Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN MẤT ĐI MỘT NGƯỜI CON TRANH ĐẤU

Duy Văn Hà Đình Huy



Sáng nay,đến Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali để lo một vài việc cần thiết cho Câu lạc Bộ Văn Nghệ cuối tuần. Đang ngồi nhâm nhi vài cụm cà phê đắng do Phó Chủ tịch Khu Hội Cao Minh Trí khoản đãi và bàn một vài câu chuyện về Đặng Chí Bình một người trẻ đã vượt biên qua Thái Lan và đã bị cảnh sát Thái bắt và đang ngồi tù. Nhiều người nói Đặng Chí Bình đang bị cộng sản Việt Nam theo dõi và họ đã yêu cầu Chính quyền Thái giải giao cho họ để di lý về Việt Nam, nhưng chính quyền Thái không đồng ý với lời yêu cầu này, vì thế  Đặng Chí Bình được giam trong một phòng giam đặc biệt cùng với người da trắng (trường hợp giam như vầy để tránh đi sự trà trộng của bọn sát thủ tình báo Việt Cộng, có thể trà trộn giết đương sự). Có người cho rằng Đặng Chí Bình đã được Cao Tị Nạn Chính Trị của Liên Họp Quốc phỏng vấn rồi, cơ may đi định cư nước ngoài một ngày gần đây.
Trong khi bàn tán sôi nổi, thì Thông Tín Viên Nghê Lữ cũng đến tham gia vào cuộc chính đàm. Thông Tín Viên Nghê Lữ nói rằng ông ta vừa nói chuyện với Đặng Chí Hùng. Hiện Đặng Chí Hùng vẫn bình yên và vẫn lạc quan, hy vọng sẽ có cơ may tị nạn chính trị. Đồng lúc tiếng chuông điện thoại reo,Thông Tín Viên Nghê Lữ bắt phone, với một giọng nói “ nheo nhéo” mọi người xung quanh nghe không rõ, nhưng mọi người đều thấy sắc mặt của Nghê Lữ như có đều gì ngạc nhiên lắm. Cái gì? Tại sao? Và chết Hồi nào? Tiếng hỏi của Thông Tín Viên Nghê Lữ với người trong điện thoại.
Buông điện thoại Nghê Lữ nói là  đài SBTN cho biết Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời tại bệnh viện, qua cơn trụy tim.Mọi người đều tiếc thương cho người  nhạc sĩ tài hoa và là một người con của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, chiến đấu và tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do không cộng sản
Được biết nhạc sĩ Việt Dzũng  sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.[1] Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.[1] Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam.[2] Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.[3]
Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng,[4] ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn  Lưu vong khúc.[2]Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.[1]
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng  California. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên  xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California.[1] Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.
Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia.
Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng. Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại Nam California (Hoa Kỳ) như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. [5][6] đấu tranh cho nhân quyền trong nước, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.
Với người viết bài này, thì nhạc sĩ Việt Dzũng như là một người em trong nghệ thuật và trong tranh đấu chống độc tài cộng sản, mà Việt Dzũng đã biểu hiện trong thời gian lưu vong nơi hải ngoại. Người viết tuy là vai anh vì lớn tuổi hơn,nhưng trong tâm hồn lúc nào cũng ngưỡng mộ người em Việt Dzũng và xem người như là ngọn đuốc biểu tượng cho sự đấu tranh bền bỉ để đưa đến chiến thắng mai hậu.
Hiện cái ác,độc tài vẫn còn,cộng sản Việt Nam vẫn còn đè đầu cỡi cổ người dân Việt Nam,thì người tị nạn cộng sản vẫn còn tranh đấu như lời kinh tị nạn và lưu vong khúc mà Việt Dzũng đã và đang để lại cho mọi người muốn có dân chủ tự do cho nước nhà là phải tranh đấu đến cùng,với bằng mọi hình thức.
Hôm nay,Việt Dzũng không còn nữa, những kỹ niệm người viết và Việt Dzũng tự nhiên gợi nhớ và thoáng qua trong bổng chốc, nhưng một bổng chốc thật có ý nghĩa lịch sử đấu tranh qua những lần xuống đường , biểu tình trên mọi khắp đất nước Hoa Kỳ mỗi khi có bọn cán bộ cộng sản, hoặc của những phái đoàn thương mại cũng như văn công của cộng sản đến.
Nhưng thôi! Việt Dzũng người hãy nằm xuống và hãy yên nghĩ đi! Người đừng bận tâm trên cõi đời này nữa. Cuộc chiến đấu này sẽ còn mãi mãi và nhiều người khác sẽ noi gương của người đứng lên nhiều hơn nữa theo hoài bảo của người tranh đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Dòng cuối người viết bài này, kính nguyện cầu cho hương hồn của người sớm phiêu diêu nơi miền tiên cảnh và không quên phù hộ cho công cuộc tranh đấu cho nước Việt Nam sớm có tự do nhân quyền.
Duy Văn Hà Đình Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét