Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

VAI TRÒ CUẢ BÁO CHÍ TRONG DÒNG SINH MỆNH CỦA DÂN TỘC
DUY VĂN

Trong xã hội Việt Nam, giới truyền thông báo chí được xem như là một thành phần thượng lưu, được một số người biết đến nể trọng, vì có ít nhiều tiếng tăm. Nói cách khác, họ được xếp hạng như những thành phần có trình độ, dù trên thực tế nhiều khi không hoàn toàn đúng như người ta nghỉ bởi ít nhiều việc làm cuả một số người trong giới cầm bút chưa tỉnh táo để cân nhắc, xác định vai trò cuả chính họ để sẳn sàng hầu hoà cùng trong dòng sinh mệnh cuả dân tộc. 
Trước năm 1975 Việt Nam ta, có hai hệ thống báo chí cho 2 miền. miền Bắc báo chí theo hệ Xã Hội Chủ Nghiã, miền Nam báo chí theo hệ thống Tự Do, Dân Chủ. 
Tại miền Nam,báo chí có đủ mọi quyền ngôn luận, và được tự do hành nghề công khai theo qui định cuả luật báo chí do chính phủ ban hành. Người làm báo, dù muốn hay không họ đương nhiên hưởng được những quyền căn bản, tương đối dễ chịu đủ bảo đảm cho nghề nghiệp làm báo cuả họ. Mặc dù trong một đất nước đang  có chiến tranh, đáng lẽ ra mọi sự ưu tiên loan truyền tin tức, đều phải được tập trung để phục vụ cho công cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Nhưng hệ thống báo chí miền Nam Việt Nam trước đây không theo một định hướng như vậy. Cho nên không kết hợp được sức mạnh tổng hợp cho việc tuyên truyền giáo dục quần chúng và hướng dẫn quần chúng đến mục đích có hiệu quả. Những nhà làm báo lợi dụng tính dân chủ tự do, đã đi quá xa giới hạn cuả một nhà báo, dùng phương tiện báo chí sẳn có trong tay, đưa những nguồn tin thất thiệt, hoặc đánh phá ngược lại chế độ, gây lủng đoạn chính trị và tạo nên sự bất ổn triền miên trong xã hội,góp phần thêm cho sự mất đi ý nghiã lý tưởng cuả cuộc chiến đấu. Thái độ vong thân, thờ ơ, hoặc cố tình phá hoại cuả người làm báo từ mấy thế hệ qua tại miền Nam trứơc đây đã đóng góp vào kết quả tang thương cuả đất nước. 
Tại miền Bắc báo chí truyền thông theo cơ chế tập trung hướng dẫn. Hầu hết báo chí cũng như truyền thông đều thảy phục vụ cho công tác đấu tranh, nên báo chí miền Bắc được xem như là một công cụ thiết thực góp phần vào dòng sinh mệnh cuả chế độ, giúp cho chế độ tồn tại và phát triển. Người làm báo chính thống dưới xã hội miền Bắc ít nhiều họ hiểu thế nào là bổn phận cuả người cầm bút, họ viết cho ai và viết thế nào, để khỏi phải bị xem như là một kẻ phá họai chế độ. Mỗi người làm báo, họ đều tự nhận như là một chiến sĩ, và mỗi ngòi bút như là một vũ khí bắn thẳng vào mục tiêu góp phần cho sự chiến thắng. Dù rằng trong mỹ từ “tự nhận”có lắm oan khúc. 
Người cộng sản thắng chúng ta vì họ biết sử dụng đội ngũ báo chí miền Bắc cho chủ trương cuả họ. Họ đã thành công vì đã động viên được một cuộc đấu tranh toàn diện, nhịp nhàng ăn khớp và yểm trợ lẫn nhau. 
Ba mươi hai năm  để mất miền Nam đến ngày nay, báo chí hải ngoại cuả những người Việt Quốc Gia tị nạn vẫn lâm vào tình trạng giống như báo chí miền Nam thuở nào!. Trên lý thuyết và quan điểm thì người làm báo nào nơi hải ngoại nầy cũng chống cộng, cũng thương nước, thương dân. Chủ báo hay nhà báo nào cũng mong mỏi có ngày cùng đồng bào trở về giải thể chế độ độc tài Cộng sản đem lại tự do cho dân tộc. Nghe qua đồng bào tị nạn phấn khởi, mừng thầm rằng hôm nay trong công cuộc chiến đấu sẽ không phải lẽ loi, vì có đội ngũ báo chí hải ngoại đã ý thức trách nhiệm cùng nhau đoàn kết với đồng bào chiến đấu đưa mục tiêu đến thắng lợi. Nhưng thực tế thật quá phủ phàng, ba mươi mấy năm qua người Việt sống lưu vong vẫn sống trong nỗi khoắc khoải và vô vọng, lắm lúc tuỉ hổ nữa là khác, vì giới báo chí Việt hải ngoại đã đi ngược lại nguyện vọng cuả đồng bào Việt Nam tị nạn. Họ tự phản lại với hoài bảo cuả chính họ, thay vì họ cùng nhau đoàn kết thành một khối và cùng một tâm huyết tạo thành một sức mạnh phù đổng phá thành trì cộng sản, họ không làm như vậy. Ngược lại họ quay ra ganh tị hiềm khích, chống bán lẫn nhau, đôi khi thoá mạ đời tư lẫn nhau, đồng bào độc giả xem qua rất làxấu hổ và đau lòng. Thế mà họ cảm thấy hăng say cứ đấu đánh nhau mãi không mệt mõi. Họ quên đi mất thân phận cuả họ hiện giờ là một “kẻ lưu vong”, mà chính cộng sản đã gây ra cho bản thân và gia đình họ. Hơn thế nữa, có những nhà báo trong hàng ngũ lưu vong, vì đời sống khó khăn, vì thiếu ý thức …vẫn chạy theo cộng sản để kiếm miếng đỉnh chung mưu cầu danh lợi. Nhiều người đã ve vuốt cộng sản hoặc đánh tiếng mong làm con bài cho việt cộng. Họ dựa vào nền tự do của xứ sở nơi họ cư ngự vàquan niệm rằng :tự do là muốn viết gì thì viết miễn là không vi phạm luật pháp mà thôi, nên có một số nhà báo đã lợi dụng điểm ưu việt này viết những bài có tính bất lợi cho công cuộc tranh đấu của cộng đồng tị nạn . Cũng có những nhà báo chủ trương và nói :  Làm báo là phải trung thực  nên cần phải đưa tin hai chiều, để người đọc nắm vững sự kiện hơn, thế làcó một số nhà báo đã thực hiện phương thức này, để chứng tỏ ( báo của mình trung thực) . Nhưng thực tế  những kiểu cách loại này áp dụng trong một môi trường có tính  tranh đấu hiện thực như cộng đồng tị nan Việt Nam ở hải ngoại thì không hữu ích chút nào, nếu không muốn nói lắm lúc tạo thêm nhiều hiềm khích , chia rẽ, bởi những bài phỏng vấn hay bài viết có tính hai chiều, mà hệ lụy khiến hàng ngũ quốc gia một ngày thêm xào xáo  hơn. Chứng minh thực tế hiện nay là  ít ai dám tin ai, và đa số người Việt tại hải ngoại vẫn chẵng ưa gì cộng sản, còn ít ý chí đấu tranh, dù có muốn tìm một tổ chức để gia nhập hay hợp tác cũng không còn biết tin tưởng vào ai?. 
Vậy hiện tượng khủng hoảng niềm tin đó bắt nguồn từ đâu?. Chúng ta phải thành thật nhìn nhận rằng từ sự vị kỷ,thiếu thực chất, lường đảo,thiếu lòng trung thành và sự vô ý thức cuả giới đưa tin. 
Sau kinh nghiệm đau thương để mất miền Nam Tự ødo, mà giới báo chí miền Nam cũng có phần trách nhiệm. Thiết tưởng người làm báo nơi hải ngoại không những không được quyền đứng ngoài cuộc đấu tranh, mà ngược lại họ còn phải hướng dẫn, nhắc nhở quần chúng về tai họa mà chính họ cũng như đồng bào đã và đang trải qua, bởi một người làm báo đích thực là người có tâm hồn nhạy bén,cảm nhận trước và đầy đủ niềm vui, nổi buồn cũng như những tai ương cuả xã hội, để từ đấy báo trứơc và truyền đạt ý nghỉ cuả mình cho người khác.
Làm báo là phải trung thực với hoàn cảnh cuả độc giả, cần lưu tâm đến nỗi xót xa cuả đồng bào, đồng hương .Người làm báo y như một nhà làm cách mạng ,cần có tâm hồn rộng lượng ,và một ý thức bênh vực lẽ phải ,nhất là cho sự sống còn cuả đồng bào, dân tộc .
Một thí dụ điển hình cho ý nghĩa  trên là gần đây trong làng báo chí hải ngoại đang bị một thế lực xâm thực ( sự xâm thực với nhiều hình thức )  vàsự xâm thực này có ảnh hưởng đến sự sinh tồn cuả nền báo chí Việt Nam tại hải ngoại, và tiếng nói đấu tranh cuả cộng đồng ,cũng như giá trị thế đứng cuả một dân tộc .Đó là có một số tờ báo vì lý do nào đóù, bằng hình thức này hoặc hình thức khác đã công khai  tuyên truyền đường hướng, kế họach cho cộng sản như trong thời gian vừa qua. Những tờ báo này không những đã không đem lợi ích cho những đồng hương tị nạn ,trái lại đã không ít nhiều tạo những phiền toái cho cộng đồng ,bởi những bài viết miệt thị người tị nạn , và tỏ ra thân thiện với cộng sản Việt Nam .
Thế nhưng ,thời gian qua hầu hết các báo Việt ta ở hải ngoại ,đều gần như  im hơi lặng tiếng ,không có một phản ứng ,nếu có chỉ tượng trưng qua loa,lẻ tẻ,không kết hợp được sức mạnh tổng hợp để tạo phản ứng, hưởng ứng đồng loạt .Có một số nhà báo còn cho rằng công việc lên tiếng phản đối việc miệt thị đồng hương tị nạn , hay cố ý làm nhục cờ quốc gia là biểu tượng của người Việt tị nạn cuả tờ báo A hay B  là công việc cuả Ban Đại Diện Cộng Đồng ,các nhà báo ta không có trách nhiệm .Còn một số nhà báo thì dĩ hoà hơn ,cho rằng không nên đụng chạm với  “ đồng nghiệp” làm gì!, Cứ hãy để dành thời giờ tu tỉnh .Trên thực tế số người này họ có tu tỉnh đâu! Họ đang dành rất nhiều thời giờ cho một trận chiến “vạch lá tìm sâu” , moi móc đánh phá đời tư lẫn nhau của đồng hương để mong tìm thoả lòng ganh tị cuả họ,mà hậu quả là làm tan nát đi cộng đồng tị nạn vốn đã quá nhiều đau khổ. 
Tóm lại, nhìn trang sử báo chí thời kỳ qua cuả miền Nam và hiện nay ở hải ngoại,những tưởng cuộc sống vong thân tha hoá hiện nay cần phải chấm dứt,và chúng ta sẽ cần phải có một hướng nhìn về dân tộc ngay bây giờ để lớp nhà báo trẻ hậu sinh không tuỉ nhục về thế hệ chúng ta.
Nổ lực trên phải được bắt đầu bằng sự thức tỉnh cuả hàng ngũ đấu tranh báo chí quốc gia nơi hải ngọai. Dĩ nhiên với tình trạng như hiện nay không thể nào một sớm một chiều mà có được. Chúng ta cần có thái độ thông cảm,tha thứ cho nhau hơn trên những thói ganh tị thường tình ,và tâm hồn thì luôn hoà cùng trong dòng sinh mệnh cuả dân tộc .Mọi hành động thờ ơ hoặc vô trách nhiệm với đồng bào ,hay cố ý làm lũng đoạn tình đoàn kết cuả đồng hương tị nạn đều đắc tội với quê hương dân tộc. 

DUY VĂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét