm vợ người Việt Nam mà là “ ăn chung ở chạ” với một người đàn ông Đài Loan sang Việt Nam làm việc.
Tổ uyên ương của Việt Hương cùng với một người đàn ông bằng tuổi của ông ngoại cô, và khác biệt ngôn ngữ mà có tiền này là một ngôi nhà được xây dựng theo kiểu mẫu của Pháp nằm trên đường K, trong khu quận nhất thành phố Saigòn.
Việt Hương sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Trung. Theo cha mẹ vào Nam, chỉ học hết lớp 8 , không thèm học nữa, la cà cùng các thanh niện trong xóm, ruợu chè. Sau đó vào làm ở một quán bar trong khu vực Bình Thạnh. Một bửa nọ lão Đài Loan  vào quán bar uống rượu , thấy Việt Hương nở nang, tròn trỉnh mà lại thích “ quậy” . Nhất là thường cầm ly Whisky “ zô” 100% với ông ta. Ông ta hứng thú rồi giăng bay quyết định bắt con mồi. Riêng Việt Hương nhiều lần tiếp xúc, biết được lão Đài này có tiền lại có “ máu thầy” nên rắp tâm “ chài mồi” . Kẻ có nhu cầu “ bán”, người lại cần “ mua” hai bên gặp nhau.

CÔ GÁI  CÓ TÊN NT

Theo diện đoàn tụ, đến sống tại thành phố San Jose thuộc tiểu bang California. Lần đầu tiên vào vũ trường Milano NT đã chớp nhoáng cặp bồ với một lão già người ngoại quốc gốc Á châu lớn hơn TN gần 40 tuổi. Nghe đâu lão này là một nhà xây dựng , chuyên đi thầu làm các bộ phận nhà tắm, cầu tiêu, mái nhà và lót thảm cho những khách hàng là chủ nhà có nhu cầu cần sửa chửa. Ngoài ra còn được biết, trước khi làm nghề xây dựng , lão còn là buôn bán địa ốc trong vùng Nam Vịnh. Lão có gia đình và có hai con một trai và một gái, đều trưởng thành. Mới vài năm trước vợ của lão đã li dị lão bởi tính thói trăng hoa của lão. Theo đơn li dị vợ của lão đứng tên và tòa án thành phố Paolo Alto đã phán quyết cho vợ lão được quyền li dị với lão, và theo hồ sơ các tòa án khác, thì lão đã có bề dày thành tích lị dị. Trong vòng 10 năm lão đã lị dị hơn 3 người vợ , phần lớn vụ việc đưa đến sự li dị đều do tính thói trăng hoa của lão. Lão vốn thích gái Việt Nam trẻ nên lão thường hay đến vũ trường của người của người Việt để giải trí và sau đó là thực hiện mục đích của lão. Thủ đọan lão thường hay áp dụng để “ chộp” những cô gái Việt thích ăn chơi , thích “ nhãy đầm”  và nhất là những cô gái mới đến từ Việt Nam , nhưng có thói tính “ thích vui” là dùng tiền phủ đầu khi lão mới vừa quen biết. Lão ra vẽ hiền từ, nghiêm nghị và hài hòa cùng mọi người, để được mọi người xem lão như là một người có tư cách, đồng thời cũng nhằm mục đích che dấu đi cái bộ mặt  sở khanh , hiếu sắc , dâm loàn của lão.
Mỗi khi “ chộp” được “ con mồi” là những cô gái trẻ, thì lão săn đón, chở đi mua sắm những món hàng , quần áo đắc tiền, vì thế các cô gái “ ham tiền” dễ  rơi vào bẩy tình của lão ta.
Theo nhiều nguồn tin khả xác, lão đã họat động tại các vũ trường của người Việt có trên 20 năm qua và đã không biết bao nhiêu cô gái Việt đã rơi vào tay của Lão, nhiều màn ghen tương đã xảy ra làm náo động vũ trường một thời.

Trường hợp NT, lão đánh hơi biết NT mới đến từ Việt Nam, nhưng bản tính thích bay nhảy theo con đường “ dancing” nên lão đã tiếp cận và đã ï “bắt gọn con mồi NT” trong thời gian rất ngắn. Sở dĩ lão thành công sớm với NT như vậy, phần lớn cũng do thói tính của NT thích “ ăn chơi” và cũng vì mới qua cần nơi nương tựa.

Được biết NT là con gái cả trong một gia đình có nhiều anh em, cha của NT là một cựu sĩ quan quân báo của Quân Lực VNCH. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo đoàn người rời Việt Nam tị nạn cộng sản, ông đến Mỹ có cuộc sống yên ổn bằng nghề làm nhà hàng và một số nghề khác. Mẹ cô là một phụ nữ đảm đang. Trong hòan cảnh nhiễu nhương, sau tháng 4 đen, bà phải buôn tảo bán tần để nuôi 6 đứa con đến trưởng thành. NT là con gái cả .

Khi còn ở Việt Nam, NT đã có chồng và có 2 con với người chồng lớn hơn y thị 8 tuổi , làm nghề lái xe vận tải. Nhưng sau thời gian chung sống y thị đã tìm cách li dị người chồng, vì cho rằng chồng của y thị quá ghen tương, thường đánh y thị, nhưng theo những người hàng xóm cho biết y thị có thói dâm loàn hay đi xóm về tối và hay cười cợt với nhiều người đàn ông . Có lần chồng y thị đã bắt gặp y thị đang đú đởn với một tên cán ngố là viên chức ở trong quận hạt y thị đang cư ngụ, và y thị đã nhận trận đòn từ người chồng.
“Ngựa quen đường cũ”, dù nhiều lần bị ăn đòn vì tính lã lơi, nhưng y thị vẫn chưa trở lại đường chân chính bổn phận của người vợ. NT càng ngày càng ăn diện lên và lén chồng trăng hoa với những tên già  hoặc Việt Kiều có tiền.
Cũng theo nguồn tin của những người hàng xóm thì với số tuổi chưa đầy 35 y thị đã giao du và “ăn nằm” với hơn 7 người đàn ông với số tuổi khác nhau có những người lớn tuổi hơn cha của y thị. Mỗi khi thu được tiền từ việc “ ăn nằm” y thị không cho đó là đồng tiền “ dơ bẩn” ngược lại y thị gọi là đồng tiền “ hạnh phúc”.
Khi đến Mỹ “ tính nào tật nấy” NT vẫn thói trăng hoa , và đã chộp lão già người Nhật gần đất xa trời, keo kiệt. Nhưng với quá trình nay kinh nghiệm NT đã gợi cãm và uốn nắn lão già kia chiều theo ý của mình. Bằng những kỹ thuât làm tình “ chuyên nghiệp” lão già người Nhật phải chịu phép chi tiền. Nhhe đâu trong khỏang thời gian 6 năm lão đã chi cho NT gần hết gia tài của lão . Bằng nhiều hình thức chi như: mua nhà , mua xe, mua quần áo đẹp, mua hột xoàn….
Lão đã hết “ xí quách” nên việc “ giường chiếu” không còn ảnh hưởng với NT , nhưng lão vẫn cố bám và vẫn cố chi địa vì còn “ ghiền” nghệ thuật dâm tình của NT. Lão biết đi vào con đường tình với NT có ngày lão bị cắm nhiều sừng trên đầu, nhưng chẳng thà lão chịu cắm sừng , còn hơn là mất một phần sung sướng từ NT tạo cho lão. Thế thì , cứ cắn răng chịu trận. Nhiều lúc những người con của hắn đã lên tiếng phản đối lão trong việc giao du tình cảm chênh lệch của lão và NT , nhưng lão không màng đến lời phản đối của con lão. Lão âm thầm lao vào NT như con bọ hung lao vào những cục phân thúi bẩn.
Ngược lại NT lợi dụng vào yếu điểm của lão và cứ thế tấn công trên nhiều mặt kể cả mặt “ nghệ thuật làm tình” để lão khoái và chi địa.
Lão cũng biết rằng chuyện tình cảm của lão và NT sẽ không lâu dài, vì tình yêu chỉ dựa trên “ tiền bạc”. Khi lão không còn khả năng “chi địa” thì tình sẽ chết theo. Nhưng lão không có lối thoát, và cứ thả trôi theo dòng đời, chờ khi cạn kiệt tiền bạc, để được thấy cái chết “ hận tình”. Còn NT thì ung dung tìm “ mối” mới để lao vào con đường “ chài mồi” tiếp tục”.

SINH VIÊN ĐI LÀM GÁI BAO VÀ LÀM VỢ BÉ.

Những tay già có tiền  quan niệm rằng: Cặp mấy cô cave mãi rồi cũng chán. Muốn oai thì phải có bồ nhí, vợ bé là các em sinh viên trẻ đẹp mới “ xịn” hơn. Không có gì bằng đi đâu mà kè kè theo một em nhà lành , lại có trình độ hẳn hoi thì “ hách” biết mấy.

Ngược lại thì con gái ngày nay cũng quan niệm, “ có tiền mua tiên cũng được” . Mà những tay giàu có phần lớn là những người đàn ông lớn tuổi và có vợ. Vậy thì nên tiếp cận và tấn công thành phần này có kế họach.

M sinh viên trường đại học tổng họp Sàigòn, quê ở Châu Đốc, hiện đang cặp bồ với một tay thầu khoán, cô khoe khoan với bè bạn là mỗi tháng cô được tay thầu khoán này chi cho 500 đô la để tiêu xài . Ngoài ăn ở, chi phí gì đều do tay ấy lo ráo trọi.

Không cần phải lo cuộc sống đói no, M lên đồ ( quần áo) đắt tiền , sang trọng đủng  đỉnh trên chiếc xe Dylan , cứ thế hàng ngày đến giảng đường.. Cũng phải công nhận M có làn da trắng nõn như trứng gà bóc, ba vòng đều rất lý tưởng, nên từ Châu Đốc mới lên Saigòn M đã được nhiều chàng trai theo đuổi..Nhưng ngay từ đầu M khẳng quyết : “ cặp bồ với bọn “ chip hôi” thì chẳng có “màu” gì cả. Mình có nhan sắc và còn xuân nên cho đại gia nào lắm tiền cần mình, thì mình cứ “đánh đổi” miễn là có tiền, nhà cửa để ở là được”

Với quan điểm  chuyên tính “ chài mồi” các đại gia nên mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất M đã “vớt ngọt” và “ đẽo gọt” 3 tên đại gia hầu hết là giám đốc các công ty kinh doanh làm ăn với nước ngoài. Trong 3 tênâ đại gia , có tên giám đốc buôn bán xe hơi được M “chăn” được vài tháng rồi bỏ, có lẽ vì không cung ứng nay đủ theo yêu cầu của cô. Không biết ngoài 3 tên đại gia là những con chuột bị sa bẩy vỉ cái mã của M , còn có tên nào đang lọt trong “tầm ngắm “ của M nữa không? Chứ qua cuộc tình như vậy. M đạ thu nhập được rất nhiều chiến lợi phẩm như nhà cửa , xe cộ , và phôn tay.

Việc làm sau giờ học ( After School) khá bổ biến trong giới nữ sinh viên có nhan sắc. Trường hợp nữ sinh viên H cặp bồ với một đại gia là giám đốc công ty xây dựng. Cô được “ bồ” mua cho một căn nhà ở ngoại thành Sàigòn. Tên giám đốc xây dựng này có vợ và 3 con , ông ta có số tuổi gấp 3 lần tuổi của cô, thậm chí còn lớn tuổi hơn cha mẹ của cô ở quê, nhưng H cảm thấy không gì nhiều lắm., bởi cô có quan tâm gì đến ông ta đâu !
 Cô sống khá lâu với tên giám đốc xây dựng này chỉ muốn ông ta sang tên cho cô cái căn nhà hiện cô đang ở để cô rước cả gia đình của cô dưới quê lên sinh sống, nhưng cái tương lai ấy vẫn thấy còn mịt mờ đối với H.
Cũng trong tình bạn , L thấy H cặp bồ với những gã lớn tuổi có tiền bạc sống khuây khỏa, cũng theo đà “ cái nghiệp” L đi làm “ vợ” của nhà buôn bán địa ốc. Mỗi tháng cô nhận khỏang 600 Mỹ Kim “ tình phí” cùng với nhiều quần áo đẹp. L cho biết gặp nhau mà thấy kết , thì đại gia hay thiếu gia gì cũng “ quớt” (work), miễn họ cung cấp cho mình sống tốt hơn., bù lại mình bù đắp tình cảm cho họ…thế thì không ai lợi dụng ai cả.!
Hiện nay tình trạng nữ sinh viên đi làm gái bao và vợ bé mỗi ngày một càng nhiều, do những suy nghĩ nhất thời nông nổi, lệch lạc, hoặc do bạn bè lôi kéo. Cho nên nhiều nữ sinh đã tự trình làng mình như là một gái bán bar, bán thân thế này, chỉ vì muốn có tiền tiêu pha , ăn chơi.

GIẤC MƠ TIỀN BẠC

Những cuộc tình “ qua đường” giữa các sinh viên và các đại gia kiểu này thường chẳng được bao lâu, bởi hai bên đến với nhau chỉ tranh thủ “kiếm chác” . Kẻ thì dùng tiền để mua tình trên thân thể gái trẻ, người thì dùng “ thân xác” để có cuộc sống sung túc. Hiện tượng lợi dụng lẫn nhau này, sớm muộn gì cũng bị bể và làm to ồn ra . Sự đổ bể cũng do nhiều nguyên nhân: thường là các bà “ lớn” phát hiện đánh ghen tơi bời, hoặc lâu quá chán rồi bỏ nhau. Các cô sinh viên thẳng tay với những tên bồ già, sau khi hút hết “ chất bổ” và đi tìm một đại gia giàu có hơn.

Nhưng dù, bằng hình thức chia tay nào, suy cho cùng thiệt thòi vẫn về phần những người con gái. Đã lao vào con đường đã chọn bởi đồng tiền thì phải trao đổi cả danh dự hoặc thể xác. Nếu là các nữ sinh, thì hậu quả khôn lường, như đầu óc rỗng tuếch, bị cấm thi v.v.

Như trường cô N. SAu một thời gian làm bồ nhí kiểu “ gái bao” , nhan sắc bị phai tàn, không một đại gia nào thèm “ dòm ngó” nữa. N chuyễn sang làm gái gọi để có tiền thỏa mãn ăn tiêu của mình. Còn việcf học hành thì dỡ dang, cô bỏ học.

Nhiều chuyện thương tâm khác xãy ra đối với những cô gái làm nghề “ gái bao” này. Trường hợp của T nhờ vào chân dài, thân hình thon thả, T  chài được một tên đại gia, sống với tên này, T được nuông chiều và nay đủ về vật chất. Nhưng một thời gian sau, vợ tên này đã phát hiện thuê một bọn “ đàn em” một bài học đích đáng đến nổi cô phải vào bệnh viện với tấm thân tàn tạ mà chẳng dám kêu ai vì sợ xấu hổ với bạn bè.

Có những trường hợp không bị đánh đập vào viện như cô T. NHững bà vợ lớn còn dùng biện pháp mạnh hơn như tạt acid như trường hợp cô X, để rồi sau đó có kết quả là “ sống dỡ,chết dỡ” lầm lũi trong bóng tối vô vọng.
Có trường hợp , vì làm vợ bé hay gái gọi một thời gian nhan sắc tàn tạ, chuyển qua nghề gái gọi, “ đi khách” rồi vào cảnh tù tội, ngồi giở lịch hằng niên trong niềm xót xa ân hận, chưa kể đến việc bạn bè biết đến rồi chê cười.
Ngoài những hậu quả tàn độc do các bà lớn làm ra đối với thân thể , cũng như sự nhục nhã về mặt danh dự , những cố gái sống bằng nghề “ vợ bé” – “ gái bao”  đôi khi mất cả thiên chức làm mẹ vĩnh viễn, bởi do sực việc phá thai nhiều lần, và đây là một di hại lớn trong đời người phụ nữ.
Trò chơi nào rồi cũng tàn, cuộc vui nào rồi cũng phải có thời gian chấm dứt, trò chơi “ tình tiền” theo kiểu “ lợi dụng “ lẫn nhau sẽ đem cho cả hai phía nhiều sự nuối tiếc, nhất là nhìn vào hòan cảnh của các “ gái bao” thấy mà “ tội nghiệp” cho họ bởi môt5 sự suy nghĩ không đúng đắn. Giá như  những cô gái này biết suy nghĩ đừng quá tham vọng vào “ vinh hoa phú quý” phù phiếm, thì chắc chắn đã có một tương lai tươi đẹp hơn.

TEEN LÀM GÁI BAO NGOÀI GIỜ HỌC

Một nữ sinh 15 tuổi ở Newcastle (Anh) kiếm được gần 14.000 bảng trong hai tháng nhờ công việc “bán hoa” sau giờ học.
Ban ngày, teen này vẫn đến lớp bình thường như bạn bè đồng trang lứa, nhưng lại kiếm được hơn 1.700 bảng/tuần vào ban đêm và dịp cuối tuần bằng cách làm việc cho một đường dây gái bao ở Newcastle.
Việc này chỉ lộ ra sau khi một giáo viên phát hiện trong cặp cô bé có bao cao su, chất bôi trơn, tên của kẻ dắt khách cho cô và đại lý gái bao nói trên.
Nhận tin báo từ trường học, cảnh sát đã đưa nữ sinh này về nhà và tìm thấy hơn 8.000 bảng được cất giấu trên căn gác xép trong cuộc điều tra vào tháng 11/2008. Số tiền này bị tịch thu sau khi các quan tòa địa phương phán quyết nó là tiền “kiếm được từ việc phạm tội”.
Ban đầu, ba mẹ cô bé bị bắt giữ vì cảnh sát nghi ngờ họ khuyến khích con gái mình bán dâm nhưng sau đó được thả ra.
Cô gái Đông Âu này đến Anh cùng mẹ từ vài năm trước và đang được các tổ chức bảo vệ trẻ em chăm sóc.
Theo cảnh sát, trông vẻ ngoài của cô bé già hơn tuổi 15; có lẽ vì vậy mà đại lý gái bao nghĩ là cô đã 18 tuổi. Nếu không bị bắt, nữ sinh trung học này sẽ kiếm được tới 84.000 bảng/năm. Cảnh sát tin rằng số thu nhập đó thậm chí còn tăng lên đến 100.000 bảng khi cô gái lớn hơn vì có thể tiếp được nhiều khách hơn.
Một đại diện của tổ chức về trẻ em tên SECOS nhận định: “Khai thác tình dục trẻ em là vấn nạn nhức nhối tại một số thị trấn và thành phố miền đông bắc. Thật bất thường khi các em nhỏ bị lôi kéo và ép buộc tham gia vào các đường dây khai thác tình dục và chúng không hiểu hết chuyện gì đang xảy ra.”
Tổ chức Bảo vệ Trẻ em cho biết trong năm 2007, tại Anh có khoảng 5.000 trẻ em hành nghề bán dâm và 75% số đó là các em gái. Tổ chức này và các hội từ thiện khác đã nhiều lần yêu cầu chính phủ phải hành động quyết liệt hơn nữa để hạn chế sự gia tăng số lượng nô lệ tình dục trẻ em ở Anh và các nước Đông Âu.
 Telegraph & Dailymail

GÁI GỌI – GÁI BAO SAIGON: CHƠI LÀ PHẢI TỚI

Nếu như với những cô gái “không cần gọi” ở các quán cà phê “sang trọng” có giá “chịu chơi” không dưới 1 triệu đồng thì cũng với những cô gái trẻ trung, xinh đẹp tương tự, chúng tôi được mời gọi với mức giá “hữu nghị”, chỉ khoảng 150-200 ngàn đồng.
Ở TP Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo dân chơi trẻ vào ban ngày, từ khoảng 9h sáng đến 6-7h tối chính là các quán cà phê sang trọng, có máy lạnh, phong cách trình bày, trang trí trong quán nhìn vào là cảm thấy… ngột ngạt bởi tiếng nhạc xập xình, ì đùng hòa lẫn tiếng người cười nói huyên náo. Ấy thế mà hàng trăm người ngồi trong quán, chủ yếu là nam, nữ thanh niên lại xem đó là nơi hội tụ và hội ngộ của mình.
Buổi trưa một ngày cuối tuần, vừa dừng xe trước cửa quán cà phê…, nằm trên đường N.Đ.C., chúng tôi liền được những thanh niên giữ xe nhanh nhảu đưa phiếu gửi xe và dẫn xe vào bãi giữ xe nằm phía sau quán.
Anh bạn tôi nói nhỏ: “Chúng ta vừa đến cửa quán là được mấy em ngồi phía trong để ý rồi đó, chỉ cần thấy anh em mình sang trọng là OK ngay. Xem thử tài phán đoán của cậu đến đâu, dễ nhầm lẫn lắm đấy…”.
Bước vào quán, lướt nhìn quanh một vòng, tôi nhận thấy có rất nhiều người khách vào uống cà phê, trai gái có đủ, riêng nữ giới đa phần ăn mặc rất ư thời trang, mát mẻ. Gần bàn chúng tôi có ba cô gái ăn vận khá thoáng. Tôi đoán có lẽ họ là sinh viên, hoặc là nữ nhân viên văn phòng đến đây thư giãn, uống cà phê buổi trưa. Nếu thật sự như thế, quả là thích thú. Bởi vì buổi sáng làm việc mệt mỏi, nghỉ trưa 1,2 tiếng đồng hồ, có được nơi nghỉ ngơi, trò chuyện cùng bạn bè hào hứng thế này là tuyệt vời rồi.
“Ối, ối,..”, một cô gái ở bàn bên cạnh bỗng kêu lên đủ để chúng tôi nghe thấy. Thì ra tờ báo cô gái cầm trên tay bị rớt xuống đất, cạnh chân anh bạn. Anh bạn tôi nhặt tờ báo, đưa lại cho cô gái. “Cám ơn anh nhé”, cô gái nói và nở nụ cười tươi tắn.
Anh bạn tôi liền chớp lấy thời cơ: “Anh không thích nhận lời cám ơn của những cô gái xinh đẹp như em đâu”. Ba cô gái cùng lúc bật cười ra vẻ thích thú. “Thế anh muốn trả ơn bằng gì nào? Tụi em mời hai anh uống cà phê, được chứ?”. Như được “mở lối”, anh bạn liền kéo tôi sang ngồi cùng bàn với ba cô gái… Và chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi có ngay những cuộc hẹn hò bất tận.

Thậm chí, cô gái mặc áo thun hai dây trắng rủ anh bạn tôi đi hát karaoke. Cũng chẳng cần rào đón, tàn cuộc hát karaoke, anh bạn tôi liền đưa các cô gái đến khách sạn, họ chấp nhận mối tình tay ba ngay ở khách sạn bởi sự hào phóng, chịu chơi của anh bạn tôi, trong bóp toàn giấy 100 USD và giấy 500 ngàn đồng, đi trên chiếc Dylan bóng láng.

Phương tiện mà các cô gái dùng để đi lại cũng chẳng vừa, toàn là các loại xe đắt tiền Spacy, @ và SH hẳn hoi…

Tương tự, tìm hiểu thực tế ở các quán cà phê… khu vực Hồ Con Rùa (quận 3), đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5)… chúng tôi đã được “hội ngộ” bất ngờ cùng nhiều cô gái trẻ trung, xinh đẹp, tuổi từ 19-25, có tên gọi mỹ miều là L., H., T… và họ đều cho chúng tôi số điện thoại liên hệ “khi cần” như: V: 0909.830…, T.: 0902.778…, Th.: 0909.273…, L.: 0918.575…, K.: 0903.889…

Nếu như với những cô gái “không cần gọi” ở các quán cà phê “sang trọng” mà chúng tôi thâm nhập thực tế có mức giá “chịu chơi” không dưới 1 triệu đồng thì cũng với những cô gái trẻ trung, xinh đẹp tương tự, chúng tôi được mời gọi với mức giá “hữu nghị”, chỉ khoảng 150-200 ngàn đồng.

Khoảng 6h tối, có mặt ở đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường ĐaKao, quận 1), chỉ một đoạn rất ngắn, tính từ ngã tư Nguyễn Đình Chiểu đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai, xuất hiện hàng chục cô gái ăn vận mát mẻ, đi trên các loại xe tay ga phổ biến như Attila, Nouvo, Spacy…
Tôi cho xe chạy chậm định tìm quán cà phê ghé vào thì được cô gái mặc áo thun hai dây màu đen, khá xinh chạy sát bên và hỏi: “Đi chơi không anh? Em lo tiền phòng cho, không vui vẻ là không lấy tiền”. “Bao nhiêu tiền vậy em?”, tôi dò hỏi. Cô gái liền đáp: “150 ngàn một dù, 200 ngàn một tiếng”.
Giả vờ giơ tay vẫy gọi bên đường, tôi nói: “Bạn anh chờ anh uống cà phê nãy giờ, uống cà phê xong anh sẽ tìm em…”. Nghe tôi nói, cô gái trợn tròn mắt và “Xí…í…í…” một tiếng dài.

Sau khi nắm rõ phần nào hoạt động của đội quân “gái không cần gọi” lưu động trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi tiếp tục tìm đến các đoạn đường Lê Duẩn (quận 1), Tú Xương (quận 3), Nguyễn Chí Thanh, Ngô Quyền (quận 5), Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 19, quận Bình Thạnh), khu vực Phú Lâm (quận 6)… và bắt gặp nhiều cô gái chờ “khớp lệnh” là OK.

Tệ nạn mại dâm ngày nay ở thành thị biến hóa tinh vi, xuất hiện dưới đủ hình thức, từ gái gọi qua điện thoại di động, mạng Internet đến lưu động “bắt khách” trên các tuyến đường, vào vai “khách” uống cà phê lịch sự, sang trọng để mồi chài khách làng chơi, các vị khách hảo ngọt, thích tìm của lạ…

TÂM SỰ GÁI BAO

Sau vài lần chat, Hương tiếp xúc dần với những lời rủ rê trắng trợn và những cách nói chuyện đầy tục tĩu của các chater. Hương tâm sự: “Ban đầu nghe khó chịu nhưng riết rồi cũng quen”. Và trong một lần “kẹt Nét”, Hương đã biết rao bán mình để đổi lại vài chục ngàn để trả. Sau lần đó, Hương dần dần biết hẹn hò đi chơi với các chàng trai gặp trên mạng. Dần dà từ những cuộc café hay ăn uống và cuối cùng điểm đến là khách sạn cũng trở nên chuyện bình thường, Hương trở thành gái bao đúng nghĩa trên mạng.

Với gái mạng, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi số phận khác nhau khi đến với nghề “có một không hai” này. Con đường dẫn họ đến bi kịch đã buồn, đường để họ ra khỏi nỗi đau đời cũng không sáng sủa hơn, chỉ mong ánh sáng lóe được một lần từ đó!

Đi sâu và tìm hiểu về thế giới những “kiều nữ” sống bám thế giới ảo này thì mới biết rằng đây là con đường đầy tủi nhục của những phận đời đầy éo le, bế tắc. Có người đến với nghiệp gái mạng như một sự tình cờ; người lại đến thế giới ảo đầy cám dỗ này bằng sự tuyệt vọng, chán về vật chất lẫn tinh thần ở cuộc sống thực tại. Và hầu hết các cô đều gặp những bi kịch trong thân phận mới của mình, và lối thoát lúc này, không còn nằm dưới chân các cô nữa…

Theo như Hương, một gái mạng có nick name là ngoc… @yahoo.com, sinh năm 1983 tâm sự rằng hoàn cảnh đưa đẩy đến với nghiệp “gái bao trên mạng” cũng là do… đẩy đưa và đầy cám dỗ.

Hương cho biết: sinh ra và lớn lên tại một tỉnh miền núi, bố mất khi Hương chưa đến tuổi đi học. Mẹ tần tảo làm vài sào đất quanh nhà, trồng hoa mầu, tằn tiện lắm cũng đủ nuôi 3 chị em Hương ăn học. Học hết phổ thông thì Hương tự xét thấy năng lực cũng như hoàn cảnh gia đình không cho phép nên Hương không “lều chõng” thi đại học.

Ngôi nhà vắng vẻ, buồn tênh, những mùa vụ không dứt ấy không giữ được chân Hương. Hương bỏ nhà ra Hà Nội kiếm sống. Làm vài năm với công việc phụ bán ở một quán ăn nhỏ ở Long Biên, với mức lương 1 triệu đồng/tháng, chỉ đủ cho Hương thuê phòng trọ, ăn uống qua ngày. Thế nhưng trong vài năm gần đây giá cả lên cao càng làm Hương chán nản khi túng thiếu đủ bề. Thình thoảng hết giờ làm, Hương không biết đi đâu chơi nên lang thang trên mạng. Tình cờ Hương được một người bạn chat chỉ vào trang viet… com để tìm bạn.

Hương nói ráo hoảnh “Ban đầu đi chơi kiểu này chỉ để đỡ buồn, nhưng về sau cơm áo ràng buộc và thấy kiếm tiền từ những cuộc hẹn hò như thế không khó nên dần dần cứ mỗi lần anh nào hẹn đi chơi thì em đề cập thẳng giá cả, đồng ý thì gặp nhau ở một khách sạn nào đó?”. Còn trường hợp Hà với nickname khongiuthi…. chia sẻ với người viết “em đi chơi với bất kì anh nào có thể gặp nhau trên mạng để không đơn thuần là ham vui, quên cảm giác buồn chán, theo bản năng thích thú của con người mà còn để kiếm ít tiền lo cho đứa con”.

Khi người viết không ngần ngại đề cập đến chuyện “em dự định làm công việc này mãi sao?” thì Hà cũng thú thật: “Không trình độ, không giỏi giang như người ta, thì cứ làm trước mắt kiếm tiền lo cho bản thân và cho con. Tới đâu hay tới đó”. Cũng có lúc, Hà cũng có ước muốn giản dị “có được ít tiền về quê, buôn bán nhỏ lẻ để hai mẹ con sống qua ngày. Nhưng biết bao giờ mới có được số tiền gọi là nhỏ đó. Nên cứ sống… cứ làm “đĩ” trên mạng thế này”.


Cũng là một gái mạng nhưng Hoa (quê tỉnh Thanh Hóa) đã thoát ra khỏi phận gái mạng nhưng với hoàn cảnh trớ trêu một mầm sống được hình thành trong cơ thể mà Hoa không thể nào xác định được ai là tác giả trong vô số những chàng trai mà cô bé đã gặp và hò hẹn trên mạng. Tình cờ gặp Hoa online, sau vài lời tâm sự thì Hoa giãi bày “hiện giờ em về quê để chờ ngày sinh nở. Cứ sống để cha mẹ nuôi được ngày nào hay ngày đó, chứ sợ lắm khi trở lại TP, sợ lắm khi phải tiếp tục kiếm tiền của những anh trên mạng?”.

Hoa còn cho biết: “Đến bây giờ em cũng không thể biết ai là cha đứa con trong bụng… gia đình cứ ngỡ là em có bạn trai trong thời gian làm công nhân may và sự thật em cũng giấu gia đình cho đến nay, vì em không thể nói cách mình kiếm tiền bẩn thỉu như vậy, chỉ thương đứa con em sẽ mãi không thể biết ai là cha ruột của mình!…”.

Đó là một trong những gái mạng đã thoát ra khỏi được kiếp “gái bao trên mạng” nhưng đời cô và cả đứa bé cô cưu mang trong mình, nếu không có nghị lực e chúng ta lại chứng kiến những mảnh đời buồn. Chỉ qua một vài mảnh đời mà người viết có dịp gặp gỡ, tâm sự trên mạng mới thấy rằng, bước vào nghiệp làm “gái mạng” ai cũng có mỗi hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh chỉ gần nhau ở sự thiếu hiểu biết, buồn bã và thậm chí thờ ơ với số phận mình lúc tuổi trẻ.

Lâu lắm chúng tôi mới gặp Mai, một cô gái từng làm gái mạng, cô cười vui nói “em đã học xong khóa kế toán, làm kế toán cho một công ty nhỏ ở Thanh Xuân. Em cũng sắp lấy chồng, anh ấy là nhân viên ở công ty em luôn. Chắc hai vợ chồng tằn tiện sống cũng đủ. Khi nào rảnh anh ghé nhà chúng em chơi”. Nhìn dáng Mai nhỏ nhắn, vui tươi đi giữa dòng người, ít ai biết rằng cách đây gần 2 năm, cuộc đời cô cũng là chuỗi ngày buồn bã và u uất của một người rao bán mình trên mạng.

Chuỗi ngày đó qua rồi? Một khát vọng sống một cuộc sống bình thường, một mái ấm, một ước mơ hạnh phúc bao giờ cũng tồn tại trong các số phận này. Đường đi không ở dưới chân, hãy dùng chân đi tìm nó vậy? Nhưng tất nhiên để có một kết quả tốt đẹp phải có cả những bàn tay chỉ hướng từ các tổ chức xã hội, các nhà làm chính sách, các biện pháp nâng tầm văn hóa và văn hóa mạng… làm cột mốc, rào chặn bi kịch trước.

SỐNG LẠI HỒI ỨC CỦA MỘT GÁI BAO

Em chỉ là một loài cỏ không hương
Anh đi qua có thấy lòng trăn trở
Có cảm thấy bông may bé nhỏ
Rút thân mình níu giữ nhân gian

Gió lạnh kéo từng cơn sin sít, dải tre oằn oại cọ vào nhau phát ra những tiếng ghê người. Sương xuống nhiều, mù mịt, trăng trắng...Cô co người lại trong chiếc áo mỏng manh, hở đôi ba chỗ mà đáng lẽ ra cần phải kín. Đông đến nhanh quá! Cô chẳng kịp từ biệt mùa mà cô yêu: mùa thu, để đón nhận cái rét ngọt của mùa đông phương bắc. Khúc đê này hằng đêm cô vẫn đứng hôm nay sao vắng thế! Ừ , cô thấy lạnh lẽo và trống vắng! Có lẽ hôm nay rét, khách ít qua. Cô ngồi xuống trệ cỏ ven đê, rút một cọng may đưa lên miệng (mỗi lúc chạnh lòng cô thường làm vậy). Vị nhàn nhạt, thơm thơm tan trong vị giác của cô - cái giác quan đã dạn dày với hơi đàn ông. Cô bỗng cười! Chua chát! Một ánh đèn xe máy rọi vào mặt cô. Cô đưa tay lên che ánh sáng chói loà của đèn pha.

- Bé con! lên với anh kia?
Giọng thanh niên. Cô uể oải:
- Chú em muốn gì ở bà chị già này?
- Đồ gái già! Tưởng ông cần cái thứ bênh tật đó à? Đùa thôi! Già rồi mà còn...
Rồi hắn rồ ga lao vút đi. Luồng sáng loé lên rồi tắt ngúm phía xa. Cô thấy chân mình run run. chai sạn đến mấy năm nay rồi mà sao cô lại có cảm giác này? Có lẽ do trời lạnh. Trong lòng cô hình như có tiếng nấc. Một giọt mặn chát lăn trên gò má bự phấn, chảy vào miệng mang theo cả mùi thơm của son, của phấn. Có gì đâu! Một thằng nhãi rang miệng còn hôi sữa ấy mà!
Lại một chiếc xe nữa đến. Vespa sang trọng. Cô vẫy:
- Anh gì ơi! Cho em đi nhờ với!
Chiếc xe dừng lại. Một người đàn ông trong bộ complê đen. Trong ánh đèn xe phản lại, một gương mặt vuông vắn, cương quyết hiện ra, mờ ảo.
-Cô về đâu?
-Cho em về Minh Khai.
- Tôi ko đi về đấy. Nhưng sao giữa đêm khuya rét mướt cô lại đứng ở đây? Áo ấm đâu sao cô ko mặc? Như thế kia thì ốm mất!
- Anh có cần...
Cô chợt dừng lại. Tự nhiên cô cảm thấy mình ko được làm vậy. Ông ta đáng được tôn trọng và có lẽ ông ta đang có một gia đình hạnh phúc.
- Cô là "cave" phải ko?
Sững người! Thoáng giận trôi nhanh qua mắt. Cô ko nói gì, đứng nhìn người đàn ông với vẻ mặt lạnh.
- Vâng! Đêm nay ông có muốn một người trò chuyện kia?
Ồ! Tôi đang rất cần một cô gái như cô. Nhưng cô đừng hiểu lầm tôi. Thôi, cô lên xe đi, tôi sẽ giải thiách cho cô sau.
Cô lên xe. Vậy là lại thêm 1 đêm nữa cô làm cái việc thoả mãn nhu cầu sinh lý cho một thằng đàn ông.Mép cô hơi nhếch lên. Cô cười. Nhạt!
- Cô tên gì?
- Loan
-Cô ở đâu?
-Vĩnh Phúc.
-Sao cô lại về đất này làm nghề, xin lỗi cô, đáng "khinh" này?
Im lặng! Không! Không gian thì tĩnh lặng mà hình như lòng cô đang cuộn sóng. Từ "khinh" đang luồn lách vào tận sâu thẳm hồn cô, chạm đến cái "liêm sỉ" được chôn kín ở đâu đó cô cũng ko rõ.
- Xin lỗi anh, có lẽ anh chỉ cần biết về tôi thế thôi. Tôi chỉ muốn biết anh sẽ đưa tôi đến đâu? Và lúc đó tôi sẽ thực hiện việc mà anh muốn. Rồi anh trả tôi tiền. Thế là xong!
Giọng người đàn ông hơi lạc đi. Hình nhưa do gió. Gió đang ngày càng mạnh. Cái rét cứa vào da thịt cô. Cô rùng mình.
- Tôi xin lỗi! Nhưng tôi ko cần cô phải làm cái việc đó. Tôi ko cần cái nhu cầu súc vật đó. Cô thấy tôi giống những thằng đàn ông khốn nạn ấy à? Cô rét lắm phải không?
Lại im lặng. Tre vẫn cọ vào nhau sin sít...
- Cô ôm lấy tôi vậy. Đừng ngại gì cả. Coi như tôi trả tiền cho cái ôm đó của cô.

-Ông đã yêu cầu kia có cớ gì tôi lại từ chối vì tôi cũng đâu có mất gì.
Cô vòng tay ra đằng trước, siết chặt vòng eo của người đàn ông, một hơi ấm lan toả khắp cơ thể cô. Lâu lắm rồi cô mới tìm được cảm giác ấm áp này. Có gì quen quen...Cô chợt thảng thốt...
- Cô sao vậy? Vẫn lạnh phải kia?
Người đàn ông dừng xe, cởi áo khoác ngoài đưa cô.
- Cô khoác vào đi. chắc sẽ đỡ lạnh hơn đấy.
- Nhưng...còn ông thì sao?
Thoáng có suy nghĩ; cô nói:
- Vâng, cám ơn ông quan tâm.
Xe chạy chầm chậm. Cô co người trong chiếc áo nồng mùi cơ thể người đàn ông. Mình sao thế này? Một luồng kí ức chạy qua đầu cô. Giật mình! Có gì đó thân thuộc quá! Cô ko dám nghĩ tiếp. Con đường đê hun hút như muốn nuốt chửng chiếc xe cùng 2 con người - Một đàn ông, một đàn bà - vào cái sâu thẳm của nó. Cô mơ hồ lạc lối trong một không gian nhuốm màu kí ức...
Trong cái không gian nhuốm màu ký ức ấy, hoài niệm ngày xưa ùa về trong tâm trí cô, khoảng thời gian cuối cùng cô còn trong sạch. Ngày xưa, thời học sinh, thời mà người ta vẫn gọi là thời áo trắng, cô đã từng yêu... Cô là đứa con gái nhà nghèo có nhan sắc và học khá trong lớp. Cô được không ít những anh chàng lớp trên để ý, trong đó có Hưng. Hưng học giỏi lắm, đẹp trai nhưng nhà anh cũng nghèo như nhà cô vậy. Sau thời gian dài ngượng ngùng rồi cô và Hưng cũng kịp nói lời yêu trước khi 2 đứa ra trường khoảng 1 tháng. Chỉ một tháng thôi nhưng những kỷ niệm đẹp cô có với Hưng dường như xây dựng suốt cả năm...

Cô và Hưng cùng thi đậu ĐH. Thời kì hậu bao cấp đồng tiền tụt giá mà nhà lại nghèo nên việc đi học ĐH là khó khăn lớn với gia đình cô trong khi cô chỉ là con gái và còn cậu em trai đang học lớp 11 nữa. Cô tủi lắm. Đã nhiều lần cô muốn buông xuôi và chấp nhận ở nhà chờ Hưng học xong rồi 2 đứa cưới nhau. Nhưng cô lại sợ "người ta học cao thì thèm gì cái đứa nhà quê bám ruộng như mình chứ". Thế là cô vẫn quyết đi học. Thời gian đầu, ở nhà vẫn cố tiếp tế đầy đủ cho cô. Cô học xuất sắc và đạt học bổng. Cuộc sống êm xuôi như thế không kéo dài được bao lâu thì biến cố dồn dập xảy đến với gia đình cô. Bố cô trong lúc lùa trâu về bị trâu lồng lên húc chết. Mất đi người trụ cột chính mọi gánh nặng đè lên vai người mẹ gầy guộc của cô và không ít lâu sau bà cũng lao lực mà khuất núi. Làm ma chay cho mẹ xong thì trong nhà cũng chẳng còn nổi một xu. Tinh thần cô suy sụp trầm trọng. Hưng chỉ an ủi cô chứ chẳng thể giúp gì vì gia đình anh cũng nghèo như thế. Gánh nặng về chuyện ăn học của cậu em và của mình dồn dập, tràn ngập tâm trí cô...Cô cần tiền...



Cô lên trường và đi kiếm việc làm thêm. Cô gặp một người đàn ông là một việt kiều Nga già nhưng nhiều tiền. Chấp nhận vì đồng tiền mà cô bỏ Hưng đi theo người đàn ông ấy. Thế là cô được sống sung sướng, lại có tiền gửi về quê cho cậu em trai. Sống nhờ tiền của người ta nên không có cớ gì cô được từ chối những yêu cầu về thể xác của người đàn ông ấy cả. Tuy nhiên cũng may mắn vì ông ta yêu cô, chiều cô và nâng niu cô như bông hoa dễ tổn thương. Thôi cuộc sống cứ thế là ổn, cô tặc lưỡi phó mặc cả cuộc đời theo người đàn ông việt kiều Nga ấy.
Những tưởng cuộc sống bình lặng như thế sẽ kéo dài thì chỉ chưa đầy một năm người đàn ông mà cô đang chung sống vì buôn bán thua lỗ phải bỏ trốn đi nước ngoài. Tất cả nhà cửa, đồ đạc đều mang cầm cố cả. Cô lại trở về tay trắng. Tài sản còn lại duy nhất của cô là chiếc nhẫn vàng mà người đàn ông việt kiều mua cho khi đưa cô về nhà. Bán chiếc nhẫn cũng chỉ đủ trang trải tiền thuê nhà và tiền ăn học trong 1 tháng của 2 chị em. Cô lại toan tính chuyện mưu sinh.

Tìm không được việc làm, em trai lại vừa thi đỗ ĐH nên cô bị đưa đến con đường cùng trở thành gái "bán hoa". Cô bắt đầu biết đến các kĩ năng làm tình, cách tạo khoái lạc chuyên nghiệp từ ấy... Dần dần cô quen với "công việc" mới, không quá vất vả lại có thừa tiền trang trải học hành cho cậu em... Cô đã quên hẳn Hưng từ bao giờ cô không thể nhớ...
Một tia sét rạch ngang bầu trời, tiếng sấm nổ ầm ầm làm đứt ngang dòng hồi ức của cô. Trời sắp mưa, gió gào rú thê thảm, những bụi tre ven đường nghiến thân kèn kẹt. Cái rét luồn qua cả áo khoác thẫm buốt da thịt cô. Cô nhìn người đàn ông với chiếc áo len mỏng mà trong lòng dấy lên chút thương cảm. Người đàn ông hơi quay đầu lại, giọng lạc đi:
-Sắp mưa rồi, tôi và cô rẽ xuống con dốc kia tìm nhà trọ nghỉ tạm. Tôi không có áo mưa.
-Tuỳ ông thôi (cô buông giọng phó mặc)
Người đàn ông cho xe lao xuống một con dốc. Không gian vẫn tối mịt. Các nhà đã tắt đèn đi ngủ cả. Xa xa có một vài nhà có ánh điện le lói. Xe đi vào một thị trấn nhỏ.
Bầu trời bắt đầu ném mạnh những hạt mưa đầu tiên. Nhấn mạnh ga, người đàn ông cho xe phóng nhanh vào trung tâm thị trấn. Khi mưa bắt đầu nặng hạt thì họ cũng kịp dừng lại dưới lán che của một ngôi nhà nghỉ cũ kĩ. Căn nhà vẫn sáng đèn nên người đàn ông mạnh bạo đến gọi cửa. Một bà già vẻ mặt hơi dị đi ra.
-Xin lỗi, nhà nghỉ còn phòng không?
-Muộn thế này rồi mà còn người hỏi phòng nữa (giọng bà lão hơi gắt). Còn 1 phòng đấy.
-Chỉ còn một phòng thôi à?
Người đàn ông vừa hỏi vừa quay lại nhìn cô như muốn hỏi ý kiến. Cô bất ngờ với thái độ tôn trọng như cô là một người con gái còn trinh trắng. Cô cúi mặt.
-Một còn hơn không, tuỳ ông.
Thế là họ thuê căn phòng cuối cùng của nhà nghỉ.
Khách đã ngủ hết nên bà già dẫn họ đi đến phòng trọ chỉ bẳng chiếc đèn dầu mập mờ. Bà già đưa họ vào phòng của mình, bật đèn rồi đi ra.
Trong ánh sáng điện soi tỏ, cô và người đàn ông lúc bấy giờ mới thực sự nhìn rõ mặt nhau. Giật mình! Không phải cô giật mình mà là người đàn ông kia. Còn cô, lúc này cô không còn đứng vững nữa, chân tay cô bủn rủn. Không phải lạnh.
Cô và người đàn ông cứ thế đứng trân trân nhìn nhau. Những giọt nước mắt nóng hổi ứa ra từ trái tim tổn thương lăn dài trên má. Cô lặng người đi. Đó là Hưng.
Hưng lao vào ôm chặt lấy cô. Cô buông thõng người trong vòng tay của Hưng. Cái tự trọng chôn kín từ lâu bật lên ùa về trong cô hàng ngàn những dòng cảm xúc lẫn lộn. Vui, buồn xen lẫn tủi, nhục...
Họ ngồi bên nhau và chia sẻ tất cả những nỗi niềm mà bấy lâu ai cũng giữ kín.Đèn tắt. Những yêu thương ngày xưa tràn về ngập cả không gian, mơn man trên da thịt...

DUY VĂN