Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

TỎ MẶT ĐÀN BÀ NƯỚC NAM

Duy Văn Hà Đình Huy

Mỗi năm cứ vào tháng ba dương lịch, cộng đồng Việt Nam ở San Jose thường có tổ chức những buổi sinh hoạt văn hóa như :ra mắt thơ văn,hội thảo chính trị, tổ chức lễ kỷ niệm những vị anh hùng dân tộc,những buổi họp mặt tân niên và những cuộc trình diễn ca nhạc,kịch…
Trong lãnh vực tổ chức những ngày lễ kỷ niệm các anh hùng dân tộc, cộng đồng Việt Nam vùng Thung Lũng Hoa Vàng đã tổ chức thành công ngày lễ kỷ niệm Nhị Vị Trưng Nữ Vương tại hai nơi Quốc Tổ Vọng Từ và Học khu Franklin.
Tại mỗi nơi đều có những nghi thức tổ chức khác biệt nhau,về hình thức lẫn giờ giấc, nhưng có một nội dung giống nhau là mọi người đều cung nghinh rước long vị hai Bà, những phút chào cờ, mặc niệm để tưởng nhớ đến những người Việt Nam hy sinh cho chính nghĩa quốc gia,tưởng nhớ đến,những bậc tiền nhân có công khai sáng và gìn giữ đất nước.
Những hồi trống chiêng được gióng lên, như thúc giục ngày ra trận của hai Bà, ông Nguyễn Hữu Hản, Hội Trưởng Hội Đền Hùng được Mc NgọcAn giới thiệu đọc lời chào mừng và cử hành lễ Cáo Yết cùng với hai ông Trương Đình Sửu và Nguyễn Tế San. Trong chiếc áo dài cổ truyền,đầu đội khăn đóng cô Madison Nguyễn đã đọc sơ lược tiểu sử của hai Bà.
"Hai Bà Trưng là tên gọi tắt,suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta. Đó là hai chị em Trưng Trắc,Trưng Nhị.
Trưng không phải là họ, mà là biến âm của một từ trong ngôn ngữ Việt cổ,tương tự từ "tô ruông" trong tiếng khờ me, hoặc"karung "trong lịch sử Phù Nam,đều có nghĩa là Vua. Trưng Trắc là Vua Nhất,Trưng Nhị là Vua Nhì. Đó là những tiếng xưng tụng hai chị em nữ anh hùng,khi họ trở thành thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa lớn vào loại sớm nhất trong lịch sử dân tộc, cũng như trong lịch sử nhân loại,chống xâm lược,nô dịch và trở thành nữ hoàng đầu tiên,cai quản quốc gia, dân tộc,sau khi đất nước giải phóng,hồi thế kỷ thứ I.
Sử cũ đều chép, Hai Bà là dòng dõi lạc tướng (người đứng đầu bộ lạc)Mê Linh(miền đất rộng giữa Ba Vì và Tam Đảo)thời Hùng Vương. Truyền Thuyết nói Hai Bà là con gái của bà Man Thiện,cũng là một phụ nữ đảm lược,quê hương ở vùng Ba Vì.Ngọc Phả các làng Hạ Lôi và Hát Môn,những nơi có đền thờ chính của Hai Bà,đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày 1tháng 8 năm Giáp Tuất(năm 14 sau công nguyên).Các sử cũ cũng thống nhất chép rằng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên(miền đất dọc sông Đáy).Đây là kết quả của một cuộc"hôn nhân chính trị",nhân đây mà liên kết thế lực của hai miền đất quan trọng nhất của non sông thời bấy giờ.Lực lượng liên kết ấy là hạt nhân của cuộc khởi nghĩa đồng loạt,rộng lớn,mãnh liệt,nổ ra vào mùa Xuân năm Canh Tý(năm 40 sau công nguyên)nhân việc Thái Thú(quan cai nhà Hán)ở Giao Chỉ (miền đồng bằng Bắc Bộ) là Tô Định giết hại Thi Sách.Nhưng nguyên nhân căn bản của cuộc khởi nghĩa là vì sự nghiệp và tinh thần yêu nước, ,chống áp bức,thống trị và nô dịch,đồng hóa.
"Trưng Trắc là người can đảm,hùng dũng"(lời thừa nhận của bộ chính sử chép về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào loại cổ nhất của Trung Quốc)đã cùng em gái đứng đầu của cuộc khởi nghĩa ấy,liên kết được sức mạnh toàn dân(trong đó có đông đảo phụ nữ,hóa thân vào truyền thuyết thành các nữ tướng:Thánh Thiên,Lê Chân,Bát Nàn,Thiều Hoa…)và toàn quốc(không chỉ gồm Giao Chỉ,Cửu Chân,Nhật Nam là miền đất nước ta ngày nay,từ Trung Bộ trở ra,mà cả đất Hợp Phố,bây giờ là Nam Quảng Đông,Trung Quốc).
Chỉ trong một thời gian ngắn,Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua,đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm. Sau đó nhà Hán sai lão danh tướng Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược,Hai Bà đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc,tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu,Lãng Bạc đến Cẩm Khê(Hà Bắc,Hà Nội,Hà Sơn Bình) và cuối cùng đã hy sinh anh dũng vào mùa hè năm Quí Mão(năm 43 sau công nguyên),để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu."
Nghi thức tế lễ Hai Bà, được các cụ Hội Đền Hùng cung nghinh theo cổ truyền, có những thơ văn tán tụng công đức của Hai Bà, do bà Lan Hải và nhà thơ Ngọc An đảm trách.
Tại học khu Franklin,Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại đã có một thủ tục nghi lễ công phu, ngoài những bài diễn văn chào mừng quan khách,các hội đoàn,đoàn thể,các cơ quan truyền thông báo chí, ban Tổ Chức đã có những bài tán dương công đức và lược sử về Hai Bà. Chương trình văn nghệ mừng ngày kỷ niệm Hai Bà nơi đây thật phong phú và đầy đủ những tiết mục: họp ca, đơn ca, do các ca sĩ ở địa phương biểu diễn,đặc biệt vỡ kịch hoạt cảnh "Đêm Mê Linh" đã được quan khách và đồng hương tán thưởng nhiệt liệt.Được biết vở kịch này do các môn sinh môn phái VoViNam Việt Võ Đạo trình diễn,theo người hướng dẫn võ sư Cẩm Bình thì các em tập luyện rất là công phu các em đóng vai Trưng Trắc phải tập luyện 3 năm vàTrưng Nhị phải tập luyện gần 10 năm mới đóng được trọn vai, còn các em đóng các vai phụ như tướng sĩ thì phải mất 2 năm các em mới đánh được những thế kiếm hay như thế.Những thế kiếm tuyệt diệu mà các môn sinh của Việt Võ Đạo biểu diễn trong ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, theo võ sư Cẩm Bình là phối họp giữa một số bài:"Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp","Thái cực đao pháp",ø"Song luyện kiếm" và khi đoạn biểu diễn đánh với quân Tàu thêm bài"Tam đấu nữ""Tứ đấu kiếm","Chống lý kiếm" và "Song luyện kiếm".Trong vỡ kịch có tính chất lịch sử hấp dẫn đó,huấn luyện viên Trương Công Minh thủ vai Tô Định,em đã tập võ với Việt Võ Đạo đã hơn 10 năm,thủ vai Trưng Trắc là em Nguyễn Hoàng Oanh Vàng và Trưng Nhị là em Lê Hồng Anh Na.Võ sư Cẩm Bình cũng cho biết, võ đường Việt Võ Đạo được thành lập từ năm 1983 do chị đứng lên thành lập,trước đó có võ sư Nguyễn Minh Hải 1981,nhưng đến năm 1983 thì chị đã có những lớp dạy võ cho tới bây giờ.Hiện tại, võ đường tọa lạc tại góc đường số 20 với Santa Clara,trong khu Community Center. Võ sư Cẩm Bình cho biết, kỷ niệm lễ Hai Bà Trưng hàng năm do Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại tổ chức, đều có sự tham gia của võ đường ViVoNam Việt Võ Đạo và với tinh thần này chị rất phấn khởi,vì võ đường đã làm một công tác văn hóa tốt,hướng dẫn cho các em ý thức về nguồn gốc,trở về với cội nguồn,khi mỗi lần tham gia các em tập luyện rất kỹ và các em nhớ được mình là con dân Việt Nam, con cháu của Hai Bà. Võ sư Cẩm Bình nói rằng “rấtø vui được nối chí Hai Bà để thực hiện được câu:"Phấn son tô điểm sơn hà,Làm cho tỏ mặt đàn bà nước Nam". 
Cũng nhân dịp này,Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại đã cho ra mắt tân ban chấp hành nhiệm kỳ mới với hội trưởng là bà Trương Bích Hoa,phó nội vụ bà Nguyễn Hoàng Yến,phó ngoại vụ bà Tôn Nữ Thuận An,tổng thư ký bà Phạm Thị Bảy…
Nói thêm về truyền thuyết của Hai Bà Trưng,theo sách Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên,một văn sĩ đời nhà Trần,soạn năm 1329,ghi:"Vua Anh Tông nhà Lý,nhân trời đại hạn,khiến Thiền sư Tịnh Giới đến cầu mưa,quả được mưa,khí mắt buốt người. Vua mừng liền xem qua,hốt nhiên ngủ mộng thấy hai thiếu nữ mặt họa mày liễu,áo lục quần hồng,mão đỏ,thắt lưng,cỡi ngựa sắt theo mưa mà chạy ngang. Vua lấy làm lạ mới hỏi.Đáp rằng:
-Thiếp là chị em Nhị Trưng đây,vâng lịnh Thượng đế xuống làm mưa.
Vua tỉnh dậy mà cảm,sắc phong trùng tu từ vũ,rồi sắm lễ vật đến tế,sai sứ rước về phía Bắc Đại nội,dựng đền VũSư mà thờ phụng.Sau lại thác mộng cho vuaxin lập đền thờ ở làng Cổ Lai,vua nghe theo,sắc phong Trinh Linh Phu Nhân.
Năm trùng tu thứ tư,phong bà chị là Chế Thắng phu nhân,năm Long Hưng thứ 21,gia thêm hai chữ Thuần Trinh.Lại gia phong thêm bà chị và bà em hai chữ Bảo Thuận,thường thường vẫn có linh ứng.
Phan Kế Bính( 1875- 1921),trong Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện việt năm 1912,đã ghi lại truyền thuyết về Hai Bà như sau:
"Từ lúc Hai Bà xuống sông,rồi hóa ra hai người bằng đá,nổi lênh đênh trên mặt nước trôi đi.Các làng quanh sông thấy vậy,tranh nhau ra khấn để vớt về thờ,nhưng chỉ có làng Đông Nhân, huyện Thanh Trì (bấy giờ thuộc tỉnh Hà Đông) vớt được,mới lập đền thờ ở bãi làng ấy. Dân xã Hát Môn thấy sự thiêng làm vậy,cũng lập đền thờ vọng ở bên sông.
Đến đời vua Anh Tông nhà Lý,chổ bãi Đồng Nhân lở gần đến miếu thờ. Vua sai làng Hưng yên bên trong đê,ra đền rước tượng Hai Bà vào,rồi vua ban tiền bạc cho dân lập miếu mà thờ,phong sắc là"Trinh Linh Chi Phu Nhân". Đền ấy bây giờ vẫn còn,tục gọi là đền Hai Bà.
Đến thời nhà Trần lại phong thêm tám chữ:"Uy Liệt Chế Thắng Thuần Trinh Bảo Thuận). Đến bây giờ vẫn còn anh linh lắm.
Trong sách Việt Nam Di tích và Thắng Cảnh do Đặng Đức Siêu chủ biên đã ghi nhận rõ hơn truyền thuyết dân gian về sự kiện rước tượng Hai Bà ở Đồng Nhân như sau:
"Không biết từ đâu,hai pho tượng Hai Bà theo dòng sông Cái trôi xuôi…Tới một đêm đầu tháng hai âm lịch,hai pho tượng tỏa sáng trước bãi Đồng Nhân.Dân làng lấy vải đỏ rước tượng vào bờ. Vua Lý Anh Tông biết chuyện truyền lập đền thờ ngay tại đó.Aáy là năm 1142.
Ngày nay,ở khắp mọi thành phố lớn hay nơi hải ngoại,người Việt đều có lập bàn thờ để cung kính Hai Bà và hàng năm đều có tổ chức lễ kỷ niệm, để nhớ đến công đức của Nhị Vị anh thư.

Duy Văn Hà Đình Huy



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét