Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

ĐỜI THẬT CỦA NHỮNG NỮ ĐIỆP VIÊN

  DUY VĂN

Người ta thường nói, phái đẹp có những lời lẽ ngon ngọt khiến người khác phải thố lộ những điều bí mật. Đó  những câu dí dành cho những bậc nữ lưu dùng nhan sắc trời cho để phục vụ đất nước của họ, hoặc làm một nhiệm vụ quan trọng mà tổ chức giao phó. Khi đã xâm nhập được vào trong tổ chức của đối phương, và khi tổ chức của đối phương đã có sự tin tưởng. Người phụ nữ thường dùng những lời nói để chinh phục lòng sắc đá của các vị vương đế của thời xưa như Tây Thi đã làm mềm Ngô Phù Sai…Nhưng thời nay các JamBond không chỉ thuần dùng lời nói . Phụ nữ vẫn tiếp tục tham gia những nhiệm vụ đặc biệt , như Dominique Prieur trong vụ đánh đắm chiếc tàu của tổ chức Greenpeace, mà còn mang những nét mới:  Sự xuất hiện của những phụ nữ cầm quyền trong ngành tình báo và phản gián.
Năm 1995 Christine Wiley trở thành phụ tá giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA, đảm nhận công tác nhân sự. Tại Nga, từ năm 1991,nữ tướng Smirnova phụ trách cơ sở mới về ngăn chận thông tin, dưới một cái tên rất hiền lành: Cơ quan liên bang về tin tức quan hệ ( Faspii) . Ở Trung Quốc có một nữ chuyên viên về hoạt động bí mật, Li Shuzheng, thuộc Bộ Quan Hệ Quốc Tế, một mắc xích của nền tình báo chính trị. Tại tây Aâu các nữ điệp viên đã vươn lên những cấp bậc cao hơn. Ở Đan Mạch, năm 1988,Hanne Bech Hansen đã là nhà lãnh đạo phụ nữ đầu tiên của ngành mật vụ thế giới. Ở tuổi 49 bà nắm quyền điều hành Poltiets Efterretnings Tjeneste ( PET), một ban ít được biết đến, nhưng chính họ đã giúp người Anh đón nhận một kẻ bỏ hàng ngũ lớn nhất của KGB, Oleg Gordievski,và họ đã phá vỡ hệ thống gián điệp ở Trung Đông. Tốt nghiệp đại học Luật, kết hôn với một phẫu thuật gia, Hanne bước vào ngành tư pháp, sau đó là phụ tá cảnh sát trưởng Copenhague, rồi chủ nhân của PET. Tại Anh một nhà nữ tiên phong sắp sửa về hưu : Stella Rimington, trưởng ban MI 5. Năm 1992, Stella được đề cử làm trưởng cơ quan phản gián này sau 25 năm phục vụ tại đây. Bà là vợ một viên chức ngân khố , có hai con gái. Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh,bà phải thay đổi cơ cấu của ban, cho nghỉ việc 10% nhân viên. Sự kiện để lại dấu ấn trong sự nghiệp của bà là cuộc chiến tranh bí mật chống quân đội cộng hòa Ireland ( IRA) . Được bổ nhiệm ở Belfast trong những năm 70, sau đó bà phụ trách hoạt động chống khủng bố F 3. MI 5 tiếp tục giám sát IRA, e rằng những thành viên đang "ngủ yên" ấychỉ chờ cơ hội khơi dậy hận thù. Đối thủ mới của ngành tình báo Anh là một hoạt động những tai ương: Những kẻ Hồi Giáo quá khích, những kẻ buôn lậu ma túy, mafia Nga và Châu  Á…Để đương đầu họ càng ngày càng tin tưởng vào phụ nữ MI 5, với 25% nhân viên là nữ, rất tự hào là cơ quan tình báo có đông nữ nhân viên nhất ở phương Tây. Ở Việt Nam, bà Thanh Thủy là một phụ nữ điều hành một Biệt Đội Tình Báo mang tên Thiên Nga. Trong những thập niên 70, khi nghe tới " Thiên Nga" thì phe đối phương ( Việt cộng) phải kinh hoàng khiếp vía, vì những công tác đặc biệt mà Biệt đội đãthực hiện. Hầu hết nhân viên trong Biệt Đội đều là phụ nữ trẻ.Bà Thanh Thủy, tốt nghiệp khóa I Biên Tập Viên và là người nữ  Thiếu tá đầu tiên của ngành CSQG,kết hôn với  Đại Uùy Long một sĩ quan võ bị  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,ho có hai con. Biệt đội của bà ngoài những công tác xâm nhập vào đơn vị đối phương,thu thập những tin tức tình báo, bẽ gãy những kế hoạch tấn công của kẻ thù,Biệt Đội còn có nhiệm vụ công tác nội chính: Bố trí các nữ điệp viên trong các đoàn thể, cá nhân tổ chức đối lập. Biệt Đội Thiên Nga do bà Thủy điều khiển đã làm rạng danh cho ngành tình báo Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam.
 Theo một nghiên cứu nội bộ, ngược với nam giới, phụ nữ có khả năng tiếp cận một vấn đề bằng nhiều cách. Họ dễ thích nghi hơn trong hoạt động bí mật và tự tin hơn trong những nhiệm vụ có nhiều sức ép về tâm lý. Hơn nữa, họ xem xét, đối chứng các tin tức thu được một cách hệ thống hơn: Một yếu tố quyết định để đi đến thành công. Các nữ điệp viên chỉ có một khuyết điểm: Quan tâm đến những tin tức thuộc" ngồi lê đôi mách" hơn là chiến thuật.
Khi bà Stella sắp sửa về hưu,những phụ nữ khác trong MI 5 mơ ước được kế tục bà. Nhưng chức vụ đầu đàn ấy về tay một phái khỏe viên phụ tá của Stella là Rimington, Stepher Lander. Cũng chẳng sao! Điều cấm kỵ đã được bôi xóa. Bàmargaret Ramsey đã xin giử chức vụ điều hành bộ phận tình báo ngoài nước MI 6.Margaret Ramsey đã từng chỉ huy một trạm thuộc MI 6 ở Stockholm,một chức vụ dứt khoát dành cho phụ nữ. Thật vậy , năm 1987,chính Ramsey, trưởng MI 6 ở Thụy Điển,là người đầu tiên phát hiện Eksund ,một chiếc tàu do IRA thuê chở hàng,chất đầy vũ khí của Libye. Rốt cuộc ,Eksund bị khám xét ngoài khơi Bretagne, nhờ những thông tin bổ sung củ cơ quan phản gián Pháp DGSE trao.
Tại DGSE, từ cuối năm 80, phụ nữ đã chỉ huy những nhiệm sở quan trọng: Washington, Bucarest, Bruxelles,Genève,Moscou hay Rio. Các bà đã tỏ ra xuất sắctại những nơi cần những nhà phân tíchsắc sảo hay các chuyên viên biết nhiều ngôn ngữ. Như bà Murat,phụ trách các quốc gia Đông Aâu dưới thời Pierre Marion. Sau đó,được bổ nhiệm ở Bucarest, bà đã tiên đoán sự tan rã của chế độRoumanie và vai trò của Gorbatchev trước khi ông này nắm quyền lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô. 
Văn phòng trực thuộc DGSE ở Ả Rập do " Claire" ( bí danh) chỉ huy, trước đó bà phụ trách quan hệ với báochí,rồi trở thành phụ tá giám đốc tình báo. Cũng vậy trong ban Châu Á" Agnès" được chú ý ví phẩm chất quan trọng các mối quan hệ sau công tác ở Hong Kong và Moscou. Còn " Josette" đồng điều hành bộ phận quản trị và tài chánh, sau khi phục vụ trong ngành bí mật. Nhưng như nhiều đồng nghiệp ở DGSE,bà đã chọn  vực tư nhân,có thu nhậpcao hơn.
Tin đồn về sự bổ nhiệm một phụ nữ vào chức vụ giám đốc Mossad ( cơ quan mật vụ Israel) gây tác động như một quả bom. Sự thăng chức ấy- còn cần được khẳng định- gây nhiều ngạc nhiên,vì chỉ có ít phụ nữ làm việc trong ngành này. Những nhân viên Ả Rập, được Israel tuyển dụng,từ chối làm việc dưới quyền một người thuộc phái yếu. Mossad muốn tỏ ra theo thời hay thật sự trọng dụng phụ nữ? Nhưng điều tin chắc rằng, người phụ nữ đã được chọn và đề bạt vào chức vụ trưởng cơ quan mật vụ Mossad, sẽ có những yếu tố hơn hẳn các đấng mày râu trong ngành hiện hữu.
Tóm lại dầu ở Aâu hay Á, ở Mỹ hay Trung Đông, các bậc nữ lưu trong ngành tình báo,phải có những đặc điểm cần thiết cho nghiệp vụ ,đồng thời  họ cũng có những " cái khiếu" nhất định mà các vị phụ nữ khác không có được. Họ không phải là một " thiên thần" ,họ có những cuộc sống bình thường như những người cùng phái họ . Tuy nhiên , họ có sự can đảm ,thông minh, … mà những cái đó duy chỉ họ mới có mà thôi.

         
                                                                                                       DUY VĂN
                                                                                              ( Theo báo nước ngoài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét