Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

CHẾT CHƯA PHẢI LÀ HẾT CHUYỆN!

                                                                                                                DUY VĂN

Từ lâu, người ta vẫn ngại- thậm chí sợ - nói về cái chết.Cái chết không phải đơn giản như thiên hạ nghĩ, và cũng chằng phải" chết là hết chuyện" đâu! Có cái chết nặng tợ Thái Sơn, và có cái chết nhẹ tựa lông hồng cơ mà. Môt số người cho rằng chết là một cái khổ, là giai đoạn cuối cùng của cái vòng " sinh lão bệnh tử". Có kẻ lại nghĩ" chết là sướng nhất, xuôi tay nhắm mắt còn biết gì đâu".Rất nhiều tôn giáo và triết thuyết vẫn cho rằng đầu thai và luân hồi là lẽ của vũ trụ. Ở đây ta không bàn đến điều đó, mà chỉ xem những gì con ngườiđã và đang làm đối với người chết. Nói cách khác, là tìm hiểu một số tập quánphong tục khắp năm châu, để thấy rằng " chết chưa phải là hết chuyện"!
 Rất nhiều dân tộc còn tin rằng: người chết có the å- và có quyền - lôi kéo người sống về cõi âm, có thể " rủ em đi với cả đoàn cho vui". Từ lòng tin đó, người sống đâm sợ người chết, dù cái tử thi chỉ nằm trơ đấy, không ngọ ngoạy gì nữa. Người ta còn tin rằng chết là một thứ bệnh truyền nhiễm, cứ như cảm cúm hay dịch tả. Do vậy, nhiều bộ lạc ở châu Uùc không muốn dây dưa tang lễ, vì e rằng để lâu mang họa. Thành thử, tang lễ trở thành chuyện bất khả kháng, " hết xôi rồi việc". Bộ lạc Ironama ở Bolivie còn kinh hơn: dân bản thấy có người đang hấp hối, bèn xô lại, bịt mồm bịt mũi để "người ấy không kịp bắt ai đem theo". Lắm lời trăn trối đã bị đè bẹp ngay lúc ấy! Bộ lạc Paduang cuả Miến Điện thì không bao giờ để ai đi đâu một mình. Con gái ra sông gánh nước không thể đi đơn về lẻ, và đàn ông đi cấy cũng họp thành đoàn. Trẻ con chăn bò cũng phải từ một tiểu đội trở lên, vì " đi một mình dễ bị người khuất mặt khuất mày rủ rê" Trong làng , nếu lâu quá không có ai chết, thì cả già trẻ đều lo sợ, chứ không vui tí nào. Bởi lẽ, chờ mãi mà không có bạn, người chết sẽ trở về , chèo kéo ai đó để bớt cô đơn! Một số sắc dân còn cho rằng kéo dài tang lễ chỉ thêm phiền lụy, nên họ chôn cất vội vàng, thậm chí chuẩn bị tang lễ từ trước mấy tháng. Nghững gia đình lo xa còn làm sẵn áo quan cho các cụ trước cả năm trời. Một số buôn- bản còn cắt cả bộ phận sinh dục của người chết, vì sợ giao hoan giữa âm và dương sẽ mang vạ cho cả làng. Nỗi sợ" liêu trai dị chí" ám ảnh cả làng. Ở lắm nơi, tử thi không được nằm ngữa thoái mái, mà bị lật sấp, tứ chi bị trói chặt để" không vùng vẩy trở về được". Thế mà cả làng vẫn chưa yên tâm. Nửa đêm họ cử những chàng trai gan lì nhât, rón rén ra mộ, xem có vết chân không! Một số bộ lạc ở châu Phi - trước khi liệm xác, đã lấy gậy dần cho nhừ ra, để tử thi mất hết sức, không hại ai được.
Bên cạnh lòng tin" người chết quay về" là chuyện linh hồn tìm nơi ngụ mới. Đó có thể là cây cỏ, sỏi đá và thú vật. Tất nhiên khi đã tin thế, không ai dám đụng vào những thứ này. Ở Nam Mỹ, một số sắc dân lại nghĩ rằng linh hồn không đi đâu cả , chỉ quanh quẩn trong huyệt. Phương Đông rất kỵ việc quật mồ hay động mả . Chẳng đặng đừng, thì phải coi ngày giờ kỹ lắm. Châu Mỹ ngược lại. Lâu lâu người sống lại vác cuốc đào mồ, lôi xương sọ ra , khóc gào thảm thiết, như chứng tỏ rằng" kẻ ở người đi" là đau lắm. Xương là linh vật, nên được "tận dụng" trong cuộc sống. Xương ống quyển bỏ vào túi cung tên là mong ước có đôi chân dẻo dai, guồng khắp hoang mạc và rừng sâu. Xương sọ thờ trong nhà là óc thông minh cho người sống, và xương tay là sự khéo léo sinh lợi. Trong khi đó, người Ouganda cho rằng " không có gì tệ hại hơn là làm thất lạc xương, vì người chết không tài nào sống yên ổ dưới ấy, khi thiếu một tay hay một chân". Vì lẽ ấy, khi còn sống, dù bị tai nạn và có lời khuyên của bác sĩ, người ta nhất định không chịu cưa chân cưa tay, dù vết thương rất nặng! Người Batou lại có lòng tin oái oăm : khi anh trai chết , thì em trai phải lấy chị dâu ngay để linh hồn người anh mau siêu thoát, đừng bị" thê tróc tử phọc" dài hạn! Thế là hai chị em bạn dâu lại rơi vào cái cảnh" người đắp chăn bông kẻ lạnh lùng". Kỳ cục hơn, nếu cậu ấm qua đời mà chưa có vợ ( vì kén hay nhỏ quá) , thì ông ông bố phải lấy vợ thay con! . Nguyên tắc chung là " không để người chết ấm ức điều gì, nhất là đối với người chết trẻ, chưa kịp nếm mùi đời. Đơn giản vì bị ấm ức mãi, người chết sẽ " tức nước vỡ bờ", quay sang hành hạ cả nhà! Quái đản hơn, có những gia đình sẽ làm suôi với nhau, khi hai bên có đủ đôi vừa chết. Oâng A có con trai tắt nghỉ, ông B có con gái về trời? Hai bên sẽ " sơ vấn chạm ngõ, ngày lành tháng tốt" như thường. Chỉ có điều, đám cưới thiếu hai nhân vật chính!
   Mộ phần cổ nhân được con cháu khai quật rất nhiều, và chúng đã giúp ích nhiết cho khoa học. Mộ phần cổ nhất được tìm thấy có tuổi tám vạn năm. Tìm hiểu, mới thấy lòng thành của người sống đối với người chết. Mộ phần được đặt trong những nơi tối linh, trang hoàng đặc biệt, bảo vệ kỹ càng. Một bộ xương tìm thấy ở Shanidar ( Irak) đã nói lên nhiều điều. Nhà khảo cổ học Arlette Leroigoirhan cho biết: " Có phấn hoa cánh hồng trong mộ". Xác nằm trên giường trải lụa bạch, cách đây năm vạn năm. Ngoài ra còn vô số phần mộ  và hài cốt quí được phát hiệnở Téniec và Hoediec ( Bretagne), Muge ( Bồ Đào Nha), Vedback ( Đan Mạch), Mallaka ( Israel) …
  Đông phương vẫn tin rằng " sinh ký tử quy". Với dân Toradja của Nam Dương, thì người chết sẽ tạm về cõi Puya tương tự a tỳ - và chuẩn bị về trời, trú ngụ vĩnh viễn trên ấy. Họ tin rằng " ông già bà cả vẫn ngồi vắt vẻo trên ngọn dừa, chờ hôm cả gió để lên trời". Vì thế chả ai dám leo dừa lấy trái, mà thường bắc thang cúng vái hẳn hòi. Họ rất sợ cảnh" bất đắc kỳ tử " , vì không chuẩn bị kịp tang lễ là trọng tội. Do đó, nhà nào cũng chứa sẳn " dụng cụ cần thiết". Nhà nhân chủng học Jeannine Koubi đã nói : " Theo họ, ranh giới giữa cái sống và cái chết là rất mỏng , chỉ là tạm bợ. Phải xem người chết như người bệnh hay người đang ngủ". Trước công nguyên 3000 năm, người Toradja đã định cư ở đảo Sulawesi , và tin rằng linh hồn người chết sẽ tìm được " vài vùng hạnh phúc nữa như Sulawesi" . Một thời gian sau, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa giáo du nhập vào đảo, biến đổi dần quan niệm về chuyện du hành sau cái chết.
   Một số bộ tộc ở Nam Thái Bình Dương lại cho rằng cây lúa và tang ma là hai khắc tinh. Cụ thể, những gia đình có tang không được đi gặt, vì lúa là sản phẩm thiêng liêng, tinh khiết của vũ trụ . Đang gặt, mà thoáng thấy đám ma đi qua, phải bảo nhau ngừng ngay, lánh mặt, vì sợ lúa bị thối. Đó là kết luận chắc chắn của hai nhà nghiên cứu F Brisborg và F Douvier . Con trâu không bao giờ chịu cảnh kéo cày, vì Thượng Đế tạo ra nó để cúng hồn người chết. Nếu cúng tế bằng con gì khác, thì mọi tai vạ liệu mà gánh lấy; cũng như bắt trâu kéo cày thì cả làng phải chịu trách nhiệm! Nhiều nơi lại có tục sau: Có người vừa nằm xuống, cả họ vội vã giết thật nhiều gia súc - càng nhiều càng tốt - để người chết đừng phải " lạy ông đi qua ,lạy bà đi lại" dưới ấy! Có khi cả nhà nhân chủng học châu Aâu đã chứng kiến cảnh mổ trâu mổ heo vĩ đại trong một đám tang lễ : khoảng 300 con bị giết! Cái lạ là: trên đường khiêng áo quan về " nhà thiêng" các phu đòn cứ việc cười nói thỏa thích. Dòng họ người chết cũng xem tang lễ là dịp chạm ly chạm bát, không ai đau đớn làm gì, vì " chết là được về cõi khác sung sướng gấp vạn lần dương thế".
  Ở Mexico, mọi việc lại khác hẳn. Nếu du khách đến đây, đừng ngạc nhiên khichợt thấy một hôm, nhiều cửa tiệm bày hàng tá sọ người bằng kem và chocolat. Đó là ngày hội người chết, có từ lâu đời. Ngày 1/11 hàng năm, dân Mexico lại tổ chức lễ này, báo hiệu bằng những bộ xương sặc sỡ, treo lềnh kềnh trong các cửa tiệm. Hàng đoàn người khác những vòng hoa xempazuchise ( hoa dành riêng cho người chết) , đến các nghĩa trang biến bia mộ thành bàn tiệc với đủ thứ đồ ăn thức uống. Người Mexico tin rằng chết là lấy máu nuôi thần thánh, vì vậy , đó là nhiệm vụ vinh quang. Ba sắc dân ăn uống "nhiệt tình " là Totonaque, Nahua và Otomi. Người ta ngồi cạnh mộ phần thân nhân , thì thầm kể lại mọi chuyện xảy ra trong năm , như tâm sự với " kẻ đi xa mới về", sau đó là từ biệt, hẹn gặp lại năm sau! Trong các bài đồng dao của trẻ em Mexico, có câu" Hãy xin Thượng Đế cái chết, vì chết là sướng, sống mới khổ!" Khắp đường phố , nhiều biểu ngữ phấp phới : Đừng sợ chết. Rồi cũng đến ngày ta phải chết. Những ai giàu có, thì đem theo những phương tiện hàng mã, đốt liên tục không khác gì " thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay" của phương Đông. Những gia đình có con chết trẻ, ban đầu than khóc vật vã, về sau tự an ủi rằng" nữa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương" chẳng qua là mau đến cõi cực lạc.
    Chết cũng rắc rối như thế, chứ không " đại đồng" như bao người lầm tưởng. Nếu mai nầy, có dịp du lịch đến các quốc gia, xin bạn cẩn thận. Nhập gia tùy tục mà. Thấy mọi người đang gào lên, bứt đầu bứt tóc, bạn hãy làm theo, và chuẩn bị tinh thần ngay, vì rất có thể , chỉ năm phút sau, thiên hạ đã "chén chú chén anh" được rồi. Khi đó, nếu bạn vẫn lăn ra tru tréo, thì không ai bảo đảm tính mạng cho bạn!.

            DUY VĂN
- Theo Science Illustree.
- AtlasHistoire
- Sélection và EDJ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét