Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn


Tên tuổi của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bắt đầu lừng lẫy từ khi ông còn là một sĩ quan cấp Úy phục vụ trong binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân ở Miền Tây.  Các cấp chỉ huy Biệt Động Quân trong thời điểm đầu những năm 1960 đã để ý nhiều đến tân Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đội Trưởng BĐQ, về những hành động quả cảm đến phi thường trong những cuộc giao tranh.  Người Trung Đội Trưởng trẻ mới có 22 tuổi đời đã đứng xõng lưng dẫn quân Mũ Nâu xung phong lên đánh những trận long trời trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long.  Những chiếc lon mới nở nhanh theo cùng với những chiến thắng.  Chỉ trong vòng bốn năm, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn đã được vinh thăng lên đến cấp bậc Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 33 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh “Tia Sét Miền Tây”.  Lúc đó trên lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật đã nổi lên những khuôn mặt chiến binh dũng mãnh mà đã được ca tụng là những con mãnh hổ miền Tây, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn có vinh dự nằm trong số năm vị này.  Những vị còn lại gồm những tên tuổi như sau:


– Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.
– Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân.
– Thiếu Tá Lê Văn Dần, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.
– Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 31, SĐ21BB.
– Thiếu Tá Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 33, SĐ21BB.

Thật ra bản danh sách này chỉ có tính cách ước lệ và tượng trưng, đâu phải một Miền Tây rộng bát ngát mà chỉ có vỏn vẹn có năm người hùng.  Mỗi người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xứng đáng được vinh danh là những anh hùng, vì những đóng góp máu xương quá lớn cho tổ quốc.
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá.  Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm).  Đại Tá Cẩn không may sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn.  Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố.  Cậu bé Cẩn học muộn đến những hai năm, khi ông học tiểu học được bốn năm thì thân sinh của cậu quyết định xin cho cậu nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định.  Có lẽ vị thân sinh của người đã nhìn thấy được những dấu hiệu, những nảy nở của tinh thần và ý hướng, mà sau này sẽ hướng người vào con đường binh nghiệp, sẽ làm nên những công nghiệp lớn có ích lợi cho đất nước
>Cuộc đời đèn sách trễ nải của chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn, lúc này đã 17 tuổi, đã ngáng bước đi lên về mặt văn hóa.  Theo học quy của Trường Thiếu Sinh Quân, một học sinh ở độ tuổi 17 chưa học xong Đệ Ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn.  Vì vậy chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn được trường gửi lên Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức học khóa chuyên môn CC1 Vũ Khí.  Trong lớp văn hóa hồi ở Trường TSQ, ông chỉ ở mức trung bình, nhưng sau ba tháng học ở Thủ Đức, chàng trai trẻ lại đậu hạng ưu.  Ông được cho học thêm khóa chuyên môn vũ khí bậc nhì CC2.  Sau khóa học này ông quyết định đăng vào phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, với cấp bậc Binh Nhì.  Theo quy chế dành cho các Thiếu Sinh Quân, thì ba tháng sau, Binh Nhì Hồ Ngọc Cẩn sẽ được thăng lên Hạ Sĩ, ba tháng kế tiếp được lên Hạ Sĩ Nhất và ba tháng sau nữa được thăng Trung Sĩ. Trong vòng chín tháng kế tiếp, với khả năng ưu hạng về môn vũ khí, Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được chọn làm huấn luyện viên vũ khí cho trường.
Cuộc đời làm huấn luyện của ông những tưởng êm đềm trôi và tài năng quân sự của người sẽ bị mai một trong một ngôi trường khiêm tốn.  Nhưng định mệnh đã dành cho người anh hùng một vị trí xứng đáng trong quân đội và những cơ hội thi thố tài năng, mà sau này được mọi người truyền tụng lại như là những huyền thoại, để phục vụ và bảo vệ tổ quốc.  Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng cho một quốc gia non trẻ và một quân đội còn tập tễnh kinh nghiệm chiến đấu, sĩ quan chỉ huy thiếu hụt.  Bộ Quốc Phòng quyết định mở các khóa Sĩ Quan Đặc Biệt bắt đầu từ năm 1962 để cung cấp thêm sĩ quan có khả năng cho chiến trường và nâng đỡ những Hạ Sĩ Quan có ước vọng thăng tiến.
Một may mắn lớn cho Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn, mà cũng là may mắn cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, một cựu Thiếu Sinh Quân, đã nâng đỡ cho các đàn em TSQ.  Những Thiếu Sinh Quân không hội đủ năm năm quân vụ và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp vẫn được cho đi học Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt.  Hơn nữa, dường như Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Tướng Lê Văn Tỵ có mật lệnh, các tân Chuẩn Úy xuất thân từ Thiếu Sinh Quân đều được đưa về các binh chủng thiện chiến hay đặc biệt như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Quân Báo, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt. Tổng Thống Diệm và Đại Tướng Tỵ cũng không quên gửi những Thiếu Sinh Quân tốt nghiệp Tú Tài vào học các Trường Cao Đẳng Sư Phạm và Y Khoa để có nhân tài phục vụ xã hội và huấn luyện lại cho những thế hệ tuổi trẻ kế tiếp.  Đặc biệt nhiều Thiếu Sinh Quân cũng được cho vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt để làm nền tảng cho cái xương sống chỉ huy chuyên nghiệp trong hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được cho theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang.  Các tân Chuẩn Úy Đặc Biệt, trong đó có Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn tung cánh đại bàng bay đi khắp bốn phương và sau này đã trở thành những sĩ quan tài giỏi nhất của quân lực, lưu danh quân sử.  Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu.  Lúc đó các đại đội BĐQ biệt lập theo lệnh của TT Diệm, đã được cải tổ và sát nhập thành các tiểu đoàn. Khu 42 Chiến Thuật gồm lãnh thổ các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên, có hai tiểu đoàn BĐQ, mà lại là hai tiểu đoàn lừng lẫy nhất của binh chủng.  Đó là Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân “Cọp Ba Đầu Rằn”, và Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân “CọpXám”. Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn nhận sự vụ lệnh trình diện Tiểu Đoàn 42 BĐQ và làm Trung Đội Trưởng.  Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, mà đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, đã nhanh chóng xác nhận Trung Úy tân thăng
Hồ Ngọc Cẩn có khả năng chỉ huy tiểu đoàn.  Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém gì Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn.  Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, xuất thân từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, với tác phong chiến đấu dũng cảm làm quân giặc kiêng sợ và thuộc cấp kính phục.  Cung cách đánh giặc như vũ bão của Trung Úy Cẩn còn được nhân lên thập bội, khi lời yêu cầu của ông lên cấp chỉ huy xin cho các chiến binh gốc Thiếu Sinh Quân được về chiến đấu chung với ông.  Lời yêu cầu này được thỏa mãn một phần, nhưng cũng đủ để cho Trung Úy Cẩn có thêm được sức mạnh cần thiết.
Có lần ông tâm sự với một người bạn lý do này: “Một là để dễ sai.  Tất cả bọn cựu Thiếu Sinh Quân này đều ra trường sau tôi.  Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được.  Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy.  Hai là truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi.  Vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã.  Bọn cựu Thiếu Sinh Quân đều như tôi”.
Một câu chuyện dũng cảm và cảm động khác kể về Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972.  Trong khi quân của Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh bị pháo địch nã hàng ngàn quả ghìm đầu xuống trong những hố cá nhân bên đường Quốc Lộ 13 gần thị xã An Lộc, thì binh sĩ trung đoàn ngạc nhiên lẫn cảm kích khi thấy vị Trung Đoàn Trưởng của họ dẫn vài người lính cũng quả cảm như vị chỉ huy điềm tĩnh đi thẳng lưng dưới cơn hỏa pháo cường kích như bão lửa của Sư Đoàn 7 Bắc Việt từ công sự này sang hố chiến đấu kia thăm hỏi chiến sĩ, an ủi các chiến thương và khích lệ tinh thần binh sĩ.  Chiến binh Hồ Ngọc Cẩn coi thường cái chết, mà dường như cái chết cũng sợ hãi và tránh xa con người kiệt xuất ấy.
Định mệnh sẽ dành cho người một cái chết cao cả nhất, ít nhất cũng chưa phải là trong mùa hè đỏ lửa của năm 1972.  Dường như giữa Trung Tá Cẩn và cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí có rất nhiều chất hào hùng quả cảm giống như nhau.  Đại Tướng Đỗ Cao Trí thường nói với các phóng viên ngoại quốc đi trong cánh quân của người, khi họ tỏ lòng khâm phục người chiến binh Nhảy Dù ấy đã đứng giơ cao khẩu súng Browning thúc giục binh sĩ tiến lên, giữa những làn đạn đan chéo như vải trấu của địch quân: “Nếu đạn không trúng mình thì mình được tiếng anh hùng, mà nếu đạn có trúng thì mình cũng được tiếng anh hùng luôn”!
Ở phía Nam Tân Khai, Sư Đoàn 21 Bộ Binh cũng bị thiệt hại nặng vì pháo, nhiều sĩ quan cao cấp bị tử thương.  Trung Đoàn Trưởng của một trung đoàn là Trung Tá Nguyễn Viết Cần và một vị Trung Tá Trung Đoàn Phó của một trung đoàn khác hy sinh vì pháo địch quá ác liệt.  Trung Tá Nguyễn Viết Cần chính là bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.  Ông xuất thân từ binh chủng Mũ Đỏ Nhảy Dù.  Theo lời kể lại của Đại Úy Tiến, một vị Tiểu Đoàn Phó của Trung Đoàn 15 Bộ Binh lên An Lộc tham chiến, thì Trung Tá Cẩn đã lệnh cho ông phải đứng lên điều động binh sĩ giữa lúc đạn pháo giặc dội như bão xuống các vị trí Trung Đoàn.  Tất cả các vị chỉ huy cao cấp của Trung Đoàn đều phải nêu gương dũng cảm cho thuộc cấp và chiến sĩ, để cùng xông lên giải cứu An Lộc.
Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.
Sau khi trở về từ An Lộc, Trung Đoàn 15 Bộ Binh còn tăng viện cho các trung đoàn bạn và Sư Đoàn 7 Bộ Binh đánh những trận long trời ở miền biên giới Việt-Miên, các tỉnh bờ Bắc sông Tiền Giang.  Nhưng có sá gì chuyện tử sinh, làm thân chiến sĩ thì người lính của chúng ta chỉ biết tận lực hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho niềm hạnh phúc của dân tộc.  Một lần nữa, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao cho một chức vụ trọng yếu và hết sức khó khăn, khó có ai đảm đương nổi.  Ông sẽ đi trấn nhậm tỉnh Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng trong lãnh thổ, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh.  Chọn Đại Tá Cẩn về trấn giữ tỉnh Chương Thiện, vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV biết chắc Đại Tá Cẩn cùng với lực lượng Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thiện chiến của ông sẽ ít nhất hóa giải được áp lực giặc, không cho chúng tiến xuống Cần Thơ.  Giữ vững được Chương Thiện tức là bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Quân Khu IV ở bờ Nam sông Hậu Giang.
Trong thời gian Đại Tá Cẩn làm tỉnh trưởng Chương Thiện, nhiều huyền thoại khác về ông đã được kể lại. Đại Tá Cẩn chẳng những là một nhà quân sự xuất chúng, mà còn là một nhà cai trị và bình định tài ba.  Một ngày trước khi ông nhận bàn giao tỉnh Chương Thiện, Đại Tá Cẩn đã ăn mặc thường phục, giả dạng thường dân đi thanh tra ngầm một vòng tỉnh lỵ Vị Thanh.  Ông vào các sòng bài, những nơi nhận tiền đánh số đề và những ổ điếm quan sát.
Ngày hôm sau, khi đã chính thức là vị Tỉnh Trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn cho gọi người Thiếu Tá Trưởng Ty Cảnh Sát tỉnh đến cật vấn nghiêm khắc về những tệ đoan xã hội trong tỉnh, rồi lập tức cách chức ông này.  Thay vào đó là Trung Tá Đường, một vị sĩ quan mẫn cán và tài năng.  Trung Tá Đường là cánh tay mặt vững chãi của Đại Tá trong lĩnh vực bình định, xã hội và truy bắt bọn Việt Cộng hoạt động dầy đặc trong tỉnh.  Bọn cộng phỉ rất căm thù Trung Tá Đường, đến nỗi sau ngày 30.4.1975, chúng bắt được Trung Tá Đường, chỉ giam giữ ông một thời gian ngắn rồi đem ông ra xử bắn tại Vị Thanh.
Cùng đền ơn tổ quốc với Trung Tá Đường còn có Đại Úy Bé, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Thám Báo Tỉnh.  Đại Úy Bé đã làm điêu đứng bọn giặc cộng, với những chiến sĩ Thám Báo nhảy sâu vào hậu cứ địch báo cáo tin tức, địch tình, cũng như tọa độ trú quân để Không Quân, Pháo Binh dội những cơn bão lửa lên đầu chúng.  Trung Tá Đường và Đại Úy Bé bị giặc tàn nhẫn bắn chết tại chân cầu dẫn vào thành phố Vị Thanh. Chúng ta cũng được biết rằng, Đại Tá Cẩn là vị Tỉnh Trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa.  Ông nhận chức vụ này hồi năm 1973, lúc ông mới có 35 tuổi.
Những đóng góp và hy sinh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn lao và nhiều không sao có thể kể được hết, suốt một đời người đã tận tụy với nước non, danh tiếng lừng lẫy và nắm giữ những chức vụ khó khăn, mà người vẫn khiêm nhường hết mực, giữ cuộc sống trong sáng và thanh liêm, tâm tư lúc nào cũng hướng về những thế hệ đàn em.  Một người bạn cũ trong một dịp gặp lại Đại Tá Cẩn ở Cần Thơ vào mùa hè 1974, đã hỏi ông: “Anh từng là Trung Đoàn Trưởng, hiện làm Tỉnh Trưởng, anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm Tư Lệnh sư đoàn không”?  Con người danh tiếng lừng lẫy trên các chiến trường đã khiêm tốn trả lời: “Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn.  Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi, mình phải biết liêm sỉ chớ, coi sư đoàn sao được.  Làm Tỉnh Trưởng bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân.  Bấy giờ tôi xin về coi Trường Thiếu Sinh Quân, hoặc coi các lớp huấn luyện Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được dạy đàn em.  Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi đã trải qua”.  Ôi cao cả biết ngần nào tấm chân tình với nước non và với thế hệ chiến binh đàn em của người.  Con người chân chính để lại cho hậu thế những lời khí khái.
Cuối cùng thì cái ngày tang thương 30.4.1975 của đất nước cũng đến.  Dân tộc Việt Nam được chứng kiến những cái chết bi tráng hào hùng của những vị thần tướng nước Nam, của những sĩ quan các cấp còn chưa được biết và nhắc nhở tới.  Và của những người chiến sĩ vô danh, một đời tận tụy vì nước non, những đôi vai nhỏ bé gánh vác cả một sức nặng kinh khiếp của chiến tranh.  Sinh mệnh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cũng bị cuốn theo cơn lốc ai oán của vận mệnh đất nước.  Chu vi phòng thủ của Tiểu Khu Chương Thiện co cụm dần, quân giặc hung hăng đưa quân tràn vào vây chặt lấy bốn phía.  Những chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân của Chương Thiện nghiến răng ghì chặt tay súng, quyết một lòng liều sinh tử với vị chủ tướng anh hùng của mình.
Đại Tá Cẩn nhớ lại lời đanh thép của ông: “Chết thì chết chứ không lùi”.  Ông tự biết những khoảnh khắc của cuộc đời mình cũng co ngắn lại dần theo với chu vi chiến tuyến. Ông nhớ lại những ngày sình lầy với Biệt Động Quân, những ngày lên An Lộc với chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh đi trong cơn bão lửa ngửa nghiêng, những lúc cùng chiến sĩ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đi lùng giặc trong những vùng rừng U Minh hoang dã, và những chuỗi ngày chung vai chiến đấu với chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thân thiết và dũng mãnh của ông trên những cánh đồng Chương Thiện hoang dã.  Hơn ba trăm trận chiến đấu, nhưng chưa lần nào ông và chiến sĩ của ông phải đương đầu với một cuộc chiến cuối cùng khó khăn đến như thế này.
Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30.4.1975, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng, Đại Tá Cẩn cố liên lạc về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV xin lệnh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.  Người trả lời ông lại là phu nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng.  Đại Tá Cẩn ngơ ngác không biết chuyện hệ trọng nào mà đã đưa Bà Hưng lên văn phòng Bộ Tư Lệnh.  Bà Hưng áp sát ống nghe vào tai, bà nghe có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ầm ầm từ phía Đại Tá Cẩn.  Như vậy là Tiểu Khu Chương Thiện vẫn còn đang chiến đấu ác liệt và không tuân lệnh hàng cùa tướng Minh.  Trước đó, khoảng 8 G 45 phút tối 30.4.1975, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ súng tử tiết.  Thiếu Tướng Nam đang đi thăm chiến sĩ và thương bệnh binh lần cuối cùng trong Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ, rồi người tự sát ngay trong đêm.
Bà Thiếu Tướng Hưng biết Đại Tá Cẩn kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà chết không hàng, vì đó là tính cách thiên bẩm của người chiến sĩ Hồ Ngọc Cẩn.  Nếu có chết thì Đại Tá Cẩn phải chết hào hùng, trong danh dự của một người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa công chính.  Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện đã đánh một trận tuyệt vọng nhưng lừng lẫy nhất trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.  Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng và đành sa cơ giữa vòng vây của bầy lang sói.  Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975, quân ta không còn gì để bắn nữa, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng.  Khi những người lính Cộng chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt.  Một viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chỉa khẩu K 54 vào đầu Đại Tá Cẩn dữ dằn gằn giọng:”Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng tôi”.  Đại Tá Cẩn cười nhạt không trả lời.
Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.
Nhưng bọn cộng phỉ không giết ông ngay, chúng đã có kế hoạch làm nhục người anh hùng sa cơ nhưng cứng cỏi của chúng ta.  Các sĩ quan tham mưu được cho về nhà, nhưng Đại Tá Cẩn thì không, địch áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện.  Vài ngày sau, các sĩ quan Tiểu Khu Chương Thiện cũng bị gọi vào giam chung với Đại Tá Cẩn.  Để làm nhục và hành hạ tinh thần người dũng tướng nước Nam, giặc cho phá hủy nhà cầu trong Ty Cảnh Sát và thay vào bằng một cái thùng nhựa.  Mỗi buổi sáng, ngày nào chúng cũng bắt Đại Tá Cẩn cùng một người nữa khiêng thùng phân đi đổ.
Người ưu tiên được làm nhục thứ hai là vị Phó Tỉnh Trưởng.  Dù cho các sĩ quan của ta có đề nghị hãy để cho mọi người làm công tác công bằng, nhưng bọn Cộng vẫn nhất quyết đày đọa Đại Tá Cẩn.  Người anh hùng của chúng ta chỉ mỉm cười, ung dung làm công việc của mình.  Chúa Jesus đã chẳng từng nói khi lên thập giá: “Lạy Cha ở trên trời, họ không biết việc họ đang làm” đó sao.  Bà Đại Tá Cẩn lo sợ bị cộng quân trả thù nên bà đã đem cậu con trai duy nhất của ông bà là Hồ Huỳnh Nguyên, lúc ấy được 5 tuổi, về Cần Thơ ẩn náu và thay đổi lý lịch nhiều lần.  Nhớ thương chồng, nhiều lúc bà đã liều lĩnh choàng khăn che mặt xuống Vị Thanh tìm đến Ty Cảnh Sát đứng bên này bờ con rạch nghẹn ngào nhìn vào sang dãy tường rào kín bưng.  Một vài sĩ quan ra xách nước trông thấy bà đã tìm cách dẫn Đại Tá Cẩn ra.  Những khoảnh khắc cuối cùng đẫm đầy nước mắt ấy sẽ theo ký ức của bà Đại Tá Cẩn đến suốt khoảng đời còn lại của bà.  Đầu năm 1979 bà Cẩn cùng bé Nguyên liều chết vượt biển.  Thượng Đế đã dang tay từ ái bảo vệ giọt máu duy nhất của Đại Tá Cẩn.  Bà Cẩn và bé Nguyên đến được đảo Bidong thuộc Mã Lai.  Mười tháng sau hai mẹ con bà Đại Tá Cẩn được phái đoàn phỏng vấn Mỹ cho định cư tại Hoa Kỳ theo dạng ưu tiên có chồng và cha bị cộng sản bắn chết tại Việt Nam.
Bọn phỉ không giết Đại Tá Cẩn ngay, chúng muốn làm nhục người và làm nhục quân dân Miền Tây.  Bọn chúng sẽ thiết trí một pháp trường và dành cho người một cái chết thảm khốc hơn.  Đại Tá Cẩn không thể tử tiết, vì là con chiên ngoan đạo, luật Công Giáo không cho phép con cái Chúa được tự tử.  Đại Tá Cẩn thường cầu nguyện mỗi buổi sáng và thổ lộ tâm tư với thuộc cấp trước khi ra trận: “Sống chết nằm trong tay Chúa”.  Vì vậy viên đạn cuối cùng người bắn vào kẻ thù, để cho chúng biết rằng nước Nam không thiếu anh hùng.

Quân dân Miền Tây đã tiếc thương cái chết của hai vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng trong ngày u ám đen tối nhất của lịch sử Việt Nam.  Giờ đây, cũng trong bầu không khí ảm đạm đau buồn của ngày 14.8.1975, người dân thủ phủ Cần Thơ sẽ được chứng kiến giây phút lìa đời cao cả của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn.  Bọn sói lang đã áp giải người từ Chương Thiện về Cần Thơ và cho bọn ngưu đầu đi phóng thanh loan báo địa điểm, giờ phút hành hình người anh hùng cuối cùng của Quân Lực Việt Cộng Hòa.
Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội không thì ông trả lời như sau:

“Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi.  Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi.  Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi.  Tôi chiến đấu cho tự do của người dân.  Tôi có công mà không có tội.  Không ai có quyền kết tội tôi.  Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.  Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi.  Xin đừng bịt mắt.  Đả đảo cộng sản.  Việt Nam muôn năm”.
Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: “Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các anh cứ bắn tôi đi.  Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”.  Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn.  Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ huy ra lệnh hành quyết người anh hùng.  Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc dân đồng bào.  Rồi người ngạo nghễ ra đi.
Bọn tiểu nhân cuồng sát thay vì nghiêng mình kính phục khí phách của người đối địch, thì chúng lại lấy lòng dạ của loài khỉ và loài quỷ để đòi máu của người phải chảy.  Chúng quyết tâm giết Đại Tá Cẩn để đánh đòn tâm lý phủ đầu lên những người yêu nước nào còn dám tổ chức kháng cự lại bọn chúng. Thật đau đớn, trong khoảnh khắc cuối cùng này, bà Đại Tá Cẩn và người con trai còn phải ẩn trốn một nơi kín đáo theo lời căn dặn của Đại Tá Cẩn trước khi ông bị bắt, vì sợ bọn chúng bắt bớ tra tấn, nên bà không thể có mặt để chứng kiến giây phút Đại Tá Cẩn đi vào lịch sử.
Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn.  Thiếu Tá Tiếp đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1.5.1975 thì ông bị sa vào tay giặc.  Thiếu Tá Tiếp là một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn.  Ông đã từng gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho quân địch, nhờ tổ chức thám sát chính xác, có lần ông đã gọi B 52 dội trúng một trung đoàn cộng quân và hầu như xóa sổ trung đoàn này.  Cộng quân ghi nhớ mối thù này, người anh hùng của chúng ta sa vào tay chúng, thì chúng sẽ giết chết ông không thương tiếc.  Hai người anh hùng cuối cùng của miền Tây đã vĩnh viễn ra đi.  Đất trời những ngày đầu mùa mưa bỗng tối sầm lại.
Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối cùng, Đại Tá Cẩn đã dõng dạc hét lớn: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!  Đả Đảo Cộng Sản”!  Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn.
Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn.  Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi.Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về … và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa … mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.
Đúng ra, phải vinh danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Chuẩn Tướng Hồ Ngọc Cẩn, vì người đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường và vị quốc vong thân.  Nhưng Tổng Thống Tổng Tư Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy từ lâu, Tư Lệnh Quân Khu IV đã tử tiết, lấy ai đủ tư cách trao gắn lon và truy thăng Chuẩn Tướng cho người.  Anh linh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã thăng thiên.  Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau. Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản, xin hãy ban cho những người còn đang sống khắc khoải sức mạnh và quyết tâm.  Để cùng nhau đứng dậy lật đổ chúng, hất bọn chúng, tất cả bọn tự nhận là con cháu loài vượn đó vào vực thẳm lạnh lẽo nhất của địa ngục.
Phạm Phong Dinh

Biệt Đội 817, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù


Biệt Cách Dù


Vâng ! Chúng tôi thuộc Biệt đội 817 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, một biệt đội tân lập để nhằm đáp ứng nhu cầu chiến trường thật sôi động vào những ngày cuối tháng tư đen.

NHẬN ĐƠN VỊ
Sau lễ ra trường vội vã tại căn cứ Long Thành, tôi và một số anh em khoá 28/29VBĐL, những người trai trẻ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm, đã chọn bộ đồ dù với chiếc nón xanh ngạo nghễ làm chiến y. Nếu ai hỏi tôi: Cái gì làm mày chọn binh chủng oai hùng đó, tôi sẽ trả lời bằng hai câu thơ cảm khái của một nữ sinh ở chiến trường đẫm máu An Lộc:

An Lộc địa, sử lưu chiến tích,
Biệt Cách Dù, vị quốc vong thân.

Tuổi trẻ là vậy đó: thèm khát chiến trường, sau gần bốn năm trui rèn gian khổ mong được thử lửa, thêm với bầu máu nóng của tuổi trẻ muốn bảo quốc an dân, chúng tôi đã xông pha vào trận chiến vói hành trang thật đầy đủ từ tinh thần, thể lực lẫn trí tuệ của một sĩ quan đa hiệu, và còn nữa: trên vai chúng tôi còn cả một truyền thống oai hùng của các bậc đàn anh. Ôi ! Kể sao cho hết lòng tự tin, hăng say náo nức của ngày đầu tiên tôi được khoác lên mình bộ quân phục khét tiếng chiến trường ấy.
Tôi và Xuân, một tay có dáng người cao,đen,đẹp trai của khóa 29, sau khi cùng anh em trình diện Trung tá Thông ở bộ Tư Lệnh Tiền Phương 2 Suối Máu, được phân phối ngay về Biệt Đội 817 đo Đại úy L. chỉ huy, không một ngày giờ phép.
Tôi xin nói sơ qua về cách phối trí đơn vị và danh xưng trong liên đoàn một cách tóm lược vì sự hiểu biết hạn hẹp và cũng để bảo mật cho một đơn vị đặc biệt nàỵ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn là Đại tá Huấn, Hậu cứ của Liên đoàn đóng ở An Sương,Hóc Môn, có hai Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đặc nhiệm cho từng vùng hoạt động. Dưới quyền cuả Bộ Tư Lệnh Tiền Phương là những Biệt Độị . Biệt Đội có quân số của một đại đội, lúc nào cũng được bổ sung thật đầy đủ, và được chia ra làm 03 Trung Đội Xung Kích, một Trung Đội Thám Kích và một Trung Đội Súng Nặng. sau đó được chia thành Toán và Tổ. Khi hành quân, các trung đội xung kích thường đánh trực diện và trung đội thám kích được phân phối thành 06 toán để nhảy thăm dò, đột kích, tìm diệt, thu thập tin tức, hay hoa nở trong lòng địch. Biệt Đội được yểm trợ đặc biệt như một Tiểu Đoàn khi hành quân.
Đại Úy L. là một người chỉ huy dày dạn và bình tĩnh. Sau khi chúng tôi chào trình diện, ông chỉ nói vỏn vẹn “Chào hai anh” rồi lặng yên nhìn hai đứa tôi như dò xét khả năng, nhưng chúng tôi như một cặp gà nòi ế độ, đứng lặng yên chờ nhận nhiệm vụ, không chút bồn chồn, dù trong lòng có chút băn khoăn.
Sau khi yên lặng soi vảy và xem giò cẳng, Đại Úy L. từ từ nói: “Biệt Đội cần một Trung Đội Trưởng súng nặng và một Trưởng toán Thám Kích, hai anh chọn cái nào”. Xuân K.29 e dè nhìn qua tôi, bắt gặp cái nhìn của Xuân tôi hiểu rằng “em muốn nhường anh”. Tôi không ngần ngại, bước lên một bước, đưa tay lên chào và dõng dạc nói: “Tôi nhận Trưởng toán Thám Kích”. Quả thật cái gì đã in sâu trong tôi: Truyền Thống -Tình Anh Em ? Em nhường Anh và Anh gánh vác hiểm nguy cho Em…và cùng lúc đó trong đầu tôi thoáng qua hình ảnh người tôi yêu với đôi mắt đợi chờ sâu thẳm.
Sau thủ tục giấy tờ và giới thiệu sơ qua về đơn vị đo một Sĩ quan khác đảm nhiệm, hai đứa tôi được đi ăn bữa tối đầu tiên của đời lính thật sự trong căn lều lớn có những lớp bao cát dày che chở chung quanh.
Trên đường đi, Xuân lo ngại hỏi tôi: Làm sao Niên trưởng, tôi quên hết rồi, Niên trưởng chỉ tôi với.Tôi trấn an Xuân: “Ông đừng lo, chỉ cần ông định điểm đứng và chấm tọa độ cho chính xác là đủ, tụi nó sẽ làm hết cho ông.” Xuân vẫn còn lo ngại nói tiếp: “Tối nay tôi qua hỏi thêm Niên trưởng vài chuyện”. Tôi gật đầu và sụyt khẽ với Xuân khi có vài người lính đi lại gần.
Trong đầu tôi lúc đó cũng mang nặng nỗi lo không kém : Làm sao để thu phục được những người lính gan lì đã từng vào sinh ra tử này.
Buổi tối hẹn với Xuân không bao giờ đến, vì sau bữa cơm chiều, chúng tôi đã nhận được lệnh hành quân cấp tốc vào sáng sớm ngày mai.
VÀO VÙNG TRÁCH NHIỆM.
Biệt đội chúng tôi được chuyển vận về sân vận động quận Nhất ở bên hông bộ Tổng Tham Mưu đúng vào ngày 23 tháng Tư của năm định mệnh 1975.
Trên đường về Sài gòn, ngang qua đại lộ Phan Thanh Giản, chúng tôi đã nhìn thấy những căn cứ phòng thủ được vội vàng thiết lập đọc hai bên đường, nhưng Sài Gòn vẫn còn ngơ ngác, chưa sẵn sàng cho một cuộc phòng thủ qui mô rộng lớn trong chiến tranh. Dân chúng hốt hoảng, sợ VC, ủng hộ quân đội Quốc gia, nhưng họ vẫn xem cuộc chiến chống lại VC là của Quân Đội VNCH, người dân chỉ đóng vai trò như một cổ động viên trong một trận tranh tài thể thao không hơn không kém. Những căn cứ phòng thủ được thiết lập lẻ loi trơ trọi, không kết hợp được với địa hình bao quát chung quanh, chưa thiết lập được sự liên kết chặt chẽ cần thiết giữa dân và quân cũng như giữa những đơn vị chính qui và địa phương cho một phòng tuyến liên hợp cần thiết khi chiến tranh đã đi vào thành phố.
Nhìn những lô cốt bằng bao cát nằm lẻ loi trơ trọi hai bên xa lộ, quan sát những tòa nhà cao ốc chung quanh không một sự phòng thủ thích nghi, tôi lo ngại cho sự an toàn bền vững của nhưng chốt phòng thủ nàỵ Chúng là miếng mồi béo bở của một trái B40 hay cối 61 của một toán đặc công vô danh nào đó len lỏi vào các tòa cao ốc trước khi tank hay lưc lượng chính qui tiến chiếm trận địa.
Suy nghĩ bâng quơ một lúc, thì đoàn xe đã đến ngã tư Công Lý và quẹo phải để chạy về hướng Bộ Tổng Tham Mưu. Đến đây, chúng tôi phải chạy chậm lại vì dân hai bên đường di chuyển hỗn loạn khác thường, một số đã nhận ra chúng tôi và bắt đầu hô lên “Biệt Cách Dù về! Biệt Cách Dù Về!” và làn sóng âm thanh ấy từ từ rộ lên nhịp nhàng lấn át cả mọi tiếng động ồn ào trong thành phố và rồi toả rộng ngân vang: Biệt Cách Dù về ! Biệt Cách Dù về ! Biệt Cách Dù về! hoà với tiếng vỗ tay cách nhịp của các em thiếu niên, và trên khuôn mặt hốt hoảng của những người dân đã dấy lên ánh mắt loé sáng của niềm tin. Vâng! chúng tôi, những người lính của chiến trường đẫm máu, đã về thành phố. Bất giác, tay tôi nắm chặt lại, nhìn gương mặt của những người lính vốn đã gan lì nay lại rạng ngời lên ánh mắt cương quyết. Trong lòng chúng tôi như cùng thầm nguyện lời hứa Kinh Kha.
Chúng tôi đổ quân xuống sân vận động quận Nhất, Sau khi bố trí canh gác phòng thủ, các sỉ quan trong biệt đội được lệnh họp và chúng tôi được tiếp xúc với một vị Trung Tá từ Bộ Tổng tham Mưu phái đến. Sau khi sơ lược ngắn gọn tình hình và nhiệm vụ, ông ta dỏng dạc nói: “Các anh là đơn vị cuối cùng được cấp trên tin tưởng đưa về đây phòng thủ BTTM.và chúng tôi tin rằng đơn vị các anh không phụ lòng tin đó.” Sau lời phát biểu ngắn gọn hàm chứa ý nghĩa ủy thác, ông ta lên vội xe jeep về lại TTM, chúng tôi về đơn vị mình và tôi băt đầu làm quen với những người lính chai lỳ có gương mặt lạnh lùng u uất, những nét chỉ có trên những người đã từng về từ cõi chết. Quả thật họ là những người đáng gờm, những người lính lạnh lùng ít nói này sẽ gầm lên như hổ dữ khi chạm trán địch quân.
Chiều hôm đó, chúng tôi được cấp phát mỗi người một bộ quân phục của cán binh VC và được huấn luyện sơ qua về các hoạt động trà trộn trong lòng địch cùng cách xưng hô địch quân thường gọi nhau trong đơn vi.. Mãi sau này, tôi mới biết cấp trên đã dự trù một kế hoạch rút vào rừng và tiếp tục chiến đấu nếu Sài gòn thất thủ. Sau đó, sĩ quan và các trưởng toán dược phát một bản đồ quân sự của Sài gòn.
Chúng tôi đóng quân hai ngày đêm trong sân vận động để dưỡng quân, huấn luyện và cũng để các binh lính và sỉ quan làm quen với đơn vị mới.Sáng ngày 26/04/75, theo từng vùng trách nhiệm đã phân định sẵn, chúng tôi âm thầm rải quân trấn ngự các dịa điểm trọng yếu.Toán Thám Kích do tôi chỉ huy trấn đóng nhà thương Cơ Đốc lúc bấy giờ còn đang xây cất dở dang và một dãy cao ốc đối diện.
Đã được chỉ thị từ trước, tôi cho anh Trung sĩ toán phó chọn hai người lính có kinh nghiệm xử dụng M72, thiết lập hai tổ chống tank di động trải dài dọc theo bờ rào bằng gạch táp- lô (concrete block) nằm cạnh lề đường.Một tổ khác nằm trên cao ốc đối diện. Tôi theo tổ thứ tư đóng ở nhà thương Cơ Đốc. …
Phối trí đơn vị xong thì trời cũng đã đứng bóng, trong lòng tôi đầy ắp những lo âu và căng thẳng tột cùng: giặc vào Đô Thành dân chúng sẽ ra sao.Đánh giặc trong thành phố thật là điều mới mẻ trong kiến thức quân sự nhỏ bé của tôị Từ cao ốc nhìn xuống nhũng dãy phố chung quanh, tôi tưởng như những dãy đồi trùng điệp với nhũng địa dạo bí hiểm bên trong. Trong đầu tôi loé lên kế hoạch xử dụng những toán trẻ đưa tin như Huân tước Baden Powell (ông tổ của Phong trào Hướng đạo) để chống lại sự xâm nhập bằng đặc công của đich. Tôi lịm người thiếp đi trên vai người hạ sĩ mang máy PRC25 với giấc mơ tuổi thơ của những trò chơi lớn. Những đêm mất ngủ lo âu đã kéo đôi mi tôi sụp xuống.
TÌNH QUÂN DÂN:
Tôi giật mình tỉnh giấc vì những tiếng rè rè cuả PRC 25 từ Tổ 1 gọi lại: K a đây Hắc báo ! nghe rõ trả lờị Tôi đáp : 5/5. “Có 02 con tôm đang bò lại nghe rõ trả lời ! 5/5 tôi đáp gọn nhưng trong lòng hoang mang với danh từ mới mẻ nàỵ Cua là tank của địch, én hay chuồn chuồn là các loại phi cơ, còn tôm….tôi đảo mắt nhìn xuống mặt đường, hai chiếc xích lô đang đậu lại, trên mỗi xe là một giỏ cần xé đầy được phủ bao đệm, không biết cái gì bên trong. Tôi giật mình thét lên “Đ.M. coi chừng!” rồi nhảy từ lầu một xuống một đụn cát bên dưới, người Hạ sĩ mang máy cũng nhảy theo. Toán phó H. đã nhanh chóng dẫn tổ ba người của anh tràn lên mặt đường, phối hợp với tổ trực đang gác trên đường để cô lập hiện trường, một mặt kềm chế những chiếc xích lô, một mặt chận đứng giao thông. Tôi đích thân gọi các toán trưởng khác cùng lên máy. Một người đàn bà ăn mặc bình dân từ sau giỏ cần xé của chiếc xích lô bước xuống với vẻ ngạc nhiên lẫn hốt hoảng: ” Tôi đem đồ ăn tới cho lính mình mà”. Trung sĩ nhất H. quay nhìn tôi chờ lệnh.
Thấy hơi quê với đàn em, tôi làm như tay sành điệu, đưa bàn tay phải ra, chúm năm đầu ngón tay lại rồi dùng ngón chỉ của tay kia chạm vào chúm tay nọ rồi bung năm đầu ngón tay ra ( hiệu lệnh lục soát tôi mới học lóm được). H. hiểu ý, sai một lính dưới quyền trải tấm poncho mỏng bên lề đường, (đời lính ăn ngủ và hy sinh gói trọn trong tấm poncho).
Người đàn bà cùng hai phu xích lô lần lượt chất chả và bánh mì xuống poncho dưới sự quan sát cẩn thận của H. rồi tất tả cùng đạp đi như sợ người khác nhận diện, không kịp nhận một lời cảm ơn.Tôi giao cho H. xử lý mọi việc, không quên nhắc anh ta chia đều cho các toán khác và “cúng dường” ban chỉ huy Biệt đội.
Bữa cơm trưa thật ngon miệng, những lát chả thơm ngon lạ lùng sau một tuần lễ gạo sấy , cá hộp làm ấm cả lòng người (ration C chỉ còn là huyền thoại). Nhìn khuôn mặt những người lính tươi lên, có lẽ họ cũng thấy ấm lòng như tôi và tay súng của họ sẽ ghì chặt thêm trong trận chiến.
Trời dần về chiều, những tin tức bất lợi dồn dập đưa tới, tiếng nổ xa gần của đại pháo không làm tôi quan tâm đến nữa.Những chiếc xe buýt chật cứng người được Mỹ cho đặc ân di tản chạy về hướng Tân Sơn Nhất báo trước sự chạy làng của cái gọi là “Đồng Minh”, chúng tôi chỉ chận lại xem xét giấy tờ và tịch thâu tất cả vũ khí trên xe để phòng ngừa rối loạn có thể xảy ra.
Họ ra đi cho bản thân riêng, chúng tôi ở lại vì nhiệm vụ chung của người lính cho đến giờ phút cuối, không mảy may than phiền thắc mắc.
Tối đến trong căng thẳng, sau bữa cơm chiều, tôi ra lệnh cho các tổ giữ vững cách phối trí nhưng thay đổ vị trí để ngừa đặc công. Tổ chỉ huy của tôi di chuyển qua bên kia đường đóng trên một cao ốc. Khuya hôm đó, H. Toán phó, chuyền tay đến tôi một chai Johny Walker với hàng chữ thật dễ thương ghi bên ngoài: “tặng các anh”. Chúng tôi chuyền tay nhau hết chai, đỏ mắt lên chờ sáng.
NGAO DU SÀI GÒN.
Hôm nay đã là ngày 29, 08 ngày mang chiếc lon Thiếu Úy mới toanh trên trên cổ áo với nhũng nhiệm vụ thật mới lạ và bất ngờ không có trong binh thư, tôi cũng đã quen dần với đời sống lính rừng trong thành phố. Suốt gần 04 năm quân trường, có bao giờ tôi nghĩ đến tình huống ngộ nghĩnh như thế này: Đường đường một đơn vị lính trận mà phải chia nhau đứng gác đường như những anh chàng cảnh sát bạn dân không bằng. Thật rõ chán, lòng lại nóng như lủa đốt vì những tin tức bất lợi dồn dập đưa đến không ngừng qua các đài phát thanh. Đất nước tan hoang, gia đình di tản không nơi ăn chốn ở.
Người yêu duy nhất của tôi lúc bấy giờ đã một lần đến thăm tôi nắm tay để nói lời từ biệt, Nàng muốn ra đi với một ông lớn nào đó trong Bộ Dân Vận Chiêu hồi, nơi Nàng đang làm việc.Lòng tôi thật rối như tơ vò nhưng ngoài mặt vẫn lạnh như băng.
Tội nghiệp những người lính đang trông chờ tất cả vào tôi, họ nhìn thẳng vào mắt tôi mỗi khi có biến động dầu chỉ là tiếng nổ của đạn pháo xa xa.
Quả thật phòng thủ không phải là sở trường của một đơn vị đầy tính chất linh động như thế này.Và chúng tôi bắt đầu cảm thấy mình như những con vật nửa người nửa ngợm. Bộ đồ dù này chỉ đẹp trong những buổi sớm chiều trong rừng già trùng điệp, hay trên bãi chiến trường khét mùi thuốc súng.
Ngày 29 trôi qua thật nhàm chán, thỉnh thoảng chỉ nghe vài tràng liên thanh nhỏ, không khí ngột ngạt, một sự yên lặng ngấm ngầm ghê rợn. Lệnh tử thủ vẫn được nhấn mạnh từ Bộ Tư lệnh tiền phương. Trong ánh mắt những người lính gan lì đã thoáng lên sự nhàm chán. Tôi chợt nghỉ ra một cách để giải khuây: Hai tiếng đồng hồ phép cho tất cả mọi người, một quyết định thật táo bạo trong tình huống bấy giờ, nhưng không biết tại sao tôi lại tin tưởng hoàn toàn ở những người lính chịu chơi nàỵ.
Tôi im lặng phối trí lại các tổ tam đầu chế, mỗi tổ có một người biết đường đi nước bước ở Sài Gòn. Đúng 08 giờ tối, tôi cho tổ đầu tiên âm thầm lên trình diện.
Tôi ra lệnh ngắn gọn:
Tao cho tụi bay đi chơi, đúng hai tiếng, mổi đứa chỉ được mang theo một trái mini, súng đạn để hết lại đây, thằng tổ trưởng giữ cây P38 này của tao nghe. Đi về cho đúng giờ để thằng khác còn đi. Nhớ cẩn thận.
Đầu tiên là ngạc nhiên và sau đó là những nụ cười sáng rỡ, hồn lính thật ngây thơ. Một tiếng dạ ngắn rồi ba chàng Ngự Lâm biến mất trong màn đêm, tôi bắt đầu lo âu chờ đợi…Và họ đã trở về đầy đủ, đúng giờ với những nụ cười hồn nhiên pha một chút bẽn lẽn khi nghe tôi hỏi “Dzui không tụi bay”.
Khi các tổ đã về đầy đủ, tôi cũng tự cho phép tôi, mượn chiếc Honda, chạy vội về thăm gia đình đang tạm trú ở nhà người quen gần đó sau khi di tản từ Qui Nhơn. Tôi chỉ kịp ôm hôn Mẹ tôi, trấn an Bà vài câu rồi vội vã ra đi, mang theo ánh mắt luyến lưu chịu đựng của một bà Mẹ VN tiễn con đi trong những giờ phút cuối.
ĐÔI CO TRÊN LỬA ĐỐT.
Khoảng 5 giờ rạng sáng ngày 30 tháng tư, toán thám kích chúng tôi như một chú sư tử ngái ngủ trong cũi sắt giữa một thanh phố bỏ hoang. Bỗng nhiên tiếng gầm của đại pháo và súng chống tank vang lên dữ dội từ hướng Lăng Cha Cả, cùng lúc tiếng rè rè của máy PRC25 vang lên, tôi vươn mình chụp vội cần liên hợp không kịp chờ anh Hạ sỉ mang máy.Lệnh chuẩn bị hành quân từ Đ/U Biệt đội trưởng.
Qua đối thoại ngắn ngủi, tôi biết rằng biệt đội đang chận đứng một đoàn Tank của cọng quân không rõ bao nhiêu chiếc và đã nướng được 04 con. Chúng tôi được lệnh chuẩn bị thật nhẹ để nhảy chân chim, một lối nhảy trải mỏng từng tổ một và thay đổi vị trí liên tục để gây hoang mang trên đường tiến của địch quân. khu vực và phương tiện sẽ được chỉ định sau.
Tôi ra lệnh cho thuộc cấp chỉ mang theo những trang bị nhẹ nhàng nhất và chuẩn bị tinh thần cho những trận cận chiến và chống Tank. Vài người lính rút chiếc dao găm ra ngắm, liếc nhẹ vào nòng súng vài cái, đút lại vào bao rồi vỗ mạnh, tôi biết họ đã sẵn sàng và thật điệu nghệ. Có người còn nhổ một bãi nước bọt vào nòng súng, có lẽ vì một thói quen cố hữu.
Chúng tôi nóng lòng đợi chờ lệnh hành quân như những con ngựa chiến bị ghìm cương, mắt trợn trừng lồng lộn, bạn bè cùng đơn vị chúng tôi đang sống chết với giặc ngoài kia, sao chúng tôi đành ôm vó đợi chờ vô tích sự, và tôi như một chàng trai tân đang chờ đợi cuộc hẹn đầu đời với con gái của Ma Vương.
Cái đợi chờ làm tôi bồn chồn nóng nảy lẫn lo âu như một chú cá đang bị nướng sống trên lò lửa nóng, mắt tôi đỏ gừ, hơi thở dồn dập, mặt tôi tê dại đi không còn cảm giác. Tôi cắn chặt hàm răng, cố thở thật sâu để nén đi cảm xúc của mình rồi lừ mắt nhìn thẳng vào mặt của từng người lính. Bất giác, tôi chưởi thề lớn tiếng: ĐM. tao như đứng trên lửa… và cứ thế thời gian trôi qua như thử thách sự dẻo dai của những dây thần kinh đang căng thẳng đến cùng cực. Để đốt thời gian, trấn an tinh thần lính, tôi trải rộng tấm bản đồ, định hướng chính xác, rồi gọi các tổ trưởng đến phân tách và giải thích từng cứ điểm quan trọng trong vùng.
Tuy sẵn sàng nhưng chúng tôi vẫn duy trì nhiệm vụ của mình trong vùng trách nhiệm, các tổ vẫn thay phiên nhau cho người đứng gác đường, chứng tỏ sự có mặt của mình để duy trì trật tự. Đang trong tình thế căng thẳng đó, một sự kiện buồn cười nhưng cảm động xảy đến làm tôi nhớ mãi.
Người đứng gác đường lúc bấy giờ là một anh Trung sĩ tổ trưởng với bộ quân phục đẹp nhất mà anh có được trong túi quân trang. Bỗng nhiên, có chiếc cyclo đậu xịch lại sát bên anh, mọi người đều giật mình chưa kịp phản ứng thì một cô gái trẻ ăn mặc diêm dúa nhảy ra, cô ta cười toe toét, ăn nói líu lo rồi rút ra một xấp tiền dúi vào tay anh chàng Trung sỉ trẻ, anh ta đẩy tay cô này ra, nhìn về hướng tôi có vẻ lo lắng vì tôi rất nghiêm ngặt trong nhiệm vụ đứng gác này , sau một hồi đôi co, cô gái tìm cách dúi đại tiền vào túi quần trận của anh Trung sĩ rồi leo lên cyclo chạy đi mất.
Tôi ra lệnh cho người khác lên thay gác, kêu anh chàng này đến chấn chỉnh để làm gương. Anh Trung sỉ này chỉ biết gãi đầu bứt tai rồi phân trần với giọng đặc sệt miền Nam:
“Hồi hôm, Trung úy cho tụi em đi chơi (lại lên lon), em quằm con nhỏ này, tiền bạc đàng hoàng, sáng nay ngang qua đây, nhận ra mặt em đứng gác, nó tội nghiệp, nằng nặc đòi trả tiền lại cho được.”
Tôi mĩm cười trong bụng, ra lệnh anh ta quay lưng lại, đá nhẹ một cái vào đít cảm thông. Anh ta xoay người chào tôi với nụ cười trên khoé mắt rồi vội vàng chạy đi thi hành tiếp nhiệm vụ canh gác đang được tạm thời thay thế.
NGƯỜI LÍNH MANG MÁỴ
Lúc bấy giờ đã hơn 10 giờ 30 phút trưa ngày 30, lệnh tử thủ vẫn được duy trì, lệnh hành quân tôi vẫn đang chờ đợi mặc dù trên đài phát thanh, Tướng Minh đã tuyên bố và kêu gọi đầu hàng. Chúng tôi, những người lính, chỉ biết tuân lệnh cấp chỉ huy trực tiếp của mình. Tôi thấy được trong ánh mắt lính sự hoang mang, trong lòng tôi cũng tự đặt câu hỏi không biết phải làm gì.
Tuy đã quá mệt mỏi với sự đợi chờ và lo âu kéo dài, nhưng tinh thần trách nhiệm trong tôi vẫn còn tỉnh thức: mạng sống của thuộc cấp và sự an toàn ổn định của người dân trong khu vực trách nhiệm lúc bấy giờ là mối quan tâm chính yếu của tôi.
Trên vai trái hai khẩu M72, trong túí áo 04 trái mini, vai phải là cây M16 với cấp số đạn đầy đủ trong túi quần, giắt khẩu P38 ngắn nòng vào dây nịt dưới chiếc áo 4 túi, tôi cố gắng tạo cho mình một dáng đi chững chạc bình tỉnh dẫn anh Hạ sĩ mang máy đi một vòng thăm hỏi nói chuyện với từng người lính, tinh thần họ hơi xao động vì không biết việc gì sẽ xảy ra, nhưng những người lính gan lì này vẫn quyết tâm sát cánh bên tôi cho đến giờ phút cuối, thật không hổ danh là những con cọp biết nhảy dù. Không biết tôi trấn an họ hay chính họ đã làm lòng tôi ấm lại và vững vàng hơn.
Tôi biêt rằng một sơ sẩy của tôi trong lúc này có thể đưa đến cái chết thật oan uổng cho những người lính quả cảm trung thành ấỵ Chúng tôi như keo sơn sống chết có nhau, quan cũng như lính, sự hiểm nguy thật công bằng trong những đơn vị nhảy toán này. Đây đã là giờ thứ 25, tất cả đều im lặng vô tuyến, tôi rít một hơi thuốc dài cuối cùng rồi dùng ngón tay bóp nát đóm thuốc lúc nào không biết. Mãi lo nghĩ đến sự an nguy của thuộc cấp, tôi quên hẵn đi thân phận của chính mình.
Đang suy nghĩ vẫn vơ, bỗng nhiên, một chiếc Pờ-giô 404 màu trắng bóng loáng thắng rít cạnh lề đường, gần chỗ tôi đang đứng, một người đàn bà đứng tuổi, ăn mặc sang trọng xuống xe, chạy vội lại ôm chầm lấy người hạ sĩ mang máy, bù lu bù loa:
– Con ơi con! sao giờ này con còn ở đây con! về với má đi con.
Trong tình huống này, tôi không biết phải làm gi, có nên giữ anh ta ở lại đơn vị trong giờ phút thứ 25 này không?. Suy nghĩ thoáng nhanh trong đầu, tôi vội bước lui vài bước, quay đi hướng khác, để tùy anh ta định đoạt. Qua ánh nắng đỗ nghiêng, tôi thấy bóng anh ta quay lại phía tôi im lặng hồi lâu, rồi với giọng trầm buồn nhưng quả quyết:
– Má về đi, con ở lại với Thiếu uý à.
Tôi bất giác quay lại nhìn anh, nén vội dòng lệ đang trào dâng lên mắt. Tình đồng đội, tinh thần trách nhiệm hay khí phách của một người trai đã giữ anh ở lại với chúng tôi trong những giờ phút cuối cùng tuyệt vọng đó. Đơn giản quá một câu trả lời ngắn ngủi, nhưng nó hàm chứa tâm tình của một hào kiệt, và tâm tình đó không thiếu trong đơn vị dù mũ xanh này.
Người Mẹ không biết làm gì, quay lại phía tôi với ánh mắt nhìn cầu cứu, một lần nữa tôi lại phải ngoảnh mặt để tránh đi một tình huống ngỡ ngàng khó xử. Trong đầu tôi thoáng hiện lên hình ảnh luyến lưu chịu đựng của Mẹ tôi đêm hôm trước.
– Thôi, Mẹ về, con nhớ lời Mẹ dặn.
Bà chỉ nói được bao nhiêu, rồi ôm chầm lấy con thổn thức. Người lính mang máy đứng thẳng người, hai tay trong túi quần trận, đầu ngẫng cao, cắn chặt răng, quai hàm bạnh ra, trông anh vững vàng như một cổ thụ đang cố đè nén những cơn bão táp phong ba dữ dội trong lòng.
Người Mẹ sau đó lau vội nước mắt, đi chậm chậm về hướng chiếc xe, tôi đưa mắt ra hiệu cho anh trung sỉ toán phó đang ở gần đó đến mở cửa đứng chờ. Bà lẳng lặng bước lên xe nổ máy, ngồi nhìn con một lúc rồi từ từ lái xe đi sau khi quay lại đón nhận cái gập mình cúi đầu chào tôn kính của tôi.
Quả cảm thay người lính, bao la thay lòng hy sinh của người Mẹ trong chiến tranh. Lòng tôi chạnh lại dưới ánh nắng dã dượi của Sài gòn trong ngày tàn cuộc.
ĐỊT MẸ NÓ, ĐẦU HÀNG RỒI

Lòng bàng hoàng xúc động về lòng trung thành của anh Hạ sĩ mang máy đối với đơn vị, tôi ngẩn ngơ đứng lặng người, nhìn bâng quơ lên bầu trời ám khói hanh vàng.
Lúc bấy giờ đã gần 11 giờ, dân chúng di chuyển tấp nập, thỉnh thoảng họ lén đưa ánh mắt ái ngại nhìn về phía chúng tôi. Họ đang nghĩ gì về chúng tôi?: những nhân chứng của chiến tranh, hình ảnh hào hùng đã trôi vào quá khứ, hay những hình nộm được trưng bày không đúng thời hợp lúc. Mặc cho những suy nghĩ thị phi, chúng tôi vẫn chu toàn nhiệm vụ của mình trong vùng trách nhiệm: bảo vệ mạng sống của binh sĩ dưới quyền và sự an toàn ổn định của người dân cho đến khi có lệnh mới.
Một tràng M16 nổ dòn tan kéo tôi ra khỏi những suy nghĩ vẩn vơ, tiếp theo là tiếng thét thất thanh phẫn nộ :”Địt mẹ nó! Đầu hàng rồi. Địt mẹ nó! đầu hàng rồi.Một toán lính Dù gồm một người có vẻ là cấp chỉ huy và 3 người lính xuất hiện ở ngã ba cuối phố, họ di chuyển về phía chúng tôi không được bình tĩnh. Thỉnh thoảng, người chỉ huy bắn một tràng M16 rồi lại thét lên: “Địt mẹ nó! Đầu hàng rồi.” Trên vai anh, một dòng máu chảy dài xuống cánh tay còn nhỏ giọt, ba người lính với khuôn mặt đanh lại lạnh lùng im lặng đi theo bảo vệ.
Tôi ra dấu cho thuộc cấp giữ ổn định tại vị trí của mình. Chúng tôi đã dùng áp lực tước vũ khí nhiều toán quân lẻ tẻ không tổ chức khi họ qua phòng tuyến của chúng tôi để vào Sài gòn nhằm tránh những hỗn loạn đáng tiếc trong thành phố. Nhưng đây là một trường hợp thật nguy hiểm và khó khăn.


Chúng tôi tôn trọng những người anh em lính Dù mũ đỏ này với những chiến công lừng lẫy. Nhìn tình đồng đội của họ trong hoàn cảnh tuyệt vọng hiện nay cũng đủ thấy tinh thần và hiệu quả chiến đấu của họ như thế nào khi lâm chiến. Làm sao đây để chận đứng những hành động nguy hiểm chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cơn cuồng nộ phẫn uất ấy.
Một suy nghĩ táo bạo thoáng qua trong đầu, tôi lột chiếc nón sắt đưa cho một thuộc cấp, gác hai khẩu M72 bên vệ đường, rút trong túi áo ra chiếc nón xanh của binh chủng đội lên đầu, mang cây M16 trên vai, khoác tay ra dấu cho thuộc cấp cùng đứng lên, rồi với thái độ bình tĩnh ung dung, tôi dẫn anh Hạ sĩ mang máy chậm bước đến vị trí người lính đang đứng gác giữa đường. Một tràng M16 nữa lại nổ vang, toán lính Dù này chỉ còn cách chúng tôi khoảng 30 thước, và họ vẫn chưa nhận thấy sự hiện diện của chúng tôi. Họ tiến gần chúng tôi khoảng 20 thước nữa, một tràng đạn chỉ thiên lại nổ dòn trên không. Tôi hít một hơi thở sâu, dùng hết sức thét lên
” N-G-H-I-Ê-M “. Đúng là Lính, họ giật mình dừng lại nhìn quanh, thấy chúng tôi với quân trang và vũ khí đầy đủ, có lẽ cảm thấy ấm lòng trong vùng kiểm soát của một đơn vị bạn, họ dừng chân và hơi bình tĩnh trở lại, chúng tôi nhìn nhau, chung bộ đồ Dù, một là chiếc nón đỏ với những trận chiến vang danh, một là chiếc nón xanh với những hoạt động biệt cách đởm lược. Tôi tiến đến bắt tay anh, người chỉ huy toán lính Dù quả cảm. Chúng tôi im lặng nhìn nhau, anh vẫn còn thì thào : Địt mẹ nó!……
Tôi đích thân đưa anh vào một căn bỏ trống trong tòa cao ốc, kêu toán phó băng bó vết thương ở vai và lưng cho anh rồi vội vã bỏ ra ngoài sau khi đưa cho anh chiếc áo dù còn mới toanh của tôi để thay chiếc áo đã bết máu khô. Ba người lính Dù vẫn lặng lẽ bám theo anh không rời một bước.
Tôi không nhớ anh mang cấp bậc nào, nhưng chỉ biết toán lính Dù này rút về đây khi trại Hoàng Hoa Thám đã hoàn toàn thất thủ. Sau khi chuyện trò thuyết phục, họ đã đồng ý ở lại với chúng tôi và trở thành một tổ mới trong toán. Về sau toán lính Dù này đã theo chúng tôi cho đến tọa độ cuối cùng.

TOẠ ĐỘ CUỐI CÙNG.

Thời gian như dừng lại, cái nắng ảm đạm của Sài gòn như chuyên chở tâm tư tôi trở về với những thực tại phũ phàng:
Sụp đổ rồi ư những hoài bão ước mơ vá trời ngang dọc, có làm được gì không trong cơn tuyệt vọng cùng đường này.
Đầu óc tôi trống không mụ mẫm. Cổ họng tôi khô quánh lại. Những người lính của tôi dễ thương và tội nghiệp quá, làm sao để bảo vệ mạng sống của họ trong hiện tại và dẫn dắt họ trong đời sống vô định của một tương lai đen tối. Vì trách nhiệm, tôi bám chặt họ để làm lẽ sống.Vì quả cảm trung thành, họ quyết theo tôi cho đến bước đường cùng. Tôi đứng như trời trồng, nhìn sững xuống chân thấy bóng mình dần thu ngắn lại.
Tiếng rè rè của PRC25 làm tôi giật mình, đích thân Đại úy Biệt đội trưởng ra lệnh hành quân, các sĩ quan trong ban chỉ huy Biệt đội đã đồng ý một kế hoạch rút quân về toà nhà Quốc Hội, giá súng tại đây, tuyệt đối không buông súng trong vùng trách nhiệm. Trung đội Thám kích mở đường và tập hậu, chiếm các cao ốc làm điểm tựa cho cuộc rút quân.
Tôi tê dại đánh rơi cần liên hợp xuống mặt đường. Vậy là hết !…
Sững người trong phút chốc, tôi buông thõng:
– Đi .
– Đi đâu thiếu uý. Người toán phó nôn nóng hỏi.
Tôi nhìn anh ta với đôi mắt ngầu lên uất hờn tủi nhục rít qua kẽ răng đang nghiến chặt:
– Lệnh hành quân về quốc hội. Tôi đáp gọn rồi kịp quay đi dấu đôi dòng lệ trào tuôn không cầm được.
Biệt đội đã bắt đầu di chuyển, ba toán nhảy theo chân sáo mà điểm đậu là các tòa cao ốc để bảo vệ các trung đội xung kích di chuyển trên mặt đường. Toán chúng tôi tuy vẫn giữ nguyên tắc tổ tam đầu nhưng tụ lại cho ấm cúng hơn.
Bỗng nhiên, tiếng máy của T54 đồng loạt gầm lên trên khắp ngã đường, những khối sắt đen đồng loạt bò ra dừng lại án ngữ những điểm chính yếu rồi đứng lại đe dọa, có tiếng click nhẹ của những khẩu M72 dương nòng, tôi chưa kịp phản ứng gì thì nhìn quanh, những người lính thiện nghệ của tôi đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, tôi vụng về dương nòng cây M72 rồi ẩn mình sau một gốc cây lớn vệ đường quan sát.
Một sự im lặng căng thẳng cùng cực, T54 gục nòng trong tư thế trực xạ, M72 đã sẵn sàng với biểu xích đã bật lên, súng ghìm súng, mắt long lên theo từng động tỉnh của đối phương, chỉ cần một tiếng súng nổ là khai hỏa một trận chiến không ai lường được hậu quả. Lúc bấy giờ khả năng tham chiến của biệt đội 817 chúng tôi vẫn đầy đủ.
Chiến công cuối cùng của Biệt Đội 817 Liên Đoàn 81 BCD ngay giữa Thủ đô Sài Gòn sáng ngày 30-04-1975


Đang trong phút im lặng tử thần đó, một sĩ quan, nếu tôi nhớ không lầm là một toán trưởng kỳ cựu trong trung đội thám kích, một cánh tay phải của Biệt đội trưởng, đứng thẳng người, mạnh dạn bước ra, nhìn về hướng Biệt đội trưởng như chờ sự chấp thuận. Nhận được thủ lệnh, anh từ tốn cởi bỏ vũ khí để xuống mặt đường, rồi dỏng dạc bước ra đứng giữa đường lớn tiếng:
– Chúng tôi, biệt đội 817 Biệt cách Dù, chúng tôi không buông súng trong vùng trách nhiệm, chúng tôi đang hành quân về quốc hội để trả vũ khí lại cho dân. Giọng anh sang sảng bằng tiếng Bắc 54.
Phía đối phương không động tĩnh một hồi lâu, có lẽ họ đang liên lạc để chờ lệnh trên hay để đánh giá lực lượng chúng tôi trước khi quyết định việc gì. Sau đó, từ chiếc T54 phía sau, một người bên đối phương bước xuống nói chuyện với anh Sĩ quan toán trưởng này, hai bên tranh luận dằng co, lúc nhẹ nhàng, khi lớn tiếng, cuối cùng, anh toán trưởng quay trở lại, khuôn mặt đỏ ngầu. Vì sự an nguy của đồng đội, anh đã cố nén đi sự phẫn nộ, có lẽ anh đã quen nói chuyện với địch quân bằng một phương pháp cứng rắn hơn.
Sau khi về lại vị trí, anh toán trưởng này đã gọi mọi người cùng lên máy và chúng tôi nói chuyện bằng bạch văn.
Tôi được biết đối phương đã đồng ý để chúng tôi tiếp tục hành quân về toà nhà quốc hội, nhưng hai bên cùng thỏa thuận: trên lộ trình hành quân, nếu gặp nơi đối phương đang trú quân, chúng tôi phải vác súng lên vai và ngược lại, khi chúng tôi nghỉ chân thì bất cứ đơn vị nào của đối phương đi chuyển qua cũng phải vác súng lên vai không được ở tư thế tác chiến.
Đại úy Biệt đội trưởng ra lệnh tiếp tục hành quân.
Chúng tôi câm lặng di chuyển, trong lòng thấm dần niềm đau nỗi nhục, nhìn quang cảnh phố phường lẫn lộn đỏ xanh của màu cờ gạt lừa dối trá.
Dân chúng hai bên đường nhìn chúng tôi như những bóng ma đang đi chuyển trong một nghĩa địa hoang tàn của Sài gòn sau cơn binh lửa.


Đến ngã tư Trương minh Giảng- Công lý, một lần nữa tiếng gầm rú của T54 lại vang lên như đang cố gắng nghiền nát tinh thần chúng tôi. Đối phương đã huy động một lực lượng chiến xa lẫn chủ lực đáng kể nhằm khống chế chúng tôi tại chỗ. Toán nhảy tiền phương đã bị chận đứng không thi hành được nhiệm vụ vì đối đầu với những khẩu 3.5 đang theo dõi bước chân của từng người lính thám kích. Nhìn chung quanh, đại pháo của chiến xa trên các ngã đường dang gục nòng sẵn sàng khai hoả.Toán nhảy tập hậu đã gọi về báo một tình trạng tương tự ở sau lưng, trên các cao ốc đối phương đã hoàn toàn trấn giữ.
Chúng tôi nhìn nhau không biết phải làm gì, Biệt đội trưởng lắc đầu chậm chạp, từng khuôn mặt lặng câm không cảm xúc. Một cảm giác tê dại chạy khắp người tôi từ bàn chân lên đến đỉnh đầu.Tâm trí hoàn toàn trống không, tôi đứng như trời trồng uất nghẹn, mắt trợn trừng nhìn vào cõi hư vô, tai ù lên chỉ còn nghe tiếng mạch máu nhảy lên trong lồng ngực. Tôi nói như trong mơ:
– Các anh về với gia đình đi.
…………………………


Từng người lính rời xa, trái tim tôi quặn thắt.
…………………………


Tôi không nhớ việc gì đã xảy ra sau đó, nhìn chung quanh trống vắng lạnh lùng, nòng đại pháo trên các chiến xa T54 vẫn còn nhìn tôi với con mắt chột đen ngòm lạnh lẽọ
Tôi lặng lẽ trút bỏ quân trang và vũ khí trên người, giắt khẩu P38 ngắn nòng vào thắt lưng, đặt chiếc nón sắt nhẹ nhàng xuống một gốc cây gần đó, rút chiếc nón xanh của binh chủng đội lên đầu, vuốt sơ lại bộ quân phục đã nhàu nát và bước đi giữa những vết tích tàn lụn ngổn ngang của binh sĩ, như kẻ mộng du, nhắm về hướng Suối Máu, như loài cá vô tri tìm về nơi chốn đã khởi đầu một cuộc hành trình dĩ vãng.
Tôi bước đi như vào chốn không tên, tất cả giác quan đều ngưng hoạt động, mắt nhìn đăm đăm trơ dại, tai ù lên những tiếng vo ve nhức nhối, miệng lưỡi đắng khô và chân tôi đều bước nhịp quân hành…..Lúc bấy giờ trời đã nghiêng bóng, có lẽ đã hơn 2 giờ……..
– Niên ttrưởng! Niên trưởng! Trời ơi, giờ này mà Niên trưởng còn mặc đồ này đi coi chừng tụi nó bắn chết.
Một khoá đàn em hay một nguời lính nào đó nắm tay tôi, vừa la thất thanh vừa kéo tôi vào một hẻm nhỏ bên kia cầu xa lộ . Anh ta dằng lấy nón, cởi phăng áo tôi ra, rút khẩu P38 gói vào trong áo chung với chiếc nón xanh dấu vào một góc nhà, rồi khoác vào tôi một chiếc áo sơ mi cũ nhàu nát loang đốm vết dầu.Sau đó quăng cho tôi một chiếc quần cũng nhàu nát không kém và một đôi dép Nhật, tôi lặng lờ theo lời anh thay đôi giày và chiếc quần trận ra như một kẻ không hồn.
Anh dẫn tôi ra lại xa lộ, nắm tay khẽ bảo: Niên trưởng về nhà đi.
Và tôi lại lững thững bước đi…..Như một xác âm binh lạc lối……


Bước chân tôi dừng lại trước căn nhà trọ của gia đình đã di tản từ Qui nhơn hơn tháng qua . Nhìn qua khe cửa hé mở, tôi thấy Mẹ tôi ngồi im lặng một góc theo lối Kiết già, Bà đang niệm Phật để nguyện cầu cho Quốc thái Dân an, hay cho hai đứa con trai đang còn mãi mê ở chiến trường đâu đó. Tôi khẽ lách cửa bước vào, hai người chị gái tôi ngồi bệt dưới đất trong tư thế đợi chờ ngột ngạt không biết chuyện gì sẽ xảy đến.
– Mạ! tôi khẽ kêu lên.
Cả nhà nhìn lên tôi, ngạc nhiên, sững sờ, bể dâu của cuộc đời đã thể hiện cả lên hình hài tôi qua bộ đồ dân sự nhàu nát.
Mẹ tôi nhìn tôi từ trên xuống dưới, cái nhìn đau đớn đến vô hồn của một bà Mẹ đi nhận xác con.
Vâng! con của Mẹ đã chết trong ngậm ngùi, mang theo những hoài bão ước mơ vá trời lấp biển, và nó đang về đây với cái xác không hồn từ cõi âm ti…..

Tôi viết lên những dòng chữ này để nhớ đến những người lính quả cảm trung thành cùng binh chủng. Đây là dấu tích sau cùng của riêng tôi trong đoạn đường binh nghiệp ngắn ngủi .

Trong những ngày cuối tháng tư đen, hảy chia xẻ niềm đau với biết bao nhiêu người trai trẻ đã bị sống trong cảnh bức tử oan nghiệt .
Thượng cấp, vì quá lệ thuộc vào ngoại bang, đã tước bỏ đi của chúng tôi cái quyền căn bản của các cấp sĩ quan trẻ đầy lý tưởng và nhiệt huyết:
QUYỀN ĐƯỢC CHIẾN ĐẤU ĐỂ ĐI ĐẾN CHIẾN THẮNG HOẶC HY SINH BÊN CẠNH NHỮNG NGƯỜI LÍNH THÂN YÊU.


MINH CUI
Khóa 28 Võ Bị Đà Lạt

Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa Năm 1972

Tháng 8, 1969: Trong một buổi thuyết trình dành riêng cho đại sứ Hoa Kỳ ở Lào, G. Mcmurtrie Godley, đại tướng tư lệnh MACV, Creighton Abrams, nói về tình hình quân sự và tình hình của các đơn vị chủ lực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Về Vùng I, tướng Abrams nói : “Chúng ta có Sư Đoàn 1 ở đây. Sư đoàn này có 17 tiểu đoàn tác chiến đây là sư đoàn loại hạng nhất; sư đoàn có những quân nhân thượng thặng trên cả nước. Đơn vị có cấp chỉ huy giỏi, từ tiểu đoàn trưởng cho đến tư lệnh sư đoàn. Người tư lệnh sư đoàn… tôi không nghĩ QĐVNCH có một người tư lệnh như ông ta tài giỏi về chiến thuật một người dẫn đầu làm gương”.

Tướng Ngô Quang TrưởngHơn một năm sau, tháng 10 năm 1970, trong buổi thuyết trình dành riêng cho giám đốc CIA, Richard Helms, đại tướng tư lệnh phó MACV. Fredenck Weyand, nói, “Trưởng … tôi không cần phải nói nhiều về ông ta vì khả năng của ông đã đựơc biết. Từng là tư lệnh Sư Đoàn 1, nếu nói về cấp sô quân ông ta đã chỉ huy hơn 2 sư đoàn…. Lâu nay ông đã chứng tỏ được khả năng chỉ huy; không ai lung lay ông được. Từ lúc xuống coi Vùng IV, với cá tính năng động, ông đã đề ra những kế hoạch ưu tiên phải thực hiện.. ông đã đem lại nhiều phấn khởi cho Vann (John Paul Vann chỉ huy trửơng Xây Dựng và Phát Triển Nôn.Thôn Vùng IV ) và McCrown ( thiếu tướng Hal D. McCrown, cố vấn trương Vùng IV ) ngoài sức tưởng tượng.”
Người chỉ huy trưởng Sư Đoàn 1 và vị tư lệnh Quân Đoàn IV được nhắc đến, là trung tứơng Ngô Quang Trưởng, cựu tư lệnh Quân Đoàn IV, và sau đó, Quân Đoàn I. Trung tướng Trưởng đã từ trần ngày 22 tháng 1, 2007, tại Fairfax, Virginia. hưởng thọ 77 tuổi.
Lời bình phẩm của hai vị đại tướng Abrams và Weyand, là hai trong nhiều lời bình phẩm và khen ngợi về khả năng chỉ huy của tướng Trưởng, đến từ nhiều sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ trong thời gian họ phục vụ ở Việt Nam. Một trong những lời ca tụng cao quý nhất dành cho tướng Trưởng đến từ Tham Mưu Tr­ởng Liên Quân Earl G.Wheeler. Tháng 7, 1969, trong cao điểm của chương trình Việt Nam Hóa, tướng Wheeler đến Việt Nam thăm viếng và hội thảo với đại tướng Cao Văn Viên. Khi nói về chương trình gia tăng quân số cho QLVNCH, tướng Wheeler nói ý nghĩ của ông với tướng Viên: cách gia tăng nhanh chóng sự hữu hiệu của QLVNCH là không phải tạo ta thêm nhiều đơn vị mới, mà là tạo thêm ra nhiều anh hùng trong đơn vị. Giống như ở Sư Đoàn 1, một sư đoàn đang hoạt động rất hữu hiệu. Cái quý trọng đáng nói về những lời khen ngợi này, là tất cả cuộc đối thoại nói về tướng Trưởng đều xảy trong vòng bí mật giữa các tưởng lãnh cao cấp Hoa Kỳ; họ nói về tướng Tr­ởng trong vòng kín đáo riêng tư chứ không phải những lời khen thưởng, khích lệ tinh thần ngoài công cộng. Đó là vinh dự cho một vị tướng mà theo lời của đại tướng Norman Schwarzkopf – người đã gọi tướng Trưởng là bậc thầy – “không cao lớn, không đẹp trai, không có vẽ gì là một thiên tài tài quân sự. “
Ngô Quang Trưởng sanh ngày 13-12-1929, tại Giao Thanh. tỉnh Bến Tre, trong một gia đình được coi là khá giả ở miền Nam. Sau khi hoàn tất bậc trung học ở trường Trung Học Mỹ Tho, ông gia nhập trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường tháng 6 năm 1954, tân thiếu úy Ngô Quang Trưởng đậu hạng 162 trên 1148 tân sĩ quan của Khóa 4. Khóa 4 Sĩ Quan trừ Bị Thủ Đức (ra trường cùng thời gian với khóa 10 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt) là một trong những khóa sĩ quan đông nhất và đào tạo nhiều sĩ quan sau này là rường cột của QLVNCH. Cùng khóa 4 với tướng Trưởng là các tướng Bùi Thế Lân, Lê Quang Lưỡng, Hồ Trung Hậu, Nguyễn Văn Điềm, Vũ Văn Giai. Những người bạn cùng khóa còn lại là những sĩ quan chỉ huy trưởng quan trọng của các sư đoàn, lữ đoàn, như Nguyễn Trọng Bảo, Liêu Quang Nghĩa, Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thu Lương, Nguyễn Thế Lương, Hoàng Tích Thông, Lê Cảnh Dị, Phạm Hy Mai, Nguyễn Viết Cần. . . . Một số những sĩ quan nói trên hoặc đã hy sinh vì tổ quốc, hoặc đã trải qua một thời gian dài đầy cay đắng trong lao tù cộng sản chỉ vì có tội trung thành với Tổ quốc của họ.
Ra trường, tướng Trưởng chọn binh chủng Nhảy Dù và được chỉ định về phục vụ ở tiểu đoàn 5, tiểu đoàn mà chưa đến một năm trước đó đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng; tiểu đoàn của đại úy Phạm Văn Phú, của những đồi Eliane, Dominique, ở Điện Biên Phủ. Trừ cấp bực đại úy được chánh phủ thăng thưởng chung cho nhiều sĩ quan có thârn niên quân vụ đến thời gian đó (l tháng 11 1961), tất cả cấp bực về sau, tướng Trưởng được đặc cách ngoài mặt trận, hay được đính thân tư lệnh chiến trường, tư lệnh quân đội vinh thăng. Vinh quang đầu tiên của tướng Trưởng xảy ra vào cuối tháng 2 năm 1964, khi tiểu đoàn 5 của Nhảy Dù đánh vào mật khu Đỗ Xá (Đỗ xá là một địa danh nằm ngay biên giới của ba tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín và Kontum), ở Vùng I. Với chiến thắng này, cố đại tương Đỗ Cao Trí (lúc thiếu tướng Trí coi Vùng I) đích thân đặc cách thiếu tá nhiệm chức cho tướng Tr­ởng. Đầu tháng 6-1964, ông được lên thiếu tá thực thụ – một cấp bực rất hiếm trong tháng năm đó cho một sĩ quan với mười năm quân vụ.
Sau cuộc đảo chánh 1 thắng 11, năm 1963, trong khi thủ đô Sài Gòn sôi sục với những biến động chính trị, thì những người quân nhân thuần túy vẫn thi hành nhiệm vụ của họ ở chiến trường. Hoạt động của cộng sản gia tăng mạnh. Với những yểm trợ vũ khí và huấn luyện của các đơn vị chánh quy xâm nhập từ miền Bắc vào. Việt Cộng bây giờ đã có đủ quân và vũ khí để đánh cấp trung đoàn nếu không nói là sư đoàn. Cuối năm 1964 đầu năm 1965, sau khi phục kích và đánh thiệt hại hơn ba phần tư tiểu đoàn 4 TQLC và một tiêu đoàn Biệt Động Quân ở Bình Giả, Phước Tuy, cộng sản tụ quân lại chung quanh địa cứ đó để biểu dương lực lượng. Bộ Tổng Tham Mưu lập tức khởi động chiến dịch Nguyễn Văn Nho, cho hai tiểu đoàn Nhảy Dù, ba tiểu đoàn TQLC và một chi đoàn thiết giáp trở lại Bình Giả truy lùng các đơn vị cộng sản. Nhưng khi thấy lực lượng hùng hậu đó, các đơn vị cộng sản lẫn tránh giao tranh. Nhưng cùng lúc, theo tin tức tình báo đến từ thiếu tá Lê Đức Đạt tỉnh trưởng Phước Tuy, cộng sản sẽ đem ba cố vấn Mỹ mà họ bắt được trong trận Bình Giả trước đó, diễn hành như một chiến thắng cho dân chúng địa phương coi (trong trận Bình Giả, Hoa Kỳ có 5 tử trận, 8 bị thương, và 3 mất tích). Tin tức này cũng được MACV xác nhận: MACV cho biết máy bay thám thính xử dụng hồng ngoại tuyến đã chấm được tọa độ đóng quân của cộng sản ở chung quanh xã Bình Giả và Hắc Dịch (Bình Giả, Bình Ba, Ngãi Giao và Hắc Dịch là bốn xã tạo thành Tống Cơ Trạch.
“Tổng” là một đơn vị hành chánh cho một vài vùng lúc đó. Có nhiều sách địa lý gọi là Hắc Dịch). Với tin tức cụng cấp, Sài Gòn quyết định trở lại truy lùng các đơn vị còn lẩn quẩn chung Bình Giả thêm một lần nữa. Lần này lực lượng tân công là ba tiểu đoàn Nhảy Dù. Ngày 9 tháng 2-1965, tiểu đoàn 5 của Ngô Quang Trưởng; tiểu đoàn 6, Vũ Thế Quang; và tiểu đoàn 7, Ngô Xuân Nghị, nhảy vào Hắc Dịch. Tiểu đoàn 5 và 6 là lực lượng chánh tấn công, tiểu đoàn 7 đi sau lưng để yểm trợ và chận không cho các đơn vị cộng sản thoát ra liên tỉnh lộ 15. Theo đại tá Nguyễn Thu Lương kể lại – lúc đó là đại úy đại đội trưởng tham dự cuộc hành quân – khí tiểu đoàn 5 đã nhận ra và tiến vê mục tiêu là một ngôi làng có tên là Phước Chi, cộng sản cho đốt rừng tre và cỏ tranh trước mặt hướng tiến quân. Họ hy vọng khi lính Dù thấy lửa cháy trước mặt thì sẽ quay đầu lại tìm hướng khác tấn công … và cộng quân sẽ bất ngờ phục kích khi lính tiểu đoàn 5 đi ngược lại. Nhưng tiểu đoàn trưởng Ngô Quang Trưởng không cho lính quay lại; ông ra lệnh xung phong thẳng qua thế hỏa công của địch, đánh thẳng vào bộ chỉ huy cộng sản trước mặt, ở phía sau đám lửa đốt ngụy công đó. Và kết quả của trận chiến? Theo tiểu đoàn trưởng Vũ Thế Quang, “… ông Trưởng đã đánh một trận để đời; đánh tan lực lượng Việt cộn ở Hắc Dịch. Và tên ông Trưởng được nhắc đấn nhiều từ trận đó” Theo báo chí Hoa Kỳ tường trình lại, trong trận này, tướng Trưởng và lính tiểu đoàn 5 Dù đã cứu được vị đại úy Mỹ cố vấn tiểu đoàn, Đại úy Thomas B. Throckmorton là con trai của trung tướng John L. Throckmorton, tư lệnh phó cho đại tướng William Westmoreland, đương kim tư lệnh MACV. (Cũng muốn nói thêm ở đây, tướng Trưởng hình như có duyên với những sĩ quan Mỹ cố vấn cho ông: Trong thời gian ở Sư Đoàn nhảy Dù, ba người cố vấn đều là con của tướng hay là trở thành tướng của quân đội về sau. Sau đại úy Throckmorton là thiếu tá Schwarzkopf. Thân phụ của Schawarzkopf là chuẩn tướng; và chính ông thì trở thành đại tướng. Sau Schwarzkopf là thiêu tá Guy S. Meloy, III. Cha của
Meloy lúc đó là đại tướng ở Mỹ; và Meloy sau này cũng trở thành một vị tướng, coi Sư Đoàn 82 Nhảy Dù trước khi về hưu.)
Nhưng cũng theo đại tá Quang, chiến thắng của Nhảy Dù, của tiểu đoàn 5, không được báo chí loan tin, hay nhắc đến rầm rộ, vì những biến động chính trị ở Sài Gòn đã lấy đi tất cả sự chú ý lúc đó. Nhận định và quan sát của đại tá Quang về chiên thắng bị bỏ quên của tướng Trưởng không xa sự thật. Tháng 2 của năm 1965 là một tháng đầy biến động ở miền Nam: Tướng Nguyễn Khánh vừa bị Hội Đồng Quân Nhân hạ bệ và muốn ông ta rời khỏi Việt Nam; nội các của thủ tướng Trần Văn Hương thay đổi nhân sự tới lui và có thể bị thay thế. Năm 1964-65 là năm mà trung úy TQLC Trần Ngọc Toàn – người đã thoát chết trong trận Bình Giả – gọi là năm của những sĩ quan cao cấp ngồi ở nhà tranh luận và bảo vệ vị thế chính trị cá nhân, trong khi các sĩ quan cấp nhỏ thì đang chết ở chiến trường bảo vệ họ; năm 1964-65 có nhiều đảo chánh – hay tin đồn đảo chánh – đến độ tác giả Nhảy Dù Phan Nhật Nam, khi cho người lính trong trung đội văng mặt một chút, nhưng căn dặn phải trở lại đơn vị ngay “khi nghe nhạc đảo chánh trổi lên trên đài phát thanh.” Trong khi tờ tường trình về chiến thắng Hắc Dịch chưa kịp gởi về Hoa Thịnh Đốn, thì Hoa Thịnh Đốn đã quan tâm, lo lắng, về những thiệt hại ở trận Bình Giả, và họ chuẩn bị gởi quân tác chiến qua Việt Nam, dựa vào tờ tường trình của CIA gởi về Hoa Thịnh Đốn hai tuần trước. Nhưng cũng có thể, trong tuần lễ thứ nhì của tháng 2 năm đó, QLVNCH đang hân hoan về một chiến thắng khác lớn hơn, quan trọng hơn: ngày 16 tháng 2. ở Vũng Rô, Phú Yên, Không Quân VNCH đã đánh chìm một chiếc tàu sắt, chở hàng trăm tấn vũ khí từ miền Bắc vào tiếp tế cho cộng sản ở miền Nam. Với số vũ khí tịch thu được ở Vũng Rô, sự quên lãng của báo chí về trận Hắc Dịch có thể hiểu được.
Chưa nhạt mùi thuốc súng ở Vùng III, tháng 3-1965, tướng Trưởng đem tiểu đoàn trở lại Vùng I đánh trận Thăng Bình. Chiến thắng ở Thăng Bình có sự quan sát của một sĩ quan sau này trở thành đại tướng: Norman Schwarzkopf. Tướng Schwarzkopf lúc đó là thiếu tá cố vấn của tiểu đoàn. Hai mươi năm sau, sau khi cuộc chiến đã tàn; miền Nam đã thất thủ, tướng Schwarzkopf vẫn không quên ấn tượng ông thấy, và bài học ông học được về lối điểu binh của tướng Trưởng. Năm 1995 khi tướng Schwarzkopf trở lại Việt Nam thăm chiến trường cũ, ông có thực hiện một chương trình truyền hình cho một hãng thông tấn. Chiếu lại địa hình của trận Thăng Bình ông nói, khi tiêu đoàn lọt vào địa cứ của cộng sản, quân địch tràn ra đánh. Tiêu đoàn 5, dù bị thiệt hại, nhưng họ chấp nhận và tiếp tục xung phong và chiếm được mục tiêu…. Lính của tướng tTrưởng đánh như để thử thách đối phương; để chứng tỏ họ không sợ đối phương (trong trận này, y sĩ tiêu đoàn là bác sĩ Đỗ Vinh bị tử trận. Bệnh viện Nhảy Dù Đỗ Vinh là tên của vị y sĩ này). Nhưng sự khâm phục của một vị tướng tương lai không quan trọng bằng sự hài lòng của một vị tướng đang quan sát mặt trận: thiếu tướng Nguyên Chánh Thi đang là tư lệnh Vùng I. Với tiểu đoàn chiến thắng là tiêu đoàn cũ của mình 10 năm trước (tướng Thi coi tiều đoàn 5 Nhảy Dù tháng 5-1955), tướng Thi đặt cách cho tướng Trưởng lên trung tá.
Lên trung tá trong những năm của thập niên 1960 là niềm vui một sự hãnh diện, nếu người đó không còn thích làm tiều đoàn trưởng hay thích đi tác chiến. Vào thời đó, tiểu đoàn trưởng -commandant; chef de bataillon; hay chef d’escadron – chỉ là thiếu tá. Trên thiếu tá thì . . . phải đi tìm một việc khác! Lên trung tá, tướng Trưởng được gọi về làm tham mưu trưởng sư đoàn. Nhưng làm về tham mưu không phải là việc làm tướng Trưởng thích. Và ông để lộ ra ý nghĩ đó vài tháng sau, khi được chỉ định làm tư lệnh phó sư đoàn Nhảy Dù.
Giữa tháng 5 năm 1966 một biến cố xảy ra làm thay đổi cuộc đời của tướng trưởng. Những biến động đồn dập ở miền Trung gây ra nhiều sự lo âu cho chính quyền trung ương Sài Gòn. Sài Gòn thay sáu tư lệnh Vùng I trong ba tháng, nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Hội Đồng Quân Nhân quyết định dùng quân đội để tái lập trật tự. Tướng Trưởng, đang là tư lệnh phó Nhảy Dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Cao Văn Viên và đại tá Nguyễn Ngọc Loan đem năm tiểu đoàn Nhảy Dù và TQLC ra Vùng I để tái lập trật tự. Sau cuộc hành quân biểu dương thẩm quyền trung ương, tướng Trưởng được thăng chức đại tá. Từ giai đoạn này đến ngày tướng Trưởng rời binh chủng Nhảy Dù để về làm tư lệnh sư đoàn 1, chúng ta không biết chuyện gì xảy ra – về phương diện tài liệu có được. Chúng ta không biết tướng Trưởng bị hay đựơc chỉ định thay thế chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận, tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Sau khi tướng Nhuận và một số sĩ quan cao cấp của Vùng I bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Theo những người quen với tướng Trưởng kể lại tướng Trưởng đã lưỡng lự tạm thời nhận thức tư lệnh một sư đoàn bộ binh vì ông không muốn rời màu áo của lính Dù. Tướng Trưởng từ Sài Gòn đi máy bay ra Huế để nhận nhiệm sở mới. Và để giới thiệu với đơn vị mới cùng người dân địa phương mình là lính Dù, tướng Trưởng nhảy dù xuống Huế để nhận nhiệm sở. Nhưng nhảy dù biểu diễn đôi khi có nhiều rũi ro hơn là nhảy dù vào trận địa. Ngày hôm đó chắc trẻ con và dân chúng Huế ở hai bên bờ sông sẽ reo hò thích thú khi thấy một người lính Dù đáp xuống nước giữa sông Hương! Theo lời đại tá Tôn Thất Soạn, lúc đó đang cùng đại tá Nguyễn Thanh Yên chỉ huy các đơn vị TQLC đang có mặt ở Huế, một chiếc thuyền máy chờ sẳn trên sông chạy đến vớt tướng Trưởng lên. Tử sông Hương, TQLC dùng hai xe Jeep hộ tống tướng Trưởng vào thành nội Huế để nhận chức tư lệnh đầu tiên của ông.
Trong thời gian chỉ huy Sư Đoàn 1 Bộ Binh, tướng Trưởng được nhiều sĩ quan Hoa Kỳ chú ý. Trong hồi ký A Soldier Reports, Westmoreland nói ông nhận được nhiều báo cáo tốt về Sư Đoàn 1 và người tư lệnh. T­ớng Westmoreland đi xa hơn khi ông viết, “nhiều tướng lãnh nói cho tôi biết họ tin vào khả năng của tướng Trưởng đến độ họ nghĩ ông có thể chỉ huy một sư đoàn lính Mỹ được”. Năm 1999 khi tác giả Lewis Sorley cho ra tác phẩm A Better War , và sau đó năm 2004, The Abrams Tapes, chúng ta mới đọc đ­ợc nhiều lời bình phẩm về tướng Trưởng giữa các tướng lãnh cao cấp Mỹ ở bộ tư lệnh MACV. Lý do phải chờ những cuốn sách nói trên ra đời để biết thêm những nhận định về tướng Trưởng, là vì phần lớn những nhận định xảy ra trong những cuộc đàm thoại bí mật ở MACV. Hai tác phẩm của nhà quân sử Sorley phần lớn dựa vào những tài liệu giải mật của bộ tư lệnh MACV.
Tướng Trưởng được thăng chức chuẩn tướng khi về chi huy Sư Đoàn 1. Sau trận Mậu Thân 1968, tổng thống Thiệu thăng cấp tướng cho một số tướng lãnh – một số tướng vì có công trạng, và một số tướng được thăng chức để củng cố thế lực của tổng thống Thiệu trong quân đội. Chuẩn tướng Trưởng có tên trong danh sách được thăng thưởng. Tướng Trưởng mang lon thiếu tướng vào mùa thu năm 1968. Mùa xuân năm 1970, khi QLVNCH chuẩn bị đánh qua Cam Bốt, trong một lần nói chuyện giữa tổng thống Thiệu và đại tướng Abrams, ông Thiệu nói với tướng Abrams là ông muôn thay đổi một số tư lệnh sư đoàn và quân đoàn và theo ý kiến của tướng Abrams thì ai xứng đáng cho những chức vụ tư lệnh mới. Đại tướng Abrams nói ông không hiểu hay biết nhiều về tâm lý người Việt Nam. Nhưng với tất cả sự thiếu hiểu biết của một nư­ời Mỹ, ông nghĩ tướng Trưởng là người xứng đáng nhất; một người tướng có khả năng về mọi mặt, nhất là về bình định nông thôn, một một chương trình mà chính phủ VNCH cần phải thực hiện nhanh.
Trước đó, trong một lần nói chuyện với đại tướng Cao Văn Viên, tướng Abrams có so sánh lối chỉ huy của tướng Trưởng với lối chỉ huy của một vị tướng tư lệnh sư đoàn khác cũng có khả năng như tướng Trưởng. Nghe xong, tương Viên giải thích cho t­ớng Abrams về sự khác biệt giữa hai ông tướng: khi tướng Trưởng ra một quân lệnh nào đó, ông sẽ đích thân đi ra các cấp đơn vị từ nhỏ đến lớn đê coi lệnh của ông có được thi hành không; trong khi người tương kia thì chỉ để cho sĩ quan dưới quyền hành sự. Sau này, qua những gì sĩ quan báo cáo lại; Tướng Abrams nghĩ nhận xét của đại tướng Viên là đúng. Và sau này, vào năm 1972, khi tướng Trưởng ra chỉ huy Vùng I, hai người cố vấn Mỹ ở quân đoàn đều thấy lối làm việc của tướng Trưởng: quân lệnh lúc nào cũng đi kèm với sự hiện diện của ông ở mọi cấp của đơn vị. Trong khi tổng thông Thiệu còn đang lưỡng lự với quyết định chọn lựa các tư lệnh quân đoàn, thì một biến cố xảy đến bắt ông phải quyết định: Ngày 20 tháng 5-1970, thiếu tướng Nguyễn Viết
Thanh, tư lệnh Vùng lV bị tử nạn trực thăng trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt. Tổng thống Thiệu bổ nhiệm thiếu tướng Ngô Dzu thay cố trung tướng Thanh ở Vùng IV. Nhưng chỉ ba tháng sau, vì một lý do nào đó, tổng thống Thiệu đưa tướng Dzu lên coi Vùng II, và chỉ định thiếu tướng Trưởng về Vùng IV.
Vùng IV tương đối được yên tỉnh trong thời gian tướng Trưởng ở Vùng IV. Trong thời gian này ông đã khích động tinh thần của binh chủng Nghĩa Quân và Địa Phương Quân – một binh chủng cho đến thời gian đó gần nư­ bị bỏ quên trong cấp số của QĐVNCH. Ông cố gắng hiện đại hóa bỉnh chủng này, và tuyên bố, trên đường dài của cuộc chiến, nghĩa Quân và Địa Phương Quân sẽ là lực lượng rường cột của quân đội trên đường dài. Mùa hè năm 1972 chứng minh nhận định của tướng Trưởng: tướng cao điểm của cuộc tổng tấn công vào miền Nam, từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 10 tháng 6, các đơn vị chủ lực của QLVNCH bị thiệt hại 23 ngàn quân so với 14 ngàn của nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Phần lớn 14 ngàn thương vong này xảy ra ở Vùng IV. Trong thời gian ở Vùng IV, ông cũng phát động nhiều cuộc hành quân vào các chiến khu mà từ trước được coi là vùng bất khả xâm phạm của cộng quân. Đầu năm 1971, ông ra lệnh cho trung đoàn 33/ Sư Đoàn 21, vào chiếm chiến khu U Minh Thượng và lập nhiều đồn bót ở đó. Khi đại sứ Bunker xuống viếng thăm, ông hỏi tướng Trưởng sẽ định đóng quân ở mật khu U Minh Thượng đó bao lâu, “ở lại luôn”, tướng Trưởng trả lời. Ngoài mật khu U Minh Thượng, hai Sư Đoàn 7 và 9 của quân đoàn cũng tấn công và thiết lập sự hiện diện thường trực ở các mật khu Thất Sơn, Đầm Dơi, và Đồng Tháp.
Nhưng sự bình yên của Vùng IV không kéo dài để tướng Trưởng hưởng thụ những thành quả, hay tiếp tục thực hiện những kế hoạch mà ông dự định cho Vùng IV. Mùa xuân năm 1971 ông nghe ngóng tin tức của cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua Lào với nhiều lo lắng. Năm đó ông cũng rất buồn khi tiễn đưa một chỉ huy trưởng cũ ra đi vĩnh viễn: trung tướng Đỗ Can Trí, cựu tư lệnh Nhảy Dù bị tử nạn trực thăng vào ngày 23 tháng 2-1971, trong khi chỉ huy quân của Vùng III đánh qua Cam Bốt lần thứ hai. Ngoài tướng Trí, ông cũng mất một số bạn bè Nhảy Dù ở Hạ Lào.
Thứ Năm ngày 30 tháng 3-1972, cộng sản tấn công qua vùng quân sự ở Vùng I. Vài ngày sau, các cuộc tổng tấn công cũng bắt đầu Ở Vùng II và III. Ở Vùng IV, cộng quân đã có nhiều hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng công kích từ giữa tháng 3. Theo lởi tướng Trưởng kể lại, trong suốt tháng 4, cộng quân tấn công vào 5. 6 tỉnh của Vùng IV, nhưng các cuộc tấn cộng không đủ mạnh để gây lo lắng cho QLVNCH như họ đang lo lắng cho ba Vùng còn lại, nhất là Vùng I. Ngày 2 tháng 5-1972. Quảng Trị thất thủ. Ngày hôm sau, 3 tháng 5, tông thống Thiệu triệu tập các tư lệnh Vùng về họp ở dinh Độc Lập. Trong buổi họp tổng thống Thiệu chỉ định thiếu tướng Trưởng ra thay tướng Hoàng Xuân Lãm ở Quân Đoàn I với chức trung tướng tư lệnh Quân Đoàn. Đúng một tuần sau tổng thông Thiệu chỉ định thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn – đang là tư lệnh phó cho tướng Trưởng – về thay trung tướng Ngô Dzu ở Quân Đoàn II.
Tướng Trưởng bay ra Huế cùng ngay nhận được lệnh. Khi đến Huế thì tình hình Vùng I đã bi quan rồi. Chúng ta có thể thay chữ bi quan bằng chữ bi đát ở đây. Ngày hôm sau, ông ra lệnh lập bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn ở hướng bắc thành phố Huế. Đồng thời ông ra lệnh tất cả các quân nhân đang đi lạc khỏi đơn vị, hay không còn đơn vị đê trở về, phải tìm cách trình diện thẩm quyền quân sự lập tức. Mọi sự bất tuân th­ợng lệnh sẽ bị trừng phạt ngay tại chỗ. Sau khi phân chia vùng trách nhiệm tác chiến cho các đơn vị đã được ổn định, tướng Trưởng tái huấn luyện, tái trang bị lại cho các đơn vị bị tan rã một tháng trước đó. Trong khi chờ đợi các đơn vị hoàn phục sức tác chiến, ông xử dụng hỏa lực của hải quân và không quân Hoa Kỳ để phá hủy các điểm tập trung quân của cộng sản. Trong tháng 5, sau khi được Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện cho hai lữ đoàn Dù, tướng Trưởng bắt đầu chuyển từ thế phòng thủ qua thế tấn công giới hạn. Tấn công giới hạn ở đây có nghĩa là ông dùng trực thăng vận để bất thần đột kích sau lưng những đơn vị cộng sản.
Với không vận cung cấp từ TQLC Hoa Kỳ, tướng Trưởng cho những tiểu đoàn của TQLC và Sư Đoàn 1 đột kích sau lưng địch. Hai tiểu đoàn của lữ đoàn 369 nhảy vào Hải Lăng; Lữ đoàn 147 vừa đổ bộ bằng tàu lên Mỹ Thủy, vừa đổ bộ bằng trực thăng vào Cổ Lũy. Sau những lân đột kích như vậy, TQLC hoàn tất nhiệm vụ và trở lại tuyến bạn một cách an toàn. Cùng lúc, Sư Đoàn 1 bất thần nhảy vào chiếm lại căn cứ hỏa lực Bastogne, rồi từ đó chiếm lại luôn căn cứ Checkmate. Đây là hai cao điểm quan trọng bảo vệ hướng tây nam của Huế. Cuối tháng 5, Sài Gòn cho tướng Trưởng thêm lữ đoàn 1 Dù. Như vậy Vùng I bây giờ có được hai sư đoàn tổng trừ bị đủ và ba sư đoàn bộ binh thiếu. Tình hình cuối tháng 5 ở Vùng I sáng sủa hơn hai tháng tr­ớc. Ngày 28 tháng 5, trước cửa Ngọ Môn Huế, tướng Trưởng chứng kiến người bạn cùng khoá, đại tá TQLC Bùi Thế Lân, được tổng thống Thiệu gắn cho ngôi sao chuẩn tướng trên vai. Để đáp lại sự khen thưởng đó, tướng Lân thề sẽ lây lại Quảng Trị.
Cuối tháng 6, khi thấy mình có đủ quân và khả năng để lây lại Quảng trị, ông soạn thảo một kế hoạch và trình về Sài Gòn; cùng lúc ông cho MACV một bản sao của kế hoạch hành quân. Vài ngày sau, trước khi Sài Gòn trả lời, MACV đã trả lời nói với ông là chưa đến lúc. MACV đề nghị ông tiếp tục đột kích và chờ một thời gian nữa. Thất vọng vì kế hoạch không được chấp nhận, Tướng Trưởng bay về Sài Gòn đích thân tường trình kê hoạch cho tổng thống Thiệu. Theo những gì tướng Trưởng viết lại trong tác phẩm The Easter Offensive of 1972, sau khi nghe kế hoạch của ông, tổng thống Thiệu – cũng có thái độ như MACV – ra lệnh cho ông chờ thêm một thời gian nữa. Trong lúc này chỉ nên tấn công phá rối và đột kích như đang làm. Bực tức trong sự yên lặng, tướng Trưởng gom bản đồ lại và bay trở về bộ tư lệnh. Sau một đêm mất ngủ, sáng sớm hôm sau ông gọi điện thoại cho trung tướng Đặng Văn Quang, cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống Thiệu, ông nói: “tôi sẽ không đệ trình thêm một kế hoạch nào nữa. Nếu họ muốn tôi thi hành ra sao thì nên đưa cho tôi một bản kế hoạch bằng tiếng Việt và tôi sẽ thi hành”. Những chữ nghiêng trong câu trích dẫn là do người viết đánh dấu. Người viết muốn nhấn mạnh những chữ đó, vì đây là một câu nói bí mật, khó hiểu. Phải chăng người Mỹ đã làm áp lực với tổng thống Thiệu và không cho tướng Trưởng đánh trong thời gian đó, hay đánh theo ý của QLVNCH?
Qua những tài liệu của MACV được giải mật sau này, trong khoảng thời gian từ 1 đến 24 tháng 6, tình hình Vùng I và tên của tướng Trưởng được nhắc đến nhiều lần. Những tài liệu mật cho thấy MACV không nói gì đến kế hoạch phản công chiếm lại Quảng Trị, nhưng có vài đoạn chúng ta đọc thấy MACV và chính tướng Abrams lo ngại Quân Đoàn I không đủ quân để thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng như vậy. Trong tập hồ sơ giải mật do sử gia Sorley soạn thảo – và tướng Trưởng cũng ghi những chi tiết tương tự trong tác phẩm của ông – đến giữa tháng 6-1972, Quân Đoàn I chỉ có hai sư đoàn TQLC và Nhảy Dù là đủ cấp số và khả năng tác chiến. Các đơn vị cơ hữu còn lại của Quân Đoàn – ba sư đoàn bộ binh 1. 2. 3; Lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, và Liên Đoàn 1 BĐQ – chỉ còn một-phần-ba cấp số và khả năng tác chiến nguyên thủy. Sư đoàn 3 chỉ còn hai tiểu đoàn tác chiến được; bốn tiểu đoàn thì đang được tái trang bị và bổ xung.
Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ mất hơn 200 xe tăng và thiết vận xa; 10 tiêu đoàn pháo binh cần phải được trang bị lại 100% Trong một buổi họp ở MACV ngày 18 tháng 6 (hai ngày sau khi tướng Trưởng đề nghị kế hoạch tái chiếm Quảng Trị), một sĩ quan sau khi tường trình về tình hình các đơn vị ở Vùng I, nói tướng Trưởng cần phải có hơn hai sư đoàn Nhảy Dù và TQLC nếu muốn tái chiếm Quảng Trị; ông không biết số quân cần thêm đến từ đâu nhưng phải có nếu tướng Trưởng muốn thực hiện kế hoạch hành quân. Cũng trong buổi họp này, sĩ quan thuyết trình nói đến vấn đề tiếp liệu đạn đại bác cho Vùng I. Đại bác 105 ly được giới hạn lại 20 quả cho một khẩu/một ngày; trong trường hợp cần thiết 40/ngày. Nếu bắt đầu chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, pháo binh có thể xài 120 viên, và có thể 180 vlên khẩu/một ngày.
… Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ có khó khăn trong việc tiếp tế. Về tướng Abrams, chúng ta đọc được sự lo ngại của ông về hỏa lực phòng không của địch, nhất là loại hỏa tiễn địa không SA-7. MACV cho biết địch bắn 14 quả SA-7 và hủy diệt 6 phi cơ. Tướng Abrams nói ông nhấn mạnh với Tướng Trưởng về sự nguy hiểm của loại hỏa tiễn địa không mới, vì tướng Trưởng sẽ dùng nhiều trực thăng vận cho cuộc đổ bộ tái chiếm. (Sự lo sợ của tướng Abrams không phải không có lý. Vì chỉ một tháng sau, trong cuộc độ bộ xuống Triệu Phong nằm trong khuôn khổ cuộc hành quân chiếm lại Quảng Trị, hai chiếc trực thăng CH-53 chở quân tiểu đoàn 1 TQLC của trung tá Nguyễn Đăng Hòa bị hỏa lực phòng không địch bắn rơi. Một trong hai chiếc bị SA-7 bắn nổ tung trên trời. Thiệt hại quân là hơn 100 tử thương từ hai chiếc). Đó là tất cả những gì chúng ta biết về MACV và tướng Trưởng vis-a-vis cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị. Dĩ nhiên đó là những gì đã được giải mật; những gì chưa được giải mật chúng ta chưa biết đ­ợc.
Chín giờ sáng hôm sau tổng thống Thiệu gọi điện thoại và yêu cầu tướng Trưởng trở lại trình bày lại kế hoạch một lần nữa. Lần này tổng thống Thiệu chấp nhận kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị của tướng Trưởng. Hành quân Sóng Thần 72 sẽ bắt đâu ngày 28 tháng 6, 1972.
Theo tướng Trưởng, kế hoạch tái chiếm Quảng Trị rất “đơn giản”: từ ngày 10 đến ngày 18, trong khi hai Sư đoàn 2 và 3 bộ binh ở lại lo bảo vệ và phòng thủ, Sư đoàn 1 tấn công về hướng tây, Nhảy Dù và TQLC đánh nhích qua sông Mỹ Chánh vài cây số thăm dò khả năng phản cự của địch. Từ 19 đến 27 tháng 6, với sự giúp đỡ của không và hải vận Mỹ, hai sư đoàn tổng trừ bị làm bộ nhảy vào Cam Lộ và Cửa Việt. Và hai ngày trước khi thật sự tiến quân, hỏa lực từ Không và hải Quân và B-52 sẽ dọn bãi và san bằng những điểm kháng cự khả nghi. Ngày 28, Nhảy Dù đánh bên trái, mục tiêu là La Vang; TQLC đánh bên phải, mục tiêu là Triệu Phong. Quốc lộ 1 là trục làm chuẩn của hướng tiến quân. Nhảy Dù là lực lượng có trách nhiệm chiếm thành phố Quảng Trị. Những ngày đầu của cuộc hành quân, Dù và TQLC đánh chậm nhưng đi được. Trừ một vài trận đụng độ mạnh cấp trung đoàn với địch ở những lớp phòng thủ vòng ngoài . . . địch rút dần theo đà tiến của chúng ta.
Nhưng càng đi gần về bờ sông Thạch Hãn, sức chống cự của dịch càng mãnh liệt hơn. Đầu tháng 7, khi quân Nhảy Dù đến ngoại ô thành phố Quảng Trị, cộng quân từ chối rút: Cổ thành Quảng Trị là cứ điểm kháng cự cuối cùng – đến người cuối cùng; viên đạn cuối cùng – của cộng quân. Chẳng những địch quyết tâm tử thủ, họ còn viện quân thêm từ ngoài vào để củng cô thêm hang phòng thủ. Để chận đường tiếp liệu, tiếp quân của địch, tướng Trưởng ra lệnh cho một tiêu đoàn TQTC trực thăng vận vào một địa điểm ở hướng đông bắc của thành phô để ngăn chân hướng tiếp tế của địch … nhưng TQLC bị bộ binh và thiết giáp của địch chân đứng ngay nơi họ đổ bộ. Nhưng sau khi chỉnh đốn, lính tiểu đoàn 1 của Nguyễn Đăng Hòa chẳng những bám được địa điểm đổ quân, họ còn gom địch ngược về hướng tây (về h­ớng Cổ Thành). Đến ngày 14, TQLC thành công cắt được đ­ờng liên lạc tiếp tế 560 của địch. Hơn 50 ngàn quân của địch ở Quảng Trị bây giờ chờ gạo từng ngày.
Cuối tháng 7, các cuộc tấn công của Nhảy Dù hết hơi: Cách bức tường Cổ Thành Quảng Trị chừng 200 mét, lữ đoàn 2 của đại tá Trân Quốc Lịch “hết xăng”. Tướng Trưởng thông cảm cho lực lượng Nhảy Dù: Những trận đánh đấm máu ở Võ định, Tân Cảnh, ở Quân Đoàn II đã làm lữ đoàn 2 bị móp. Cộng thêm vào đó là sự cương quyết tử thủ của cộng quân. Không cần phải nghe Sài Gòn nhắc, tướng Trưởng biết Cổ Thành bây giờ là một mục tiêu chính trị; một biểu tượng chính trị cho hai phía VNCH và cộng sản Bắc Việt ở Paris (lúc này cộng sản đã trở lại bàn hội nghị), ở trên đầu môi chót lưỡi của mọi người dân hai phía. Trong tác phẩm của ông, tướng Trưởng nói ông không còn chọn lựa nào khác: Đánh không vào được, hay bao vây chung quanh, hay đi vòng qua Cổ Thành chiếm các mục tiêu khác, rồi sau đó trở lại chiếm Cổ Thành trong một thời gian khác, cũng không được; cũng bị giải thích là thua. Chỉ có Cổ Thành nằm trong tay VNCH thì mới gọi là thắng.
Ngày 27 tháng 7-72, tướng Trưởng thay Nhảy Dù bằng TQLC. “Mục tiêu vẫn như cũ; chỉ thay đổi vùng trách nhiệm,” Tướng Trưởng viết. Nhận được lệnh, thiếu tướng Bùi Thế Lân dung hai lữ đoàn 147 và 258 TQLC quyết tâm đánh chiếm Cổ Thành. Tám tiểu đoàn tác chiến và một tiểu đoàn pháo binh TQLC bỏ ra hơn 50 ngày để hoàn tất nhiệm vụ. Theo lời kể của đại tá Ngô Văn Định, lữ đoàn trưởng 258, đến ngày 16 tháng 9, khi quốc kỳ VNCH tung bay trên kỳ đài Cổ Thành, TQLC đã mất trên 3500 tử thương, và hàng ngàn quân nhân khác bị thương. Với sự thiệt hại đó câu nói “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô” nói lên thật nhiều ý nghĩa.
Cuối năm 1972, cuộc chiến Việt Nam đã đến thế cờ tàn trên ván cờ chính trị quốc tế: hơn bốn tháng sau, ngày 27 tháng 1-1973, VNCH không còn chọn lựa nào khác hơn là ký vào hiệp định ngưng bắn; tự ký vào một bản án tử hình cho chính mình. Tuyến đầu Vùng I của tướng Trưởng bị áp lực thường xuyên từ mùa thu năm 1974. Không còn lo sợ không lực của Hoa Kỳ, cộng sản rãnh tay kiến tạo hệ thống tiếp liệu của họ: đ­ờng “mòn” Hồ Chí Minh bây giờ là một xa lộ với những quán ăn như “Quán ăn Trường Sơn”. Phi trường Khe Sanh trở thành một căn cứ hỏa tiễn SAM của địch. Trực thăng Bắc Việt có thể đáp ở phi trường Vĩnh Linh, bên kia bờ sông Bến Hải, để đưa các cán bộ cao cấp của họ đi thẳng vào thăm các binh trạm của binh đoàn Trường Sơn. Tháng 7-1974, sư đoàn 304 đánh chiếm Thường Đức, Quảng Nam, rất đau lòng, rất lo lắng, nhưng tướng Trưởng phải “mượn” hơn một lữ đoàn Nhảy Dù để giải tỏa áp lực của địch từ cao điểm 1062 đang đè xuống Đà Nẵng. Dĩ nhiên Nhảy Dù giải tỏa được cao điểm 1062. Nhưng phải tốn 500 quân chết và gần 2000 quân bị thương – trận đánh lớn nhất từ sau ngày ngưng bắn. Vùng I, trong những ngày tháng đó, chỉ ổn định được với sự hiện diện của hai sư đoàn tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC.
Phước Long mất vào đầu năm 1975; Ban Mê Thuột mất, và Pleiku, Kontum bỏ ngỏ để di tản vào ngày 16 tháng 3-75. Vùng I và Tướng Trưởng chờ một quyết định tối hậu từ Sài Gòn: Tử thủ hay rút quân về những cứ điểm để phòng ngự.
Ngày 13 tháng 3-75, Sài Gòn gọi tướng Trướng về để duyệt xét lại các kế hoạch phòng ngự Vùng I. Trong buổi họp này – và cho đến ngày VNCH bị thất thủ – ai nói gì quân lệnh ra sao, nhiệm vụ của tướng Trưởng là gì . . . vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Chúng ta biết một chút nội dung, biết một cách gián tiếp, nhưng không ai trong cuộc trực tiếp nói rõ chuyện gì xảy ra. Chúng ta biết ngay trong buổi họp ngày 13 TT Thiệu ra lệnh cho Tướng Trưởng phải giữ Vùng I với số quân cơ hữu của quân đoàn và sư đoàn TQLC. Cũng trong buổi họp này, Tướng Trưởng biết Quân Đoàn I phải “trả” sư đoàn Nhảy Dù lại cho Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng ông xin TT Thiệu cho ông giữ lại sư đoàn TQLC để dân quân có được tinh thần. Trước mặt ông, TT Thiệu cho ông tùy nghi xử dụng TQLC, chỉ trả sư đoàn Dù lại mà thôi. Nh­ng sau buổi họp, trong lúc nói chuyện riêng giữa ông và thủ tướng Khiêm, thủ tướng Khiêm nói hé ra là Sài Gòn có thể lấy TQLC khỏi Vùng I. Ngày 14, TT Thiệu ra Nha Trang ra lệnh cho thiếu tướng Phạm Văn Phú di tản tất cả quân còn lại ở Kontum và Pleiku về Tuy Hòa, Nha trang, để tái trang bị và bổ xung rồi từ đó … đánh ngược lên chiếm lại Ban Mê Thuột và Vùng II !
Trở lại Quân Đoàn I ngày 14, Tướng Trưởng thông báo quyết định của sài Gòn cho trung tướng tư lệnh phó Lâm Quang Thi. Ông nói quân đoàn sẽ được giữ lại 2 trong số 3 lữ đoàn củaTQLC. Hai lữ đoàn TQLC sẽ về thay Nhảy Dù ở Đà Nẵng, vì lữ đoàn 2 Dù có thể được trưng dụng trong kê hoạch chiếm lại Ban Mê Thuột. Ngày 18 thủ tướng Trân Thiện Khiêm bay ra Đà Năng họp với tướng Trưởng (theo lời yêu cầu của Tướng Trưởng) để giải quyết vấn đề dân di tản. Trong buổi nói chuyện ngày 13, Tướng Trưởng xin thủ tương Khiêm giúp ông giải quyết vấn đề dân di tản đang dồn về thành phố. Theo ông, dân di tản sẽ làm ứ động quốc lộ 1 con đường huyết mạch để chuyển quân trên toàn Vùng I. Ngày 19, ông được yêu cầu trở về Sài Gòn thêm một lần nữa để trình bày lại kế hoạch di tản và phòng thủ Vùng I. Trong lẩn họp này, với tình hình dân chúng di tản tấp nập trên quốc lộ 1, Tướng Trưởng nói rút quân từ Huế về Đà Nẵng trong tình trạng hôn loạn đó sẽ khó thực hiện được, ông đề nghị cho ông ở lại tử thủ Huế, Đà Nẵng và Chu Lai sẽ là điểm kháng cự cuối cùng của Vùng I. Tông thống Thiệu và đại tướng Cao Văn Viên đồng ý. Tướng Trưởng bay trở lại Quân Đoàn I và thông báo cho trung tướng Lâm Quang Thi quyết định của TT Thiệu thêm một lân nữa.
Ngày hôm sau, 20 tháng 3, TT Thiệu lên đài phát thanh đọc lời hiệu triệu, ra lệnh dân quân giữ Huế bằng mọi giá. Nhưng tối đêm đó, TT Thiêu đôi ý: ông ra lệnh cho Bộ Tổng Tham Mưu đánh cho Tướng Trưởng một quân lệnh, cho biết Sài Gòn chỉ còn đủ phương tiện để yểm trợ cho một cứ điểm kháng cự. Trong ba cứ điểm Huế, Chu Lai, Đà Năng, Tướng Trường phải chọn một. Dĩ nhiên, Đà Nẵng phải là cứ điểm ưu tiên. Tướng Trưởng ra lệnh di tản về Đà Nẵng. Tướng Lâm Quang Thi, trong tác phẩm The Twenty-five-year Century của ông, có nói quân lệnh thay đổi như vậy, nhất là ở cấp quân đoàn thì khó làm việc, và gây thêm nhiều hoang mang cho người thừa hành. Đại tướng Frederick Weyand, đang là tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, trong tờ tường trình cho tổng thống Ford sau chuyến viếng thăm ở Việt Nam cuối tháng 3-75, cũng cho biết trong tuần lễ đó, Tướng Trưởng đã nhận 3 quân lệnh trái ngược nhau từ TT Thiệu.
Trong hoàn cảnh hỗn loạn của Đà Năng, ngày 25 Tướng Trưởng nhận thêm một tin không vui tư Sài Gòn: đích thân trung tướng Lê Nguyên Khang – đang là tổng tham mưu phó quân đội – bay ra Đà Năng đưa cho Tướng Trưởng một quân lệnh yêu câu ông trả lại sư đoàn TQLC ngay lập tức. Tướng Trưởng phản đối, ông nói Đà Nẵng không thể nào phòng thủ được nêu không có mặt của TQLC. Trong hai ngày 26-27,.Tướng Trưởng và Tướng Lâm Quang Thi cố gắng san sẻ quân để lấp vào những lổ trống của vòng đai phòng thủ càng lúc càng xiết chặt chung quanh Đà Nẵng. Chín giờ đêm ngày 27 ông gọi cho Tướng Viên báo cáo tình hình và yêu cầu cho phép ông di tản sư đoàn TQLC và những trung đoàn còn lại của sư đoàn 1 và 3. Tướng Viên nói đó là quyết định của tổng thống thiệu. Tướng Trưởng gọi Dinh độc Lập, nhưng tổng thống Thiệu không có mặt; khoảng 10 giờ đêm tổng thống Thiệu gọi lại … sau khi nghe Tướng Trưởng báo cáo tình hình, ông Thiệu hỏi Tướng Trưởng sẽ giải quyết rạ sao. Tướng Trưởng trả lời ông sẽ giải quyết theo sự biến chuyên của tình hình. Tổng thống Thiệu cúp điện thoại. Vài phút sau Tướng Trưởng ra lệnh di tản khỏi Đà Nẵng. Nhưng không, đến đó không còn di tản nữa. Vì chữ di tản có chứa đựng một khái niệm về sự thứ tự và trật tự trong lúc lui quân. Địch đã cắt nát quốc lộ 1 ra từng đoàn và đang dùng pháo binh để hăm dọa các cửa khẩu từ biển đi vào bờ. Đến giờ phút dó, chữ bỏ ngõ có nghĩa và đúng nghĩa hơn chữ di tản. Đà Nẵng và Vùng I mất hai ngày sau đó, và ngày sau, cộng quân gom tất cả lực lượng của họ dang có mặt ở Vùng I lập ra một binh đoàn có tên là Binh Đoàn Duyên Hải. Từ đó họ tiến về Vùng III.
Cuộc đời có nhiều nghịch lý và bi hài kịch. Tướng Ngô Quang Trưởng sanh ra và lớn lên ở Bến Tre, một vùng đất được mệnh danh là cái nôi của cộng sản; một nơi mà trong năm Mậu Thân 1968, một sĩ quan Hoa Kỳ tuyên bố phải tàn phá hết để xây dựng lại, nhưng ông đã xả thân chống lại những người cộng sản, chủ thuyết cộng sản, cho đến hết cuộc đời. Sanh ra ở Bến Tre, nhưng Tướng Trưởng lớn lên, yêu, quí mến, và bảo vệ một vùng đất thật xa cho đến hết cuộc đởi: ông thương Quảng Trị và Thừa Thiên đến độ ông đặt tên người con trai út là Ngô Trị Thiên.
Tháng 8 năm ngoái, khi được thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh chuyển lời, người viết có dịp nói chuyện với Tướng Trưởng. Trong lần nói chuyện đó, với bản tính thích tìm căn nguyên của lịch sử, người viết mạo muội hỏi Tướng Trưởng về thái độ của ng­ời Mỹ trong cuộc chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa’’ năm 1972; hỏi về nội dung những đối thọai giữa ông và TT Thiệu vào tháng 3-1975. … Nhưng Tướng Trưởng tránh không trả lời thẳng những câu hỏi đó. Ông chỉ nói . . cũng không có gì đê nói . . . tất cả đã được nói hết rồi … những gì anh em chúng ta làm trong quá khứ đều có nghĩa”. Câu chuyện tiệp tục được vài phút sau thì người viết lại cố gắng “lái” về hai câu hỏi nguyên thủy. Lần này ông cũng tránh trả lời. Nhưng lần này ông nói cho người viết nghe về triết lý của một người quan võ Á Đông. Đại khái Tướng Trưởng muốn nói đến câu “Bại binh chi tướng bất khả ngôn dũng. Vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí” (Tướng bại trân thì không thể nói mình anh dũng. Bậc trí sĩ đại phu khi đã mất nước thì không thể nói mình có mưu lược). Thâm thúy, thật thâm thúy.
Với tất cả sự kính trọng của một hậu sinh đối với Trung Tướng Ngô Quang Tr­ởng, người viết xin kính dâng lên vị tướng quá cố đôi dòng tưởng niệm này./.
NGUYỄN KỲ PHONG