TẾT TRUNG THU VÀ CÁC PHONG TỤC
DUY VĂN
Có nhiều giả thiết nói về nguồn gốc Tết Trung Thu,nhưng theo lịch pháp cổ đại Trung Hoa thì tháng 8 âm lịch “giữa mùa thu” nên gọi là trọng.Chữ trọng có nghĩa là “đang ở giữa”,tức chính trung. Mà ngày 15 tháng 8 là ở giữa trọng thu,vì thế gọi là Tiết Trung Thu,hoặc Trọng Thu Tiết về sau này dân gian thường gọi là Tết Trung Thu. Trong ngày này,ánh trăng sáng hơn ngày thường,vì vậy có tên khác là ngày nguyệt tịch. Đêm Trung thu trăng sáng trên không,ánh sáng rực rỡ bao trùm khắp mặt đất,mọi người ngắm nhìn trăng sáng tròn vành vạnh như chiếc mâm ngọc, tự nhiên liên tưởng đến sự đoàn tụ của mọi người trong gia đình.Những người đang ở quê nhà nhìn trăng sáng gởi gấm tình cảm nhớ nhung của mình đối với người thân ở xa.Do đó người ta cũng thườnggợi Tết Trung Thu là Tết Đoàn Viên hay Đoàn Viên Tiết.
Ơû Trung Hoa thời cổ ,trong dân gian mỗi lần đến tháng 8 Tết Trung Thu là có phong tục tế trăng,bái trăng và thưởng nguyệt.Theo ghi chép của sách xưa sử cũ thì đời Đường (618-907) sau lễ cúng bái thần trăng còn có tục lệ ngắm trăng thưởng nguyệt,ăn bánh đoàn viên,uống rượu hoa quế ,ngâm thơ ,viết đối,mừng hạnh phúc ,tỏ niềm hân hoan vui sướng được đoàn viên.
Về nguồn gốc Tết Trung Thu, một số nhà nghiên cứu cho rằng nó bắt nguồn từ việc tế lễ Thần Nông,nhưng trong dân gian thì nguồn gốc ngày Tết này giàu màu sắc văn hóa Đông Phương sâu đậm. Câu chuyện “ Hằng Nga bay lên mặt Trăng”ai nấy đều biết tương truyền rằng Hậu nghệ là một thiên thần tài giỏi có người vợ Tiên Nữ tên là Hằng Nga(còn gọi làThường Nga) khi Hậu Nghệ không có ở nhà ,Hằng Nga lấy trộm thuốc trường sinh bất tử mà Hậu Nghệ lấy được của Tây Vương Mẫu ở Côn Lôn để uống “thuốc thần thần diệu.Hằng Nga cảm thấy mình lâng lâng nhẹ dần chân rời khỏi đất bất giác bay ra ngoài cửa sổ .Bên ngoài đêm đã xuống da trời xanh biếc ,đồng nội tắng xóa trên cao trăng tròn vằng vặc bốn phương lấp lánh ánh sao.Hằng Nga bay mãi ,bay mãi lên cao…” Câu chuyện được ghi chép sớm nhất trong sách Qui Tàng ở đầu đời chiến quốc.Từ đó về sau đời đời truyền tụng ngày Hằng Nga bay lên mặt trăngvào giữa mùa thu tức ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đó là ngày Tết Trung Thu .
Từ xưa đến nay nhân gian đã được hình tượng Hằng Nga và ánh trăng sáng đẹpđể kết họp với nhau người đời sau lễ bái trăng để gởi gấm tâm nguyện “ hoa đẹp trăng tròn và con người trường tho”ï
Theo sách xưa các vua chúa cổ đại trước thời Tần –Hán qui định mùa xuân thì tế thần mặt trời.Sách lễ ký ghi: “thiên tử buổi sáng mùa xuân thì gần ,mặt trời,đêm mùa thu thì gần mặt trăng”. Buổi sáng thì gọi là “triệu” ,đêm gọi là “tịch”,thời Tần –Hán rất coi trọng phong tục này. Đến đời Đường việc tế trăng được mọi người coi trọng. Thời Minh –Thanh (từ thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 20) ngyuệt đàn ở Bắc Kinh là nơi để cho Hoàng đế bái trăng. Thời Từ Hy Thái Hậu của nhà Thanh,mỗi lần đến Tết Trung Thu thì ở Di Hòa Viên (Bắc Kinh) tổ chức lễ bái trăng rất linh đình,trọng thể .Bánh dùng để bái trăng rất to,trên mặt bánh có hình cung quãng hằng,cây quế mộc ,Hằng Nga . Sau khi lễ bái trăng xong,bánh và hoa được đem phân phát cho các phi tần ,thái giám và thị nữ thân cận.
Trong dân gian ,phong tục tế trăng Trung Thu cũng rất đa dạng.Đúng giờ ngắm trăng vui Tết tất cả phụ nữ đều trở về nhà để dự buổi đoàn viên.. Mọi người trong nhà “uống rượu đoàn viên” ăn bánh đoàn viên ( đoàn bính viên) và ăn cơm ngắm trăng (thưởng nguyệt phạn).Bánh đoàn viên tức là bánh Trung Thu ngày nay. Việc cử lễ ngắm trăng thì thời Ngụy –Tấn đã có ,đến ngày nay các tửu lầu đều được trang hoàng rực rỡ . Ngoài việc tế trăng ,ngắm trăngở vùng tỉnh An Huy thiếu niên ,nhiđồng còn tổ chức “múa rồng cổ” (vũ thảo long).Ở nông thôn tỉnh Quảng Đông có phong tục tổ chức đêm hoa đăng,dùng thủy tinh giấy bóng,giấy màu để làm nên hình dáng muôn thú ,cá ,tôm và thắp đèn cầy bên trong rất rực rỡ . Bên ngoài đèn nổi bật dòng chữ “ chúc mừng Trung Thu”( khánh chúc Trung Thu) và hoa đẹp hơn trăng tròn (hoa hảo nguyệt viên). Aên bánh Trung Thu là nội dung quan trọng của Tết Trung Thu. Bánh Trung Thu thời xưa làm rất nhỏ gọi là “tiểu bính” hoặc “ cam bính” ( bánh ngọt) vốn là những lễ vật dâng lên thần mặt trăng. Theo ghi chép của sách sử ,thì kinh thành Trường An đời Đường có tiệm bánh Trung Thu, đến đời Tống việc làm bánh Trung thu rất thịnh hành.
Ở vùng tỉnh Quảng Đông,ngày 16 tháng 8 tổ chức nghi thức đuổi theo trăng (truy nguyệt). Ở vùng duyên hải tỉnh Quảng Đông,Phúc Kiến, Hải nam và nhất là Hong Kong,tối ngày 16 tháng 8, người già ,trẻ em thường ra bãi biển uống rượu,ngắm trăng để cùng nhau đuổi theo trăng. Ở Tô Châu ngày 17 tháng 8 có phong tục “ thạch hồ quán nguyệt” ( nhìn trăng thạch hồ)
( Sưu tầm theo sách cổ đại Trung Hoa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét